Châu Âu lo ngại Miến Điện cấm kết hôn giữa người khác đạo

09/07/20159:31 SA(Xem: 4116)
Châu Âu lo ngại Miến Điện cấm kết hôn giữa người khác đạo

CHÂU ÂU LO NGẠI MIẾN ĐIỆN
CẤM KẾT HÔN GIỮA NGƯỜI KHÁC ĐẠO
Thanh Hà (RFI)

blank
Theo luật mới được thông qua, một người Hồi giáo
phải cải sang đạo Phật nếu muốn kết hôn
với một phụ nữ Phật giáo. Getty Image/Nevada Wier

Một ngày sau khi Miến Điện thông qua luật giới hạn các cuộc hôn nhân giữa những người không cùng tôn giáo, Bruxelles lo ngại đây là một tín hiệu « đe dọa » tiến trình dân chủ tại quốc gia Đông Nam Á này.
 

Được nhóm các tu sĩ Phật giáo cực đoan yểm trợ, Hạ viện Miến Điện ngày 08/07/2015 vừa thông qua luật cấm người khác đạo kết hôn. Đạo luật nói trên chính thứchiệu lực một khi được tổng thống Thein Sein phê chuẩn. Lãnh đạo đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi chỉ trích luật cấm người khác tôn giáo kết hôn là « vi phạm quyền của nữ giới ».

Liên Hiệp Châu Âu trong thông cáo ngày 09/07/2015 lên án một đạo luật mang tính « phân biệt đối xử, giới hạn quyền của phụ nữ theo đạo Phật được kết hôn với người ngoại đạo ». Bruxelles chỉ trích luật về hôn nhân nói trên của Miến Điện « không tôn trọng các quyền cơ bản của con người ».

Vẫn theo Liên Hiệp Châu Âu, ngoài đạo luật mới về hôn nhân, một văn bản luật pháp khác của Miến Điện hạn chế tỷ lệ sinh đẻ của cộng đồng người theo đạo Hồi thực sự là những « mối đe dọa » đối với tiến trình dân chủ mà Naypyidaw liên tục theo đuổi từ khi tổng thống Thein Sein lên cầm quyền năm 2011.

Bản tin của AFP nhắc lại Miến Điện là một quốc gia đa số dân theo đạo Phật. Xung đột về tôn giáo giữa các cộng đồng theo đạo PhậtHồi giáo dấy lên từ năm 2012 tới nay đã làm khoảng 200 người thiệt mạng. Cộng đồng người theo đạo Hồi Rohingya bị truy bức.

Miến Điện thông qua luật về hôn nhân trong bối cảnh Quốc hội được bầu lại vào đầu tháng 11/2015. Đảng đối lập của bà Aung San Suu Kyi có nhiều triển vọng giành được thắng lợi vẻ vang.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.