Đại lễPhật Đản PL. 2560 – DL. 2016 đã được long trọngcử hành tại Thừa Thiên Huế
21/05/20163:37 SA(Xem: 12552)
ĐẠI LỄPHẬT ĐẢN PL. 2560 – DL. 2016 ĐÃ ĐƯỢC LONG TRỌNGCỬ HÀNH TẠI THỪA THIÊN HUẾ Ban Thông tin Truyền thông GHPGVN tỉnh TT. Huế
Sáng 21/05/2016 (15/04 năm Bính Thân) tại Lễ đài Tổ đình Từ Đàm, 01 Sư Liễu Quán, phường Trường An, thành phố Huế; Ban Trị sự GHPGVN tỉnh TT. Huế đã tổ chức trang nghiêmtrọng thể Lễ chính thứcĐại lễPhật Đản PL.2560 – DL.2016.
Quang lâm chứng minh, cử hànhbuổi lễ có Trưởng lãoHòa thượng Thích Đức Phương - Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh TT. Huế; chư tôn đức Giáo phẩm thành viên HĐCM, HĐTS tại TT. Huế; chư tôn đức Giáo phẩm Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh TT Huế; chư tôn đức Thường trực BTS GHPGVN tỉnh TT. Huế; chư tônđức Tăng Ni Ban Tổ chức Đại lễPhật Đản PL.2560; chư tônđức Tăng Ni các Tổ đình, Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất; Đạo tràng, Đoàn chúng Cư sĩ cùng đông đảo đồng bào Phật tử các giới.
Về phía lãnh đạo tỉnh TT. Huế có ông Lê Trường Lưu - Bí thư Tỉnh ủy, ông Phan Ngọc Thọ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh TT. Huế; ông Huỳnh Cư - Bí thư Thành ủy; quý vị Lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Thừa Thiên Huế; lãnh đạo Thành ủy, UBND, UBMTTQVN thành phố Huế; quý vị đại diện các Sở, Ban, Ngành trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Huế các huyện, phường xã trên địa bàn tỉnh TT. Huế.
Hòa thượng Thích Đức Thanh – UVTT HĐTS GHPGVN, Phó Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế, Phó Trưởng Ban Tổ chức Đại lễPhật Đản PL.2560 đã tuyên đọc Thông điệpPhật Đản PL.2560 của Đức Pháp Chủ GHPGVN: "Thành tựu mà 35 năm qua Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đạt được, tiếp nốitruyền thống hàng nghìn năm Phật giáo Việt Namđồng hànhcùng dân tộc, cũng chính là sự đặt trọn niềm tin của các cấp Giáo hội, các sơn môn, hệ phái, Tăng Ni, Phật tử vào ngôi Tam Bảo, vào ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam... Với tinh thầnnhập thế, nhân Mùa Phật đản PL.2560 – DL.2016, Tôi đặc biệt mong muốn toàn thểTăng Ni, Phật tửViệt Nam với tâm nguyện và trách nhiệmtri ân của những người con Phật, mỗi người bằng những hành động thiết thực nhất hãy bảo vệ môi trường bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu đang đe dọađời sống của chính chúng ta".
Hòa thượng Thích Khế Chơn - UVTT HĐTS GHPGVN, Phó Trưởng Ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Đại lễPhật Đản PL.2560 đã tuyên đọc Diễn vănPhật Đản PL.2560 của Hòa thượng Chủ tịch HĐTS GHPGVN: "Sự kiệnĐức Phật đản sinh là bức thông điệp hòa bình, hạnh phúcthương yêu, mở ra con đường mà tự thân mỗi người phải vượt qua sự cám dỗ và chi phối của tham ái để tiến đến cảnh giới giác ngộ, đó chính là con đường tu tập Giới - Định -Tuệ hướng đến sự an lạc, giải thoát là lẽ đích thực và cứu cánh của cuộc sống và cuộc đờihướng thượng. Hôm nay Tăng Ni, Phật tửPhật giáo Việt Namlong trọng tổ chức Đại lễ kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh PL.2560 – DL.2016 trong niềm hoan hỷvô biên hướng tới kỷ niệm 35 năm ngày thành lậpGiáo hội Phật giáo Việt Nam (1981 – 2016), đặc biệt là cùng với nhân dân đồng bào cả nước tích cựctham gia vào kỳ bầu cử Quốc hội khóa XIV và Hội đồngnhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 thành côngrực rỡ".
Trong không khí trang nghiêm, linh thiêng và thành kính, ba hồi Chuông Trống Bát Nhã được cử lên, nghi thứccúng dường của buổi lễ được bắt đầu dưới sự chủ trì của Trưởng lãoHòa thượng Thích Đức Phương - Chứng minhtối caobuổi lễ, đồng nguyện cầu Tổ quốc vinh quang, đạo pháptrường tồn, thế giới hòa bình, chúng sanhan lạc.
Đại lễPhật Đản PL.2560 - lễ hộitâm linhvăn hóaPhật giáotruyền thống Huế, diễn ra trang nghiêmtrọng thể suốt tuần lễ từ ngày 08/04 đến ngày 15/04 năm Bính Thân đã gây ấn tượngtốt đẹp, sâu lắng trong lòng người quy ngưỡng, mến mộ. Từ những lễ đài trang nghiêm ở phố thị, 7 đóa sen hồng với hàng vạn hoa đăng lung linh trên sông Hương cho đến rước Phật kính cẩn nguyện cầu, xe hoa diễu hành rực rỡ cùng các lễ hội khác như triển lãm, văn nghệ, thuyết giảng... đã thể hiện sự tôn vinh những giá trịđạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, hữu nghị của đạo Phật; phát huy tinh thầnđồng hànhcùng dân tộc trong ý nghĩahộ quốc an dân muôn đời của Phật giáo Huế.
Hòa thượng Thích Hải Ấn - UVTT HĐTS GHPGVN, Phó Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế, Phó Trưởng Ban Tổ chức Đại lễPhật Đản Pl.2560 đã phát biểucảm tạ. Tất cả những nội dung hoạt động trong tuần lễPhật Đản PL.2560 tại tỉnh Thừa Thiên Huế đều được kết tụ bằng tinh thần đoàn kết hòa hợp, cõi lòng chí thành, đạo tâmthuần khiết và niềm hân hoan của Tăng Ni, Phật tử dâng lên cúng dườngđức Phật nhân kỷ niệm ngày đản sanh. Điều đó đã nói lên những bước thành tựu và phát tiển của Phật giáo Huế đồng hành cùng sự đi lên của quê hương xứ sở, đóng góp vào ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng xương minh.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới.
Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát
Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN
Một đồng.. giữa lúc nguy nan
Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình..
Bão giông tan tác quê mình..
Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia....
Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.