Bút ký: Pháp Mạch Truyền Thừa Tổ Đình Chùa Phú Phong

02/07/20237:44 CH(Xem: 1143)
Bút ký: Pháp Mạch Truyền Thừa Tổ Đình Chùa Phú Phong

blank
Bút ký


Pháp Mạch Truyền Thừa Tổ Đình Chùa Phú Phong

 

 

           Khi có được bản vẽ "Đồ án Xây dựng Tổ đình Chùa Phú Phong" được lập vào ngày 30 tháng 4 và hoàn tất vào ngày 5 tháng 5 năm 1973, trụ trìĐại đức Thích Minh Đức, do Cụ kiến trúc sư Nguyễn Đàm thực hiện, tôi đã tìm đến Chùa để tìm hiểu cảnh cũ cảnh xưa, nhưng thật tiếc là sau 50 năm thăng trầm biến đổi không còn thấy vết tích gì của ngôi chùa xưa.

 

          Chùa Phú Phong xưa kia mang tên Phú Cấp, lấy tên làng mà đặt, được thành lập vào năm 1796, tọa lạc trên một khu đất rộng phía ngoài gần đại lộ. Nhưng về sau do bị hỏa hoạn nên người dân làng Phú Cấp phát tâm cúng dường phần đất rộng khác để trùng tu chùa và dời về vị trí mới như hiện nay, thuộc thôn Phú Cấp (thôn 2), với tên gọi mới là chùa Phú Phong.

         Ngài TÁNH MINH - QUẢNG VĂN, tông Lâm Tế đời thứ 39 là vị trụ trì đầu tiên được biết đến, nên sơn môn chùa Phú Phong xem Ngài như vị Tổ Sư khai sơn. Đó là do căn cứ văn bia đá cổ có khắc: “Phụng vì khai sơn Phú Phong tự, Lâm Tế chánh tông tam thập cửu thế, húy Tánh Minh, hiệu Quảng Văn đại lão Hòa thượng, chánh kỵ Chánh nguyệt thập cửu nhựt” mà hàng hậu duệ còn bảo tồn được.

        Ngài Tánh Minh - Quảng Văn họ Tống, quê quán ở Phúc Kiến - Trung Quốc, đã di cư qua Đại Việt, đến Quảng Nam rồi vào lưu trú tại Diên Phú- Diên Khánh.

        Ngài đã cùng với người con trai của mình lúc đó vừa tròn 8 tuổi là Ngài PHỔ THIÊN đồng xuất gia, đầu sư nơi Đại Sư Đạo Phước - Bồ Đề (chùa THIÊN PHƯỚC, thôn Phú Nẫm). Ngài được Đại sư Đạo Phước ban pháp danh TÁNH MINH, còn con trai của Ngài là Ngài Phổ Thiên thọ pháp danh TÁNH THÔNG (về sau là vị Tổ khai sáng Chúa Hoa Tiên ở Thị trấn Diên Khánh).

         Biết được vậy mới rõ hay là chùa Thiên Phước có trước cả chùa Phú Phong!

blankblankblankblankblankblankblank

 

         Tổ Tánh Minh- Quảng Văn có các vị đệ tử như:

        - Ngài BẢO ĐÀN - HẢI HOÀ, tự Từ Nghị, là Trưởng tử (xin kể rõ ra ở phần sau để chư vị không bị rối thông tin!).

       - Ngài BẢO LIÊN khai sơn chùa LONG THÀNH ở thôn Nghiệp Thành- Bình Lộc - Diên Khánh, Ngài có vị đệ tử lớn hiệu là CHÁNH TÍN chính là Bổn Sư của Hòa thượng TRỪNG HUỆ - NHƯ Ý, Tổ khai sơn chùa Linh Sơn Pháp Bảo ở Cầu Dứa - Phú NôngSư Bà Thích Nữ DIỆU NIỆM ở chùa KIM SA - Phan Thiết.

       - Ngài BẢO LÂM hành đạo tại chùa ĐẠI PHƯỚC - Đại Điền Trung- Diên Khánh, vì Ngài không có đệ tử kế thừa nên thế hệ chùa Đại Phước phải mai một, tắt ngưng.

         Đến đây xin nói rõ theo lớp lang chi phái Ngài Trưởng tử của Tổ:

        - Ngài BẢO ĐÀN - HẢI HOÀ, tự Từ Nghị, là Trưởng tử của Tổ Tánh Minh - Quảng Văn, được kế thế trụ trì khi Tổ viên tịch. Do chùa không có Sư trụ trì, nên dân làng lên Thị trấn Diên Khánh cung thỉnh Ngài khi Ngài đang trụ trì chùa TÂN CHÁNH, về lại chùa Tổ Phú Phong để truyền đăng tục diệm, và Ngài ở đây hành đạo cho tới khi viên tịch, thọ 86 tuổi.

        Ngài Bảo Đàn - Hải Hoà có rất nhiều đệ tử thành danh là các bậc long tượng của các chi phái được truyền thừa khắp nơi thuộc sơn môn chùa Phú Phong. Do vậy, long vị Ngài BẢO ĐÀN- HẢI HOÀ được tôn thờ tại nhiều chùa khác nhau.

       Sơn môn chùa Phú Phong được truyền thừa rộng khắp từ chư vị đệ tử của Ngài Hải Hòa – Bảo Đàn, chúng ta có được thể biết như sau:

        - Ngài THANH ÂN- MINH QUANG, tự Hoằng Pháp, chính là Bổn sư của các vị tôn túc hiện tại của Giáo hội Diên Khánh như: Hòa thượng Thích TRỪNG THI (chùa TÂN LONG - Diên Khánh, TÒNG LÂM LÔ SƠN ở Vĩnh Phương), Hòa thượng Thích TRỪNG LỘC, tự Chơn Kiến (chùa THIÊN PHÚ - Phú Vinh), Hòa thượng Thích TRỪNG QUANG (chùa TRÚC LÂM ở Cửa Bé)...

        - Ngài THANH TÚ- MINH TÂN, tự Hoằng Thạnh, chính là Bổn sư của Cố Hòa thượng Thích TRỪNG GIÁC (khai sơn trụ trì chùa LINH PHONG ở Tiên Du, Ninh Hòa), Ngài Thích TRỪNG NGỘ (chùa LONG QUANG ở Vĩnh Hiệp), cùng một số chư tôn đức Tăng khác thọ danh hàng chữ TRỪNG.

         - Ngài THANH ĐÁN- MINH KHAI, tự Hoằng Chấn, Cố trụ trì chùa BỬU QUANG, thôn Cây Xoài, xã Suối Tân, huyện Cam Lâm.

        - Ngài THANH PHONG- HOẰNG THU, Cố trụ trì chùa THIÊN PHƯỚC, thôn Phú Nẫm. Ngài Hoằng Thu cầu y chỉ nơi Ngài CHÁNH TÍN được pháp hiệu Như Nguyện.

         - Ngài THANH HIỆN- MINH ĐỨC, tự Hoằng Chiếu, kế thế trụ trì chùa Phú Phong sau khi thầy bổn sư Hải Hòa - Bảo Đàn viên tịch. Sau đó, vì nhu cầu Phật sự tại Daklak, Ngài đã lên vùng cao nguyên trung phần để hành đạo. Giao nhiệm vụ trụ trì cho đệ tử là Ngài Trừng Ca - Chơn An.

         - Ngài TRỪNG CA- CHƠN AN có hai vị đệ tửHoà thượng Thích TÂM PHƯƠNG - HẠNH NGUYỆN (trụ trì chùa TÂN CHÁNH) và Thượng toạ Thích TÂM TỰU được sơn môn suy cử kế thế trụ trì chùa Phú Phong cho đến ngày nay.

          Lành thay! Những năm qua, Thầy Tâm Tựu ngoài nhiệm vụ "trú Pháp Vương gia, trì Như Lai tạng" chùa Phú Phong, còn lên trên vùng núi Khánh Vĩnh kiến lập một Tu Viện mang tên Tổ khai sơn Tổ đình là TÁNH MINH, để tri ân Thầy Tổ và mở rộng phạm vi hoằng dương Chánh pháp.

blank
blank
blankblankblankblankblankblankblankblankblankblank

         Chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu do đổ nát mục tàn. Vào năm 1989, Hoà thượng Trừng Ca - Chơn An khởi công trùng tu lần thứ nhất và khánh thành vào năm 1994.

         Đến năm 2008, Đại đức Thích Tâm Tựu đã quy hoạch lại tổng thể kiến trúc, đại trùng tu lần 2 và công trình hoàn thành vào năm 2017, giữ nguyên như vậy cho tới hôm nay.

        Được biết, Đại lão hoà thượng THANH HIỆN- MINH ĐỨC sau thời gian dài hoằng pháp trên cao nguyên Daklak đã về lại an dưỡng tịnh tu tại Tổ đình Chùa Phú Phong, rất ít khi ra khỏi tịnh thất, nên rất nhiều Phật tử không được biết để xin yết kiến đảnh lễ.

        Ngôi Tháp Tổ cao 5 tầng nằm trong khuôn viên chùa gấn sát bên đường cái quan là nơi thờ di cốt của tam đại trụ trì gồm: Tổ Tánh Minh – Quảng Văn, Hòa thượng Hải Hòa – Bảo Đàn và Ngài Trừng Ca – Chơn An.

blankblank
blankblankblank
blankblankblankblankblank
blankblankblankblankblankblankblank

 
Thông tín viên - Nhiếp ảnh
Tâm Không Vĩnh Hữu

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.