Trong hơn 10 năm qua ban biên tập TVHS đã nhận được nhiều thư hỏi về vấn đềhôn nhân khác tôn giáo, chúng tôi đã trả lời riêng cũng có và chung cũng có và cho đến nay chúng tôi vẫn thỉnh thoảng nhận được thư phản hồi. Một số thư này cho biết cuộc sống của họ mới đầu rất hạnh phúc nhưng 5 đến 10 năm sau là có lục đục vì vấn đềtranh chấp dạy dỗ con cái, khủng khoảng đức tin và tâm hồn không được bình an vì mang mặc cảmtội lỗi đã “bỏ đạo” theo người phối ngẫu . Chúng tôi rất cảm thông những khó khăn trở ngại của các anh chị đã và đang gặp phải. Thật ra, không riêng gì các anh chị mà có rất nhiều trường hợptương tự đã và đang xảy ra ở Việt Nam và một số quốc gia Á Châu khác, cũng như nhiều nơi trên thế giới có đông đảo người Việt sinh sống. Nó đã làm cho không ít những cặp trai gái yêu nhau phải đau khổ rời xa nhau hoặc phải nín lòng chịu đựng đến suốt cuộc đời do sự khác biệt niềm tintôn giáo này. Vì thế chúng tôi đúc kết tất cả những tin tức và các lời cố vấncủa quý thầy, quý cha của hai tôn giáo lớn tại Việt Nam là Phật Giáo và Công Giáo với mong mỏi là quý anh chị không có cùng niềm tintôn giáo đang yêu nhau và sắp sửa kết hôn hãy đọc và đối chiếu hai hướng giải quyết để hiểu rõ hơn về vấn đềhôn nhân với người khác đạo trước khi quyết định kết hôn.
Trước hết là hai bản tin nói về các cặp hôn nhânhỗn hợp gặp khó khăn trong đời sống tôn giáo tại Miến Điện (Myanmar) và bản tin nói về các Đức Giám Mục Âu Châu cảnh báo về làn sóng hôn nhân khác đạo tại Âu Châu. Kế đến là hướng giải quyết của bên Công Giáo, hướng giải quyết của bên Phật Giáo và sau cùng là nhận định của chúng tôi thay lời kết:(xem mục lục bên trên, phía bên phải)
BBT TVHS cũng giới thiệu đến quý thính giả bài nói chuyện của thầy Nhật Từ về vấn đềHôn Nhân Khác Tôn Giáo. Bài giảng rất xúc tích của thầy đã đặt ra trước mắt những vấn đềthực tế, mà bất cứ ai cũng có thể rơi vào hoàn cảnh khó xử. Nghe thầy trình bày, ta thấy rõ vấn đề đã và còn đang gây nên đau khổ cho nhiều gia đình. Một bên là vì quan niệm hời hợt về tôn giáo của người lương theo văn hóatruyền thốngĐông Phương, nghĩ rằng "đạo nào cũng tốt". Trong khi bên kia, do nhiệt tình vì đạo, lúc nào cũng khuyến khích để cải đạo người hôn phối. Mời quí thính giả cùng nghe để suy nghĩ:
Bài giảng đầu tiên "Hôn Nhân Khác Tôn Giáo": Pháp thoại tháng 12 năm 2009, Giảng tại chùa Xá Lợi, ngày 13/12/2009 Bài giảng bổ túc "Giữ đạo trong hôn nhân khác đạo": Pháp thoại tháng 12 năm 2009, Giảng tại chùa Xá Lợi, ngày 20/12/2009
Thầy Thích Nhật Từ tốt nghiệp Tiến Sĩ Phật Học tại Ấn Độ, hiện là Phó Viện Trưởng Học Viện Phật Giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh, Viện chủ Chùa Giác Ngộ.
Sáng ngày 6-2, môn đồ tứ chúng đã cử hành lễ an trí kim quan Đại lão Hòa thượng Tinh Vân tại lầu Vân Cư, Phật Quang Sơn (Cao Hùng, Đài Loan). Tuân thủ di huấn của Đại lão Hòa thượng Tinh Vân, nhục thân của ngài khi viên tịch được đặt trong tư thế "tọa cang" (đặt ngồi kiết-già trong một cái vạc) theo truyền thống từng được các đại sư Trung Hoa thực hiện.
Kim quan được tôn trí tại lầu Vân Cư, Phật Quang Sơn trong 1 tuần lễ. Tang lễ của Đại lão Hòa thượng Tinh Vân được tổ chức một cách đơn giản theo truyền thống Phật giáo, không thành lập ban tang lễ, không phát đi cáo phó, không thực hiện lễ nghi. Các đệ tử sẽ luân phiên khâm trực quanh giác linh đài suốt thời gian tang lễ.
“Xuất gia thật là tốt! Cảm tạ ân thâm rộng lớn của chư Phật, điều may mắn này khiến cho tôi cảm nhận được sự yên tâm và bình tĩnh từ trong tâm”. Đó là pháp hỷ của Đại sư Tinh Vân - khai sơn Phật Quang Sơn nói về đời sống 76 năm xuất gia của ngài.
Bài này là cuộc phỏng vấn qua email trong tháng 1/2023 với nhà sư Kunchok Woser (Don Phạm), người xuất gia theo truyền thừa Phật Giáo Tây Tạng, sau nhiều năm tu học ở Ấn Độ đã tốt nghiệp văn bằng Lharampa, học vị cao nhất của dòng mũ vàng Gelug, và bây giờ chuẩn bị học trình Mật tông.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.