Bút ký: thâm sơn cùng cốc hiện cõi thiền

16/01/20195:42 CH(Xem: 6038)
Bút ký: thâm sơn cùng cốc hiện cõi thiền
Bút ký
 
THÂM SƠN CÙNG CỐC HIỆN CÕI THIỀN

 
blank

        
         Lúc tôi lần đầu tiên đặt những bước chân lên núi, thì ở góc sân trước của chùa có mấy chiếc xe con mang biển số ngoại tỉnh đang đậu dưới bóng mát rộng lớn của những cây to xanh um cành lá; và nơi khoảng đất trống thoáng rộng phía sau ngôi chánh điện nho nhỏ của chùa đang có những thợ thầy cặm cụi, tất bật với công việc tôn tạo bài trí vườn Lâm-Tỳ-Ni để kịp đón mừng đại lễ Phật Đản.

         Ở một vùng heo hút quạnh quẽ, đường đi quanh co trắc trở, cách đây chừng mười năm còn chưa nghe được tiếng xe máy hay âm thanh của vô tuyến truyền hình, thì ngôi chùa hiếm hoi án ngữ trên ngọn núi “ma thiêng nước độc” ấy chính là một chốn thiền môn thiêng liêng quý báu, một niềm hãnh diện tự hào để người dân quanh vùng giới thiệu với khách phương xa. Bà con chỉ gọi một cách tôn kính và gần gũi là “Chùa Ông Sư”, tôi không gặp ai biết hay nhớ đầy đủ và chính xác cái tên chính thức của chùa: Pháp Viện Thánh Sơn. Nhưng vậy là đủ biết rồi, bởi quanh vùng nào còn có chùa chiền hay tự viện nào nữa!

blankblankblankblankblankblankblank

         Hương của Đạo lan tỏa, tiếng thơm tiếng tốt đồn xa, dựa vào đó mà tôi lần mò từng đoạn đường để tìm đến cho được nơi mình cần phải đến. Từ thành phố Nha Trang vượt 10 cây số đường Quốc lộ IA, đến địa phận Thành- Diên Khánh, tiếp tục qua hai cửa thành cổ Đông và Tây, đi theo Tỉnh lộ dẫn lên huyện miền núi Khánh Vĩnh, qua xã Diên Lạc, rồi đến xã Diên Phước, gặp một ngã ba dân cư sầm uất nhộn nhịp thì rẽ sang bên tay phải để vào địa phận xã Diên Lâm. Qua cây cầu Phú Cốc một đoạn lại rẽ trái, vượt qua một chặng đường dài vắng vẻ, hai bên là vườn tược nhà cửa thưa thớt, thì gặp cầu Đồng Găng. Qua cầu rồi, đi một đoạn nhìn bên phải sẽ có một con đường trải nhựa chạy xuyên qua cánh đồng mênh mông xanh rì, theo đó mà đi qua, xuống hụp lên dốc đoạn đường đất, rồi vượt lên một con dốc đứng đã được trải nhựa để lên trên núi...

        Pháp Viện Thánh Sơn đã hiện ra trước mắt, tính phải mất 50 cây số đi- về. Dân địa phương đã kháo với nhau cho vui:  “Chùa Ông Sư” không chỉ nằm trên một ngọn núi linh thiêng mà còn chiếm một vị thế đặc biệt trong vùng “Tam giác 3T”. Hỏi ra mới hay, đứng trên núi  phía sau Pháp Viện nhìn về hai bên tả hữu xa xa, khách có thể thấy thấp thoáng bóng dáng của Trại cải tạo Đồng Găng A40 phía bên phải, và một nghĩa trang của dân trong vùng bên trái, tạo nên thế chân vạc “3T: Tù- Tu- Tử”. Thật thú vị!

         Không như bao ngôi tự viện khác, Pháp Viện Thánh Sơn không có tam quan, mà chỉ có hai trụ xi -măng dựng hai bên phía trên đỉnh dốc, cách nhau khoảng 8 bước chân dài. Trên mỗi trụ là một vế đối chạy dài từ trên xuống bằng đèn nê-ông màu uốn chữ: bên phải là “Thánh Sơn rạng tông phong, muôn thuở đèn Thiền soi nẻo Đạo”; bên trái là “Pháp Viện thêm bền vững, khắp nơi gieo Phước thấm nhuần Ân”.

blank
blankblankblank
blank
blankblank
blank
blankblank

        Bước chân qua cổng chào đó rồi, ấn tượng đầu tiên đập vào mắt và sẽ mãi in sâu vào ký ức của khách là một gác chuông nằm bên phía tay phải. Gác chuông với vóc dáng “Chùa Một Cột” thân quen ở tận thủ đô hiển hiện bên trên một hồ nước thả hoa sen, hoa súng, được điểm xuyết thêm những dáng cò trắng, tạo nên một khung tranh thanh bình tĩnh lặng.

         Và rồi, khách thập phương sẽ bước từ ngạc nhiên trầm trồ này sang bất ngờ tấm tắt khác nếu thả từng bước nhẹ dạo một vòng quanh khuôn viên của Pháp Viện. Có rất nhiều tôn  tượng Phật, Bồ Tát, Thánh Chúng được tôn trí khắp sân viện giữa những khóm hoa, chậu kiểng, cây xanh, non bộ, hồ nước, tượng thú, lư hương…

blankblank

        Không thể dùng ngôn từ chữ nghĩa để diễn tả hết cảnh sắc của chốn thiền môn tọa lạc trên một ngọn đồi đầy uy nghiêm và độc đáo này. Chỉ có thể dùng những hình ảnh ghi nhận được trong máy để giới thiệu cho mọi người ngắm qua một phần nào đó của Pháp Viện, như cưỡi ngựa xem hoa, gọi là gieo duyên, rồi chờ khi nào được thuận duyên thì hãy vượt đường xa lên núi mà bái Phật lạy Thánh lễ Tăng mới thỏa nguyện, mãn nhãn.

        Có một điều cần báo trước, cảnh vật hiển hiện, kể cả những tôn tượng và những chậu cây hoa kiểng, những gốc cây hiếm quý lạ lẫm, qua sự bài trí thiết kế mang đậm tính nghệ thuật dàn trải khắp ngọn đồi cao nơi heo hút này sẽ thay đổi liên tục.
        Có thể hôm nay ta thấy rõ ràng là như thế kia, như thế nọ, nhưng sau một năm, một quý, một tháng, một tuần, một ngày, thậm chí là chỉ sau một đêm ngủ dậy trở lại vãng cảnh đã thấy đổi khác một số vị trí tưởng đã an vị. Uyển chuyển. Tùy duyên. Đó cũng là một nét riêng độc đáo và huyền diệu của chốn thiền môn ở vùng “3T” kỳ thú.

        Sư trú trì Thích Giác Khoan là một tăng sĩ đa văn đa tài. Sư đã từng xuất ngoại tầm sư học đạo qua nhiều nước như Thái Lan, Miến Điện, Cam Bốt. Lào, Tây Tạng… Sư mang một tâm hồn nghệ sĩ phóng khoáng, thi thoảng vừa khẩy đàn vừa hát những bản nhạc của Trịnh Công Sơn, và đặc biệt là Sư làm thơ rất nhiều, dĩ nhiên là thơ Đạo. Xin được giới thiệu một trích đoạn từ bài thơ dài của Sư để mọi người thưởng thức:

blankblankblank

 

… “Ôi! Phật Pháp cao thâm huyền diệu

Nhân thế nan văn

Giọt sữa Pháp được rót từ nguyên thủy

Cỏ cây uống thấm nhuần lớn khôn

Từng tế bào tri giác

Luôn luôn phải biết tri ơn Tam Bảo

Thì hãy sống thiết cốt keo sơn

Tăng chúng Bắc- Trung- Nam

Thiện tín hai hàng đồng tu đồng học

Thương yêu nhau bờ bên kia cùng lợi

Đừng phân biệt tông thừa đại-tiểu

Quả Bồ Đề trái ngọt chia chung

Sinh tử khổ đau, ác kiến chập chùng

Xả đoạn mê lầm cố chấp, tự kiêu

 Theo con đường cao sáng đẹp tươi

Trên hai ngàn năm trăm năm chân lý sáng ngời

Đấng Đại Giác vì lòng bi tế độ

Chứa đựng lại thành từng giọt máu

Thấm vào trong ký ức trái tim nhân loại

Tạo nên hình hài Pháp viện Phật Hoa Sơn!”

 

 

Mãn Đường Hồng

Ảnh: Vĩnh Hữu



blank
blank
blank
blank
blankblank
blank
blank

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.