Câu chuyện thứ chín: THIỆN TRI THỨC

16/02/20196:04 CH(Xem: 3052)
Câu chuyện thứ chín: THIỆN TRI THỨC

“Sự Đời thỉnh mời Pháp Đạo”

 

Câu chuyện thứ chín:

THIỆN TRI THỨC

blank

           Một buổi tối mưa tầm tã. Sau giờ học giáo lý, những học viên đã đội áo mưa dần dần rời khỏi cổng chùa để về nhà, trả lại một khuôn viên chốn già lam đang còn lạnh lẽo ướt át bởi cơn mưa dầm dề chưa chịu dứt. Đang đứng dưới mái hiên của nhà chuông chờ mưa tạnh, chị Phật tử nọ giật mình khi thấy Sư Bà trú trì xuất hiện trước dãy tịnh thất, rồi thoăn thoắt băng qua sân với chiếc dù bung tàn rộng tiến về phía mình. Chị vội chắp tay xá chào. Sư Bà bước lên thềm nhà chuông, xếp dù lại, hỏi ngay:

         “Sao còn đứng dây? Không có áo mưa nên chưa về được hở con?”

          “Dạ. con đang chờ chồng con đến đón về ạ!”

          “À, ra vậy. Nhà xa không?”

          “Dạ… hơi xa  ạ. Lâu nay con đi chùa, đi học giáo lý, gần hay xa gì đều nhờ chồng của con chở đi đón về, vì con không biết đi xe...”

          “Vậy là số sướng rồi!” Sư Bà cười, ghẹo.

          “Vậy mà con cứ luôn tủi thân đó Sư Bà ơi…”

          “Sao vậy?”

          “Xưa nay con cứ bị các chị em đạo hữu chê bai, chỉ trích…”

          “Ai dám chê, dám trách móc gì con?”

          “Các chị em chê con yếu cơ, không đủ lực, trách con không lôi kéo được chồng cùng đi chùa, cùng đi học cho có cặp có đôi, mà cứ để ông chồng lông bông như ngựa chạy rông bên ngoài cửa Phật, thật uổng phí thời gian, và có ngày chồng chạy lung tung vào nẻo tà đường dữ ạ…”

           Sư Bà nhướng mắt, “hứ” một tiếng, hỏi:

          “ Có biết bao nhiêu người không được chồng cho đi chùa học đạo, cấm cản và phản đối rầm rầm kìa. Vậy chắc mấy chị em chê bai trách móc con đó đều có chồng đồng hành khứ đáo à?”

          “Dạ đúng vậy, chỉ riêng con là không được vậy!”

          “Mỗi người lại còn có cơ duyên khác nhau. Chồng của con tuy không vào chùa tụng kinh dự lễ, không vào lớp ngồi học cùng con, nhưng lúc nào cũng làm tròn nhiệm vụ đưa đón vợ đi đến nơi, về đến chốn, thì cũng là một bậc Thiện tri thức rồi đó!”

           “Thiệt vậy sao, Sư Bà?”

           “Thiệt chứ. Có ba hạng Thiện tri thức: Giáo thọ thiện tri thức là người hướng dẫn, dạy dỗ ta tu hành. Đồng hành thiện tri thức là người đồng hành tốt, đạo hữu mến quý của ta. Và  ngoại hộ thiện tri thức là người giúp cho ta những tiện nghi, phương tiện, tạo điều kiện thuận lợi cho ta trên đường tu học. Con yên tâm đi, không phải mặc cảm tủi thân chi đâu!”

           “Dạ, con cũng nghĩ vậy trong bụng lâu nay, nhưng không dám nói ra. Chứ thiệt ra mỗi lần con đi chùa dự lễ, học giáo lý, đi hành hương… việc nhà từ chuyện ngó ngàng con cái đến rửa chén bát, giặt đồ, lau chùi nhà cửa, đôi lúc còn vào bếp nấu ăn… chồng con đều cáng đáng, làm thay cho con với lòng hoan hỷ lắm ạ!”     

           Sư Bà trố mắt lên, tấm tắt:

           “Ui chao, vậy thì tuyệt rồi. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho vợ đi trên đường Đạo, không bị vướng bận, không gặp trắc trở, thì chồng của con gần như là hộ pháp của con rồi còn gì?!”

           Vừa nói đến đó thì thấy một người trùm áo mưa ngồi trên chiếc xe gắn máy pha đèn chạy rề rề vào sân chùa. Mưa vẫn còn lất phất bay. Sư Bà cười. hô lên:

          “Thiện tri thức đến rồi đó!”

 

Tâm Không - Vĩnh Hữu

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.