Câu chuyện thứ nhất: NGAY TỨC KHẮC

16/11/20188:16 CH(Xem: 3383)
Câu chuyện thứ nhất: NGAY TỨC KHẮC
SỰ ĐỜI THỈNH MỜI PHÁP ĐẠO

Câu chuyện thứ nhất:
NGAY TỨC KHẮC

 

             Một vị cưtrưởng giả xin yết kiến vị thiền sư nhà quê, vấn:
              "Bạch thầy, hiểu nhân quả, biết nghiệp báo, rõ vô thường, nhưng làm sao con nhận biết ngay tức khắc được để ứng xử cho phải đạo ạ?"
              "Ông tới đây bằng gì?"
              "Con tới cầu pháp, nên con đi bộ."
              "Ông đi chân không hả?"
              "Dạ không. Con mang tất, đi giầy đàng hoàng."
             "Ông bỏ giầy, tất ở đâu?"
              "Dạ, con tháo bỏ để ngoài hiên, dưới bậc thềm."


              "Thôi, tiêu rồi!"

              Cư sĩ giật mình, hốt hoảng, vùng chạy ra thềm hiên, nhìn quanh quất không thấy đôi giầy da thứ xịn ở đâu nữa, liền chửi toáng lên:
             "Mẹ họ... đứa chó nào mới đó mà chôm lẹ vậy trời? Đồ cái thứ trôi sông lạc chợ, đá cá lăn dưa, đào tường khoét vách, ăn cắp quen tay, ăn mày quen thói, vô đến cửa thiền mà cũng không bỏ không chừa, mang đôi giầy của tao đi một chặp ra đường cũng bị xe cán gãy giò à, mô Phật!"
              Mới dứt lời, chợt nghe bên tai giọng của thiền sư:
              "Đó. Biết ngay tức khắc rồi đó!"

 

Cư sĩ Vĩnh Hữu

blank


 
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.