Câu chuyện thứ mười hai: TRỌNG TRÁCH

16/02/20196:08 CH(Xem: 3024)
Câu chuyện thứ mười hai: TRỌNG TRÁCH
“Sự Đời thỉnh mời Pháp Đạo”
 
Câu chuyện thứ mười hai:
TRỌNG TRÁCH


blank

 

             Chiều, biển không êm, mà cũng không động lắm, nên cũng có một số du khách xuống tắm bơi, đùa sóng ở khu vực gần chiếc chòi cao mái lá của Đội Cứu Hộ Bãi Biển.

            Anh nhân viên cứu hộ tướng tá vạm vỡ bất chợt nhìn thấy một người “viên đính phương y”(đầu tròn áo vuông) có vóc dáng nhỏ bé ốm yếu đang đứng bất động nơi mép nước sóng vỗ, mặt hướng ra ngoài khơi xa… Thấy bất an, nên anh ta vội rời chòi, tiến thằng đến chỗ vị tăng, nhận ra đó là một tu sĩ cao niên, nên tằng hắng một tiếng đánh động. Vị tăng vẫn không nhúc nhích, mắt cứ đăm đăm nhìn về phía chân trời, buộc anh ta phải bước lại đứng đối diện, chắp tay, lên tiếng:

           “Nam mô A Di Đà Phật!”

           Vị tăng thở dài một hơi, rồi nhìn người “quấy rối”, chắp tay đáp lễ:

           “Nam mô Phật! Có chuyện chi vậy anh?”

           “Thầy có biết bơi không? Thầy đứng chỗ này nguy hiểm lắm, lỡ có một con sóng lớn bất ngờ ập vô bờ, nó kéo chân thầy mà lôi xuống nước, đẩy ra kia thì sao?”

          “Tôi chỉ đứng một chỗ nơi này, nơi vừa đủ đón nhận nước vỗ vào đôi bàn chân thôi, chứ không có ý định nhảy xuống dưới tắm đâu!”

          “Dạ, tại tôi thấy bất thường, do thầy cứ đứng như trời trồng, vóc người lại ốm yếu bé nhỏ, nên tôi phải quan tâm để thi hành nhiệm vụ cứu hộ của mình!”

          “Cảm ơn anh. Không sao đâu.”

          Anh nhân viên cứu hộ định chào đi, nhưng lại ngứa miệng hỏi:

          “Sao thầy xuống bãi biển mà cứ đứng đây hoài, không bơi không tắm?”

          “Tôi hòa mình vào thiên nhiên.”

          “Ồ, thầy hòa mình với thiên nhiên kiểu gì mà cứ đứng như pho tượng, nơi sóng vỗ vào bờ, gió thì lồng lộng, thấy thật bất ổn, không an toàn chút nào!”

         “Đó là anh thấy, chứ tôi đâu thấy bất ổn bất an?!”

        “Bộ thầy không thấy sóng to đó sao?”

        “Không.”

        “Sóng sờ sờ ầm ầm đó mà thầy không thấy thì thầy thấy gì?”

        “Tôi chỉ thấy Nước. Sóng và Nước chỉ là một. Phật và Tâm cũng chỉ là một. Bất Nhị!”

        “Ui chao, thầy nói cao siêu quá, tôi không hiểu nổi đâu!”

        “Vậy thôi, anh đừng hỏi chi nữa.” Vị tăng chợt chuyển giọng thân thiện vui vẻ “Anh là nhân viên cứu hộ phải không?”

        “Dạ, đúng.”

        “Mang trọng trách đó tạo được nhiều Phước lắm đa!”

         “Vậy sao, thầy?’

         “Chứ sao. Cứu một mạng người bằng xây chín bậc phù đồ mà. Hồi giờ anh cứu được bao nhiêu người, thì cứ nhân cho 9 lên là biết mình đã xây nên bao nhiêu ngôi tháp rồi!”

        “Dạ, vậy chắc là tôi gom được cả kho Phước đó thầy!”

        “Đúng vậy. Nhưng đừng để hao tổn, thất thoát cái kho Phước của mình. Người xuất gia tu hành như tôi, thọ của đàn na tín thí, mà không lo tu thì bị tổn Đức. Người xuất gia nào mà mang trọng trách hoằng pháp độ sinh mà không lo truyền bá Phật pháp, cứ lo những chuyện đâu đâu, thì cũng bị tổn Đức. Còn anh, nếu anh cứ đứng ở đây hỏi lung tung những chuyện không phải của mình, lãng quên trọng trách cứu hộ, lỡ đằng kia, đằng nọ đang có người chết đuối mà anh không cứu kịp, là anh làm tổn Phước ghê gớm lắm đó!”

         Anh nhân viên cứu hộ giật nẩy mình lên, nhìn dáo dác tứ phía, rồi bước nhanh nhanh về phía có vài du khách đang đùa với sóng, quên cả một câu chào tạm biệt với vị khách “đầu tròn áo vuông”.

 

Tâm Không – Vĩnh Hữu

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.