08. Phật Tánh, Câu Cá Và Bài Diễn Văn Hay Nhất Thiên Niên Kỷ

15/10/201012:00 SA(Xem: 17486)
08. Phật Tánh, Câu Cá Và Bài Diễn Văn Hay Nhất Thiên Niên Kỷ

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH PHẬT GIÁO
DO BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN PHỤ TRÁCH

NỘI DUNG BÀI PHÁT THANH SỐ 08
Phật Tánh, Câu Cá &
Bài Diễn Văn Hay Nhất Thiên Niên Kỷ 

(Nghe audio bấm vào hàng chữ này)

Đức Phật dạy rằng: "Tất cả các loài chúng sanh đều có Phật tánh mà vì mê mờ nên không nhận ra". Các loài chúng sanh ở đây để chỉ các loài "hữu tình chúng sanh", là những loài có các cơ quan cảm giác, có những phản ứng tâm lý, theo quan điểm của nhà Phật thì đó là những "Chánh Báo" của dòng sanh tử luân hồi. Còn những "vô tình chúng sanh" như cây cỏ, gỗ đá thì chỉ là những "Y Báo", xuất hiện trong Biển Tâm mênh mông và được những "Chánh Báo" nhận biết tùy theo duyên nghiệp của họ, thí dụ người và cá không nhận biết dòng sông giống nhau, đối với cá, dòng sông là nguồn sống, là nơi sanh trưởng, là thành phố, là quốc độ, là tổ ấm, trong khi con người thì không thể ăn ngủ ở dưới sông được, nhìn thấy chiều sâu hun hút của dòng nước là đã sợ chết đuối rồi.

Phật là "Giác", Phật tánhGiác tánh, là "Cái Thấy Biết", là bản thể của sự sống. Đức Phật đã giác ngộ, đã "hội nhập lại được Cái Thấy Biết" này, đã "thực chứng" được "bản thể thanh tịnh bất sanh bất diệt". Chúng sanh thì chưa nhận ra, vẫn tưởng rằng bản thân mình, "cái tôi", là cái vọng tâm sanh diệt với mọi suy nghĩ liên miên bất tận trong bộ óc của cái thân xác này.

Qua sự giác ngộ, đức Phật nhận ra rằng "tất cả chúng sanh đều có bản thể thanh tịnh (Phật tánh, Giác tánh) như nhau, chỉ vì không nhận ra được mà bị vô minh lôi cuốn vào vòng luân hồi sanh tử". Cho nên đức Phật tận tụy truyền bá đạo Giải Thoát, dạy chúng sanh chấm dứt những hành vi tạo nên nghiệp ác, siêng làm những việc tạo nên nghiệp thiện, chuyển nghiệp xấu thành nghiệp tốt, là giai đoạn tu hành trong Nhân và Thiên Thừa. Rồi sẽ tiến tới giai đoạn tu hành trong Bồ Tát ThừaPhật Thừa là "thanh tịnh hóa tâm" để "Tâm bổn lai thanh tịnh" xuất hiện, giác ngộ hoàn toàn, như đức Phật

Vì thế, bất cứ ở trong giai đoạn tu hành nào, một người Phật tử chân chính vẫn phải "tin sâu nhân quả", tránh tạo nghiệp ác, không làm tổn hại, gây đau khổ cho chúng sanh.

Tuy nhiên, đôi khi vì không nhận định sâu xa, chúng ta vô tình gây nghiệp ác, làm đau đớn cho chúng sanh cũng có Phật tánh, cũng có thân nhân gia đình cha mẹ con cái, cũng biết yêu thương như mình. 

Đức Đạt Lai Lạt Ma có câu truyện nói về vấn đề "Câu cá giải trí có tạo nghiệp không?" trong cuốn "Phật Giáo Truyền Thống Tây Tạng", như sau:

..."...Nói về nghiệp sát sinh thì, nếu chúng ta giết, dù chỉ con vật nhỏ nhít nhất, cũng tạo nên một ác nghiệp. Một vài nền triết học hay trường phái tư tưởng cho rằng nếu ta giết một chúng sinh như con cá, thì đây không phải là một ác nghiệp, và sẽ không có quả báo xấu nào cả. Họ nghĩ rằng một con cá thì không có tâm, nghĩa là không cảm thọ đau khổ. Nhưng nếu suy xét một cách cẩn thận, ta có thể xác định con cá có tâm hay không .

Không cần phải nghiên cứu Pháp mới biết được một con cá có tâm hay không, mà chỉ cần quan sát ta cũng có thể hiểu được điều này . Chúng ta nên xem xét làm thế nào những người chài lưới cố bắt cá. Những ông chài đặt thực phẩm trên đầu lưỡi câu và ném lưỡi câu xuống nước. Khi một con cá trông thấy thức ăn, nó phát sinh tham ái mạnh mẽ muốn ăn miếng mồi ấy ...Như thế, khi con cá nghĩ mình trông thấy một vật ăn được, là nó phải có một cái tâm. Con cá phát sinh ước muốn ăn và tiến lại gần miếng mồi phải có một cái tâm. Nếu cá không có tâm, thì nó sẽ không bao giờ đến gần miếng mồi đầu lưỡi câu, vì nó sẽ không bao giờ phát sinh ước muốn ăn miếng mồi ấy . Từ ví dụ này chúng ta có thể hiểu rằng quả thực cá cũng có tâm.

Cũng tương tự, nếu ta xem xét cái gì xảy ra khi một con cá bị bắt, ta có thể quan sát thấy nó có tâm hay không. Khi con cá mắc câu bị lôi lên khỏi mặt nước, thân thể nó chảy máu, và nó dẫy dụa cùng khắp. Lúc đó con cá vô cùng đau khổ. Do quan sát những hành vi của con cá và nỗi thống khổ của nó, ta có thể hiểu rằng cá có một cái tâm. Bởi thế, nếu ta giết một con cá, ta vẫn phải chịu ác nghiệp về sát .

Nếu ta giết bất cứ một hữu tình (sentient being) nào, nghĩa là một sinh vật có tâm thức (mind), thì ta sẽ gây ra một ác nghiệp. Thực không cần thiết phải chấp nhận giáo lý Phật về vấn đề này; mà đúng hơn ta nên nhìn tận mắt để xem những hữu tình như sâu bọ và súc vật có kinh nghiệm qua khổ đau hay không.

Nếu ta gây đau khổ cho bất cứ một chúng sinh nào, ta sẽ tạo một ác nghiệp. Bởi thế, dù một chúng sinh lớn hay nhỏ, ta đều nên tránh làm tổn thương hay giết nó."

Không riêng gì người Phật tử chúng ta nhận thức được là con vật cũng có tâm linh, cũng có những niềm vui, nỗi buồn như người, trong câu chuyện "Bài diễn văn hay nhất thiên niên kỷ " cũng nói lên được những tình cảm buồn vui, đau khổ, yêu thương chân thật của loài vật. Câu chuyện như sau:

“Bài diễn văn của Luật sư George Graham Vest tại một phiên tòa xét xử vụ kiện người hàng xóm làm chết con chó của thân chủ, được phóng viên Wiliam Safire của báo The New York Times (Nữu Ước thời báo) bình chọn là hay nhất trong tất cả các diễn văn, lời tựa trên thế giới trong khoảng 1,000 năm qua.

Thưa quý ngài hội thẩm,

Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể một ngày nào đó hóa ra kẻ thù quay ra chống lại ta. Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình yêu thương hết mực rồi ra có thể là một lũ vô ơn.

Những người gần gũi thân thiết ta nhất, những người ta gửi gắm hạnh phúcdanh dự, có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành. Tiền bạc mà con người có được, rồi sẽ mất đi. Nó mất đi đúng vào lúc ta cần đến nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi một hành động dại một giờ. Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta sa cơ lỡ vận. Duy có một người bạn hoàn toàn không vụ lợi mà con người có được trong thế giới ích kỷ này, người bạn không bao giờ bỏ rơi ta, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, đó là con chó của ta.

Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như lúc bần hàn, khi khỏe mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù gió đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết vấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được! Nó hôn bàn tay ta dù khi ta không còn thức ăn gì cho nó. Nó liếm vết thương của ta và những trầy xước mà ta hứng chịu khi va chạm với cuộc đời tàn bạo này. Nó canh giấc ngủ của ta như thể ta là một ông hoàng, dù ta có làm một gã ăn mày. Dù khi ta đã tán gia bại sản, thân tàn danh liệt, thì vẫn còn, con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời. Nếu chẳng may số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó được làm kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù. Và một khi trò đời hạ màn, thần chết đến rước linh hồn ta đi, để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, thì khi ấy, khi tất cả thân bằng quyến thuộc đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay đi để sống tiếp cuộc đời của họ. Thì khi ấy vẫn còn bên nấm mồ ta - con chó cao thượng của ta, nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở ra cảnh giác, trung thànhchân thực ngay cả khi ta đã chết rồi!”

Để có thể Giác Ngộ lại Bản Thể Tuyệt Đối như đức Phật là một việc làm khó khăn và lâu dài. Tuy vậy, ngay khi mới bước lên con đường đi tới, chúng ta đã có được những niềm an vui nếu chúng ta nhìn muôn loài chúng sinh bằng con mắt bình đẳng, không giết hại chúng, tuân theo những điều Phật dạy trong giới răn thứ nhất là "không sát sanh". Nếu chúng ta có thể giảm thiểu bớt những ham muốn, buông xả bớt những thói quen có thể làm cho chúng ta chìm đắm trong sự suy nghĩ bất công với muôn loài, cứu giúp chúng sanh mà không sát hại, là chúng ta đã dũng tiến trên con đường giác ngộ giải thoát.

Trong lần phát thanh kỳ trước quý thính giả và các bạn đã nghe Krishnamurti nói về mối giao cảm với muôn loài. Ngài nói: 

“Dường như chẳng bao giờ chúng ta có chút cảm xúc nào hướng về muôn loài trên trái đất. Nếu như chúng ta thiết lập được mối giao hảo sâu xa bền chắc với thiên nhiên thì chúng ta đã chẳng bao giờ giết con vật để được ngon miệng, chẳng bao giờ làm tổn thương, mổ xẻ con khỉ, con chó, những con vật trong phòng thí nghiệm, đang khi nó còn sống, vì lợi ích của chúng ta. Chúng ta sẽ tìm những cách khác để điều trị vết thương, để cứu mạng chúng ta. Nhưng điều trị tâm hồn thì lại hoàn toàn khác. Sự hồi phục sẽ tới từ từ nếu chúng ta sống hài hòa với thiên nhiên, với trái cam trên cành cây, với nhánh cỏ nhú lên từ kẽ nứt xi măng, và với những ngọn đồi nằm ẩn dưới những tầng mây bao phủ.

Đây không phải nói theo tình cảm tầm phào hoặc tưởng tượng lãng mạn mà là chuyện thực tế của mối giao hảo với muôn loài đang sống, đang chuyển động trên trái đất. Người ta đã giết hàng triệu con cá voi và sẽ còn giết nữa. Tất cả những gì chúng ta lấy được từ sự tàn sát chúng thì chúng ta cũng có thể có được bằng những cách khác. Nhưng rõ ràngchúng ta thích giết mọi loài, như con nai phóng vút qua, con linh dương kỳ diệu và con voi to kềnh. Chúng ta thích giết hại lẫn nhau. Trong lịch sử loài người trên trái đất, sự giết chóc này chưa bao giờ ngưng. Nếu chúng ta có thể, và chúng ta phải, thiết lập một mối tương quan giao hảo bền chặt thâm sâu với thiên nhiên, với cây cỏ, lùm bụi, hoa trái, với đám mây bay trên trời, từ đó, chúng ta sẽ không bao giờ còn giết người vì bất cứ lý do nào nữa.”

Thưa quý vị, thưa các bạn,

Qua một vài câu chuyện chúng tôi đã dẫn trên, chúng ta thấy loài vật cũng có những niềm vui và nỗi buồn, chúng cũng có giác tánh như con ngườiChúng tôi mời quý vị nghe thêm câu chuyện tình của chú ngựa tên Blue trong bài viết “Am I blue ? của tác giả Alice Walker, do Vy Khanh chuyển ngữ với tựa đề là “Buồn ơi ! Ai biết chăng ai ?”

Vườn nhà chúng tôi trồng rất nhiều táo, trong số đó có một cây ngay cạnh hàng rào là con ngựa Blue gần như có thể với tới. Chúng tôi đã sớm có thói quen cho Blue ăn táo, món mà nó thích. Đôi khi nó đứng rất lặng lẽ ngay cạnh cây táo, và khi thấy một đứa trong bọn chúng tôi bước ra là nó hí, nó khịt mũi ồn ào và giậm chân xuống đất thình thịch. Dĩ nhiên điều đó có nghĩa là :"Tôi muốn ăn táo". . .

Blue cô đơn lắm, cô đơnbuồn chán một cách kinh khủng. Tôi không lấy làm lạ về chuyện đó; hằng ngày một mình lê lết trên khu vườn rộng năm mẫu, chẳng có chuyện gì đặc biệt thích thú xảy ra. . .

Không, tôi đã bàng hoàng nhớ ra rằng người và vật có thể truyền thông tư tưởng với nhau rất bén nhậy.. 

Hồi đó là khoảng năm thứ hai chúng tôi ngụ trong căn nhà này, có một chuyện xảy ra cho cuộc đời Blue. Vào một buổi sáng, nhìn qua khung cửa sổ ra cảnh trời sương tỏa như những giải nơ trên cánh đồng cỏ, tôi thấy một con ngựa khác, mầu nâu, đang đứng phía bên kia cánh đồng cỏ của Blue. Lúc đầu chàng Blue có vẻ sợ, đã mấy ngày qua mà nó không dám lại gần con ngựa nâu.

Chúng tôiviệc phải xa nhà mất một tuần. Khi chúng tôi trở về thì Blue đã quyết định kết bạn với con nâu rồi và hai đứa lúc thì nhẩn nha thả nước kiệu, lúc thì phi nước đại, gắn bó bên nhau, và Blue không còn thường tới gần cây táo như trước nữa.

Nhưng câu chuyện không kéo dài mãi mãi. Một ngày kia, sau khi ra tỉnh trở về, tôi bước ra vườn tính cho Blue ăn vài trái táo. Nó đang đứng chờ, hoặc là tôi nghĩ thế, dù không đứng dưới cây táo. Khi tôi rung cây và nhẩy lùi về phía sau để tránh trận mưa táo rụng, con Blue không nhúc nhích. Tôi nhặt mấy trái đem lại cho nó. Nó gắng gượng cắn nửa trái. Số còn lại, nó mặc kệ cho rơi lả tả xuống đất. Tôi kinh hoảng nhìn vào đôi mắt nó -- bởi vì dĩ nhiên là tôi đã nhận ra rằng con Brown, bạn tình của nó, đã đi mất rồi -- tôi nhìn sững nó. Nếu tôi ra đời với thân phận kẻ nô lệ, và bạn tình của tôi bị bán hoặc bị giết, thì ánh mắt tôi cũng bi thương đến thế mà thôi.

Tôi được lũ trẻ hàng xóm cho biết là bạn tình của con Blue được "cho xáp lại với Blue", . . . như thế chúng nó có thể giao phối và con Brown có thể thụ thai. Vì sứ mạng đã hoàn thành nên con Brown được trả về cho chủ nó, cư ngụ tại nơi khác.

Tôi hỏi:

- Nó có trở lại không?

Nhưng bọn chúng chẳng đứa nào biết.

Blue giống như người điên loạn. Đối với tôi thì Blue chính là một người điên loạn. Nó phóng nước đại một cách giận dữ, như nó đang bị cưỡi, không ngừng chạy quanh khu đồng cỏ đẹp đẽ rộng năm mẫu. Nó hí vang trời cho tới khi lạc cả giọng. Móng chân nó cào liên tục lên mặt đất. Nó vật mình vật mẩy, húc vào thân cây. Rồi nó phóng tầm mắt ra xa, xa tít mù khơi, về phía con đường đã đem bạn nó đi mất.

Từ đó, thỉnh thoảng, mỗi khi nó đến vì muốn được ăn táo, hoặc tôi mang táo đến cho nó, nó lại nhìn sững tôi. Cái nhìn sao mà tan nát cõi lòng với ánh mắt đầy đau khổ, cái nhìn sao mà "người" quá, tôi gần như phát lên tiếng cười (tôi cảm thấy quá đau buồn để còn có thể khóc được) khi nghĩ đến những con người đã không biết rằng loài vật cũng đau đớn đến tan nát cõi lòng.

Ban Biên Tập
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/10/2010(Xem: 14911)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.