Quan điểm Phật Giáo về đồng tính

06/06/20201:00 SA(Xem: 13565)
Quan điểm Phật Giáo về đồng tính

QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO về ĐỒNG TÍNH

Thích Trí Hoằng

 

dong tinh luyen aiNgày 6 tháng 10 năm 1998, Matthew Shepard đã bị đám thanh niên Cơ Đốc Giáo cuồng tín đánh đập, tra tấn dã man cho đến chết chỉ vì em là đồng tính! Khi đó em chỉ mới 22 tuổi, đang theo học tại Đại Học Wyoming, Hoa Kỳ, và đang ở tuổi thành niên với một tương lai rạng rỡ. Em không gây thù chuốc oán với ai, em chỉ sống trung thực với giới tính của em mà thôi. Nhưng với những tôn giáo tôn sùng Thánh Kinh Cựu Ước (Old Testament) như Cơ Đốc Giáo (Thiên Chúa, Tin Lành), Do Thái GiáoHồi Giáo đều kết án đồng tính là ác quỷ, là Satan. Với sự mê muội cuồng tín đó họ đã giết em một cách dã man khi nhân danh “Thiên Chúa của Tình Thương và Chân Lý”. Bài viết này là nén hương cầu nguyện hương hồn em được sinh về cõi Phậtcầu nguyện cho tất cả những người thuộc giới tính thứ ba trên khắp thế giới không còn bị đối xử phân biệt vì sự mê muội cuồng tín.

Vấn đề đồng tính hiện nay vẫn còn là nỗi đau lớn của một phần không nhỏ của nhân loại (5% của 7 tỷ dân số = 350 triệu con người, lớn hơn dân số Hoa Kỳ!). Tuy rằng càng ngày càng có nhiều quốc gia chấp nhận hôn nhân đồng tính, nhưng những quốc gia chưa chấp nhận vẫn còn nhiều. Trong đời sống tôn giáo, xã hội; người đồng tính vẫn còn bị đối xử phân biệt, cô lập và bách hại. Hàng năm tại Hoa Kỳ hơn 34.000 thanh thiếu niên đồng tính đã tự tử (1) vì gia đình, xã hội, tôn giáo.. đã kết ánruồng bỏ họ! Không phải bây giờ những người đồng tính mới bị đối xử phân biệt, nhưng họ đã bị bách hại có hệ thống hơn hai ngàn năm nay từ khi những tôn giáo độc thần, sử dụng Thánh Kinh Cựu Ước như Thiên Chúa, Tin Lành, và Hồi Giáo ảnh hưởng vào xã hội.

 

Tôn Giáo và Đồng Tính:

Xã hội Âu Châu cổ đại chấp nhận đồng tính như một lối sống bình thường và điều này đã phản ánh trong thần thoại Hy Lạp trong đó có nhiều vị thần đồng tính như Achilles, Zeus, Apolo, Poseidon, Heracles, Narcissus, Dyonisus …(2) Nhưng đến khi Thiên Chúa Giáo (Catholic) phát triển thì đồng tính bị kỳ thị (3), khốc liệt nhất với “thánh” Thomas Aquinas. Nhà thần học Thiên Chúa Giáo này chủ trương đồng tính là trái với Luật Tự Nhiên (4). Trong lịch sử của Tòa Thánh Vatican, những người đồng tính bị kết án là quỷ Satan hay phù thủy và bị thiêu sống bởi Tòa Án Dị Giáo (Spanish Inquisition) lên đến hàng chục triệu người! Hitler cũng đã thiêu sống hàng triệu đồng tính. Sau này Tin Lành (Protestant) vẫn không khoan nhượng với đồng tính, vẫn kết án đồng tính là quỷ Satan, là bịnh hoạn; cho dầu Hiệp Hội Tâm Thần Mỹ (American Psychiatric Association) năm 1973 và Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới WHO (World Health Organization) năm 1990 đã xác nhận đồng tính không phải là bệnh hoạn, nhưng là xu hướng tính dục bẩm sinh. Hiện nay, tuy Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã công nhận hôn nhân đồng giới, nhưng vẫn còn nhiều tiểu bang ở Mỹ không chấp nhận chính sách này

Tại Á Châu, đồng tính được đối xử rộng lượng hơn và không bị bách hại. Trong thần thoại Ấn Độ có những vị thần đồng tính như thần lửa Agni đã khẩu dâm với thần mặt trăng Soma. Tại Trung Quốc, Lão Giáo cũng có những vị tiên đồng tính như Lam Thể Hòa, vua Vũ nhà Hạ, Châu Vương, Khuất Nguyên.. Trong các triều đại tại Trung Quốc có những vị vua đồng tính như Vệ Linh Công thời Chiến Quóc yêu Di Tử Hà; Hán Văn Đế yêu Đặng Thông; Hán Ai Đế sủng ái Đổng Hiền.., vua Càn Long nhà Thanh sủng ái Hòa Thân; vua Khải Định (Việt Nam)..  Khổng Giáo cũng không kết tội đồng tính như Cơ Đốc Giáo, Hồi Giáo. Tuy rằng với văn hóa Trung Quốc, vấn đề nối dòng nối dõi là quan trọng, bổn phận của nam giới là lấy vợ sinh con, quan hệ vợ chồng (phu thê) là một trong năm giềng mối của xã hội. Nhưng quan hệ bạn bè (bằng hữu) cũng là một trong năm mối quan hệ đó (5), trong quan hệ “bằng hữu” đó bao hàm quan hệ đồng tính một cách không chính thức. Trong những chuyện kết nghĩa ngày xưa, những người này “ăn cùng mâm, ngủ cùng chiếu”, Còn những người ái nam ái nữ không bị kỳ thị, nhưng được tuyển vào cung làm thái giám. Ngày nay, tại miền Nam Việt Nam, người đồng tính nam giả gái sinh hoạt công khai trong những nhóm múa bóng rỗi, hát lô tô, hát đám ma, đám cưới.., ở miền Trung và Bắc trong những sinh hoạt đồng bóng, hay hóa trang thành “con đĩ đánh bồng’ tại những đám rước trong dịp hội hè…Sở dĩ Khổng Giáo, Lão Giáo có cái nhìn thoáng về giới tính thứ ba vì trong triết học Trung Hoa quan niệm mọi vật đều có cả hai yếu tố âm dương, trong “âm” có “dương” và trong “dương” có “âm”, không ai toàn âm hay toàn dương và mọi người khác nhau trên tỷ lệ cao thấp của “âm dương” mà thôi. Từ nhận thức triết lý này đã ảnh hưởng lên cách đối xử với giới tính thứ ba khoan dungbình thường hơn những xã hội độc thần giáo điều mù quáng của phương Tây và Hồi Giáo. Hơn nữa, các nước phương Đông quan niệm chuyện “phòng the” là chuyện cá nhân, riêng tư chứ không phải là chuyện công khai! Tuy nhiên, tinh thần khoan dung này chỉ còn tồn tại trong giới “lương”, còn giới Tây học và “giáo” (công giáo) đã thay đổi từ khi các nước phương Đông bị thực dân xâm lược và Tây hóa từ thế kỷ thứ 19 đến nay!

 

Thái Độ của Đạo Phật với Đồng Tính:

Đạo Phậtđạo Từ Bi, Trí Tuệ và Hỷ Xã. Đức Phật đã phá bỏ những đối xử phân biệt đặt căn bản trên giai cấp, nam nữ. Trong giáo đoàn của ngài có mặt đầy đủ mọi thành phần xã hội từ giai cấp vương tôn quý tộc đến hạng hạ tiện nô lệ. Ngài tuyên bố: “Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, trong nước mắt cùng mặn”.(6). Với tinh thần Từ Bi đó ngài đã giải phóng cho phụ nữ vốn bị khinh miệt trong xã hội Ấn Độ, Ngài đã thành lập giáo đoàn nữ khất sĩ đầu tiên trên thế giới, Cho đến ngày nay giáo đoàn nữ tu Phật Giáo này vẫn là giáo đoàn duy nhất bình đẳng với giáo đoàn nam tu sĩ trên mọi phương diện.

Còn đối với đồng tính thái độ của đức Phật như thế nào? Đạo Phật chủ trương mọi hiện hữu do nhân duyên. Con người cũng thế, khi đầy đủ yếu tố để thọ sinh thân nam thì sinh làm người nam, đầy đủ yếu tố nữ thì sinh thân nữ, hay giới tính thứ ba. Các thân này là kết quả của Nghiệp. Do đó dị tính hay đống tính là khuynh hướng tính dục tự nhiên của từng giới tính và khuynh hướng này không phải là hệ quả của tập quán xã hội, vấn đề tâm sinh lý hay đạo đức. “Chính Đức Phật không bao giờ phê phán về mặt đạo đức đối với những hành động tình dục đồng tính. Những nguồn tư liệu sớm nhất cho thấy rằng đồng tính luyến ái không được bàn luận như là vấn đề đạo đức.” (7) Tại Ấn Độ cũng như tại Trung Quốc vấn đề đồng tính không được quan niệm là một tội ác như tại các nước Thiên Chúa Giáo, Tin LànhHồi Giáo. Quan hệ đồng tính được quan niệm như một biểu hiện của tình bạn. Do đó vấn đề này diễn ra khắp nơi và được bàn luận công khai không úy kỵ như linh mục Matteo Ricci, môt linh mục Dòng Tên (Jesuite) sống 27 năm tại Trung Quốc, năm 1583 đã kinh ngạc trước thái độ cởi mở và sự khoan dung của người Trung Quốc đối với vấn đề đồng tính: “Điểm nêu rõ nhất sự bi thảm của những người này không gì ít hơn là sự khao khát nhục dục bẩm sinh; họ thực hiện những tham dục phi tự nhiên, phản nghịch quy tắc của vạn vật, và sự việc này chẳng những không bị nghiêm cấm qua luật pháp, mà cũng không được xem là phi pháp hoặc là một lí do để hổ thẹn. Nó được luận bàn công khai và được thực hiện ở mọi nơi mà không ai ngăn cản.” (8). Ông ta đã xem đây là dấu hiệu của sự sa đọa như câu chuyện trong Thánh Kinh Cơ Đốc Giáo về thành Sodom và Gomorrah (9). Có lẽ sâu thẳm trong tâm trí ông ta cầu mong Thiên Chúa sẽ thiêu đốt Trung Quốc như đã thiêu đốt hai thành trên vì không kết án đồng tính! 

Trong quan hệ tình dục của người tại gia, đức Phật chỉ ngăn cấm chuyện tà dâm để bảo vệ hạnh phúc gia đình và không gây đau khổ cho người khác. Tà Dâm là giới thứ ba trong năm giới. Phật Giáo quan niệm tà dâm là sự quan hệ không chung thủy, ngoài hôn nhân, bạo lực tình dục hay quan hệ với súc vật. Đức Phật nói “hành động nào mang đến hạnh phúc cho người khác là hành động thiện và hành động nào mang đến đau khổ cho kẻ khác là hành động bất thiện” (Dhammapada). “Nguyên tắc Ahimsa (bất hạiyêu cầu rằng không nên cố ý làm tổn thương tâm hồn và thể xác của người khác, chẳng hạn, nghiêm cấm hiếp dâm, giao cấu với trẻ em, quấy rối tình dụcloạn luân. Hơn nữa, tất cả mọi mối quan hệ, trong đó có quan hệ tính dục, phải được thể hiện bằng đức tính thương yêu và lòng từ bi vô hạn. “Nguyên tắc vàng” dạy rằng: Cái gì mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác” (10) Với những nguyên tắc hạnh phúc như thế đức Phật không phân biệt đồng tính hay dị tính.

Tu sĩtình dục: Mặt khác đạo Phật không khuyến khích sinh sản vì sinh sản là tiếp nối vòng luân hồi khổ não. Khi hay tin Rahula đã ra đời, đức Phật đã than: “Xiềng xích đã trói buộc, làm trở ngại cho sự tu tập giác ngộ” (11). Vì không muốn các đệ tử xuất gia vướng bận chuyện gia đình vợ con phiền toái làm trở ngại cho việc tu tập, đức Phật đã ngăn cấm các tu sĩhành vi dâm dục. Vị xuất gia nào vi phạm sẽ bị trục xuất ra khỏi giáo đoàn. Giới Dâm Dục là một trong bốn giới trọng, gọi là Ba La Di  (12). Hơn nữa lối sống của tăng đoàn thời đức Phật: khất thực mỗi ngày và ngủ dưới gốc cây, thì không thể nào chấp nhận cho tu sĩđời sống gia đình. Mục đích của Đạo Phật là không vướng mắc vào dục vọng để giải thoát. Trong mục đích diệt dục đó vấn đề giới tính của hàng xuất gia không phải là vấn đề thảo luận.

Thời đức Phật, vấn đề đồng tính không được đặt ra và không bị đối xử phân biệt. Trong tất cả Kinh Luật của Phật Giáo, không thấy nơi nào đức Phật kết án đồng tính là tội lỗi hay cấm đoán đồng tính gia nhập giáo đoàn; và đức Phật cũng không hề cấm đoán Phật tử tại gia có quan hệ đồng tính.

Nhưng trong thời hiện đại thái độ của các tông phái Phật Giáo đối với vấn đề đồng tính khác biệt nhau hoàn toàn. Điều này xảy ra có lẽ vì mức độ Tây phương hóa của từng quốc gia. Phật Giáo Nhật Bản rất cởi mở và chấp nhận đồng tính là một quan hệ cần thiết của các tu sĩ trên bước đường tu tập (13). Trong khi đó Phật Giáo Nam Truyền tại Thái Lan nghiêm cấm đồng tính gia nhập giáo đoàn (14). Sự việc hòa thượng Pisam Thamapatee trục xuất cả ngàn vị tăng đồng tính ra khỏi giáo đoàn năm 2003!  Trên phương diện thân thể cũng như tâm lý, những người đồng tính cũng bình thường như những người dị tính. Nếu những người đồng tính không phạm giới thì không có lý do để trục xuất, Còn nếu trục xuất vì lỳ do phạm giới thì giới tính không phải là nguyên nhân. Do đó chúng ta thấy quyết định này không đặt căn bản trên tinh thần giới luật Phật Giáo, mà đặt trên quan niệm cá nhân.

Còn đức Đạt Lai Lạt Ma thì có thái độ thủ cựu của Phật Giáo Tây Tạng vẫn cho rằng quan hệ đồng tính là tà dâm! Tuy rằng ngài tìm cách cảm thông với cộng đồng đồng tính, không kết án đồng tính như các tôn giáo độc thần, nhưng vẫn không xem đồng tính là bình thường (15).

Thiền sư Thích Nhất Hạnh của Phật Giáo Làng Mai thì cố giang tay đón nhận đồng tính, bày tỏ thái độ đồng cảm, tạo cơ hội cho đồng tính tu tập chuyển hóa (16).

 

Đồng Tính Có Được Thọ Đại Giới?

Với câu hỏi này chúng ta có những câu trả lời khác nhau. Có quan niệm cho rằng đồng tính không được xuất gia thọ giới vì những lý do sau:

1/ Người nam hay nữ đồng tính tuy họ mang thân hình người nam hay thân nữ nhưng khuynh hướng tính dục của họ hướng về người đồng giới. Do đó khi ở trong chùa, đồng tính nam sẽ yêu đương quý thầy; và đồng tính nữ sẽ yêu đương quý cô. Điều này sẽ gây phiền toái và làm trở ngại công việc tu tập của tăng ni.

2/ Theo các vị này, trong luật quy định, những ai là “hoàng môn” thì không được thọ giới xuất gia như Sa Di, Tỳ Kheo, vì “hoàng môn” là đồng tính.

Quan niệm trên có phải là quan niệm chính thống của đạo Phật? Chúng ta hãy duyệt qua những Kinh Luật Phật Giáo để xem những người đồng tính có được xuất gia thọ giới hay không?

Sau đây là những quy định trong Giới Đàn Tăng, Giới Đàn Ni về những trường hợp không được thọ giới:

Thứ nhất, Luật Phật Giáo không cho phép người “lục căn bất cụ”, nghĩa là người không đủ sáu căn thì không được thọ đại giới. Nhưng người đồng tính có đầy đủ sáu căn (lục căn cụ túc) (17). Như thế họ có đủ điều kiện thân thể tráng kiện, tâm lý bình thường thì không lý do gì để từ chối họ trong việc thọ giới.

Thứ hai, Giới Luật cấm những người “hoàng môn” không được thọ giới. “Hoàng môn” nghĩa là gì? Đại khái “hoàng môn” là người thiếu bộ phận sinh dục như thái giám. Chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa chữ “hoàng môn” trong phần sau để thấy rằng đồng tính không phải là “hoàng môn”. Vì người đồng tính có bộ phận sinh dục bình thường và có khả năng tình dục như mọi người.

Thứ ba, vấn đề yêu đương đồng giới sẽ gây trở ngại cho tăng đoàn. Theo luật xuất gia, bất kể đồng tính hay dị tính khi phạm giới “ái dục” đều bị trục xuất ra khỏi giáo đoàn. Khi bồ đề tâm (18) không vững thì đều phạm giới, ngay cả những đệ tử của đức Phật. Do đó đức Phật đã chế ra giới luật để duy trì sự thanh tịnhhòa hợp trong giáo đoàn.

Thứ tư, mục đích xuất gia là cầu giải thoát sanh tử, trong đó ái dụccăn bản của sinh tử luân hồi. “Tại gia ngũ giới duy chế tà dâm, xuất gia thập giới toàn đoạn dâm dục”: nghĩa là: năm giới của Phật tử tại gia chỉ cấm tà dâm; còn mười giới xuất gia cấm hoàn toàn vấn đề dâm dục (19). Do đó đồng tính hay dị tính ở đây đều phải diệt dục.

 

“Hoàng Môn” Có phải là Đồng Tính:

Trước khi thọ giới, giới tử được hỏi 12 câu “vấn nạn” (những câu hỏi về đời tư) (20). Nếu giới tử nào trả lời “có” của bất kỳ câu nào  trong 12 câu đó thì không được thọ giới. Câu vấn nạn dễ gây hiểu lầmliên quan đến vấn đề đồng tính là câu vấn nạn thứ 5: “Các vị có phải hoàng môn không?”

“Hoàng môn” nghĩa là gì?

Trong Phật Quang Đại Từ Điển, quyển 2, Thích Quảng Độ dịch, Paris, 2012, trang 2222:

“Hoàng môn (黃門): Phạm: pandaka. Dịch âm: Bán trạch ca, Ban tra, Ban đô ca, Bán trạch, Bán thác ca. Dịch ý: Yêm nhân (người bị thiến, hoạn); Bất nam (người bất lực): chỉ cho người có nam căn bị hủy hoại.

Luật Thập Tụng quyển 21 và Luật Tứ Phần quyển 35, 39 chia Hoàng Môn thành năm loại, gọi là Ngũ Chủng Hoàng Môn (Phạm: Panca pandaka), Ngũ Chủng Bất Năng Nam, Ngũ Chủng Bất Nam. Đó là:

1/ Sinh bất năng nam: cũng gọi là sinh Hoàng Môn (Phạm: Jati-pandaka), chỉ cho người sinh ra đã không có nam căn và không có khả năng hành dâm.

2/ Bán nguyệt bất năng nam: cũng gọi Bán bất nam, Bán nguyệt hoàng môn (Phạm: paksa-pandaka), người có thể nửa tháng hành dâm, nửa tháng không thể.

3/ Đố bất năng nam: cũng gọi Đố hoàng môn (Phạm: Irsya-pandaka), chỉ cho người thấy kẻ khác hành dâm liền khởi tâm dâm.

4/ Biến bất năng nam: cũng gọi Biến hoàng môn, Bào sinh hoàng môn, Tinh bất năng nam, Xúc bảo hoàng môn (Phạm: Asak-tapradurbhavi-pandaka): chỉ cho người lúc muốn hành dâm thì bỗng nhiên mất nam căn.

5/ Bệnh bất năng nam: cũng gọi kiện bất năng nam, Kiện bất nam, Hình tàn hoàng môn (Phạm: Apat-pandaka): chỉ cho người sinh ra nam căn đã bị hư nát, hoặc vì trùng cắn mà bị đứt mất nam căn.

Luận Câu xá quyển 15 chia Hoàng môn làm 2 loại: Phiến sỉ (Phạm: Sandha) và Bán trạch ca (Phạm: pandaka). Câu xá luận quang kí quyển 3 thì giải thích thêm và nêu 5 loại Hoàng môn là: Bản tính phiến sỉ (tương đương với sinh bất năng nam), Tổn hoại phiến sỉ (tương đương với Bệnh bất năng nam), Tật đố bán trạch ca (khi thấy người khác hành dâm thì nam căn mới thình lình phát khởi), Bán nguyệt bán trạch ca (tương đương với Bán nguyệt bất năng nam) và Quán sái bán trạch ca (khi tắm rửa nam căn mới thình lình phát khởi). Còn luật Ma ha tăng kì thì có thuyết Lục chủng bất năng nam , tức là Sinh, Nại phá, Cát khước, Nhân tha, Đố và Bán nguyệt. Trong đó, Nại phá bất nam , chỉ cho vợ cả vợ lẽ đồng thời sinh con trai, vì ghen ghét lẫn nhau, nên bên này phá hư nam căn (sinh thực khí) của đứa bé bên kia ngay từ lúc còn nhỏ Cát khước bất nam , chỉ cho các Hoạn quan, Nhân tha bất nam chỉ cho người vì xúc chạm với người đối diệnthình lình nam căn phát khởi. Giới luật qui định những loại người nói trên đây đều không được xuất gia thụ giới Cụ túc. [X. luận Đại tì bà sa Q.3; luận Đại thừa a tì đạt ma tạp tập Q.8; Tứ phần luật hành sự sao tư trì kí Q.thượng phần 3 đoạn 1; Câu xá luận quang kí Q.15; Huyền ứng âm nghĩa Q.24]”

Hoàng môn (黃門): Phạn ngữ là paṇḍaka, ý nghĩa ban đầu của từ này được dùng để chỉ những quan hoạn mặc áo vàng trong cung cấm của vua, là những người đã tự thiến dương vật. Về sau, hoàng môn được dùng để chỉ chung những người tuy mang dáng vẻ nam giới nhưng không có dương vật, hoặc người tật khuyết nam căn. Từ này chỉ chung những kẻ do tật khuyết nam căn (dương vật), hoặc do có bệnh tật, hoặc bị thiến... (21) nên không thể làm việc hành dâm.

Như thế “hoàng môn” là người không có bộ phận sinh dục nam, hay bị thiến, không có khả năng sinh dục. Với định nghĩa trên, xét kỹ các loại “hoàng môn’ đều không phải là đồng tính. Vì đồng tính nam hay nữ đều có nam căn hay nữ căn đầy đủ và đều có khả năng tình dục.

Tại sao đức Phật không cho phép “hoàng môn” thọ Cụ Túc Giới (22). Vì “hoàng môn” là người thiếu bộ phận sinh dục, do đó tâm sinh lý không bình thường. Những người này có thể tập sự xuất gia để gieo duyên , nhưng không được thọ đại giới. Người xuất gia là bậc đại trượng phu, là bậc thầy của chư thiênloài người, là người đại diện cho đức Phật tuyên dương giáo pháp cao thương, do đó vị tu sĩ phải là người có thân thể tráng kiện, tướng mạo đoan trang, tinh thần minh mẫn, đầy đủ trí tuệ.

Tại sao có sự giải thích nhập nhằng giữa “hoàng môn” và “đồng tính”?

Thứ nhất, quý vị này chỉ nghe loáng thoáng, nhưng chưa tìm hiểu thấu đáo danh từ “hoàng môn”, do đó mới đưa đến sự ngộ nhận này.

Thứ hai, có lẽ ảnh hưởng thái độ bất khoan dung của truyền thống Cơ Đốc Giáo phương Tây trong quá trình Tây hóa của các nước phương Đông. Trong thời thực dân, đất nước bị ngoại bang cai trị, chính quyền thực dân rêu rao chính sách “khai hóa” và chúng ta bị nhồi sọ mặc cảm ‘lạc hậu”, nghĩa là tất cả những gì không phải phương Tây đều là thiếu văn minh! Từ đó chúng ta tôn thờ họ, bắt chước lối sống “văn minh” Tây phương mà không chọn lựa. Chúng ta vô tình bị nhồi sọ trong giáo điều của các tôn giáo Âu Mỹ, hoặc chúng ta sử dụng những sách do các học giả Tây Phương viết theo quan niệm Cơ Đốc Giáo (23); để rồi đánh mất truyền thống nhân hòa, độ lượng của Phật Giáo. Sai lầm này đã gây đau khổ cho hàng trăm triệu con người tại khắp nơi trên thế giới!

 

Các Vị La Hán Đồng Tính:

Để trả lời câu hỏi: Đức Phậtcho phép đồng tính xuất gia không? Người đồng tính có khả năng giác ngộ không? Qua các câu chuyện về những đệ tử của đức Phật cho chúng ta thấy tấm lòng từ ái bao la của Ngài không những chấp nhận đồng tính gia nhập vào giáo đoàn, nhưng Ngài cũng cho thấy những đệ tử đồng tính này đều có khả năng giác ngộ.

1/ Chuyện Soreyya: Soreyya là con trai của vị chưởng khố ở thành Xá Vệ. Lúc anh ta cùng bạn và tùy tùng ra ngoài thành đi tắm; anh ta gặp trưởng lão Đại Ca Chiên Diên (Maha Kaccayana) lúc ngài đang thay y. Say mê trước vẻ đẹp tuấn tú của trưởng lão, anh mơ ước kết hôn cùng trưởng lão. Tức thì anh hóa thành một cô gái xinh đẹp. Hổ thẹn, Soreyya bỏ đi, rồi làm vợ cho một trưởng giả. Cuối cùng Soreyya ăn năn sám hối, được trở lại thân nam và được tôn giả Maha Kaccayana cho xuất gia, thọ giới Tỳ Kheo. Sau đó Soreyya chứng quả A La Hán. Kể câu chuyện này xong, đức Phật nói bài kệ:

Điều mẹ, cha, bà con
Không có thể làm được
Tâm hướng chánh làm được,
Làm được tốt đẹp hơn. (24)

Qua câu chuyện này, chúng ta thấy ngài Soreyya là người song tính, đức Phật cho xuất gia, thọ giới Tỳ Kheochứng quả A La Hán. Như thế đức Phật cho thấy vấn đề khuynh hướng tính dục không phải là chướng ngại cho việc tu tậpchứng đạo.

2/ Chuyện đôi bạn thân thiết (Tiền thân Abhinha): Đức Phật kể tại tinh xá Kỳ Viên chuyện thân thiết của một nam cư sĩ và  một trưởng lão lớn tuổi ở thành Xá Vệ. Hàng ngày vị xuất gia đến nhà người kia. Vị cưcúng dường thức ăn và tự mình cũng ăn. Sau đó vị cư sĩ theo về tinh xá, họ ngồi nói chuyện với nhau cho đến khi mặt trời lặn vị cư sĩ mới trở vào thành. Và vị Tỳ Kheo tiễn bạn đến tận cổng thành. Sau đó đức Phật cho biết sự quan hệ khắn khít đó bắt nguồn từ tiền kiếp khi họ làm thân con voi và con chó. (25)

3/ Chuyện Vakkali: Vakkali là con của một Bà La Môn ở Savitthi, say mê vẻ đẹp của Đức Phật xin xuất gia để được gần Phật. Tuy ở trong giáo đoàn nhưng anh ta không tu tập gì cả, suốt ngày chỉ theo nhìn Phật mà thôi. Một hôm Đức Phật bắt gặp cái nhìn đắm đuối của anh ta, Đức Phật hỏi: “Con nhìn cái thây ma thối tha làm gì?”. Sau đó anh ta bị đuổi khỏi giáo đoàn. Xấu hổtuyệt vọng anh ta định tự tử. Đức Phật biết ý định đó đã đến cứu anh ta và Ngài dạy: “Ai nhìn thấy Pháp là nhìn thấy Phật, và ai nhìn thấy Phật là nhìn thấy Pháp”. Anh ta giác ngộtrở về giáo đoàn. (26)

Trong câu chuyện này đức Phật đuổi Vakkali ra khỏi giáo đoàn vì anh ta phạm giới chứ không phải vì anh ta đồng tính. Sau khi anh ta ăn năn sám hối đức Phật chấp nhận anh ta trở lại giáo đoàn.

4/ Chuyện đôi bạn Citta-Sambhuta: Đức Phật kể chuyện tại Kỳ Viên về hai người bạn đồng tu Citta và Sambhuta. Hai người này sống rất hài hòa, thân thiết, chung cùng mọi thứ; ngay khi khất thực, cùng đi và cùng về, hai vị không rời nhau một bước. Tăng chúng tán thán tình bằng hữu đó. Đức Phật nhân đó kể chuyện tình bằng hữu của Ngài và Ananda. Hai người đã khắn khít qua nhiều tiền kiếp, từ kiếp làm hai thanh niên Chiên Đà La tên là Citta và Sambhuta, Sau đó đầu thai làm hai con nai, rồi hai chim ưng, kế tiếp làm vua và ẩn sĩ. Đời nào kiếp nào cả hai đều quấn quít với nhau. Cuối cùng đức Phật nói: “Vào thời ấy Ananda là trí giả Sambhuta và Ta chính là trí giả Citta.” (27)

 

Đức Phật Ca Ngợi Tình Đồng Tu.

Qua những câu chuyện trên, đức Phậttăng đoàn ca ngợi tình bằng hữu của hai người bạn đồng tu. Vì con đường tu tậpcon đường đơn độc, đầy gian nan, do đó đức Phật khuyến khích người tu nên có một bạn đồng tu. Hai người giúp đỡ nhau trong cuộc sống, cũng như trên sự học hỏitu tập. Đức Phật không khuyến khích quan hệ dục cảm, nhưng Ngài khuyến khích quan hệ tâm linh. Thật quý báu khi hai người đồng tu hiểu nhau và sách tấn để cùng nhau tiến đến giải thoát. Đây là một loại tình cảm trong sáng, thánh thiệngiải thoát. Trong kinh gọi tình bạn cao thượng này là “thiện hữu tri thức” (người bạn tốt giúp đỡ nhau trên phương diện kiến thứctâm linh) (28). Trong lối sống của tăng sĩ ngày xưa, khất thực và ngủ gốc cây; thì những người bạn đồng tu là kẻ bảo vệ, là người đồng hành tốt nhất. Do đó quan hệ này là điều cần thiết trong việc phát triển đời sống tâm linh.

Trong con mắt phàm tục với ảnh hưởng  quan niệm tình dục lệch lạc, đầy mặc cảm của phương Tây, họ sẽ nhìn quan hệ này là quan hệ đồng tính, một sự quan hệ tội lỗi! Chính thái độ quá coi trọng vấn đề truyền giống để loài người sinh sôi nấy nở như lời dạy trong Thánh Kinh Cựu Ước, các tôn giáo sử dụng thánh kinh này đã kết án và giết chết các mối quan hệ đồng tính giữa con ngườicon người. “Michel Foucault cũng cho rằng trong thế giới của chúng ta quan hệ giữa người với người đã “nghèo nàn” đi bởi sự quan trọng quá mức của quan hệ gia đìnhChúng ta sống trong một thế giới mà luật phápxã hội và hiến pháp làm cho những quan hệ của chúng ta trở nên rất ít ỏi, rất nghèo nàn và rất đơn giản. Tất nhiên, chúng ta có những quan hệ cơ bản về hôn nhân và gia đình, nhưng ngoài ra còn có biết bao nhiêu những quan hệ khác nữa có thể tồn tại…” (29)

Có lẽ thái độ coi trọng tình bạn cùng giới và ca ngợi tình bạn thiêng liêng này của Phật Giáo, cũng như tình bằng hữu trong Khổng Giáo đã khiến cho các nước phương Đông có cái nhìn khoan dung, thiện cảm với quan hệ đồng tính. Trong lịch sử Ấn Độ, Trung Quốc cũng như tại các nước Á Châu khác, chưa bao giờ người đồng tính bị đối xử phân biệt, và các hành động tính dục đồng tính cũng chưa bao giờ bị kết ántội lỗi như tại các nước theo tôn giáo độc thần phương Tây và Trung Đông. Trước thế kỷ 19, nghĩa là trước phong trào thực dân phương Tây, người dân tại các nước Á Châu coi chuyện quan hệ đồng tính là chuyện bình thường, là biểu hiện thân tình giữa hai người bạn cùng giới yêu thương nhau. Người đồng tính ngày xưa không có nhu cầu kết hợp nhau trong hôn nhân như ngày nay. Vấn đề kết hôn đồng tính ngày nay phát khởi từ những nước Tây Phương, đây có lẽ là phản ứng mạnh mẽ chống lại sự kết án cuồng tín, dã man với những sự bách hại của những nhà thờ Thiên Chúa Giáo, Tin LànhHồi Giáo đối với người đồng tính.

 

Kết Luận:

Qua những phân tích trên chúng ta thấy đức Phật không bao giờ có cái nhìn tiêu cực về người có khuynh hướng tính dục đồng tính. Trong năm giới cho người tại gia, đức Phật chỉ cấm tà dâm, nghĩa là chung thủy với người bạn đời của mình, bất kể là đồng tính hay dị tính. Ngài không bao giờ kết án đồng tính là tà dâm (30).

Ngài cũng không cấm người đồng tính xuất gia hay thọ giới Tỳ Kheo. Qua những câu chuyện trên về các đệ tử của Ngài, chúng ta đã thấy cũng có vị là đồng tính và chứng quả A La Hán. Như thế khả năng giác ngộ ở đồng tính, dị tính hay phụ nữ đều ngang nhau.

Trong tự điển Phật Giáo không có mặt danh từ “đồng tính”. Đức Phật giữ thái độ hoàn toàn im lặng trong vấn đề này. Nếu có phát biểu về sự giao tình thân thiết giữa hai vị khất sĩ, Ngài phát biểu với sự trân trọng vè một đạo tình trong sáng , thánh thiện của “thiện hữu tri thức”.

“Hoàng môn“ không phải là đồng tính như một số người lầm tưởng. Trong Luật Tỳ Kheo, đức Phật không cho phép những người “hoàng môn” thọ giới. Hoàng môn là những người thiếu bộ phận sinh dục nam, hay bộ phận sinh dục bị hư hỏng và không có khả năng tình dục. Lý do không được thọ giới là vì tâm sinh lý không quân bình.

Có người lý luận rằng các sư đồng tính sẽ quấy nhiễu các sư khác. Lý luận này không vững vì người xuất giatoàn đoạn dâm dục” (31) nghĩa là hoàn toàn không có hành vi dâm dục. Nếu có vấn đề phạm giới thì dầu đồng tính hay dị tính đều áp dụng giới luật để xử trị.

Đạo Phậtđạo từ bi và trí tuệ. Lòng từ bi của đức Phậtvô lượng vô biên, không điều kiệnkhông giới hạn. Khi chúng ta đặt điều kiện để xuất gia hay nhận thức sai lầm vế đồng tính là chúng ta đã không có từ bitrí tuệ. Với sự sai lầm này chúng ta đã biến đạo Phật trở thành đạo kỳ thị đồng tính, ngang tầm với Cơ Đốc GiáoHồi Giáo. Nhận thức lệch lạc về đồng tính đã gián tiếp trách nhiệm về cái chết của hàng triệu thanh thiếu niên đồng tính khắp thế giới.

Vấn đề đồng tính là nỗi đau lớn của nhân loại. Suốt mấy ngàn năm qua đồng tính đã bị những người cuồng tín của các tôn giáo sử dụng Thánh Kinh Cựu Ước truy đuổi và bách hại. Điều này đã đưa đến cái chết của hàng triệu sinh mạng và sự tự tử của hàng triệu thanh thiếu niên khắp thế giới. Phật tử không bao giờ  tiếp tay cho những sự đối xử phân biệt dã man này.

Ngày 26 tháng 6 năm 2017, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ (US Supreme Court) ra phán quyết công nhận hôn nhân đồng tính. Hành động này đã cứu mạng hàng mấy chục ngàn thanh thiếu niên đồng tính tại Hoa Kỳ và hàng triệu người khác trên thế giới khỏi thảm nạn tự tử hàng năm. Đây là cuộc cách mạng vĩ đại xóa bỏ kỳ thị đồng tính trên khắp hành tinh mà Hoa Kỳ là nước tiên phong.

Phật Giáo chấp nhận và bảo bọc những người thuộc giới tính thứ ba như sự bảo bọc và thương yêu mọi giới tính khác từ hơn 2500 năm trước. Đức Phật chủ trương mọi người đều có Phật tính, do đó những người thuộc giới tính thứ ba đều có khả năng thành Phật. Lòng Từ Bi của đạo Phật không cho phép người Phật tử làm hại bất kỳ chúng sanh nào, huống là con người.

 

Chùa Pháp Nguyên, Texas, Hoa Kỳ.

Mùa Phật Đản 2020

Thích Trí Hoàng

_____________________________________

(1)         Wikipedia: Suicide Among LGBT Youth: “A U.S. government study, titled Report of the Secretary's Task Force on Youth Suicide, published in 1989, found that LGBT youth are four times more likely to attempt suicide than other young people.[11] This higher prevalence of suicidal ideation and overall mental health problems among gay teenagers compared to their heterosexual peers has been attributed to minority stress.[12][13] "More than 34,000 people die by suicide each year," making it "the third leading cause of death among 15 to 24 year olds with lesbian, gay, and bisexual youth attempting suicide up to four times more than their heterosexual peers."[14]  ": (11)Report of the Secretary's Task Force on Youth Suicide". Eric.ed.gov. Retrieved 2011-08-21. (12) "Definition of Bisexual suicide risk". Medterms.com. October 27, 1999. Archived from the original on December 8, 2011. Retrieved August 21, 2011.(13) ^ Meyer, IH (September 2003). "Prejudice, social stress, and mental health in lesbian, gay, and bisexual populations: conceptual issues and research evidence". Psychological Bulletin. 129 (5): 674–97. doi:10.1037/0033-2909.129.5.674PMC 2072932PMID 12956539. (14) Jump up to:a b "Additional Facts about Lesbian, Gay, Bisexual, and Transgender Youth". Thetrevorproject.org. Retrieved 2011-08-21.

(2)         Xem thần thoại Hy Lạp.

(3)         Những đoạn trong Thánh Kinh Cựu Ước (Old Testament) đã kết án đồng tính: “Hai thành phố Sodom và Gomorrah thác loạn đồng tính, vì vậy Thiên Chùa đã trừng phạt bằng ngọn lửa vĩnh hằng” (Genesis 19). “Nếu một người nam làm tình với một người nam, họ phải bị xử tử” (Leviticus 20:13). Trong Thánh Kinh Tân Ước (New Testament): “Paul chứng minh rằng: Dục vọng đồng tính không phải chủ ý ban đầu của Thiên Chúa. Những dục vọng bệnh hoạn của chúng ta là dấu hiệu xa rời Thiên Chúa” (Romans 1:18-32). “Kẻ thực hành đồng tính không được thừa hưởng Nước Chúa. Tội lỗi đồng tính là nghiêm trọng, không độc nhất và và không tránh thoát”(Corinthians 6:9-10). “Kẻ thực hành đồng tính là phản lại giáo điều chính thống” (Timothy 1:8-10).

(4)         Thomas Aquinas, Homosexuality and the Natural Law.

(5)         Năm giềng mối quan trọng giữa người và người: vua tôi (quân thần); cha con (phụ tử); vợ chồng (phu phụ), anh em (huynh đệ); bạn bè (bằng hữu).

(6)         Đức Phật độ cho Sunita, vốn làm nghề gánh phân. Thích Nhất Hạnh, Old Path White Clouds,Parallax Press, California, 1991, chapter 43, page 278.

(7)         Damien Keown “Quan Diểm của Phật Giáo về Tính Dục, Hôn Nhân và Đồng Tính”  Gia Quốc dịch trong Nguyệt San Giác Ngộ, Thư Viện Hoa Sen.

(8)         “Đồng Tính Luyến ÁiPhật Giáo Thượng Tọa Bộ (Nam Truyền) “Homosexuality and Theravada Buddhism”, Tác giả: A. L. De Silva, Janapadaratna, Thư Viện Hoa Sen.

(9)         Xem chú thích (2)

(10)  Damien Keown, như trên.

(11)  Wikipedia, Rahula: The Pāli account claims that when he receives the news of his son's birth he replies "rāhulajāto bandhanaṃ jātaṃ", meaning 'A rāhu is born, a fetter has arisen', that is, an impediment to the search for enlightenment.

(12)  Ba La Di (parajika) là trọng tội. Gồm bốn trọng tội: sát sinh, trộm cắp, dâm dục, vọng ngữ. Khi vị Tỳ Kheo phạm vào 4 giới này thì không được sám hối và bị trục xuất ra khòi giáo đoàn.

(13)  Ở Nhật Bảnảnh hưởng của những hình tượng tình dục Tantric mô tả sự giao hợp giữa nam và nữ thực ra là không đáng kể. Quan trọng hơn là ảnh hưởng của những hình tượng cảm dục đồng giới và thậm chí tình dục đồng giới trong những tổ chức Phật giáo nam, nơi mà những chú tiểu đẹp được coi như hiện thân của nguyên tắc nữ giới. Việc Đạo Phật cho phép thậm chí tu sĩ cũng có những sinh hoạt tình dục đồng tính được thể hiện rõ qua huyền thoại nổi tiếng về người sáng lập trường phái Shingon, Kooboo Daishi (Kuukai), người đã nhập môn tình dục đồng giới vào Nhật sau khi đi tu học ở Trung Quốcvề vào đầu thế kỷ thứ chín. Huyền thoại này nổi tiếng tới mức thậm chí Gaspar Vilela, một nhà du hành Bồ Đào Nha cũng nghe đến. Ghi chép vào năm 1571, ông phàn nàn về thói nghiện “kê gian” (sodomy) của những tu sĩ tại núi Hiei. Những ghi chép của những người truyền đạo Jesuit chứa đầy những ta thán về sự hiện diện khắp nơi của ham mê tình dục đồng tính trong chùa chiền Nhật Bản. Điều làm những nhà truyền đạo bực dọc là xem ra những thói quen này được chấp nhận rất rộng rãi. Cha cố Francis Cabral ghi lại trong một bức thư viết năm 1596 rằng “sự ghê tởm của da thịt” và những “thói quen ma quỷ” được “coi là danh giá tại Nhật Bản. Dharmachari Jnanavira, “Đồng Tính Luyến Ái Trong Truyền Thống Phật Giáo Nhật Bản”, Talawas lược dịch.

(14)  Vào tháng 7 năm 2003, Hòa thượng Pisarn Thamapatee, một trong những vị Tỳ kheo nổi tiếng của Thái Lan, đã cho rằng có cả nghìn vị Tỳ kheo đồng tính trong số 300.000 Tỳ kheo trên đất nước này, tuy nhiên nhiều người khác lại ước đoán một con số thấp hơn nhiều. Cho dù đó là con số thực, ngài đã ra lệnh trục xuất họ khỏi Tăng đoàn và cần phải có sự nghiêm khắc hơn đối với các thành viên thọ giới. Ngài bộc lộ quan điểm rằng, những người tình dục lệch lạc không được khoác pháp phục, bởi: “Một số Tỳ kheo đồng tính là nguyên nhân của mọi sự rắc rối trong tu viện”. Quan Điểm của Phật GiáoTình Dục, Hôn Nhân và Đồng Tính. Damien Keown – Gia Quốc dịch Thư Viện Hoa Sen.

(15)  Đức Đạt Lai Lạt Ma lúng túng trong khi trả lới các lãnh đạo Phật tử đồng tính Hoa Kỳ: “From a Buddhist point of view, men-to-men and women-to-women is generally considered sexual misconduct. From society's point of view, mutually agreeable homosexual relations can be of mutual benefit, enjoyable and harmless." San Francisco Chronicle, June 11, 1997. (Từ quan điểm Phật Giáo (theo Ngài), quan hệ nam-nam nữ-nữ thông thường được coi là tà dâm. Từ quan điểm xã hội, mọi người đồng ý quan hệ đồng tính có thể mang lại lợi ích, hoan hỷbất hại).

(16)  Q. What is the Buddhist view of homosexuality?

The spirit of Buddhism is inclusiveness… Someone who discriminates against you, because of your race or the color of your skin or your sexual orientation, is ignorant. He doesn’t know his own ground of being. He doesn’t realize that we all share the same ground of being; that is why he can discriminate against you. (Quan điểm Phật Giáo về đồng tính là gì? Tinh thần Phật Giáo là dung hợp... Ai đối xử phân biệt với bạn trên căn bản chủng tộc, màu da, hay giới tính, đó là vô minh. Người đó không hiểu nền tảng sự sống của họ. Người đó không hiểu rằng tất cả chúng ta chia sẻ một nền tảng chung của sự sống vì vậy họ phân biệt đối xử bạn)  Thich Nhat Hanh, Answers from the Heart: Practical Responses To Life’s Burning Questions (Berkeley: Parallax Press, 2009), 119-122.

(17)  Lục căn bất cụ: sáu căn không đầy đủ. Sáu căn là Nhãn (mắt); Nhĩ (tai); Tỷ (mũi); Thiệt (lưỡi); Thân (thân thể); Ý (tâm lý). Thân bao gồm tay chân và bộ phận sinh dục. Xem Giới Đàn Tăng, Nghi Thức Thọ Tỳ Kheo Giới.

(18)  Bồ Đề Tâm: tâm cương quyết tu tập giải thoát, với chí nguyện trên cầu Phật đạo dưới cứu độ chúng sanh.

(19)  Xem Sa Di Thập Giới trong Luật Sa Di.

(20)  Mười hai vấn nạn: 1/ Biên tội (trước đã xuất gia phạm trọng giới). 2/ Nhiễm ô Tỳ Kheo Ni. 3/ Tặc tâm xuất gia. 4/ Phá nội ngoại đạo (trước theo ngoại đạo, nay xuất gia, rồi trở lại ngoại đạo). 5/ Hoàng môn. 6/ Giết cha. 7/ Giết mẹ. 8/ Giết A La Hán. 9/ Phá Yết Ma Tăng (phá sự hòa hợp của Tăng đoàn). 10/ Làm cho thân Phật ra huyết (phá chùa, phá tượng). 11/ Phi nhân (thần nhân biến hiện). 12/ Nhị hình (người có hai bộ phận sinh dục).

(21)  Ý nghĩa của từ hoàng môn trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp.

(22)  Cụ Túc Giới hay Đại Giới  là giới Tỳ Kheo (250 giới) hay Tỳ Kheo Ni (348 giới). Sau thới gian tập sự, hành giả nam hay nữ được phép thọ Cụ Túc Giới để chính thức trở thành đệ tử xuất gia, là trưởng tử của Như Lai, người kế thừa sự nghiệp hoằng hóa của chư Phật.

(23)  Peter Harvey, trong tác phẩm An Introduction to Buddhist: Foundations, Values and Issues (Trường Đại học Cambridge ấn hành, năm 2000), đã kết luận rằng, Pandakas chỉ cho loại người loạn chức năng ham muốn tình dục đồng tính nam. Còn Zwilling thì cho rằng Pandakas là loại ham muốn xấu xa, có thể là “lệch lạc tình dục, đồng tính luyến ái”.

(24)  Kinh Pháp Cú 43 (quyển 3, câu 9).

(25)  Tiểu Bộ Kinh Tập IV, Phẩm Kurunga.

(26)  Sathienpong Wannapok, “When Gays Sees the Dhamma” , 1987, page 60, cited in Winston Leyland, Queer Dharma, San Francisco, Gay Shunshine Press, 2000, page 74.

(27)  Tiểu Bộ Kinh, Tập VIII. Chuyện Tiền Thân Đức Phật V, Chương XV, Phẩm Hai Mươi Bài Kệ, Chuyện Tiền Thân Citta-Sambhuta.

(28)  Thiện hữu tri thức: Kalyana-mitra (sanskrit), Nghĩa của Thiện Hữu Tri Thức • Thiện có nghĩa là hiền và đạo đức, Tri là sự hiểu biết chơn chánh, còn Thức là thức tỉnh, không mê muội và tham đắm nơi các duyên đời nữa. * Kinh Itivuttaka Sutta: The Group of Ones” – bản dịch Anh của Thanissaro Bhikkhu. Đức Thế Tôn nói rằng: “Đối với các yếu tố bên ngoài, ta không thấy có bất kỳ yếu tố nào khác quan trọng như tình bạn đạo đáng quý để giúp một học tăng, người chưa chứng quả nhưng vẫn còn trên đường tìm giải thoát. Một vị sư được cơ duyên làm bạn với những người đáng quý sẽ rời bỏ các bất thiện pháp, và sẽ phát triển các thiện pháp.” * Kinh Upaddha Sutta: Half (of the Holy Life)” – bản Anh dịch của Thanissaro Bhikkhu. Ngài Ananda nói với Đức Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, đây là một nửa đời sống thánh hạnh: tình bạn đáng quý, tình đồng hành đáng quý, tình đồng đội đáng quý.” Đức Phật: “Đừng nói thế, Ananda. Đừng nói thế. Tình bạn đáng quý, tình đồng hành đáng quý, tình đồng đội đáng quý thực sự là toàn bộ đời sống thánh hạnh. Khi một nhà sư có những người đáng quý trọng làm bạn, đồng hành và đồng đội, nhà sư đó có thể được mong đợi là sẽ phát triển và theo được con đường Thánh đạo Tám ngành.” * Kinh Mitta Sutta: A Friend” – bản Anh dịch của Thanissaro Bhikkhu. Đức Thế Tôn nói rằng: “Các tỳ kheo, một người bạn có 7 phẩm chất xứng đáng được thân cận. Bảy phẩm chất nào? Bạn đó trao tặng những gì khó trao tặng. Bạn đó làm những gì khó làm. Bạn đó chịu đựng những gì khó chịu đựng. Bạn đó tiết lộ cho bạn những gì bí mật của bạn đó. Bạn đó giữ kín những bí mật của ngươi. Khi bất hạnh xảy ra, bạn đó không bỏ rơi ngươi. Khi ngươi thất bại, bạn đó không coi thường ngươi. Một người bạn có 7 phẩm chất như thế xứng đáng được thân cận.”

(29)  Dharmachari Jnanavira, “Đồng Tính Luyến Ái Trong Phật Giáo Cổ Nhật Bản”, Thư Viện Hoa Sen.

(30)  Tỳ kheo Thanissaro, viện chủ Tu viện Metta Forest ở thành phố Escondido miền nam California cũng cho biết đức Phật chưa bao giờ cấm hàng Phật tử tu tại gia quan hệ đồng tính luyến ái. Sư Thanissaro trích dẫn kinh điển nguyên thủy nói rằng: “Khi đức Phật vạch ra ranh giới giữa quan hệ chăn gối hợp pháp và bất hợp pháp, ngài không hề đề cập đến bất cứ một điều gì về hương vị của quan hệ tình dục hoặc sở thích về giới tính. Dường như đức Phật chú trọng hơn đến việc không xâm phạm các đòi hỏi hợp pháp mà người khác có thể có đối với người hôn phối của bạn.”  “Đồng Tính Luyến Ái Có Được Phật Giáo Chấp Nhận Không”, Thư Viện Hoa Sen

(31)  Luật Sa Di, Giới Thứ Ba: Không Dâm Dục.


Bài đọc thêm:


Quan Điểm Của Phật Giáo Về Tính Dục, Hôn Nhân Và Đồng Tính Damien Keown
Người Đồng Tính Luyến Ái Có Dược Phép Thọ Giới Tỳ Kheo Không - Damien Keown 
Đồng Tính Luyến Ái Có Được Phật Giáo Chấp Nhận Không
Đồng Tính Luyến Ái Và Phật Giáo (Mục Lục)
Đồng Tính Luyến Ái Có Thể Đi Vào Chùa Lễ Phật Được Không?
Về Chuyện Đồng Tính Luyến Ái Nguyễn Thượng Chánh, Dvm & Dược Sĩ Nguyễn Ngọc Lan




.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.