Phá ThaiPhật GiáoĐại Hàn

11/06/20153:50 CH(Xem: 9164)
Phá Thai Và Phật Giáo Ở Đại Hàn

PHÁ THAIPHẬT GIÁOĐẠI HÀN
TỪ BI VÀ CHÍNH SÁCH 
KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TRONG THẾ KỶ 21 

Frank M. Tedesco,
Đại học Sejong, Hán Thành, Đại Hàn
 

Vấn đề phá thai đã gây ra những bất đồng sâu xa về xã hội và chính trị ở Đông cũng như Tây Phương. Phật tửmọi nơi đều có bổn phận đưa ra sự chỉ đạo khôn ngoan cho những người gặp phải vấn đề nhức nhối này. Nhiều Phật tử Á Châu lại ngại ngùng trong việc thảo luận thẳng thắn vấn đề này. Nghiên cứu của tôi về đề tài này căn cứ vào kinh nghiệm của tôi tại Đại Hàn, nước Á Châu mà tôi quen thuộc nhất. 

Cho tới nay, Phật giáo là một lãnh vực bị thờ ơ trong những cuộc nghiên cứu về Đại Hàn, và tập tục của Đại Hàn đã bị thờ ơ trong những cuộc nghiên cứu về Phật giáo. Những vấn đề xã hội gây tranh luận như phá thai và những vấn đề về địa vị của phụ nữkế hoạch hóa gia đình trong xã hội Đại Hàn hầu như vẫn hoàn toàn chưa được khảo sát, dưới một cái nhìn của người theo đạo Phật. Tài liệu này là một sự khai thác đầu tiên các nhân tố văn hóa xã hội phức tạp, chung quanh vấn đề phá thaiPhật giáo tại Đại Hàn. Dĩ nhiên những kết luận được đưa ra ở đây chỉ có tính cách tạm thời, nhưng tác giả mong rằng đây sẽ là một cống hiến nhỏ đối với các hoạt động của Phật giáo trên phương diện xã hội trong tương lai. Thái độ hiện nay đối với vấn đề phá thai tại Đại Hàn là sản phẩm của những ảnh hưởng về văn hóa, tôn giáoý thức hệ. Việc chính phủ Đại Hàn đẩy mạnh hiện đại hóa bằng công nghiệp hóa và kiểm soát dân số là nhân tố chủ yếu. Khổng giáo cũng đưa tới sự áp chế phụ nữ cả về kinh tế lẫn xã hội. Quan niệm trọng nam khinh nữ rất mạnh, và vì kỹ thuật y học hiện đại dễ dàng nhận biết giới tính của thai nhi, đưa tới tình trạng mất quân bình trong dân số về giới tính vì sự phá thai có lọc lựa. Mô thức đại gia đình của Khổng giáo cũng ảnh hưởng đến thái độ về kế hoạch hóa gia đình. Những nhân tố này, cộng với những giá trị Phật giáo truyền thống, như không sát sanh, có nghĩa rằng có một tâm trạng tội lỗi và giấu giếm đi cùng với sự phá thai trong quá khứ. Nhưng hành vi này ngày càng được chấp nhận khi những giá trị truyền thống lu mờ dần và gia đình hạt nhân chỉ còn là mô thức lý tưởng

Chính sách phát triển tiền quốc gia này của chính phủ Đại Hàn được phản ánh trên những điều khoản bảo thủ của bộ hình luật của Cộng Hòa Đại Hàn liên quan đến vấn đề phá thai. Phá thai hoàn toàn bất hợp pháp chỉ trừ phi là cưỡng dâm, loạn luân, nguy hiểm cho sức khỏe người mẹ, và thai nhi phát triển dị thường. Điều này có nghĩa là chánh phủ không có những con số thống kê chắc chắn về những vụ phá thai được thực hiện. Tuy nhiên, lập trường chính thức của chánh phủ, hoàn toàn trái ngược với tỉ lệ cao những vụ phá thai bất hợp pháp: một viên chức cao cấp của Bộ Y Tế và Xã Hội đã thú nhận rằng hàng năm có khoảng một triệu tới một triệu rưỡi vụ phá thai tại Đại Hàn

Vì thế, Đại Hàn đã được chính dân chúng của họ là “thiên đường phá thai.” Luật pháp đã không được thực thi. Tựa hồ bất cứ phụ nữ nào cũng có thể yêu cầu thực hiện phá thai tại phòng mạch phụ sản phổ thông, không sợ cảnh sát làm khó dễ, vừa an toàn vệ sinh, không tốn kém vừa không để lại hồ sơ gì. Chỉ có tín đồ Thiên Chúa giáotín đồ Tin Lành bảo thủ mới phản đối loại tự do này. Chỉ có họ mới biểu tình để luật lệ nghiêm ngặt chống phá thai được duy trì trong bộ luật. Cho đến gần đây, Phật tử Hàn Quốc đều hầu như câm lặng, cũng không công khai bày tỏ lập trường. Tuy nhiên, một vài tín đồ bất đầu tự đứng ra đánh thức lương tri của Phật Tử về tình hình phá thai này. 

Tại sao luật pháp hạn chế phá thai của Hàn Quốc không được thi hành? Phụ nữ Phật giáo Hàn Quốc bình thường tại sao đi tới phá thai? Trong quá khứ họ đã làm những gì? Vị lai sẽ làm những gì? Giai tầng lãnh đạo Phật giáo Đại Hàn làm thế nào để hướng dẫn một số tín đồ nhiều hơn sống một đời sống hạnh phúc hơn trong thế kỷ 21? Vấn đề kế hoạch gia đình của Phật giáo Đại Hàn sẽ được hướng dẫn ra sao trong tương lai? Chúng ta có thể rút ra những kinh nghiệm gì của Đại Hàn cho những quốc gia theo Phật giáo khác và cho Phật tử Tây phương? Tài liệu này sẽ khảo sát sự khác biệt giữa chính sách công cộnghành vi của người dân. Tài liệu cũng sẽ khai thác những vấn đề như khi nào một bào thai được coi như thành người, căn cứ vào cả pháp luật Đại Hàn lẫn quan niệm Phật giáo về thụ thai và sanh sản; con trai và con gái; nghiệp báo; nghi thức làm tang lễ cho những đứa trẻ bị phá thai; một sự so sánh ngắn gọn giữa các “thủy nhi” của giáo phái địa tạng ở Nhật Bổn, và các tập tục gần đây của Đại Hàn như lễ cầu siêu cho các bào thai bị phá. 

Lời Nói Đầu 

Trong lịch sử nhân loại, ở đâu và vào thời nào cũng có việc phá thaihành vi cố ý hủy diệt đời sống trong bụng một người mẹ. Y học hiện đại, cũng như nền khoa học và kỹ thuật đi kèm với nó, đã khiến cho việc phá thai trở thành một công việc nhanh chóng và thông thường, nhất là ở vào những giai đoạn đầu của bào thai. Và cũng là một việc khá rẻ tiền. Tại nhiều nơi trên thế giới, phá thai đã biến thành đơn giản giống như cắt ruột dư hoặc nhổ răng, không cần lo lắng các biến chứng. Tại nhiều nơi, số bào thai bị phá gấp đôi số trẻ em sinh ra. Tại bệnh viện và dưỡng đườngẤn Độ chẳng hạn, mọi bào thai gái đều bị làm sẩy thai - bị giết trong bụng mẹ. Tại Đại Hàn, số con trai vượt hẳn số con gái trong các lớp mẫu giáo và trường tiểu học, thậm chí vài trường, một đứa con gái cũng không có. Cũng quái gở không kém là cái nghiệm quả của tư tưởng Khổng giáo cổ truyền trọng nam khinh nữa và muốn có con trai nối dòng

Trong khi Phật tử chuẩn bị “phát huy tinh thần Phật Đà” và gánh trách nhiệm chỉ đạo nhân loại trong thế kỷ 21, chúng ta cần phải nhìn sâu hơn vào những gì thực sự xảy ra sau vườn nhà chúng ta, chúng ta cần phải thẳng thắn ghi nhận những gì xảy ra bên trong nhà và gia đình mình. Chúng ta nên thành sự thật tự hỏi chúng ta có đáng làm gương để các thế hệ mai sau noi theo hay không. Hãy nên hành động thì tốt hơn là chỉ nói suông. Hành động hôm nay sẽ quyết định những gì chúng ta trải qua ngày mai. Nếu tinh thần trí huệtừ bi có thể chỉ đạo hành vi hôm nay của mọi người chúng ta, phù hợp với chính sách xã hội ảnh hưởng tới con cháu chúng ta và trẻ em sẽ sinh ra, đó chính là chúng ta đang trên con đường đi dần tới Tịnh Độ, cả trong nội tâm lẫn thế giới xã hội chúng ta đang sống. Với tư cách Phật tử, chúng tatrách nhiệm và sứ mệnh cố gắng sáng tạo thế giới trong tương lai. Chúng ta không có cách gì khác. 

Tôi mong rằng việc nghiên cứu về phá thaiPhật giáo tại Đại Hàn có thể giúp cho chúng ta càng nghiêm túc xem xét trách nhiệm của chúng ta đối với đời sống con người, và hậu quả nghiêm trọngcá nhân chúng ta phải gánh chịu vì vi phạm đệ nhất giới luật của Phật giáo. Nhiều Phật tử ở các quốc gia Á Châu đã ủng hộ chính sách phát triển kinh tế quốc gia, và những chỉ thị kiểm soát sinh sản đi kèm theo, không chút do dự. Những lợi ích cá nhân của việc hạn chế số người trong gia đình với bất cứ giá nào – cái giá của sinh mạng con người -- làm giảm tư cách con người của chúng ta. Tước bỏ cơ hội của con cái chúng ta -- những kẻ có những quan hệ nghiệp duyên mật thiết như vậy - được mở mắt sinh ra làm người trong thế giới loài người, quả thực là một sự việc rất đáng bi thương. Biện pháp thay thế cho việc phá thai không phải không có. Tại sao chúng ta không cố gắng theo đuổi? 

Bối Cảnh Nghiên Cứu 

Cuộc nghiên cứu này là cuộc khảo sát đầu tiên về vấn đề phá thaiPhật giáo tại Nam Hàn ngày nay. Vấn đề phá thai tại Đại Hàn đã được nghiên cứu như một yếu tố trong chính sách kế hoạch hóa gia đìnhkiểm soát dân số, với tính cách một vấn đề pháp lý và một vấn đề tình dục và giới tính. Nhưng người ta rất ít chú trọng tới phương diện tôn giáo và hầu như không lưu ý gì tới Phật giáo, mặc dù sự kiện Phật giáo chiếm đa số trong số dân chúng có đạo ở Đại Hàn

Tình huống này, chính các Phật tửlẽ phải gánh một phần trách nhiệm. Họ đã không lên tiếng trong những cuộc tranh luận công khai đôi khi diễn ra. Không có một nhân vật nào của Phật giáo đã nổi bậc trên toàn quốc về một lập trường đối với vấn đề phá thai. Tuyệt đại đa số người Đại Hàn, bao gồm cả Phật tử lẫn không phải Phật tử, đều cho là Phật giáo không có quan điểm hay ý kiến rõ rệt nào về vấn đề này. Mặc dù như thế, có một mối quan tâm ngày càng lớn trong giới truyền thông Đại Hàn về sự thịnh hành của phá thai. Một vài tu sĩ Phật giáo và lãnh tụ thế tục đã đáp ứng vấn đề phức tạp này trong các cuốn sách, các tạp chí định kỳ và ấn phẩm của Phật giáo

Độc giả của các loại ấn phẩm này khá ít ỏi, nhưng sự xuất hiện những tài liệu này phản ánh sự chuyển hướng của cộng đồng Phật giáo đối với mối ràng buộc xã hội trong đời sống công chúng Đại Hàn trong những năm gần đây, dù nhỏ nhoi, so với tỉ lệ nhân số theo đạo Phật tại Đại Hàn. Những hoạt động an sinh xã hội của Phật tử, một phong trào bảo vệ môi sinh của Phật tử, việc vận động hỏa táng thay vì chôn cất theo tập quán Khổng giáo cổ truyền, mối quan tâm tới quyền lợi của các công nhân ngoại quốc, nằm trong số những vấn đề chứng tỏ sự chuyển biến của Phật giáo Đại Hàn trong thập niên 90. Năm 1993, phong trào cải cách trong nội bộ quản lý tông phái Tào Khê, đã đưa tới một giới lãnh đạo tăng già tiến bộ, qua phương thức tuyển cử. Họ đã đi tiên phong dùng ảnh hưởng của tông phái Tào Khê trong lãnh vực công cộng

Tuy nhiên, những hoạt động “tham gia xã hội” không được ủng hộ hoàn toàn bởi tất cả giới tu sĩ Đại Hàn. Vẫn có nhiều người nhất quyết theo đuổi giác ngộ bằng tu hành khổ hạnh (chủ yếu là thiền tọanghiên cứu), bổn phận của giới tăng già như vậy là đủ. Những phần tử bảo thủ này cảnh cáo rằng những người xuất gia không nên xem nhẹ mục đích của họ, và phân tán tinh lực của mình vào công việc thế tục hỗn mang trước khi giác ngộ thành Phật. “Thành Phật trước rồi mới độ tất cả chúng sanh,” là khẩu hiệu thường thấy. Vấn đề phá thai cũng quan hệ đến dục vọngsinh lý, đây, chính là đối tượng mà người xuất gia phát nguyện từ bỏ. (và có thể không muốn được nhắc nhở tới). Họ dẫn chứng đời sống gương mẫu các cao tăng đời xưa để bênh vực luận điểm của họ. 

Nhiều người thế tục cũng tin rằng nơi duy nhất dành cho tăng chúng là chốn sơn lâm. Họ khó chịu khi thấy người xuất gia mặc tăng bào màu xám lái xe đắt tiền, sống lối sống xa hoa, với sự chấp nhận của giới tín đồ thế tục tại địa phương là những người cung dưỡng họ. 

Đối với những người chủ trương giữ đúng truyền thống, mọi liên hệ thế tục, cho dù giúp đỡ người khác trong công tác phúc lợi xã hội, đều đưa tới một kết quả: xa rời chánh đạo. Họ chống lại những lời kêu gọi tham gia hoạt động xã hội. Để đáp lại, một số những người tích cựcPhật tử trẻ có học vấn đã phát động một phong trào “Phật giáo quần chúng” vào năm 1980, tương tự phong trào giải phóng thần học ở Châu Mỹ La Tinh, nhằm dùng hệ thống giá trị của Phật giáo để đối phó với vấn đề hiện đại hóa Đại Hàn. Tuy đây chỉ là một phong trào rất nhỏ, nhưng tư tưởng của nó lại ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo cải cách vào giữa thập niên 90. 

Trong 10 năm vừa qua, các trung tâm truyền giáo của tăng già Phật giáo đã tăng lên nhanh chóng cùng với việc dân chúng nông thôn di cư ồ ạt tới các trung tâm thành thị. Ngay cả nhiều thành thị, như Hán Thành, đã mở rộng đến các vùng quê lân cận, và bao gồm cả các chùa chiền Phật giáo từ lâu ẩn dật tại vùng đồi núi. Nên nhớ rằng dân số thành thị của Đại Hàn đã tăng vọt từ 28% năm 1960 lên gần 75% dân số toàn quốc năm 1990. Tiếp xúc nhiều hơn người thế tục đương nhiên khiến cho những mối quan tâm của họ được nêu lên, và bởi vì đa số các khách viếng thăm và những người giúp đỡ chùa chiền là phụ nữ, các vấn đề của phụ nữquan tâm gia đình không tránh khỏi trở thành ưu tiên hàng đầu. Các buổi lễ cầu siêu cho tổ tiên trong gia đình, các cuộc cầu nguyện may mắn cho con cái vào thời gian thi tuyển đại học hằng năm, các tang lễ, lễ cầu an, thuyết giảng, v.v..., và những hoạt động khác, hiện chiếm hết ngày giờ của các tăng sĩ tại thành thị. 

Ngay cả mấy năm gần đây, mối quan tâm cá nhân về các bào thai bị hủy và việc làm lễ cầu siêu cho chúng mới bắt đầu được công khai đề cập tới, khi phụ nữ cởi mở hơn trong việc kể lể những thăng trầm trong cuộc đời họ. Trong khi nhiều phụ nữ Đại Hàn lãnh đạm trước đời sống của những thai nhi bị phá hủy, đó vẫn là một vấn đề được quan tâm sâu xa và là điều nhục nhã đối với nhiều phụ nữtín ngưỡng. Tuy nhiên, phụ nữ Đại Hàn vẫn không thích nói một cách lộ liễu về thân thể mình và các chức năng sinh sản như phụ nữ các quốc gia khác. Trong khi phụ nữ có chồng có con được nhiều cơ hội để diễn tả những dè dặt và quan tâm riêng tư của họ với những người cùng giới trong nhiều cơ hội găp gỡ xã giao, long trọng hay thân mật, và trong các đoàn thể, những phụ nữ độc thân thì đặc biệt khép kín và e sợ bị hoen ố hình ảnh trinh trắng của họ trước và ngay cả sau khi kết hôn. Nhưng trong 5 năm gần đây, tỉ lệ phá thai của phụ nữ độc thân nhanh chóng tăng cao; và do đó, chúng ta có thể suy đoán họ cũng có những thắc mắc và lo lắng về những quyết định của họ cũng như những cách giải quyết có thể có tính cách tôn giáo

Phật Giáo Trong Những Cuộc Nghiên Cứu Về Đại Hàn 

Mặc dù Phật giáotôn giáo lớn nhất của Hàn Quốc ngày nay, và đã là một phần không thể thiếu của lịch sửvăn hóa Đại Hàn từ hơn 1,600 năm qua, nó cũng hầu như bị thờ ơ bởi các học giả về tôn giáoxã hội học. Con số các chuyên gia về Phật giáo có rất ít trong các cuộc nghiên cứu về Đại Hàn, và công việc của họ thường chú vào truyền thống đạo tràng và các kinh điển Phật giáo. Văn chương bằng tiếng Đại Hàn và tiếng Anh đề cập rất ít về Phật giáo hiện đại, và hầu như không nói gì tới các sinh hoạt Phật giáo đương thời trong dân gian, ngoại trừ lễ hoa đăng ngày Phật Đản và những thông tin cho khách du lịch. 

Sinh hoạt hàng ngày của Phật tử trong xã hội thế tục đã không được ghi lại. Chẳng hạn việc đi chùa thường xuyên đã không ngừng gia tăng, chẳng hạn các nhóm thanh niên Phật tử và các hoạt động gồm cả các tổ chức hoạt động xã hội đang trở nên lớn mạnh, chẳng hạn nhiều chùa chiền tại thành thị và những tu viện vùng núi mới đây đã được tu sửa hoặc thực tế đang được xây cất lại, chẳng hạn kết quả của những cuộc bầu cử các viên chức địa phương trên toàn quốc mới đây hình như đã bị ảnh hưởng bởi sự bất mãn của các cử tri Phật giáo đối với chiến thuật mạnh tay của đảng cầm quyền về một vấn đề nội bộ của tông phái Tào Khê. Chẳng hạn pháp sư Tống Ngộ Như, tôn trưởng tông pháp Tào Khê Tôn, hiện nằm trong số các lãnh tụ các phong trào cải cách xã hội và các biến cố khác trên toàn quốc có hình đăng trên các nhật báo lớn và các tạp chí tin tức. Điều đó cho thấy rằng Phật giáo hiện sống động và là một lực lượng hiện hữu trong đời sống của người Đại Hàn ngày nay, và rằng nó cần được các học giả và các nhà bình luận xã hội, cả trong lẫn ngoài Châu Á, nghiêm chỉnh theo dõi

Như vậy, tại sao đa số học giả Đại Hàn lại thờ ơ trước hiện tượng xã hội của Phật giáo? Sự thờ ơ này hình như phản ảnh quá khứ xáo trộn của bán đảo Triều Tiên bị mắc kẹt giữa các thế lực chánh trị lớn, những căng thẳngquốc gia chia rẽ và sách lược địa dư chánh trị, sự đón nhận các giá trị của chủ nghĩa tư bản mạnh bạolối sống Tây phương sung túc và đường lối phát triển kinh tế gia tốc đầy nguy hiểm của chính phủ. Ít ai có thể phủ nhận rằng gia nhập Cơ Đốc giáo mang lại những lợi ích xã hộivật chất lớn lao, cộng thêm những trợ giúp hào phóng của các tổ chức truyền giáo Tây phương, các truyền thống Phật giáo Đại Hàn

Kiểm Thảo Về Hành Vi Phá Thai Trong Văn Hóa Xã Hội Đại Hàn 

Chúng ta biết rất ít về hành vi phá thai trong thời kỳ đầu của lịch sử Đại Hàn. Cũng như những nền kinh tế nông nghiệp định cư truyền thống trên khắp thế giới, chúng ta có thể phỏng đoán đại gia đình được đánh giá cao như một lực lượng lao động để chia xẻ công tác lao lực ruộng đồng. Ngày nay, nhận xét như vậy là không biết tới các nghiên cứu dân số ở Đại Hàn, cho thấy phá thai hoặc giết trẻ em đã từng được thực hiệnhệ thống hoặc phổ biến bởi mọi khu vực xã hội Đại Hàn trong mọi giai đoạn lịch sử (ngoại trừ hiện nay), để giới hạn số người trong gia đình một cách có lựa chọn, như đang thảo luận tại Nhật Bổn liên quan đến thời Đại Chánh. Tuy nhiên, các nhà nhân chủng học đã ghi nhận rằng nạn giết trẻ em gái không phải không có trong quá khứ gần đây. Những vụ thụ thai ngoài hôn nhân hoặc mang thai ngoài ý muốn trong hôn nhân thường được giải quyết bằng các dược thảo Trung Quốc, xâm phạm cơ thể và những phương thuốc gia đình

Những tin tưởng dân gian bản thổ Hàn Quốc và học thuyết phong thủy địa lý, liên quan mật thiết với khả năng sanh sản. Lâu nay, phụ nữ không sanh sản đều đến chùa chiền Phật giáo để cầu có con. Ở cuối thời nhà Lý, xã hội thịnh hành tư tưởng Nho giáo mới và quan niệm trọng nam, vì thế sanh con trai trở thành một chuyện trọng đại. Ngoại trừ trong gia đình phụ nữ bị coi là phụ thuộc trong mọi lãnh vực của đời sống. Nhiệm vụ quan trọng nhất mà một người vợ phải hoàn thành là sinh con trai đầu lòng để nối dõi và tôn vinh tổ tiên người chồng. Nếu đứa con đầu lòng là con trai, thì địa vị của bà ta có thể được bảo đảm. Gia đình phụ hệ lớn là điều lý tưởng trong thời đại trào Lý, thời thực dân Nhật Bổn (1910 – 1945) là thời kỳ sinh sản nhiều sau cuộc chiến Hàn Quốc (1950 -1953). 

Phá thai bị nghiêm cấm trong thời kỳ Nhật Bổn chiếm cứ Đại Hàn, giống như tại Nhật Bổn. Trong thời kỳ này, đôi khi có những vụ truy tốphá thai, với những hình phạt cho cả người đàn bà được giải phẫu lẫn người thực hiện việc phá thai bất hợp pháp. Tuy nhiên, pháp luật Nhật Bổn lại cho phép chấm dứt việc thai nghén nếu do hiếp dâm hoặc “lầm lẫn.” 

Đại Hàn là nước thứ ba trên thế giới, sau Pakistan (1953) và Ấn Độ (1958), áp dụng một chính sách kiểm soát dân số rõ rệt. Năm 1962, một chương trình kế hoạch hóa gia đình toàn quốc được thiết lập, nằm trong Kế Hoạch Phát Triển Kinh Tế Ngũ Niên lần nhất của chính phủ Phác Chánh Hy, và đó vẫn là một phần trong chính sách kiểm soát dân số trong các kế hoạch kế tiếp cho đến bây giờ. Chính phủ tin rằng nếu không có một chính sách kiểm soát dân số đúng đắn thì họ không thể hoàn thành việc phát triển kinh tế (gia tăng lợi tức theo đầu người và loại bỏ nghèo đói) trong một thời gian ngắn. Sư mong muốn của quảng đại quần chúng về một gia đình nhỏ hơn đã nổi lên cùng với chiến dịch kế hoạch hóa gia đình của chính phủ. Chương trình của chính phủ cùng với sự tuân hành của dân chúng đã giảm thiểu nhanh chóng số con cái trung bình trong mỗi gia đình tại Nam Hàn, từ trên dưới 6 đứa con trong năm 1960 giảm còn không tới 2 đứa con trong năm 1990. Như vậy coi như giảm trung bình 2 người mỗi gia đình trong một thế hệ. Sinh suất hơn 40 mỗi 1000 người dân năm 1960 đã giảm đều đặn trong 30 năm qua còn 16,2 trong năm 1990 và đã đạt dưới mức tử suất trong thập niên vừa qua. Ngoài sự gia tăng tuổi kết hôn trung bình do việc kéo dài thời gian đi học đối với phụ nữ và sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ trẻ vào thị trường lao động, phương tiện ngừa thai được truyền bá rộng rãi và được cung cấp miễn phí hoặc rẻ tiền trong thời kỳ này cũng nhưng những tưởng thưởng cho việc cắt ống dẫn trứng và ống dẫn tinh. Phụ nữ đặc biệt cộng tác trong phong trào kế hoạch hóa gia đình và hầu như luôn luôn dùng đến phá thai khi ngừa thai thất bại. Phá thai gia tăng nhanh chóng nhờ tổ chức Y Sĩ Tham Gia và nhân viên của họ và sự thiếu theo dõi về pháp lý đối với sự cấm đoán của Bộ Hình Luật Đại Hàn

Theo điều 269 và 270 Bộ Hình Luật Đại Hàn, phá thaiphạm pháp. Chính phủ đã không đặt ra luật lệ tự do hơn liên quan đến phá thai ngay khi họ bắt đầu chiến dịch kế hoạch hóa gia đình. Đã có 2 cố gắng hợp pháp hóa việc phá thai dưới áp lực của các nhóm Tin Lành và các chính trị gia vào năm 1966 vá 1970 nhưng đều thất bại. Tuy nhiên, đạo luật bảo vệ Sức Khỏe Người Mẹ và Trẻ Em được thông qua năm 1973 bởi hội đồng quốc gia đặc biệt (thẩm quyền quân luật) đã đặt ra những đều kiện trong đó những vụ phá thai có thể thực hiện. Theo đạo luật này, một y sĩ được phép thực hiện phá thai vời sự đồng ý của người đàn bà và người chồng, trong trường hợp bào thai có khiếm khuyết di truyền và một số bệnh truyền nhiễm, khi thụ thai vì bị hiếp dâm hoặc do hành vi loạn luân, và khi theo quan điểm y khoa, việc tiếp tục mang thai sẽ có hại cho sức khỏe người mẹ. Luật không cho phép phá thai trên căn bản kinh tế xã hội mặc dù chính phủ muốn như vậy trong giai đoạn dụ thảo luật. Chính phủ đã không làm như vậy bởi vì có sự phản đốitính cách tôn giáo của Thiên Chúa Giáo và một vài chính trị gia

Hội Đồng Giám Mục Thiên Chúa giáo Đại Hàn đã phản đối đạo luật Sức Khỏe Bà Mẹ và Trẻ Em năm 1973 mà không có kết quả -- Nhưng giáo hội Tin Lành Đại Hàn đã nhóm họp và chính thức chấp nhận đạo luật đó vào năm 1974. 

Chúng ta không biết quan điểm của Phật Tử vào lúc đó như thế nào, bởi vì không có tài liệu nào ghi lại về lập trường của họ. Theo những người hiểu biết, cả giới tăng già lẫn các nhóm thế tục đều không có tiếng nói nào. Giáo hội Thiên Chúa La Mã đã tiếp tục phản đối mọi luật lệ tiến xa hơn trong việc tự do hóa phá thai trong suốt thập niên vừa qua. Giáo hội Tin Lành, đại diện một nhóm các quan điểm về phá thai, ủng hộ luật phá thai một cách thận trọng

Cho dù vấn đề phá thai chủ yếu là vấn đề của phụ nữ, đa số các tổ chức phụ nữ Đại Hàn đã không phản ứng trước vấn đề đó, theo Sung Bong Hong, một nhà nghiên cứu về vấn đề phá thai tại Đại Hàn vào thời đó. Phụ nữ Đại Hàn thực ra không có những lý do mạnh mẽ để chống đối sự cấm đoán của Bộ Hình Luật hoặc sự khuyến khích của đạo luật Sức Khỏe Bà Mẹ và Trẻ Em, bởi vì việc thiếu cưỡng chế đã khiến chúng trở thành vô nghĩa. Thái độ của quần chúng thờ ơ đến nỗi quá nửa những người trả lời một cuộc khảo sát tại Hán Thành năm 1991 về phá thai đã không biết gì về luật lệ chi phối việc phá thai và chưa tới 1 phần tư những người từng phá thai biết chuyện đó là bất hợp pháp vào lúc họ thực hiện. Và nhiều trong số những người đã trải qua một cuộc phá thai trong quá khứ đã không “cảm thấy ân hận hoặc hối tiếc,” 49 phần trăm “cảm thấy hài lòng vì đã làm như vậy” hoặc “không có cảm nghĩ đặc biệt nào về chuyện đó,” 26 phần trăm. 

Không phải là một vấn đề gây ồn ào và nhiều tranh cải như ở Tây phương, phá thai tại Đại Hàn coi như không có gì quan trọng và được thực hiện như một vấn đề bình thường không cần suy nghĩ (ngoại trừ trong số những người rất sùng đạo) mặc dù tính chất bất hợp pháp của nó. Người ta có thể thực hiện việc phá thai thật dễ dàng tại bất cứ nơi nào trong nước, tại các dưỡng đường phụ sản khoa tư nhân hoặc bệnh viện lớn. Một vài câu hỏi về cá nhân được hỏi sơ qua cho có lệ. Sau khi được xác định có thai, cuộc giải phẫu có thể được thực hiện một cách vệ sinh và hiệu quả với phí tổn tương đối thấp, ngay vào lần khám đầu tiên. Vì đại đa số các vụ phá thai đều không rơi vào các trường hợp được luật pháp cho phép để được bảo hiểm sức khỏe toàn quốc trả tiền, các y sĩ không cần phải giữ hồ sơ để đóng thuế - các giao dịch đều bằng tiền mặt, không phải đóng thuế và còn được khách hàng cầu cạnh mang ơn. Công việc làm ăn này rất béo bở cho các chuyên viên phụ sản khoa, một số hầu như trông cậy vào các khách hàng phá thai đối với phần lớn lợi tức của họ. Theo những người hiểu biết đáng tin cậy, từ 30 đến 80 phần trăm lợi tức của các dưỡng đường phụ sản tư tùy thuộc vào những vụ phá thai. Một người nhận xét rằng tại dưỡng đường của chính ông ta thì tỉ lệ trung bình là 2 vụ phá thai đối với một vụ sinh nở đứa trẻ còn sống. Như vậy dại gì các y sĩ phụ sản khoa Đại Hàn còn phải cổ võ hợp pháp hóa tình trạng rộng rãi hơn nữa? 

Đại Hàn đôi khi được vài nhà bình luận xã hội gọi là “thiên đường phá thai vì những lý do kể trên. Do phá thaihành vi phạm pháp, không có những con số thống kê thật chính xác về những vụ phá thai trên toàn quốc. Theo một ước đoán thông thường của báo chí và các nhà bình luận xã hội, mỗi năm Đại Hàn có từ 1 triệu đến 1 triệu rưỡi vụ phá thai; những người ước đoán nhiều hơn (từ 2 đến 3 triệu), bị chỉ trích là chủ trương sách động, căn cứ vào sự suy diễn sai lầm từ những sự kiện ít ỏi. Tuy nhiên, chúng tathể tham khảo các dữ kiện được thu thập một cách chuyên nghiệp bởi các viện nghiên cứu của chính phủ để có một hình ảnh rõ ràng hơn về hành vi phá thai

Mặc dù có những kềm hãm về luật phápxã hội, cũng như những dịch vụ ngừa thai rộng rãi cung ứng bởi chương trình của chính phủ, tỉ lệ những phụ nữ từng ít nhất phá thai một lần trong số những phụ nữ có chồng tuổi từ 15 đến 44 đã gia tăng từ 7% trong năm 1963 lên 53% trong năm 1991... Tỉ lệ phá thai tổng cộng của phụ nữ có chồng đã gia tăng hơn 4 lần, từ 0,7% năm 1963 lên 2,9% năm 1979, nhưng giảm còn 1,6% năm 1988. Tuy nhiên, tỉ lệ phá thai tổng cộng cho thấy một chiều hướng gia tăng trong những năm vừa qua, đặc biệt đối với phụ nữ ở lớp tuổi 20. 

Thái độ của pháp luậtxã hội đối với phá thai tỏ ra đặc biệt khoan dungphá thai đã là một phương pháp thông dụng để kiểm soát tỉ lệ sinh sản. Tình trạng ngày càng nhiều các trường hợp thiếu nữ mang thai và mang thai trước khi kết hôn có thể còn tệ hại hơn trong tương lai. Mặc dù tỉ lệ phá thai giảm bớt sau khi lên tột đỉnh vào năm 1979, tỉ lệ đối với lớp tuổi từ 25 đến 29 vẫn còn cao. Tình trạng lứa tuổi trẻ (20-29) gần đây ít sử dụng biện pháp ngừa thai mà dùng đến phá thai nhiều hơn cần sự lưu ý nghiêm chỉnh.

Theo các cuộc thăm dò, ở Đại Hàn, quá nửa tổng số các bà vợ đã từng phá thai một lần, và khoảng một phần ba đã phá thai hai lần hoặc nhiều hơn. Đáng báo động là tỉ lệ phá thai của các phụ nữ trẻ có chồng hoặc không có chồng cũng đang gia tăng đáng kể. Phá thai thường xuyên tựa hồ đã trở thành một phần của mô thức văn hóa được chấp nhậnĐại Hàn hiện nay. 

Một đặc tính khác của hiện tượng phá thaiĐại Hàn cần phải đề cập tới – đó là sự coi trọng con trai. Con số những vụ phá thai có lọc lựa trai gái đã trở thành một yếu tố quan trọng gây lệch lạc tỉ lệ giới tính (số đàn ông mỗi 100 đàn bà) trong thập niên vừa qua, nói rõ hơn là từ năm 1985. Tỉ lệ hiện nay là khoảng 116 nam đối với 100 nữ, cao hơn nhiều so với tỉ lệ bình thường là 106. Đặt qua một bên các thủ tục thống kê phức tạp, “con số các bào thai nữ bị phá hủy mỗi năm ở trong khoảng từ 10,000 đến 18,000 vọt lên gần 80,000 trong thời kỳ 5 năm từ 1986 đến 1990. Những bé gái mất đi này chiếm khoảng 5% số bé gái thực sự ra đời. Hậu quả của tình trạng mất quân bình giới tính này đối với các thế hệ tương lai nằm trên nhiều phương diện, ít ra là chuyện tìm người phối ngẫu. Thị trường hôn nhân cho con trai ở lứa tuổi 5-9 tính ở năm 1990, khi chúng trưởng thành sẽ cực kỳ eo hẹp, gần 50% sẽ không thể tìm được người phối ngẫu trong lứa tuổi thích hợp theo truyền thống

Trước vấn đề ảnh hưởng tới đời sống của nam giới này, chính phủ Đại Hàn đã có biện pháp cấp thời

Ngày 31 tháng giêng năm 1990, Bộ Y Tế và Xã Hội Đại Hàn đã treo bằng hành nghề y khoa 8 bác sĩ thực hiện thử nghiệm xác định giới tính đối với các bào thai, một biện pháp được loan báo rộng rãi trong giới truyền thông. Tháng 5 năm đó, cơ quan này đã tu chính luật lệ săn sóc y khoa để có thể rút bằng hành nghề những bác sĩ thực hiện việc xác định giới tính. Tuy nhiên, vài nhà quan sát tin rằng những luật lệ cứng rắn chỉ làm gia tăng dịch vụ xác định giới tính lén lút

Để ứng phó với dịch vụ lén lútphổ biến này, cũng như sự mất quân bình ngày càng sâu rộng về giới tính ở Đại Hàn, Hiệp Hội Y Khoa Đại Hàn (có 40.000 hội viên) đã phát động một chiến dịch tự cải tổ vào tháng Hai năm 1995 để chặn đứng các vụ thử nghiệm y khoa nhằm xác định giới tính của bào thai. Hiệp Hội tuyên bố rằng họ “sẽ đi đầu trong việc tìm ra những đồng nghiệp hành nghề y khoa thực hiện thử nghiệm xác định giới tính trước khi sanh và báo cáo lên giới thẩm quyền. Giới bác sĩ phải làm hết mình để chấm dứt tệ nạn này.” 

Trong vấn đề này, trở ngại lớn nhất là quan điểm của các bác sĩ cho rằng trừng phạt các bác sĩ là không công bằng, bởi vì các thử nghiệm được thực hiện theo yêu cầu của người phụ nữ có thai. Tuy nhiên sự cấu kết giữa các y sĩ và các thân chủ tìm kiếm con trai nối dõi đã đưa tới việc con số các vụ phá thai nhắm vào bào thai gái leo lên tới khoảng 30.000 vụ một năm. 

Hành động của Hiệp Hội Y Khoa Đại Hàn đã được loan truyền rộng rãi trên truyền hình truyền thanh và báo chí. Tuy nhiên vẫn còn quá sớm để xác định xem liệu những thông tin đại chúng này có ảnh hưởng tới các khuôn mẫu về kỳ thị giới tính đã thâm căn cố đế tại Đại Hàn hay không. Đáng lưu ý là có một sự biểu lộ hiếm hoi quan điểm chống phá thai được đăng tải trong một bài xã luận của một nhật báo lớn tại Đại Hàn đối với hành vi của các bác sĩ

Xác định giới tính tiền sinh sản với mục đích phá thai đã trở nên phổ biến dưới các mô thức gia đình trọng nam khinh nữ của Khổng giáo. Một đạo luật năm 1987 chỉ cho phép kiểm nghiệm thai nhi để phát hiện các vấn đề di truyền, bao gồm những dị dạng, và theo dõi sự phát triển của bào thai. Nhưng các cuộc thử nghiệm phần lớn được dùng để nhận định giới tính của bào thai. Mang thai và sinh sản có tính cách thuần khiết và không được xâm phạm. Đời sống đáng quý hơn là bất cứ điều gì khác. Lòng ham muốn lợi lộc của một cá nhân hoặc sự theo đuổi lợi ích riêng tư không thể được để tự do thao túng việc kiểm soát sinh sản. Về phần các bác sĩ, trong bất cứ trường hợp nào, giết một thai nhi vì tiền không bao giời có thể được dung thứ

Mục tiêu mới của chương trình kế hoạch hóa gia đình toàn quốc (gồm cả Hiệp Hội Cha MẹKế Hoạch của Đại Hàn) rất quan tâm tới việc cải thiện phẩm chất sinh hoạt gia đìnhsan bằng sự lệch lạc số lượng nam nữ cho các thế hệ tương lai của người Hàn Quốc. Đại Hàn đã thực hiện được sự tiến bộ đáng kể về “phẩm chất và hiệu quả của việc ngừa thai, duy trì một tỉ lệ giới tính cân bằng và giảm bớt các vụ phá thaihành vi phá thailựa chọn được thúc đẩy bởi tinh thần trọng nam khinh nữ.” 

Phật Giáo Đại Hàn Ngày Nay và Vấn Đề Phá Thai 

Như đã nói ở phần mở đầu chương này, giới Phật tử đã câm lặng trước vấn đề phá thaiĐại Hàn, ít ra cho tới vài năm vừa qua. Dân chúng theo đạo Phật nói chung có vẻ đã đón nhận những chỉ dẫn của chính phủ về kế hoạch hóa gia đình không một chút chống đối, và đặc điểm phát triển kinh tế quốc gia qua gia đình ít người nổi lên vào thập niên 60, để chận đứng sự bùng nổ dân số thời hậu Chiến Tranh Cao Ly và bắt kịp những quốc gia tân tiến hơn như Nhật Bổn. Năm 1969, Trevor Ling nhận xét rằng tại Đại Hàn, là xứ có truyền thống Phật giáo Đại Thừa, phá thai là bất hợp pháp nhưng vẫn được thi hành rộng rãi và được xã hội chấp nhận. Nhật xét đó được củng cố bởi những kết quả của cuộc thăm dò về phá thai trên toàn quốc năm 1971, cho thấy người theo Phật giáo thực sự phá thai nhiều hơn một chút so với các nhóm dân chúng khác. Một cuộc khảo sát về phá thai được thực hiện sau này vào năm 1990 cũng thấy rằng phật tử có một tỉ lệ cao bằng hoặc cao hơn so với dân số còn lại (trong cuộc khảo sát mẫu tại Hán Thành) và rằng con số phá thai nhiều lần cao nhất (3 lần hay nhiều hơn) nằm trong số những người theo đạo Phật 

Tỉ lệ phá thai cao ở Đại Hàn và tập quán phá thai không thắc mắc trong giới phụ nữ Phật giáo đã dần dần bắt đầu được coi như một vấn đề cần được chính những Phật tử quan tâm, trong thời gian gần mười năm vừa qua, nhưng vấn đề đó vẫn tương đối bị thờ ơ khi tài liệu này được viết (mùa thu năm 1995). Nhiều tính đồ tại Hán Thành mà tôi và vợ tôi đã nói chuyện không có ý kiến gì về phá thai. Họ giản dị chấp nhận vệ sinh cá nhân hoặc giải phẫu khẩn cấp cắt ruột dư hoặc hành vi cấp cứu. Trong khi có một số nhỏ - nhưng đang gia tăng - những Phật tử tỏ ra quan tâm về tập quán phá thai phổ biến trong giới đồng trang lứa, họ ít được biết tới trong quần chúng Phật tử

Cho tới nay, tại Hàn Quốc không có tập tục phổ biến hoặc công khai làm lễ cho những bào thai bị phá hủy như ở Nhật Bổn. Không có những bức địa tạng mang yếm đỏ được thấy trên đường phố và các nghĩa trang tại Đại Hàn như tại Nhật Bổn. Trên các nhật báo cũng không có các quản cáo nghi lễ “thủy nhi” như trên báo chí Nhật. Nhật Bổn có hàng ngàn chùa chiền thờ phượng các thai nhi bị hủy, Đại Hàn có lẽ không có trên 10 hoặc 12 nơi thực hiện những nghi lễ cho trẻ em bị phá thai. Những buổi lễ này thường được cử hành rải rác trong năm mỗi khi cần tới. Không có những ngày cố định cho những kỳ cử hành lễ hàng năm như các dịp lễ khác của tôn giáo. Đại Hàn cũng không có đền miếu hoặc nghĩa trang như Tư Vân Tự được mô tả trong cuốn Đời Sống Dịch Thể (Liquid Life) của William La Fleur, nơi các buổi lễ dành cho các bào thai bị phá hủy là một hoạt động tôn giáo được coi là chính yếu hoặc duy nhất



Đối với đa số Phật tử Đại Hàn, nếu hương linh của các thai nhi bị hủy diệt được tưởng nhớ tới thì đó là vào dịp lễ Vu Lan rằm tháng 6 âm lịch, khi một số người theo đạo Phật dành các bài vị cho hương linh các “thủy nhi” bị phá thai cùng với những người trong gia đình đã khuất tại các chùa chiền mà họ chọn. Đó cũng chỉ là xu thế gần đây mà thôi. Tuy vậy, đó không phải là một tập quán vững chắc hoặc được nhiều người theo. Bài vị dành cho con bị hư thai hoặc phá thai của phụ nữ có chồng được bày công khai và có thể còn mang tên họ nữa, nhưng được gọi là vô danh hoặc không đề cập gì nếu là phụ nữ không chồng. Hiện nay, dịch vụ đó khó lòng được coi như một việc làm ăn béo bở. Người ta phải đi lần theo vách tường để tìm ra “thủy nhi” giữa hàng ngàn tờ bài vị dành cho tổ tiên hoặc những người chết lúc “trưởng thành” được dán trên tường của ngôi chùa, phía sau hoặc gần bàn thờ cử hành lễ. 

Sự quan tâm về các thai nhi bị phá hủy đã trỗi dậy tại Đại Hàn vào đầu năm 1985, với bản dịch cuốn sách của Tì-Kheo Tống Diệu Giác, một tu sĩ thuộc tông phái Tào Khê, hiện gần 60 tuổi. Diệu Giác, trước kia ở ngôi chùa nổi tiếng Danh Sát Phật Quốc Tự, đã gây được chú ý lớn giữa một nhóm các tín nữ mộ đạo khi ông giới thiệu với họ bản nháp đầu tiên của bản dịch sang tiếng Đại Hàn một vài bài lựa từ cuốn sách của Nhật liên quan đến “thủy nhi.” Sự mô tả của cuốn sách về nỗi sợ hãiđau đớn của các hương linh các đứa trẻ vô vọng bị hủy diệt và những cố gắng của chúng có thể gây sự chú ý của cha mẹ chúng qua các giấc mơ và sự quấy nhiễu (những sự không may) trong đời sống hàng ngày của họ đã tác động sâu xa trong nhóm nữ phật tử ngoan đạo này. Nó hiển nhiên khơi dậy những cảm nghĩ bất antội lỗi mà họ đã trải qua từ bao nhiêu năm nay nhưng đã không thể hay không muốn nhìn thẳng vào và họ đã đưa ra một sự biện minh đối với một số vấn đề đời sống. “Chúng ta thương tiếc trước cái chết của những súc vật nuôi trong nhà chúng ta và còn chôn cất chúng. Một em bé trong bụng chết vì bị phá thai được đối xử hơn gì? Chúng ta không thể bỏ quên chúng,” theo lời một nữ ủng hộ viên của Diệu Giác pháp sư trong một buổi phát thanh của một đài phát thanh địa phương vào mùa xuân này. 

Đám nữ tín đồ khích lệ Diệu Giác pháp sư tiếp tục phiên dịch, sau cùng họ bỏ tiền ra xuất bản thành một cuốn sách bìa mỏng vào năm 1985. Cuốn sách được đặt tựa một cách lôi cuốn “Hỡi Con Thương Yêu, Xin Tha Thứ Cho Mẹ.” Quyển sách này được các đệ tử của pháp sư Diệu Giác cùng bạn hữu của họ say mê đọc. Số độc giả của cuốn sách lan rộng nhanh chóng từ Hán Thành truyền đến Đại Khưu và Phú Sơn thuộc các tỉnh Khánh Thượng Bắc Đạo ở cực nam của Đại Hàn, nơi có tiếng là “có đông đảo phật tử thuần thành,” và những vùng thôn quê khác trong nước. Tin tức về cuốn sách cũng lan truyền trong giới cao tăng. Một số những vị này đã đích thân đến gặp Diệu Giác pháp sư để mua năm chục hay một trăm cuốn một lúc để về phân phát cho các đệ tử của họ. Những vị sư này bắt đầu nhận làm lễ cầu siêu cho các thai nhi bị hủy diệt, nghi lễ được cử hành theo những gì họ đã học được trực tiếp từ Diệu Giác pháp sư và qua việc đọc cuốn sách dịch của ông. 

Có vẻ như cuốn sách “Hỡi Con Thương Yêu, Xin Tha Thứ Cho Mẹ” đã là một mở đầu, hoặc tôi nên nói hiện là một mở đầu, một bước đầu nhỏ nhoi trong sự biểu lộ đau buồn của công chúng trước nỗi đau của sự phá thai trong xã hội Phật giáo. Nó đã và tiếp tục là một cảm hứng và vật xúc tác cho vài tăng ni tự đứng ra tìm tòi kinh sách và đặc ra các nghi lễ mà họ thấy thích hợp với các nhu cầu của tín đồ. Vì cuốn sách đã được lưu hành rộng rãi hơn, ngày càng có nhiều người yêu cầu lễ cầu siêu “lạc thai nhi, yên độ trai” tại trên mười ngôi chùa chuyên cử hành các nghi lễ này. (không thể nói chính xác có bao nhiêu chùa đang có loại nghi lễ này hoặc bao nhiêu chùa dụ tính tham gia

Diệu Giác pháp sư nói rằng, kể từ khi quyển sách của ông xuất bản, khoảng 500 phụ nữ đã làm lễ tại tịnh xá kiểu apartment ở Hán Thành của ông. “Bởi vì những người này đã phá thai trung bình hai lần, khoảng 1000 hương linh đã được siêu độ.” Kể từ tháng Năm 1992, như ông đã ghi trong một ấn bản sau này của cuốn sách, ông đã có khoảng 500 vụ hỏi han bằng điện thoại, 147 thư liên lạc và 300 lần đích thân cố vấn. “Phấn lớn những người hỏi ý kiến tôi đều cố gắng biện minh thái độ của họ và chỉ trách móc người khác. Dù lý dohoàn cảnh ra sao, họ cũng nên thừa nhận rằng chính họ chịu trách nhiệm cho những hành động của mình, nên nhớ như vậy, và lấy tấm lòng thành khi cầu xin siêu độ cho những tiểu hương linh này,” ông viết trong phần dẫn nhập của cuốn Hởi Con Thương Yêu, Xin Tha Thứ Cho Mẹ. 

Những người tới Diệu Giác pháp sư đều có chung niềm tin rằng hành vi phá thai là một việc sai lầm đáng buồn không thể đảo ngược được. Một tín đồ nói trên đài phát thanh, “Một ngạn ngữ xưa nói “xóa bỏ” con xui 3 năm. Sau khi tôi phá thai, mọi chuyện đều không suông sẻ. Tôi tin rằng cá nhân tôi bị trừng phạt vì những gì tôi đã làm. Một bà mẹ khác thổ lộ: “Ngay sau khi sinh đứa con đầu lòng, tôi lại có thai. Và tôi đã phá thai. Một hôm, chị tôi đem cho tôi mượn cuốn “Hỡi Con Thương Yêu, Xin Tha Thứ Cho Mẹ.” mà chị đã tìm được tại một cửa hàng của chùa. Sau khi đọc quyển sách, tôi đã khóc , rồi lại khóc, và cảm thấy rằng tôi đã làm một việc khủng khiếp. Tôi đã đi gặp Diệu Giác pháp sư và làm một lễ cầu siêu cho bớt đau khổ.” Một phụ nữ khác thú thật: “Tôi còn trẻ và đã không biết làm gì tốt hơnphá hủy đứa con đầu của tôi, đứa con gái thứ nhì thì chết sau khi sinh. Tôi tưởng nó ngủ nên để nó nằm một mình. Dì tôi tới thăm nhưng lại không muốn nhìn đứa nhỏ. Tôi rất bất mãn vì cho rằng bà ta cư xử như vậy bởi vì đứa nhỏ là gái. Khi tôi trở vào để thay tã cho con, nó đã lạnh và cứng đờ. Tâm trạng rối bời, tôi đã chôn đứa con gái nhỏ với tã lót nhớp nhúa, với sự giúp đỡ của cha tôi trên bờ nhỏ bao quanh đồng lúa. (Bà bắt đầu nức nở khóc). Tôi vẫn còn đau lòng về chuyện tôi để mặc con tôi như vậy với tã lót bẩn. Tôi thật điên khùng. Sau khi làm lễ cầu siêu, hiện tại tôi đã cảm thấy đỡ nhiều rồi.” Bày tỏ hối hận qua sự thú nhận và làm lễ cầu siêu rõ ràng có một hiệu quả hàn gắn cho những người gây ra sự việc. 

“Hỡi Con Thương Yêu, Xin Tha Thứ Cho Mẹ” phần lớn kể lại nhiều câu chuyện thương tâm và đáng xúc độngĐại Hàn và Nhật Bổn. Mặc dù nguyên thủy được lấy cảm hứng từ một câu chuyện của Nhật, những cảm nghĩ được biểu lộ trong cuốn sách thực sự là những cảm nghĩ tôi đã trải qua với tư cách người Phật tử Hàn Quốc có tiếng tăm theo khuynh hướng “tán trợ đời sống” chống lại phá thai. Nó quan tâm chính yếu tới sự đau đớnruồng bỏ các bào thai bị phá hủy và những hậu quả tai hạibỏ quên chúng trong thế giới vô hình. 

Lời tựa của Diệu Giác pháp sư, đầu tiên đơn giản và ngắn gọn phác họa sự hiểu biết căn bản của Phật giáo về sự hiện hữu - của kiếp trước, kiếp này và kiếp sau, về nhân quảthập nhị nhân duyên trong sợi dây xích tương sanh – và có cả một bản đồ của sáu cõi luân hồi sanh tử. Ông đặc biệt nhấn mạnh rằng chỉ trong cõi nhân gian người ta mới có thể tu hành và ngộ chứng Phật tánh. Tiếp đến ông lấy bối cảnh lịch sửvăn hóa Đại Hàn để giới thiệu dụng ý khi dịch quyển sách này: 

“Giống như nghi thức long trọngphức tạp dành cho người hấp hối cử hành bởi các lạt ma Tây Tạng để hương linh người chết không lang thang trong thế giới khác hoặc không yên nghỉ, người Đại Hàn cũng làm lễ cầu siêu cho hương linh người chết.” 

Các tang lễ Phật giáo truyền lại từ thời Koryo và trở thành phong tục địa phương đã bị bãi bỏ bởi vua Triều Tiên Nghĩa Trung và được thay thế bằng các nghi lễ Khổng giáo. Những tang lễ Khổng giáo này chỉ có tính cách hình thứcthủ tục mà thôi và không phải là tôn giáo thực sự theo ý nghĩa quan tâm tới hương linh người chết. Nghi thức Phật giáo được cử hành ở chùa chiền, với ý thức giáo lý Duyên Khởiluân hồi. Dù biết hay không biết này, người ta đều phải chịu nghiệp báo của mình, vì vậy gia đình khi nghĩ đến nghiệp báo mà người chết sẽ chịu vào kiếp sau, đều thành khẩn cầu nguyện để người chết đừng trở lại kiếp luân hồi nữa. 

Dù là Phật tử hay không, người ta đều thành tâm mong hương linh người chết đầu thai kiếp khác. Tuy nhiên, những hương linh trẻ chưa trưởng thành đã bị thờ ơ. Chẳng hạn, khi con nít Đại Hàn chết, chúng thường được hỏa táng hoặc mai táng mà không có tang lễ. Những sinh mạng nhỏ bé đó bị phá thai hoặc hỏng thai mà không được thấy ánh sáng thế gian, bị đối xử như thể chúng là bộ phận thừa thải (như một khúc ruột dư). Và, bởi lẽ nhiều đứa trẻ được thụ thai qua hành vi không đạo đức, chúng bị kết liễu máy móc hơn để tránh bị phát hiện. Nếu đứa trẻ bị coi như “một rắc rối,” ý nghĩa duy nhất của cha mẹ là tránh cho họ khỏi rắc rối - họ không dành chút suy nghĩ nào cho cái bào thai. Và còn nữa, nếu người mẹ bị hư thai ngoài ý muốn, các thân hữu chỉ quan tâm đến sức khỏe của người đàn bà và không nghĩ gì đến sức khỏe hoặc đời sau của đứa con mà đời sống bị kết thúc đột ngột. Vậy mà khi súc vật chúng ta nuôi bị chết, chúng ta tiếc thương thảm thiết

Tôi tin rằng có điều gì sai lầm ở đây khi chúng ta lãnh đạm với những sinh mạng chúng ta nuôi nấng ngay bên trong thân thể chúng ta. Những đứa con bị phá thai cần phải được hướng dẫn tới kiếp tái sanh tối đẹp hơn. Đồng thời, chúng ta nên nghĩ đến hoàn cảnh của nhiều phụ nữ phải chịu đựng mọi thứ dày vò, đôi khi không nói lên được, và cố gắng làm nhẹ bớt nỗi đau khổ của họ, cho dù không nhiều. Hương linh của các bào thai nhi bị phá hủy cần được nhiều người chú ý hơn. Tôi mong rằng có thêm nhiều phụ nữ, nhất là những người đã trải qua hư thai hoặc phá thai, sẽ làm lễ cầu siêu cho hương linh những sinh mạng nhỏ bé đáng thương này. Họ cần phải thành tâm tụng kinh, niệm danh hiệu các vị Phật và Bồ Tát, cúng dườngsám hối hành vi tàn nhẫn của mình đề tiêu trừ nghiệp chướng. Và họ cần phải cố gắng hơn nữa để bồi duỡng cho gia đình tươi sáng hơn, hạnh phúc hơn cho một xã hội tươi sáng hơn, hạnh phúc hơn trong tương lai. 

Lời kêu gọi sám hối cho các hài nhi phá thai theo gương Nhật Bổn của Diệu Giác pháp sư được các lãnh tụ Phật giáo khác tại Hàn Quốc hưởng ứng sau khi cuốn “Hỡi con Thân Yêu, Xin Tha Thứ Cho Mẹ” được xuất bản năm 1985. Một giáo sư thuộc Viện Tăng Già Trung Ương ở Hán Thành từng tốt nghiệp ở Nhật, ông Cho Myông-nyô viết rằng: “Người Nhật Bản công nhận phá thai là một hành vi độc ác, nhưng làm lễ thủy nhi giúp họ tôn kính đời sống, lễ cầu siêu giúp một cơ hội cho những người phạm vào việc phá thai (bao gồm mọi người trong gia đình, những kẻ đồng tình và các bác sĩ) có thể vượt lên trên những đau khổ thay vì bị kết án như những kẻ tội phạm. Nghi thức này vừa hợp lý vừa được thế giới công nhận.” Bà viết: “Mọi tôn giáo ở Hàn Quốc, ngoại trừ Thiên Chúa Giáo, dường như đều không công khai phát biểu ý kiến đối với vấn đề phá thai. Thay vì dựa vào chính sách của chính phủ, vai trò của tôn giáocố gắng cung cấp cơ hội cho người ta vượt lên trên các khó khăn trong đời sống hàng ngày của họ bằng tín ngưỡng, và thức tỉnh họ đối với đạo đức chân chính về sự sống (tức là ‘luân lý sinh vật’ – ‘bioethics’).” 

Bất kể những kỷ niệm cay đắng về sự tàn ác của thực dân Nhật Bổn trong thời kỳ 35 năm thuộc địa và một mối lo sợ có căn nguyên về ảnh hưởng kinh tế và văn hóa của Nhật đối với thanh niên Đại Hàn ngày nay, các lãnh tụ Phật giáo Đại Hàn vẫn muốn học hỏi nước láng giềng hùng mạnh. Nhiều học giả Phật giáo Hàn Quốc lớn tuổi đã được giáo dục tại Nhật trong thời kỳ thuộc địa. Họ chịu ảnh hưởng sâu xa bởi các giá trị uyên bác và sự am tường của người Nhật về các truyền thống Phật giáo của Đông Á và Ấn Độ. Thế hệ trẻ Đại Hàn đến Nhật để học tập và nghiên cứu tại các trường đại học Phật giáo. Chẳng đáng ngạc nhiên khi họ coi trọng truyền thống Nhật Bổn như là xứng đáng để nghiên cứu, trong khi họ vẫn bảo tồn di sản trọng yếu của Hàn quốc mình. Cảm nghĩ này được diễn tả thật đúng bởi giáo sư Mok Jeong-bal, khoa trưởng Nghiên Cứu Phật giáo thuộc trường Đại Học Đông Quốc, khi ông đề nghị trong đặc san Tabo, xuất bản 3 tháng 1 kỳ, của Tổ Chức Quảng Bá Phật Giáo Đại Hàn, người Đại Hàn phải “tìm một đường lối để chuyển hóa lòng tin Thủy nhi của Nhật Bản thành hình thức Hàn Quốc.” 

Bằng chứng Phật tử Đại Hàn không tiếp nhận sáng kiến của Nhật một cách mù quáng có thể được nhận thấy trong vấn đề từ ngữ. Chữ “mizuko” (“thủy nhi” hay “thủy tử”) trong Nhật văn, gồm hai chữ Hán hợp lại, được đọc là Suja trong Hán văn. Người Đại Hàn chẳng thích danh từ này, bởi vì nó không phải là một từ Phật giáo, họ nói nó không được đề cập tới trong kinh sách và nghe có vẻ lạ tai. Nó được sử dụngtiện lợi bởi những người không quen thuộc với từ ngữ Phật giáoĐại Hàn hoặc bởi những người đọc tài liệu của Nhật Bổn và thường qua lại giữa hai nước Nhật – Hàn. Một vị tăng sĩ Đại Hàn nói với chúng tôi ông cho rằng đây là danh từ do một vị nữ tín đồ Nhật Bản phát minh, không nên coi là quan trọng! Tuy nhiên, ý niệm Thủy Nhi hình như đã ăn sâu vào sự tin tưởng dân gian ở Nhật Bổn thời xưa, và chỉ gần đây mới sống lại nghi thức Phật giáo Nhật Bổn mà thôi. Nó chưa được nền văn hóa quần chúng Đại Hàn du nhập như một nhãn hiệu ngoại quốc hợp thời trang! 

Ni Sư Tòng Độ người Đại Hàn, là người đã chuyên tâm nghiên cứu vấn đề phá thai và chủ trì những buổi lễ cho các đệ tử của bà trong năm năm vừa qua, thích dùng chữ “đả thai,” là một từ ngữ Phật giáo để phá thai, có ghi trong kinh Phật Trung Hoa. Từ ngữ thông dụng nhất và được chấp nhận trong y khoa và luật phápĐại Hàn là “Lạc thai” (rớt thai). Người Đại Hàn không quen thuộc với từ “Thủy nhi cung dưỡng” của Nhật. Từ ngữ “Lạc thai nhi. Siêu yên trai” dễ hiểu hơn như là một lễ “cầu siêu đầu thai kiếp khác cho một bào thai bị phá hủy.” Đây là một biến thể mới của thành ngữ thông dụng “vong linh siêu yên trai” có thể được dùng trong những dịp tang lễ của cá nhân hay tập thể của những người đã trưởng thành. Một thành ngữ khác được dùng bởi Tòng Độ pháp sư cho những buổi lễ tập thể kéo dài 49 ngày dành cho những bào thai bị phá hủy là “Pháp Hội siêu yên đả thai nhi” (Lễ hội cầu siêu cho thai nhi bị phá). 

Ni Sư Tòng Độ sanh năm 1950. Bà xuất gia làm ni cô ở ngôi chùa nổi tiếng Unmun vào năm 19 tuổi. Đôi khi bà củng được tôn danh là “Đại sư”, hoặc rõ rệt hơn, bằng tước vị “Phóng sanh đại sư” mà người ta gán cho bà. Ni sư Tòng Độ nổi tiếng về sự tận tuỵ của bà đối với công tác xã hội và những nỗ lực thành lập Hội Phụng Sự Thiện Nguyện Phật Giáo ở Hán Thành. Bà tránh dùng tiền cúng vào những dự án xây chùa tốn kém mà chỉ khuyên các tín đồ sử dụng thì giờ và tiền bạc của họ vào việc giúp đỡ người khác. Bà có kỳ vọng biến Phật giáo thành một lực lượng đạo đức rõ rệt trong xã hội Đại Hàn bằng cách tập hợp năng lực những tín đồ tại gia thiếu phương tiện Phật giáo để tham gia phục vụ xã hội. Bà từng nghiên cứu Phật học tại đại học Đông Quốc và đã hoàn thành cuộc nghiên cứu đặc biệt về săn sóc từ thiện của Phật giáo tại Nhật Bổn và bà ghi nhớ lời cảnh cáo của ông thầy người Nhật: Đừng ganh đua với các đền chùa thủy nhi tham lam thô bỉ ở Nhật. 

Từ năm 1991, hằng năm Ni Sư Tòng Độ đều chủ trì những buổi tưởng niệm dài ngày cho hương linh các đứa trẻ bị phá thai. Trước đó bà đã bắt đầu tổ chức các buổi lễ cá nhân từng vụ một cho các bà mẹ và gia đình, giống như Diệu Giác pháp sư, nhưng bà thấy không có thì giờ để đáp ứng mọi yêu cầu. Tầm mức sâu rộng của vấn đề phá thai tại Đại Hàn lúc đó trở nên hiển nhiên đối với bà, do đó bà và các ni cô đệ tử đã tổ chức những buổi lễ tập thể khoảng 5 năm trước để thỏa mãn các nhu cầu của đông đảo phụ nữ cảm thấy họ phải “làm một cái gì” về những vụ phá thai của họ. Họ xếp đặt cuộc lễ dài có ý nghĩa nhiều hơn là một dịp đáng ghi nhớ cho những tín đồ thế tục của họ. Đó thực sự là một dịp thức tỉnh lương tâm của Phật tử trong một khung cảnh thành tâm cầu nguyệnthông cảm

Từ năm 1991 đến nay, hàng năm đều có từ 50 đến 100 người tham gia cuộc lễ. Những cuộc lễ này kéo dài 49 ngày, bằng thời gian tang lễ dành cho người lớn. Lễ được dự trù bắt đầu vào cuối tháng 5 sau lễ Phật Đảnkết thúc vào tháng 7, ngay trước khi trường học cho nghỉ hè. Điều này cho phép các bà mẹ được rảnh rang hơn để tham dự. Đa số những người tham dự là các bà nội trợ, phụ nữ chưa chồng có lẽ xấu hổ không tham gia. Những người chồng thì tham dự bất thường bởi nhu cầu công tác. Những khóa tụng kinh kéo dài 3 tiếng đồng hồ được Ni Sư Tòng Độ và các đệ tử hướng dẫn mỗi buổi sáng. Tín đồ tại giathì giờ cũng tham gia với họ. Phần lớn tín đồ đều cố gắng tham gia hàng ngày. Năm 1995, trong 100 người tham gia, có ba mươi mấy vị tham gia hàng ngày, và đa số chỉ vắng một vài ngày. Những người phải làm việc xa nhà và xa chùa chỉ tham dự mỗi tuần 1 lần, thông thường vào ngày Thứ Bảy. (Có những buổi hành lễ thường lệ vào sáng Chủ Nhật dành cho toàn thể tín đồ để phù hợp với tuần lễ làm việc theo dương lịch, giống như lễ của Thiên Chúa giáo). 

Người tham gia đa số là các bà mẹ, mặc dù một vài người chồng cũng tham gia bất thường. Người tham gia “Siêu yên trai” mỗi ngày nạp một số tiền lệ phí rất khiêm tốn là 1000 đồng wôn (khoảng 1.35 mỹ kim), chỉ bằng giá tiền một lít sữa ở Hán Thành. Khoảng tiền này dùng để chi cho ấn loát, sửa soạn bàn thờăn uống cho tín đồ sau buổi lễ. Những người tham dự lễ cầu siêu chia sẻ trách nhiệm sửa soạn chùa để làm lễ, nấu nướng và dọn dẹp sạch sẽ. Không khí tại chùa rất trang nghiêm trong khi tụng kinhlễ Phật, đòi hỏi nhiều cố gắng, tập trung và tự suy tưởng, nhưng tương đối vui vẻ vào bữa ăn trưa sau 3 giờ làm lễ. 

Khi soạn tài liệu để phân phát cho tín đồ đọc hàng tuần, Ni Sư Tòng Độ chú trọng vào toàn bộ giáo lý liên quan đến sanh, tử và luân hồi trong kinh Phật cũng như một khái niệm về thế giới tâm linh lấy từ các tôn giáo khác ở Đại Hàn. Có một năm, bà thậm chí dành hết thì giờ giới thiệu Trung Ấm Thân và quan niệm luân hồi của Phật Giáo Tây Tạng, một đề tài được cảm hứng từ cuộc viếng thăm Đại Hàn của tulku Ting Ringpoche 9 tuổi đầy cảm lực, là hóa thân đời này của vị trưởng giáo sư đã qua đời của Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện nay. Đây rõ ràng là một chương trình mới lạ đối với Phật giáo Đại Hàn. Những câu hỏi và đáp về bản chất của luân hồi và khởi điểm của đời sống con người trong tử cung khi thụ thai, tại sao hương linh các đứa trẻ bị phá thai gây nhiều phiền nhiễu cho người sống. Những phiền nhiễu này là gì. Phương pháp tốt nhất để thực hiện siêu độ, v.v…đều có trong những tập hướng dẫn tâm phát hằng tuần. 

Dẫn văn dưới đây dịch từ tài liệu hướng dẫn về cầu siêu của Ni Sư Tòng Độ, đã được in lại trong nguyệt san “Thiện Hữu” của Hiệp Hội Phụng Sự Thiện Nguyện Phật giáo. Nó nêu tên những bài kinh thường được tụng nhiều nhất ở Đại Hàn liên quan đến phá thailiệt kê những gì phải làm để ngăn ngừa đau khổ thêm cho cả đứa trẻ bị phá thai lẫn gia đình nó. 

Luật Về Hương Linh của Bào Thai Bị Phá 

Trong 8 vạn 4 ngàn bộ kinh Phật, “Nhân quả báo ứng kinh,” “Trường thọ diệt tội hộ chư đồng tử Đà La Ni Kinh,” “Đại thai kinh,” đều đề cập đến cái nghiệp do phá thai gây ra. 

1) Thứ nhất, những chữ “Hương linh của các thai nhi bị phá” để chỉ hương linh của các thai nhi do bàn tay con người cố tình hủy diệt. Mọi sinh vật kể cả loài người đều có Phật tánh tạo bởi khí thiêng của vũ trụ. Hủy diệt đời sống quý báu của bào thai trong tử cungtrái với thiên nhiên, không thích hợp đạo đức, và rất có hại cho người mẹ về phương diện y khoa. Ngoài ra, đời sống sắp sửa được sinh ra bị biến mất từ bóng tối này sang bóng tối khác, không được thấy ánh sáng. Nó sẽ căm hận và có thể gây thiệt hạibất hạnh cho người sống có liên hệ tới bào thai

2) Những Quấy Nhiễu và Khó Khăn Do Thai Nhi Bị Hủy Gây Ra: 
a. Tại sao chúng gây khó khăn? 

Linh hồn các thai nhi bỗng nhiên bị đẩy vào bóng tối mà không được thấy ánh sáng của thế gian sẽ choáng váng vì chấn độngác nghiệp đến độ không tìm được thế giới đạo pháp chân chánh mà chỉ thấy mình bị vây quanh bởi những hồn ma bất hạnh. Chúng mong muốn nhanh chóng được giải thoát khỏi cảnh lang thang trong âm giới và muốn được yên ổn tâm linh. Và do đó chúng hiện ra trong đời sống của nhửng người có nghiệp duyên với chúng dưới hình thức những bất hạnh. Chúng gây ra những phiền nhiễu cho cha mẹ, anh chị và những thân thuộc khác của chúng. Những sự quấy nhiễu này sẽ nặng nề thêm theo thời gian trừ phi lễ cầu siêu đuợc cử hành cho chúng. 

b. Những phiền phức chúng gây ra là gì? 

Những bệnh tật gây ra bởi những hương linh có nhiều thứ: viêm lá lách kinh niên, ung thư vú, ung thư tử cung, đau lưng, cuồng loạn, loạn thần kinh chức năng. Trong số đó, đau lưng, nhức đầu và co thắt khi có kinh phổ biến nhất. Ngoài ra, 80% bất hòa vợ chồng có thể là do hương linh bị phá thai đưa đến, và đôi khi chúng là nguyên do gốc rễ của sự phá sản hoặc sự phá hoại gia đình

c. Phật tử có thừa nhật cái bào thai là người không? 

Theo Phật giáo, đời sống phải trải qua sáu cõi luân hồi tùy theo cái nghiệp mà mỗi cá nhân đã tích lũy. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái là một nghiệp duyên rất trọng yếu. Trong Phật giáo, đời sống trải qua 4 trạng thái luân hồi:

1) Sanh hữu – lúc thụ thai; 
2) Bản hữu - Từ khi thụ thai trong bụng mẹ đến khi kết thúc đời sống
3) Tử hữu – lúc tử vong
4) Trung hữu - Từ lúc chết cho đến khi lại nhập vào một thân thể tùy theo nghiệp.

Căn cứ vào thuyết 4 trạng thái hiện hữu nói trên của Phật giáo, tiếp nhận thân thể con người tương đương với bản hữu; bào thaihình thức khởi đầu của nó. Vì thế, bào thai tự nhiên được công nhậncon người. Theo truyền thống Đại Hàn, trẻ con vừa sinh ra được tính 1 tuổi. Một đứa con ở trong tử cung 10 tháng, được xem là con người. Bởi vì Phật giáo khuyến khích chúng ta thừa nhận phẩm giá của mọi đời sống và coi sát sanhtội ác lớn nhất, Phật tử chúng ta cần bảo vệ sanh mạng bào thai bằng mọi giá. Chúng ta cần phải làm lễ cầu siêu cho những bào thai bị hủy diệt, mà cái chết của chúng là chuyện đã lỡ xảy ra rồi, để soi sáng cuộc hành trình tương lai của chúng. 

3) Phương pháp tốt nhất để hương linh thai nhi được đầu thai tốt lành:

a. Thờ phụng địa tạng Bồ Tát trong một ngôi chùa và cử hành một lễ cầu siêu
b. Lấy danh nghĩa anh nhi phá thai tham gia hoạt động chùa miếu, chẳng hạn như hiến tặng ngói lợp mái cho chùa, có tên đứa nhỏ viết lên trên, lấy danh nghĩa thai nhi làm công đức
c. Sao chép kinh và tạo tượng Phật. 
d. Tụng niệm danh hiệu Phật và các vị Bồ Tát tùy theo tín ngưỡng của mỗi người. 
e. Đọc kinh sám hối thường xuyên.

Điều quan trọng hơn cả là người mẹ của hương linh thai nhi phải cử hành lễ cầu siêu cho tất cả những đứa con đã bị phá thai của mình để chúng sẽ được siêu sanh miền cực lạc. Bà ta cần phải đưa ra những lời xin lỗi thật thành tâm gởi đến những đứa nhỏ bị chôn sâu vào bóng tối, thay vì quan tâm tới sự đau khổ của mình. 

Một sự phân tích chi tiết các thủ tục hành lễ trong những lễ cầu siêu sẽ được tác giả mô tả trong một cuộc nghiên cứu trong tương lai. Cần phải ghi nhận rằng có những khác biệt đáng kể về thời gian và mức độ tham gia của những người tham dự. Diệu Giác pháp sư cử hành lễ trong một thời kỳ 21 ngày trong ngôi đền nhỏ của ông. Một nhà sư trẻ hơn, Tỳ-Kheo Hyôjang, đề nghị tổ chức những buổi tu tập cuối tuần và cầu siêu cho các “hương linh thủy nhi” trên 100 ngày. Ông cũng dựng một pho tượng “Thủy nhi địa tạng bồ tát” tại ngôi chùa của ông ở vùng quê ngoại ô Quang Châu – có thể đây là tượng đài “thủy nhi” đầu tiên của Hàn Quốc. (Tỳ-Kheo Hyôjang đã xúc động sau cuộc thăm viếng Nhật Bổn của ông 7 năm trước). Kang Chanwu pháp sư thì chọn thời gian 49 ngày tang lễ theo truyền thống và đã bắt đầu làm lễ cho các thai nhi bị hủy vào cuối mùa hè này (1995) cùng với việc xuất bản cuốn sách mới của ông. 

Giống như tại chùa Tứ Hộ Pháp của Ni Sư Tòng Độ, các tín đồ của Diệu Giác tại Hán Thành đem đến những cung phẩm như sữa, trái cây, bánh ngọt, quần áo con nít, đồ chơi và kẹo v.v… Vì số người tham gia thường hơi ít do họ đều bận việc, và tôi cần nói thêm do giao thông lui tới rất tốn thời giờ, Diệu Giác pháp sư khuyên tín đồ nên tụng kinh sám hối 100 ngày tại nhà. Như một sáng kiến có tính cách tâm lý, Diệu Giác pháp sư còn yêu cầu tín đồ theo tưởng tượng của mình vẽ hình những đứa nhỏ quá cố trên bài vị. Ông cũng mô tả truyền thống chép tay các kinh Phật đời xưa, và yêu cầu người chép kinh để sám hối, vừa tụng kinh vừa chép kinh để sám hối, vừa tụng kinh vừa chép. Diệu Giác cũng khuyên họ tới thăm các cơ sở từ thiện như cô nhi viện để làm công đức hồi hướng cho hương linh những đứa trẻ bị phá thai

Khi thấy những hoạt động tích cực dành cho các thai nhi bị hủy trong quá khứ và sự an ủi người sống, có người sẽ hỏi: “Tốt lắm! Tôi muốn như ở Nhật Bổn, người sống và kẻ chết đều được lợi, nhưng còn những bào thai chắc chắn bị phá ngày nay và những người sẽ mang thai mà ngày mai sẽ phá thì sao? Kinh sách Phật giáo lên án phá thaihành vi sát sanh đáng buồn nhất, vậy bây giờ bạn làm sao để ngăn ngừa chuyện đó khỏi xảy ra?” Các lãnh tụ Phật giáo Đại Hàn quan tâm đến vấn đề phá thai ý thức rằng họ có những thách thức rõ ràng trước mắt. Họ nhìn nhận rằng một mặt kết án phá thai là sát nhân và rằng Phật giáo trước sau vẫn chủ trương bảo vệ đời sống, nhưng việc các Phật tử sùng đạo thụ thai ngoài ý muốn và đến với họ để tìm giải đápbiện pháp thay thế lại là một chuyện khác. 

Xã hội Đại Hàn nói chung, mặc dù có những luật lệ chống phá thai tương đối nghiêm khắc, rõ ràng ủng hộ phá thai, và thái độ này đã được khuyến khích với sự hỗ trợ không thể phủ nhận của chính phủ dành cho các cơ sở y khoa tư nhân và các chương trình y tế toàn quốc từ hơn 30 năm nay. 

Mặc dù phá thai là bất hợp pháp, nhưng phá thai là chuyện dễ dàng tại Đại Hàncông chúng nói chung không chống đối chuyện đó. Những người tranh đấu cho “quyền lựa chọn,” như được biết tới ở Tây phương, chẳng cần phải khuấy động tại Đại Hàn. Bởi lẽ những luật lệ cấm đoán trên giấy tờ trên thực tế không được thực thi, các nhóm phụ nữ Đại Hàn có vẻ không coi phá thai như một vấn đề đặt ra ở đây. (Phá thai cũng dễ dàng tại nước láng giềng Nhật Bổn Phật giáo, nhưng là hợp pháp). 

Tiếng nói phản đối phá thai lớn nhất ở Đại Hàn là từ giáo hội Thiên Chúa giáo. Các Phật tử hằng tâm đều có lập trường rất rõ ràng, nhưng cho tới nay có rất ít đối thoại và cộng tác ở bất cứ tầng lớp nào về vấn đề phá thai. Cuốn băng video nổi tiếng “Tiếng Thét Âm Thầm” (Silent Scream) và những cuốn băng khác đã được hội Tỉ Muội Maria phát không tại Đại Hàn từ nhiều năm nay. Phần lớn - nếu không muốn nói tất cả - các lãnh tụ Phật giáo đều đã xem qua. Hyônjang thậm chí còn viết trong tạp chí “Phụ nữ Phật giáo” rằng ông đã coi “Tiếng Thét Âm Thầm” tại Hán Thành từ 10 năm trước. “Tôi ngất xỉu khi thấy cái đầu của bào thai bị cây kẹp bóp nát. Có thể kiếp trước tôi là một bào thai bị phá hủy. Sau khi xem cuốn video, trong lòng tôi phát lên một lời nguyện: Tôi sẽ giải cứu những hương linh khổ ải này.” Tuy nhiên, những người Cơ Đốc giáo tỏ vẻ rất ngạc nhiên khi họ được biết trong giới Phật tử không có chút quan tâm nào về phá thai, khi tôi gặp họ để tìm tài liệu vào lúc bắt đầu cuộc nghiên cứu này. Họ biết rằng Phật tử “phát nguyện cứu độ tất cả chúng sanh” và cho rằng “ngay cả đời sống của côn trùng cũng phải tôn trọng.” Nhưng người Cơ Đốc giáo không thấy trong giới Phật tử có hành động gì chứng tỏ họ thực sự chủ trương như vậy. 

Theo Kim Wan-Ki, chủ bút tờ báo Phật giáo Haedong Pulgyo, “Toàn Đại Hàn chỉ có 9 cơ sở đặc biệt dành cho những người mẹ không có chồng. Trong số đó 4 cơ sở do Thiên Chúa giáo điều hành, 3 cơ sở do giáo hội Tin Lành, 1 cơ sở do tổ chức Đạo Quân Cứu Rỗi (Salvation Army), và 1 cơ sở do một tổ chức từ thiện tư nhân. Như vậy, 8 trong số những cơ sở này là của Cơ Đốc giáo. Không có cơ sở nào của Phật giáo! Người ta cho rằng có một triệu rưỡi vụ phá thai hàng năm tại Đại Hàn. Và hơn mười ngàn người mẹ mới không có chồng mỗi năm. Chắc chắn nhiều người trong số họ là Phật tử. Có cách nào để giúp các người mẹ không chồng và là Phật tử hay không? Chẳng lẽ những phụ nữ Phật tử phải giết con của họ nếu không muốn quay sang các tôn giáo khác, hay dự lễ của các tôn giáo khác đễ được sử dụng hoặc sống tại các cơ sở do họ điều hành? 

Chùa chiền Phật giáo Đại Hàn từ thời xa xưa đã là nơi trú ngụ của các cô nhi và người già, nhưng những đòi hỏi của xã hội hiện đại phức tạp hơn nhiều. Diệu Giác pháp sư là người đang dự tính quyên góp để mua đất làm nơi trú ngụ đầu tiên của Phật Giáo Hàn Quốc dành cho các bà mẹ không có chồng ở ngoại ô Hán Thành. Đây sẽ là một bước đầu rất quan trọng trong việc cung cấp cho một số phụ nữ Phật Giáo tại Đại Hàn một giải pháp thay thế cho phá thai hoặc cho con làm con nuôi của người ngoại quốc. 

Nhưng những bước khác là gì? Liệu các Phật tử Đại Hàn có thể áp dụng giới luật thứ nhất cấm sát sanh mà họ coi như đạo đức hàng đầu hay không? Như giáo sư Mok Jtong-hae đã viết, chỉ quan tâm đến chuyện sau này lên Niết Bàn không đủ, những bất trắc, mâu thuẫn, và những tập tục truyền thống ngày nay cũng phải được xem xétđối phó. Nếu có tật bệnh về cơ thể hoặc tâm thần gây ra cho chúng ta, chúng cần được chữa trị. Ông đã đặt ra từ ngữ “Tát Đỏa chủ nghĩa” (Sattvaism) để chỉ quan điểm của Phật giáo, cho rằng “đời sống của mọi sinh vật cũng quý như đời sống của chính chúng ta. Chúng ta cần phải thực hành điều thiện trong thế giới thực tế,” không phải chỉ là trong những lời nguyện hoặc tụng kinh. Như thế mới có thể ngăn ngừa ‘sát sanh ẩn hình như phá thai.” Giáo sư Mok đề ra 6 phương pháp thực tế để đánh thức lương tâm đạo đức của Phật tử Đại Hàn qua những “phương tiện đích đáng” có lẽ đã được áp dụng rộng rãi trên khắp thế giới Phật Giáo. Nói một cách đơn giản, 6 phương tiện này là:

1. Chặn đứng khuynh hướng thờ ơ đời sống thai nhi bằng cách phát triển các phương pháp hữu hiệu hơn để hoằng dương quan niệmtinh thần bảo vệ đời sống, thí dụ tổ chức thêm những cuộc thuyết giảng công cộng, những buổi nói chuyện về nghiệp quảnghiên cứu đúng chỗ để phát triển và cải tiến một triết lý hiện đại tôn trọng mọi đời sống, đặt nền móng trên chủ thuyết Phật giáo

2. Từ quan điểm Phật giáo và dùng thuật ngữ Phật giáo, thảo ra luật lệ ngăn ngừa phá thai và đề nghị mạnh mẽ lên giới có thẩm quyền

3. Tìm ra những đường lối để biến đổi những tin tưởng về Thủy Nhi của Nhật Bổn thành hình thức Đại Hàn

4. Giáo dục mọi người để hiểu rằng sự sống trong tử cung cũng là người. Nó cũng muốn sống và tiếp tục sống giống như chúng ta. Sản xuất băng video để thuyết minh sự kiện này. 

5. Thường xuyên triệu tập những buổi tu tập đặc biệt dành riêng cho đề tai “Tôn trọng sanh mạng thai nhi” để tích lũy công đức trước khi tử vong, và thường xuyên cử hành những lễ phóng sanh như được thực hiện tại các quốc giatruyền thống Phật giáo Đại Thừa

6. Chế tác và phổ biến các tài liệu viết nhằm cảnh giác rằng những hành vi tình dục vô đạo đức, vô luânvô lương tâm ngày nay có liên hệ tới hành vi sát nhân vô hình của việc phá thai.

Tháng 5 năm nay (1995), một chương trình truyền thanh về vấn đề phá thai có tên là “Cái Chết Không Kháng Cự” đã cho rằng Phật giáo hình như đang tìm một thỏa hiệp giữa lập trường “tán trợ quyền lựa chọn” của những phụ nữ muốn tin tưởng vào lương tâm của chính họ liên quan đến quyết định phá thai, và lập trường của những người được gọi là “tán trợ đời sống” nhấn mạnh vào từ tâm dành cho đứa trẻ bị phá thainhân quyền của nó.

Thỏa hiệp đó là cử hành “Siêu yên trai,” một mặt để cha mẹ sám hối hành vi của họ, mặt khác khuyên nhủ các hương linh tìm kiếm một cõi đầu thai tốt đẹp hơn và được giải thoát khỏi nỗi đau khổ của chúng. 

Liệu “siêu yên trai” có thể đánh thức lương tâm của những người đã phạm vào việc phá thai và hướng dẫn họ cố gắng hơn dể tránh mang thai ngoài ý muốn trong tương lai (và hướng dẫn người khác thận trọng với đới sống tình dục của họ), hoặc liệu “siêu yên trai” sẽ trở thành một phương cách dễ dàng để làm khuây khỏa lương tâm người ta và rơi vào quyết định dễ dãi sau đó mà phá thai không cảm thấy tội lỗi (thay vì tuân thủ đệ nhất giới), đó là một vấn đề lưỡng nan mà các Phật tử phải đương đầu với lòng can đảmthành thật. Trưởng lão Wolha, tôn trưởng Tào Khê tông có nói:“Giá trị của đời sống không thể lấy toàn vũ trụ mà đổi được.” Vẫn còn chờ xem Phật tử Đại Hàn có hưởng ứng thông điệp này và hành động phù hợp với lời dạy hay không.
(Trích từ:
phat-giao-huong-dan-tk21

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.