Quan Điểm Của Phật Giáo Về Tính Dục, Hôn Nhân Và Đồng Tính Damien Keown-gia Quốc (Dịch)

17/09/201012:00 SA(Xem: 40996)
Quan Điểm Của Phật Giáo Về Tính Dục, Hôn Nhân Và Đồng Tính Damien Keown-gia Quốc (Dịch)

QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO
VỀ TÍNH DỤC, HÔN NHÂN VÀ ĐỒNG TÍNH

Damien Keown-Gia Quốc (dịch)

Giáo lý Phật giáo nhìn sự sinh như là việc bắt đầu của một vòng luân hồi khác. Phật giáo không xem sự phát sinh đời sống mới như là một sự xác thực rằng con người đang đóng một vai trò trong kế hoạch thiêng liêng, mà là một hành động sai lầm trong tiến trình ngộ nhập Niết bàn
Điều đó không có nghĩa là người Phật tử xem việc một đứa trẻ chào đờinguyên nhân của khổ đau, mà ngược lại. Vì mục đích của lời Phật dạy là không tìm kiếm sự sinh, mà là chấm dứt nó.

Tính dục là lĩnh vực mà giữa Phật giáoCơ Đốc giáo, nếu thoạt nhìn, dường như có những điểm khác biệt khá lớn, nhưng nếu xem xét kỹ hơn - như trường hợp sinh thái học - hóa ra lại có những điểm chung hơn so với những nhận định trước đó. Cơ Đốc giáo thường được nhìn nhận là cấm hẳn vấn đề tính dụcquan tâm sâu sắc đến sự trinh tiết cũng như đời sống không tình dục, trong khi Phật giáo được xem là linh động và ít chú trọng hơn về lĩnh vực này. Nghệ thuật ái tình của Tây Tạng, mà nay đã quen thuộc với phương Tây, cùng với vô số các loại sách phổ biến về tính ái (Tantric sex) cũng chỉ góp thêm ấn tượng rằng Phật giáo có một sự “giải phóng” nhiều hơn trong quan điểm về đạo đức tính dục

Người phương Tây theo đạo Phật với hy vọng tìm kiếm sự tán thành thái độ phóng thoáng về “tự do tính dục”, song dường như họ đang thất vọng. Ngược lại với niềm tin của quần chúng, Phật giáo thường thận trọng khi bàn về vấn đề tính dục, và những xã hội Phật giáo truyền thốngxu hướng e ngại, thậm chí cả thẹn khi bàn về vấn đề này. Hầu hết những tu sĩ Phật giáo ngượng ngùng khi bàn đến vấn đề tình dục và sinh sản, đặc biệt với nữ giới, và do quan điểm chậm thay đổi, nên vấn đề trên vẫn thuộc đề tài cấm kỵ. Giới luật hàm chứa các điều khoản cấm các Tỳ kheo nói chuyện với người nữ về những vấn đề mang tính khiêu dâm hay tình dục, và có thể được hiểu rằng, bàn luận những vấn đề về tình dục một cách công khaihết sức “mạo hiểm”. Mặc dù trường phái Tantric có hưng thịnh hay suy thoái theo lịch sử, thì nghệ thuật tình ái mà họ đã tạo dựng chỉ với mục đích chính là chuyển tải những ý nghĩa triết họcgiáo lý tôn giáo hơn là dùng cho các nghi lễ liên quan đến tính dục. Mặc dù vậy, những ý tưởng này chỉ là thứ yếu, nó vẫn còn mắc kẹt trong tiến trình lịch sử Phật giáo

Cũng có thể hữu ích khi khám phá quan điểm ban đầu của Cơ Đốc giáo. Cho dù những quan điểm hiện nay đã thay đổi nhiều và Cơ Đốc giáo bây giờ có những quan điểm khác xa so với thời kỳ đầu, nhưng những quan điểm truyền thống về vấn đề tính dục chắc chắn phải liên quan đến vấn đề sinh sản, và vấn đề sinh sản thì tất nhiên là tốt và đáng mong chờ. Trong Cựu ước, Thượng đế nhấn mạnh đến một ước muốn sáng tạo của Ngài rằng: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều…” (Sáng thế ký 1.22). Trong con mắt của Thánh kinh Cựu ước, việc tạo ra kẻ nối dõi là việc làmgiá trị, duy trì tình trạng không vợ chồng là đáng xấu hổ. Trong quá trình tạo ra kẻ nối dõi, đấng sinh thành được xem là đang thực hiện một phần trong công việc sáng tạo của Thượng đế. Cho dù Thượng đếtác giả đầu tiên của sự sống, thì những đôi cha mẹ có kết hôn đang hợp tác cùng Ngài truyền lại món quà thiêng liêng này. Tầm quan trọng của vai trò đó dẫn tới việc hình thành nguyên tắc pháp luậtxã hội cho vấn đề này, đó là kết hôn, được trao truyền thánh thể và lễ cưới được tổ chức trong nhà thờ. 

Nhận xét của Phật giáo về vấn đề tính dục có sự khác biệt ngay từ quan điểm đầu tiên. Giáo lý Phật giáo nhấn mạnh không bắt buộc việc truyền lại giống nòi, hay đúng hơn là dấu hiệu của món quà thiêng liêng. Học thuyết Phật giáo nhìn sự sinh là việc bắt đầu của một vòng luân hồi khác. Giáo lý Phật giáo không xem sự phát sinh đời sống mới như là một sự xác thực rằng con người đang đóng một vai trò trong kế hoạch thiêng liêng mà là một hành động sai lầm trong tiến trình ngộ nhập Niết bàn. Điều đó không có nghĩa là người Phật tử xem việc một đứa trẻ chào đờinguyên nhân của khổ đau, mà ngược lại, điều đó còn được hân hoan ca tụng, chỉ trong lĩnh vực triết học, mục đích của lời Phật dạy là không tìm kiếm sự sinh, mà là chấm dứt nó. 

Tuy nhiên, để cân bằng vấn đề này, có một viễn cảnh thích hợp mà từ đó sự sinh được nhìn nhận như là một sự kiện lạc quan. Rằng đạt được sự “tái sinh làm người là quý” là một điều đáng mừng, bởi vì theo giáo lý truyền thống, tái sinh làm người là một cơ hội thuận lợi cho tiến trình ngộ nhập Niết bàn. Hơn nữa, tái sinh không cần thiết phải nhìn như là một khâu trong chuỗi luân hồi và thay vào đó, có thể được khái niệm hóa như là một cơ hội vĩ đại để tăng trưởng tâm linh: bằng cách này, cho dù tái sinh, thì cũng xem nó là cơ hội tăng trưởngmục đích Niết bàn càng gần hơn. 

Những sự nguy hiểm của tham dục 

Theo lời Phật dạy, như trong đoạn trích dẫn ở dưới, Phật giáo nhìn chung có thái độ dè dặt khi đối diện với vấn đề tính dục. Bởi vì, Phật giáotruyền thống khắc kỷ với quan điểm kiểm soát tham dục và sự ham muốnđiều kiện tiên quyết để tăng trưởng đạo đức. Chân lý thứ hai trong Tứ đế dạy rằng, nguyên nhân của khổ là do tham đắm. Trong đó, tham dục là một trong những tham đắm mạnh mẽ nhất, và tham dục cũng biểu thị cho sự trở ngại lớn nhất trên bước đường giải thoát. Đức Phật dạy, Ngài không thấy một sức mạnh nào khuất phục được tâm trí đàn ông bằng hình dáng của phụ nữ. Có thể đó là nguyên nhân mà Ngài khuyên A Nan rằng một Tỳ kheo nên đối xử với phái nữ như thế nào: 

Lời dạy như thế có thể được xem là bằng chứng không chỉ “không ưa” phụ nữ hiện rõ trong Phật giáo (mặc dù điều này thường chẳng có gì làm bằng cớ) mà còn là sự nhận thức mối nguy hiểm do tham dục tạo ra đối với các thành viên của cộng đồng Tăng. Vị Tỳ kheo có thể tiếp xúc với phái nữ hàng ngày ở trong làng khi họ đi khất thực, nhận vật phẩm do họ cúng dường, và Đức Phật cũng nhận thức rất rõ rằng sức hút giữa họ bùng lên dễ dàng như thế nào. Ngài cũng chỉ ra những điểm tương tự của tham dục khởi lên từ người nữ và cũng cảnh báo sự nguy hiểm của cảm giác tham đắm đàn ông của phái nữ. 

Cho dù phái nữ được cho là con rắn Maya, thì điều đó không chỉ ra rằng chính phái nữ hay phái nam là nguyên nhân cơ bản, mà chính sự tham đắm tình dục khởi lên khi có sự cận kề của hai người khác giới, đẩy cả hai vào vòng luân hồi. Sự nghi ngờ về tình dục không chỉ dành riêng cho Phật giáo mà điều tương tự cũng xuất hiện trong trường phái khắc kỷ của Cơ Đốc giáo, một số tôn giáo và triết lý khác. Họ cho rằng, phương cách giải quyếtchinh phục sự tham đắm. 

Kết hôn 

Với những ai không thể thích nghi được với đời sống tu hành khắc khổ thì họ sống đời sống vợ chồng. Trong Phật giáo, tình trạng hôn nhân, về cơ bản là sự kết giao thế tục của đôi bên, và đôi vợ chồng phải có bổn phận đối với nhau. Kết hôn không là một việc thiêng liêng, và các Tỳ kheo không được tham dự các lễ cưới. Họ cũng bị cấm, theo giới luật, không được mai mối cho hai người kết thành vợ chồng. Tuy nhiên, theo phong tục cưới hỏi hiện nay, đôi vợ chồng thường đến các tu viện sau lễ cưới để được chúc phúcthực hiện một buổi lễ đơn giản trong lời kinh nguyện cầu. Một bản kinh nguyên thủy trong Kinh tạng Pàli - Sigalovada Sutta - tóm lược bổn phận của người chồng và vợ như sau: 

- Năm bổn phận của chồng đối với vợ: Tôn trọng nhau; lịch sự, nhã nhặn với nhau; chung thủy; trao cho vợ quyền hành (trong gia đình); cung cấp cho vợ những vật trang sức cần thiết

- Năm bổn phận của vợ đối với chồng: Thể hiện tốt trách nhiệm của mình đối với chồng; biểu hiện lòng mến khách đối với dòng dõi giữa 2 gia đình; chung thủy; giữ gìn tài sản của chồng; khéo léo và linh động thực hiện các việc kinh doanh. 

Khi chế độ một vợ một chồng được khuyến khích và là mô hình chiếm ưu thế, nhiều sự thay đổi trong các hình thức cưới hỏi tại các địa phương đã diễn ra đối với Phật giáo trên khắp thế giới. Nhiều bản văn xưa kể về sự đa dạng của những cuộc (hôn nhân do) sắp đặt tạm thời hay lâu dài đi sâu vào cả hai nguyên nhân tình cảm và kinh tế; và ở những khu vực khác nhau của Phật giáo Á châu, chế độ đa thê hay đa phu đã từng (và hiện vẫn còn) tồn tại

Hình thức đa dạng trong các cuộc hôn nhân sắp đặt trong các cộng đồng Phật giáo chứng tỏ văn hóa địa phương có tác động mạnh hơn pháp Phật, và những vấn đề đó về cơ bản được xem là trách nhiệm của quyền uy thế tục. Phật giáo tự mình không đề ra bất cứ hình thức nghi lễ kết hôn nào và cũng chẳng có một “văn phòng” dịch vụ kết hôn Phật giáo. Tuy nhiên, Phật tử phương Tây bắt đầu phát triển dịch vụ kết hôn theo mô hình của Cơ Đốc giáo, đơn giản bởi vì đám cưới ở nhà thờ là một phần quen thuộc trong đời sống hàng ngày ở phương Tây. 

Vì kết hôn không phải là vấn đề tôn giáo, nên Phật giáo cũng không phản đối việc ly hôn. Nhưng vì do sức ép xã hội trong các xã hội truyền thống (phương Đông) nên chuyện ly hôn không phổ biến như các xã hội phương Tây. Một vài nhóm Phật tử phương Tây, như Tổ chức Thân hữu Phật tử phương Tây, đã thử nghiệm những hình thức mới của đời sống cộng đồng không hôn nhân để vượt qua định kiến chỉ có gia đình hạt nhân của xứ sở này. 

Một số thành viên trong nhóm hiện sống trong cộng đồng một giới tính và tổ chức của họ xem việc định hướng tính dục cá nhân, chẳng hạn như đúng giới, đồng tính, chuyển đổi giới tính…, là không quan trọng. Người ta cho rằng, một ai đó khi họ tiến xa trên con đường tâm linh, vấn đề tính dục sẽ được vượt qua và những khuôn mẫu giới tính sẽ biến mất, hướng đến một loại trạng thái lưỡng tính lý tưởng (trong một con người bao gồm cả nam lẫn nữ). 

Khi người Phật tử tại gia được tự do kết hôn và có gia đình thì cũng có một sự cảm nhận rõ ràng rằng, trong Phật giáo, những người Phật tử tại giavị trí thấp hơn so với những tu sĩ, và nó chỉ thích hợp với những ai chưa vượt qua sự ràng buộc với đời sống thế tục. Điều này tương tự như lời khuyên của Thánh Paul rằng, mặc dù đời sống trinh trắng là tối thượng, nhưng nếu không tiết dục được, “tốt hơn hết là hãy kết hôn, vì thà kết hôn còn hơn bị thiêu đốt” (1 Corinthians 7:9). Những người Phật tử đã kết hôn có thể tự nguyện thực hành đời sống không quan hệ vợ chồng trong khoảng thời gian dài hay ngắn. 

Chẳng hạn, ở Nam Á, trong ngày lễ Bố tát, người Phật tử thuần thành được khuyến khích kiêng cữ quan hệ vợ chồng. Cho dù có những sự ngoại lệ, đặc biệt nhất là ở Nhật, người Phật tử lý tưởng là người từ bỏ đời sống gia đình, kiềm chế tham dục và sống một mình hay trong cộng đồng độc thân. Trong lĩnh vực này, Đức Phật đã đưa ra một khuôn mẫu hoàn thiện: năm 29 tuổi, Ngài từ bỏ đời sống gia đình và sống độc thân suốt thời gian còn lại. 

Giới điều thứ ba 

Có rất nhiều giới điều nhằm chỉnh đốn thái độ tính dục, đặc biệt đối với Tỳ kheoTỳ kheo ni, mà chúng ta sẽ bàn sau; chuẩn mực tính dục đối với người Phật tử được khống chế chủ yếu bởi giới thứ ba: cấm tà dâm. Từ ngữ này còn khá mơ hồ, nó đã không định nghĩa thái độ nào cấu thành tội “tà dâm”. Cho dù nó không xác định rõ ràng “sự ham muốn vợ của người khác”, như giới thứ ba, giới điều này vẫn thường được giải thích rộng rãi trong cộng đồng Phật tử, đầu tiên và trên hết, là cấm đoán ngoại tình

Quan hệ trước hôn nhân rất ít khi được nói đến, nhưng giới điều này đã cho thấy rằng, hôn nhânthích hợp cho hành động tính dục. Những nguồn tư liệu ban đầu chỉ định rõ các hạng người nữ bị ngăn gần gũi bạn tình, chẳng hạn những mối quan hệ thân cận và những bé gái dễ tổn thương; những nhà bình giải thời Trung cổ đã giảng rộng điều này, bao gồm cả việc cấm đoán về thời gian, nơi chốn và phương pháp giao hợp. 

Những giáo điều tổng quát khác cũng ngăn ngừa thái độ tình dục. Chẳng hạn nguyên tắc Ahimsa (bất hại) yêu cầu rằng không nên cố ý làm tổn thương tâm hồn và thể xác của người khác, chẳng hạn, nghiêm cấm hiếp dâm, giao cấu với trẻ em, quấy rối tình dục, loạn luân. Hơn nữa, tất cả mọi mối quan hệ, trong đó có quan hệ tính dục, phải được thể hiện bằng đức tính thương yêulòng từ bi vô hạn. “Nguyên tắc vàng” dạy rằng: Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác. Điều này đặc biệt ứng dụng cho kẻ ngoại tình, vì người ta cho rằng, nếu như bạn không muốn ai xâm phạm vợ mình thì bạn không nên xâm phạm vợ người khác. 

Hơn nữa, thành phần giới cấm của Bát chánh đạo liên quan đến chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng là muốn giữ gìn hạnh kiểm, chẳng hạn yêu cầu nói đúng sự thật, trung thực, chân thành, từ đó tránh nói dối, gian dối trong quan hệ tình dục. Ngoại tình cũng kéo theo việc phá vỡ lời thệ nguyện trung thành với nhau trong ngày cưới, và vì thế, điều đó cũng bị ngăn cấm bằng những chuẩn mực hạnh kiểm cũng như giới cấm thứ ba. 

Đồng tính luyến ái 

Vấn đề đồng tính luyến ái thổi bùng và làm nóng các cuộc tranh luận trong rất nhiều truyền thống tôn giáo và tạo sự chia rẽ nghiêm trọng giữa những người cấp tiến và người vâng theo truyền thống. Giáo hội Anh giáo, với gần 80 triệu tín đồ, đã triệu tập một hội nghị mở rộng của các nhà lãnh đạo nhà thờ ở Luân Đôn vào tháng 10 năm 2003 với nỗ lực ngăn chặn sự phân ly bằng việc chấp nhận giám mục đồng tính ở nhà thờ Episcopal tại Mỹ. Có những dấu hiệu cho thấy rằng những sự căng thẳng như thế nổi lên trong Phật giáo, tuy mức độ có thấp hơn. 

Chính Đức Phật cũng không bao giờ phê phán về mặt đạo đức đối với những hành động tình dục đồng tính. Những nguồn tư liệu sớm nhất cho thấy rằng đồng tính luyến ái không được bàn luận như là vấn đề đạo đức. Tuy nhiên, có rất nhiều cuộc trao đổi về hoạt động đồng tính luyến ái được phản ánh trong luật Tỳ kheo. Bất cứ loại hoạt động tính dục nào, cho dù đó là đồng tính hay khác tính, đều bị giới luật ngăn cấm và có nhiều loại hình phạt đối với những người vi phạm. Dâm dục là điều cấm đầu tiên trong bốn Ba la di và bất cứ vị Tỳ kheo hay Tỳ kheo ni nào phạm phải giới này đều bị tẩn xuất suốt đời. Những lỗi nhẹ hơn, chẳng hạn thủ dâm hay phạm hạnh không tốt thì hình phạt tùy theo đó cũng sẽ nhẹ hơn. 

Vấn đề đồng tính luyến ái nổi lên rõ ràng liên quan đến tổ chức Tăng. Những người đồng tính không được thọ giới Tỳ kheo, trong đó bao gồm cả người ái nam ái nữ và cả loại người mà kinh điển Pali gọi là Pandakas. Thuật ngữ này không rõ ràng chỉ cho người nào hay hành động nào, nhưng Peter Harvey, trong tác phẩm An Introduction to Buddhist: Foundations, Values and Issues (Trường Đại học Cambridge ấn hành, năm 2000), đã kết luận rằng, Pandakas chỉ cho loại người loạn chức năng ham muốn tình dục đồng tính nam. Còn Zwilling thì cho rằng Pandakas là loại ham muốn xấu xa, có thể là “lệch lạc tình dục, đồng tính luyến ái”. Hạng người đó Đức Phật không cho gia nhập Tăng đoàn, bởi vì có thể họ sẽ làm xấu phẩm hạnh của các thành viên khác. Sự nguy hại đó ảnh hưởng đến uy tín của Tỳ kheoTỳ kheo ni đối với xã hội và có nguy cơ phá vỡ đời sống Tăng vì nó cản trở tiến trình tu tập

Tuy nhiên, hình như không có một sự ngăn cản nào không cho những người đồng tính tu hành, những người không làm gì thể hiện xu hướng tình dục của họ. Đạo Phật tin rằng, giới tính có thể thay đổi từ đời này sang đời khác và một số Phật tử giải thích đồng tính là kết quả của giới tính kiếp trước thể hiện trong đời sống tiện tại. Thậm chí có những câu chuyện nói về sự thay đổi giới tính trong đời sống hiện tại, chẳng hạn, vì nghiệp báo mà người nam trở thành người nữ và ngược lại…; những sự biến đổi như thế không ngăn cản tiến trình tu tập. Xu hướng tình dục thậm chí giới cũng dễ thay đổi, do đó, tự họ cũng mơ hồ về phẩm hạnh. 

Tuy nhiên, thời nay, có những Tỳ kheo đồng tính sống trong Tăng đã trở thành vấn đề tranh luận. Vào tháng 7 năm 2003, Hòa thượng Pisarn Thamapatee, một trong những vị Tỳ kheo nổi tiếng của Thái Lan, đã cho rằng có cả nghìn vị Tỳ kheo đồng tính trong số 300.000 Tỳ kheo trên đất nước này, tuy nhiên nhiều người khác lại ước đoán một con số thấp hơn nhiều. Cho dù đó là con số thực, ngài đã ra lệnh trục xuất họ khỏi Tăng đoàncần phải có sự nghiêm khắc hơn đối với các thành viên thọ giới. Ngài bộc lộ quan điểm rằng, những người tình dục lệch lạc không được khoác pháp phục, bởi: “Một số Tỳ kheo đồng tính là nguyên nhân của mọi sự rắc rối trong tu viện”. Rõ ràng, vấn đề đồng tính hiện nay trong Tăng đoàn ở một vài quốc gia cũng tạo nên sự tranh luận không kém so với hiện tượng tu sĩ đồng tính trong một số trường phái Cơ Đốc giáo

Quan niệm của Đức Dalai Lama về vấn đề đồng tính 

Trong những bài giảng vào thập niên 1990, Đức Dalai Lama đã đưa ra những lời tuyên bố liên quan đến những nguyên tắc tính dục trong những bài viết của mình và trong các buổi nói chuyện trước đám đông, điều này đã tạo nên sự quan tâm của những người đồng tính ở Bắc Mỹ. Những người lãnh đạo các nhóm đồng tính nam và đồng tính nữ ở vùng San Francisco đã thỉnh cầu ngài có một buổi nói chuyện để trình bày rõ ràng những quan điểm của ngài. Buổi nói chuyện đã được tổ chức tại San Francisco vào ngày 11 tháng 6 năm 1997. Khi thảo luận với người đồng tính nam, người đại diện Phật giáo - Đức Dalai Lama - xác nhận nhân phẩm và quyền của đồng tính nam và đồng tính nữ, nhưng ngài cũng cho rằng, sthủ dâm hay giao hợp đường miệng, hậu môn là không thích hợp và người tu Phật cần phải tránh. 

Theo những bài viết đáng tin cậy được trích dẫn trước đây, Đức Dalai Lama tuyên bố rằng bất cứ một bộ phận nào ngoài âm đạo, như miệng, hậu môn, tay, bắp chân, đều không được sử dụng trong giao hợp. Ngài cũng kiến nghị rằng, một cách nhìn nhận bài trừ tính dục như thế để ghi nhận rằng, mục đích của tính dục như quan điểm người Ấn, là để sinh con, và cũng là điều để giải thích tại sao tất cả những hoạt động tình dục khác không đưa đến sinh con thì đều bị bài trừ. Tuy nhiên, ngài nói thêm, điều này chỉ tốt cho những người tu Phật phát nguyện từ bỏ mọi hành động tính dục nếu như việc ngăn chặn sự ham muốn đó có những kết quả bất lợi, chẳng hạn như sự nóng nảy, bạo loạn liên quan đến sự thất bại. 

Đức Dalai Lama chỉ ra rằng, những giới cấm của Phật ứng dụng tùy vào thời gian, nền văn hóaxã hộicon người ở đó tuân hành. Chẳng hạn, các vị Tỳ kheo mặc áo hoại sắc bởi vì vào thời điểm đó, nó phù hợp với người nghèo Ấn Độ. Ngài kiến nghị: “Nếu đồng tính luyến ái là một phần trong các tiêu chuẩn được cộng đồng thừa nhận, thì điều đó cũng có thể được chấp nhận. Thế nhưng, không một cá nhân hay vị thầy nào có thể tự thay đổi giới luật. Tôi cũng không đủ thẩm quyền tái định nghĩa những giới điều đó bởi vì không ai có thể quyết định hay ban hành sắc lệnh”. Ngài kết luận: “Việc xác định lại như thế chỉ được quyết định trong một hội nghị Tăng già với sự có mặt của tất cả các trường phái Phật giáo. Điều này không phải chưa từng có trong lịch sử Phật giáo khi muốn xác định lại một vấn đề, nhưng nó phải được thực hiện ở cấp độ tập thể”. Ngài nói thêm, điều đó thật hữu ích để nghiên cứu sâu hơn nguồn gốc của giới luật về đề tài tính dục
 
Damien Keown 
Gia Quốc (dịch) 
(Nguyệt san Giác Ngộ

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.