Buổi Sáng Yên Bình Trên Kim Sơn

07/09/20181:29 SA(Xem: 4873)
Buổi Sáng Yên Bình Trên Kim Sơn

Tản văn

BUỔI SÁNG YÊN BÌNH TRÊN KIM SƠN

       Tắt máy.
       Xuống xe.
       Mỉm cười.
       Bình yên.
       Dạ thưa, con đã đi, mới vừa thượng sơn, và con đã đến.
       Lạy Phật.
       Lạy Pháp.
       Lạy Tăng.
       Những bước chân khẽ khàng, nhẹ bổng của con đi trên đất, qua sân chùa, theo Thầy từng bậc cấp lên gác chuông, đều cảm nhận được nguồn năng lượng của an lạc.
        Từng hơi thở nhẹ nhàng, từng cái nhìn trong veo của con đều tiếp nhận được nguồn năng lượng của yêu thương, của khoan dung độ lượng từ cảnh sắc của thánh tượng lư hương, mái ngói tường vôi, khóm hoa chậu kiểng, cỏ cây gỗ đá...
         
         Nhấp chén trà thơm.
        Lắng nghe câu kinh tiếng kệ.
        Ý thơ lan man sóng sánh, lăn tăn như những con sóng nhỏ vỗ nhẹ vào mạn thuyền lênh đênh.
        Con ngồi trên ghế đá trong tiểu đình yên mát, nhìn ra khoảng sân trước chánh điện đầy nắng, ngắm chú cún con Đi Đi, trong bộ đôi "Tu Tu Đi Đi" mà chùa cưu mang nuôi nấng, đang nằm an nhiên phơi nắng, mắt lim dim, hình như đang mỉm cười vì quá hạnh phúc khi đang được chó Mẹ đứng cạnh bên thè lưỡi dài ra mà liếm từng lượt lên lông, rồi dùng bộ răng cạp gãi cho con nhỏ bằng tình thương yêu của một mẫu thân vĩ đại.

"Mẹ thương Con biển hồ lai láng
Con thương Mẹ tính tháng tính ngày"
Con nằm phơi nắng sân này
Mẹ âu yếm với ắp đầy thương yêu
Tháng ngày dòng sữa chắt chiu
Vuốt ve ru hát, nâng niu sưởi tình
Mong con khỏe lớn cho nhanh
Vào đời vững chãi, trưởng thành thiện lương
Mong con tài sắc thiên hương
Dồi trau đức hạnh việc chung chu toàn
Mẹ quên thân xác héo tàn
Khổ đau không khóc, bẽ bàng không rên
Mai này con dẫu có quên
Một mình khuya khoắc chong đèn Mẹ vui
Bao la lòng Mẹ biển trời
Nhìn con khôn lớn, Mẹ cười nở hoa.


          Hình ảnh mẹ yêu con của loài khuyển cẩu đã làm con rúng động, mắt bỗng ướt nhòe, tự hỏi sau này Đi Đi có còn nhớ những giây phút được mẹ chăm sóc ân cần như vậy không?


         Con mang câu hỏi đó theo từng bước lang thang xuống triền núi phía hữu dực của chùa, ngắm nhìn từng tán cây, cục đá, từng bậc cấp, bóng râm, để dừng lại nơi đầu hồi mái cong của khu linh cốt đang văng vẳng tiếng niệm danh hiệu của Bồ Tát Lắng Nghe.
        Lắng nghe. Con đang lắng nghe. Nghe từng cơn gió thoảng qua cây lá. Nghe tiếng hỷ hoan râm ran của các loài côn trùng. Nghe tiếng vọng từ lòng mình đang trổi lên hòa cùng với thiên nhiên trời đất.
        Yên bình.
        Cung kính lạy ba lạy trước ngôi mộ tháp rêu phong đã dầm biết bao mưa nắng. Mộ Tháp của tiền nhân đây rồi.
         Dưới triều vua Khải Định, có một mệnh phụ phu nhân của vị hưu quan đã xuất gia tu hành tại Kim Sơn, và trùng tu lại chùa. Vì lẽ đó, có một thời gian dài chùa còn được dân trong vùng gọi là “Chùa Bà Nghè”. Cạnh ngôi mộ tháp là bia đá khắc ghi công đức để lưu truyền cho hậu thế hậu sinh...
        Những bước quay trở về của con dường như đã thấy khác, thấy nặng hơn những bước khi mới đến. Vướng chi đó. Mắc chi đó. Nhất thời con chưa tìm ra được.
        Ra đến giữa sân chùa đầy gió mát, nắng dìu dịu, con đứng lại, theo từng hơi thở, rồi bật lên niệm:
         Nam mô Phật.
         Nam mô Pháp.
         Nam mô Tăng.
         Dạ thưa, con tạ ơn Thầy, con đi về đây ạ. Theo về cùng con, chắc chắn sẽ là niềm an vui, nguồn năng lượng cho một ngày mới.

                                                                                         Tâm Không Vĩnh Hữu

 
blank
Sân trước ngôi chánh điện chùa Sắc Tứ Kim Sơn
blank

blank
Bia ghi công đức Bà Nghèblank
blank





















blank
















blankblankblank
blank
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.