Người Đồng Tính Luyến Ái Có Dược Phép Thọ Giới Tỳ Kheo Không - Damien Keown (Gia Quốc Việt Dịch)

17/09/201012:00 SA(Xem: 21674)
Người Đồng Tính Luyến Ái Có Dược Phép Thọ Giới Tỳ Kheo Không - Damien Keown (Gia Quốc Việt Dịch)

NGƯỜI ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI
CÓ DƯỢC PHÉP THỌ GIỚI TỲ KHEO KHÔNG

Damien Keown (Gia Quốc Việt dịch)

Chính Đức Phật cũng không bao giờ phê phán về mặt đạo đức đối với những hành động tình dục đồng tính. Những nguồn tư liệu sớm nhất cho thấy rằng đồng tính luyến ái không được bàn luận như là vấn đề đạo đức. Tuy nhiên, có rất nhiều cuộc trao đổi về hoạt động đồng tính luyến ái được phản ánh trong luật Tỳ kheo. Bất cứ loại hoạt động tính dục nào, cho dù đó là đồng tính hay khác tính, đều bị giới luật ngăn cấm và có nhiều loại hình phạt đối với những người vi phạm. Dâm dục là điều cấm đầu tiên trong bốn Ba la di và bất cứ vị Tỳ kheo hay Tỳ kheo ni nào phạm phải giới này đều bị tẩn xuất suốt đời. Những lỗi nhẹ hơn, chẳng hạn thủ dâm hay phạm hạnh không tốt thì hình phạt tùy theo đó cũng sẽ nhẹ hơn. 

Vấn đề đồng tính luyến ái nổi lên rõ ràng liên quan đến tổ chức Tăng. Những người đồng tính không được thọ giới Tỳ kheo, trong đó bao gồm cả người ái nam ái nữ và cả loại người mà kinh điển Pali gọi là Pandakas. Thuật ngữ này không rõ ràng chỉ cho người nào hay hành động nào, nhưng Peter Harvey, trong tác phẩm An Introduction to Buddhist: Foundations, Values and Issues (Trường Đại học Cambridge ấn hành, năm 2000), đã kết luận rằng, Pandakas chỉ cho loại người loạn chức năng ham muốn tình dục đồng tính nam. Còn Zwilling thì cho rằng Pandakas là loại ham muốn xấu xa, có thể là “lệch lạc tình dục, đồng tính luyến ái”. Hạng người đó Đức Phật không cho gia nhập Tăng đoàn, bởi vì có thể họ sẽ làm xấu phẩm hạnh của các thành viên khác. Sự nguy hại đó ảnh hưởng đến uy tín của Tỳ kheoTỳ kheo ni đối với xã hội và có nguy cơ phá vỡ đời sống Tăng vì nó cản trở tiến trình tu tập

Thầy Thích Pháp Tịnh (Làng Mai, Pháp Quốc)

Theo thực tập của Làng Mai, khi một thiền sinh có khuynh hướng đồng tính luyến ái muốn thực tập và hoà nhập vào đoàn thể những người xuất gia, trước tiên đối với Đại chúng là không nên kỳ thị họ, hơn nữa nên hiểu đây không phải là một căn bệnh họ cũng có khả năng tu tập thành công như những người khác. Nhờ Tăng nhãn quán sát, quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho họ tưới tẩm thêm những hạt giống lành, tốt trong họ lớn mạnh để có thêm niềm vui và hạnh phúc. Khi hạt giống của tình thương, của hiểu biết, của tha thứ phát triển mạnh mẽ, họ có đủ niềm vui, hạnh phúc, họ cắm rễ sâu sự thực tập thì hạt giống kia không được tưới tẩm thì tự nhiên rơi vào tàng thức và nằm yên đó dưới dạng hạt giống. Sự tu tập thành công của họ cũng là sự thành công của đại chúng. Đại chúng tu tập vững chãi, đầy tình thươnghiểu biết cũng giúp chuyển hoá hạt giống không lành kia trong đương sự.

Đối với đương sự cần thể hiện mức độ thiện chí muốn tu tập mạnh mẽ để vượt qua tập khí chính mình, cũng cần nổ lực tiến tu để giúp đại chúng có thêm niềm tin nơi sự chuyển hoá chính mình. Đây là niềm vui lớn cho đại chúng. Trong thời gian còn là Sadi hay Sadini phải thực tập hết lòng, nương tựa vào Tăng thân, tin tưởng vào pháp môn, uy nghigiới luật mình hành trì để cùng với đại chúng tu tập. Sự quyết tâm của mình làm Tăng thân có niềm tin hơn. Thực ra không ai kỳ thị mình hết, ai cũng muốn dìu dắt mình trên đường chuyển hoá một khi mình sống có tình huynh đệ. Đánh mất tình huynh đệ, không còn niềm vui trong tu tập thì mình dễ có khuynh hướng nghĩ rằng đại chúng đang kỳ thị mình, không chấp nhận mình và muốn tẩy chay mình. Vấn đềtu tập làm sao để mọi người hiểu mình, nâng đỡ mình để tình trạng cho rằng ‘bị kỳ thị’ không xảy ra. Sau vài năm thực tập như vậy mà không có chuyện vướng mắc đáng tiếc nào xảy ra có liên quan đến hạt giống luyến ái kia, nghĩa là đại chúng đã có niềm tin nơi mình thì việc thọ giới Tỳ Kheo có thể xảy ra sau khi có sự soi sángchấp thuận của toàn thể đại chúng cho đương sự được thọ giới Tỳ Kheo

Tóm lại, những người có khuynh hướng đồng tính luyến ái có được phép thọ Tỳ Kheo hay không phần lớn ở sức chuyển hoá của đương sự. Tự mình thay đổi chính mình sẽ giúp đại chúng thay đổi cái nhìn về mình. Nương vào Giới luậtUy nghi làm chỉ nam hướng dẫn tu tập cho mình. 

Thân ái.
Thích Pháp Tịnh
(http://langmai.info/)

BBT xin mời bạn đọc những bài viết dưới đây:

Thiền Tập Cho Người Đồng Tính Luyến Ái, Thích Pháp Dụng
Một Gia Đình Cho Người Đồng Tính Luyến Ái, Thích Pháp Dụng
Sống Hài Hòa Với Năng Lượng Tình Dục, Thích Pháp Dụng
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.