Câu chuyện thứ sáu: BỎ LẠI TRƯỚC CỔNG CHÙA

05/12/201812:35 SA(Xem: 3350)
Câu chuyện thứ sáu: BỎ LẠI TRƯỚC CỔNG CHÙA
“Sự Đời thỉnh mời Pháp Đạo”
 
Câu chuyện thứ sáu:
BỎ LẠI TRƯỚC CỔNG CHÙA

       

          Ông giáo sư về hưu là một thiện tri thức, học rộng hiểu nhiều, nhất là kinh tạng nhà Phật, trong giới cư sĩ Phật tử hầu như ai cũng biết ông.

          Ngày lành nọ, được thuận duyên nên ông đi chùa xa ngoại tỉnh, tham dự “Khóa Tu Phật Thất”. Ngày đầu đến ngôi chùa đang tổ chức khóa tu đó, ông giáo xin yết kiến Hòa thượng trú trì, kính cẩn thưa:

         “Bạch Ôn, con ở xa đến, lần đầu tiên tham dự khóa tu ở chùa này. Trước khi đi vô đây, để nhẹ lòng nhẹ bước. việc nhà con đã giải quyết đâu vô đó rồi, nhưng…”

         “Nhưng gì nữa?” Hòa thượng khẩy cười.

          “Nhưng sao vô đến đây rồi, con mới vừa cảm nhận được vẫn còn một chút gì đó vướng víu, gờn gợn, làm cho con bất ổn, bây giờ không biết chuyện đó là chuyện gì mà đã theo con đến tận chỗ này đây?”

         “Chà chà, muốn vô đây tu mà tâm an tịnh thì phải trút bỏ hết ngoài cổng chùa mọi duyên sự của đời, chứ còn chút dính mắc chưa gỡ thì phải bất an thôi!”

          “Bạch Ôn, con dám chắc là con đã buông bỏ hết ngoài cổng chùa rồi ạ!”

          “Vậy hãy trở ra lại ngoài đó, nhìn xem chúng có còn không? Còn chuyện gì?”

          Ông giáo “Dạ”, đủng đỉnh đi thẳng ra ngoài cổng chùa đứng một chặp, rồi quay vào, thưa:

          “Không có chuyện gì còn lảng vảng ngoài đó hết Ôn ơi!”

          Hòa thượng cười, hỏi khẽ:

         “Có thiệt là không còn, không thấy chuyện gì đọng ngoài đó không?”

         Ông giáo ấp úng:

          “Bạch Ôn… con nói dối mà vẫn không qua được mắt Ôn… Dạ thưa… con có cho một chị hàng xóm nhà nghèo… mượn số tiền ba triệu đồng không lấy lãi, nhưng chị ta cứ khất hẹn mấy lần rồi, và lần cuối cùng cam kết là… sẽ mang hoàn trả đủ số vào ngày Rằm tháng này, tức là hôm nay đó ạ. Hôm qua trước khi lên xe theo đoàn vô đây, con quên mất cái hẹn này, nên cái vụ này mới lẽo đẽo theo con…”

         Hòa thượng bật cười, hạ giọng:

         “Tôi hỏi cái này hơi tò mò tí, anh vô dự khóa tu này, đã có định bụngcúng dường gì không?”

          “Bạch Ôn, kỳ này đi, con gái lớn của con đài thọ hết mọi kinh phí, con định bụngcúng dường Tam Bảo năm triệu đồng ạ!”

          “Ô, quá quý rồi. Tôi mạo muội đề nghị anh cúng dường hai triệu thôi, ba triệu còn lại anh mang về giúp đỡ chị hàng xóm cho vui!”

         Ông giáo sửng sờ, rồi thẹn thùng, thưa:

         “Ôn dạy chí phải, con hiểu ý Ôn rồi. Phụng sự chúng sanh tức cúng dường chư Phật. Con xin y giáo phụng hành!”

         “Thiện tai. Vậy thì anh ra lại đứng ngoài cổng chùa, hô lên cho to đi!”

           Ông giáo nghe lời. ra đứng ngoài cổng tam quan, hô lên gì đó, rồi trở vào lạy hòa thượng với vẻ mặt rạng rỡ, chắp tay cung kính:

          “Bạch Ôn, hoàn toàn không còn chút vướng mắc lợn cợn gì nữa ạ!”

          “Chắc vậy rồi!” Hòa thượng gục gặc, cười tủm tỉm.

 

                                                          Tâm Không – Vĩnh Hữu

blank

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.