14. Phật Đản Sanh: Bốn Chân Lý Mầu Nhiệm

15/10/201012:00 SA(Xem: 16146)
14. Phật Đản Sanh: Bốn Chân Lý Mầu Nhiệm

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH PHẬT GIÁO
DO BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN PHỤ TRÁCH

NỘI DUNG BÀI PHÁT THANH SỐ 14
PHẬT ĐẢN SANH: BỐN CHÂN LÝ MẦU NHIỆM
(Nghe audio bấm vào hàng chữ này)

Thưa quý thính giả,

Vào ngày rằm tháng Tư cách nay 2549 năm, thái tử Siddharta ra đời tại vườn Lâm Tỳ Ni, thành Ca-ty-la-vệ gần biên thùy giữa Ấn Độ và Népal, cha là quốc vương Tịnh Phạn và mẹ là hoàng hậu Ma Da. Thái tử ra đời được bảy ngày thì hoàng hậu Ma Da tạ thế, em bà là di mẫu Kiều Đàm, nuôi nấng thái tử trong tình thương yêu rất mực.

Dù sống trong cung vàng điện ngọc, từ vật chất tới tinh thần đều được chăm lo chu đáo, nhưng ngài sớm nhận thức được rằng vạn vậtvô thường, không có cái gì vĩnh viễn tồn tại, mọi người sinh ra đều phải trải qua những chặng đường từ già đến bệnh rồi chết, đôi khi cái chết lại đến bất chợt, không ai ngờ, ngay trong lúc tuổi còn thanh xuân.

Ngoài ra, mỗi kiếp người, dù giầu, nghèo, sang, hèn, đều luôn luôn có những chuyện đau khổ, bất toại nguyện. Niềm vui của con người rất là bấp bênh, chợt tới nhưng cũng có thể lại mất ngay đó. Không có gì là chắn chắn về hạnh phúc lâu dài trong cuộc đời.

Tuy tuổi còn trẻ, Ngài đã sớm mang những nỗi băn khoăn, suy tư, khắc khoải về thân phận con người. Và rồi một đêm kia, Ngài quyết định rũ bỏ mọi ràng buộc tục lụy, vượt kinh thành, xuất gia tìm con đường giải thoát cho chúng sanh khỏi vòng sanh tử luân hồi.

Khi ấy, ngài vừa hai mươi chín tuổi.

Sau sáu năm khổ hạnh và bốn mươi chín ngày tịnh tọa dưới gốc cây bồ đề, Ngài bừng tỉnh, trở thành bậc Giác Ngộ, tiếng Ấn Độ là Buddha, người Trung Hoa phiên âm chữ Buddha thành ra Phật Đà, nghĩa là Người Giác Ngộ (Giác Giả).

Từ sự giác ngộ này, Ngài thấu suốt nguyên nhân mọi nỗi thống khổ của kiếp ngườiphương pháp để chấm dứt mọi khổ não, đó là Tứ Diệu Đế, bốn chân lý mầu nhiệm, bốn chân lý đưa con người lên bờ an lạc, giải thoát.

Bản thân Ngài đã tự tu, tự chấm dứt được Nghiệp lực lôi cuốn dòng đời chìm nổi trong biển sinh tử. Từ kinh nghiệm đó, Ngài lặn lội trên bốn chục năm trường để truyền lại cho chúng sinh những kinh nghiệm Ngài đã trải qua, giương cao Ánh Đạo Vàng của Trí Tuệ, mở con đường giác ngộ giải thoát cho chúng sinh. Với tấm lòng từ bi và bình đẳng tuyệt đối, Ngài tuyên bố: "Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành." Từ ngữ chúng sinh ở đây không phải chỉ dành riêng cho loài người, mà gồm tất cả các loài sinh vật, cũng có tình cảm và Giác Tánh, như người.

Vào những ngày cuối cùng của cuộc đời, sau những năm dài tận tụy giáo hóa chúng sinh, Ngài trở về Kusinàra và tịch diệt tại đây. Thân Ngài nằm giữa hai cây Long Thọ, hôm ấy cũng nhằm ngày Rằm tháng Tư.

Ngày nay, cứ mỗi Rằm tháng Tư âm lịch, Phật tử Việt Nam cũng như Phật tử khắp năm châu đều hướng tâm về đức Phật. Đời Ngài đã thuộc về quá khứ nhưng giáo pháp giải thoát của Ngài vẫn tồn tại và hữu ích cho chúng taChúng ta chào mừng ngày đản sanh của đức Phật cũng có nghĩa là chúng ta chào mừng ngày đản sanh ra giáo pháp giải thoát của Ngài. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau lắng tâm nghe lại bài pháp đầu tiên mà ngài đã thuyết giảng sau khi Ngài thành đạo, bài giảng về bốn chân lý mầu nhiệm, đó là:

1. Chân lý về Khổ:

Đây là chân lý về các vấn đề của đời sống, qua sinh, già, bệnh, chết, cầu mong mà không toại nguyện, thương yêu nhau mà phải chia lìa, ghét nhau mà cứ phải gặp và thân tâm thay đổi bất thường.

2. Chân lý về Nguồn gốc của Khổ:

Từ ánh sáng của tuệ giác, Đức Phật giải thích nguyên nhân của Khổ qua quy luật Nhân QuảNghiệp Báo. Khởi từ vô minh, tham ái sinh ra sân hậnsi mê, con người tạo Nghiệp, trả Quả, nỗi thống khổ ngày càng sâu dầy.

3. Chân lý về sự Diệt Khổ:

Chân lý này là lời dạy của Đức Phật về sự cần thiết phải chấm dứt nguyên nhân tạo ra nỗi khổ để thoát Khổ.

4. Chân lý về Con đường đưa đến diệt Khổ: Đây là lời Đức Phật dạy về cách thức tu tập, về phương pháp để Phật tử nương theo mà hành trì, ngõ hầu kết thúc được mọi nỗi thống khổ, đạt được trạng thái tâm an lạc. Phương pháp đó là Bát Chánh Đạo, còn gọi là Tam Học, tức là ba môn học chung cho mọi người tu Phật, học Phật như sau:

Giới học gồm có:
- Chánh ngữ,
- Chánh nghiệp,
- Chánh mạng
Định học, gồm có:
- Chánh tinh tấn,
- Chánh niệm,
- Chánh định
Tuệ học, gồm có:
- Chánh kiến,
- Chánh tư duy
Nói cho gọn thì con đường tu tập để chấm dứt mọi khổ đau gồm:
- Không làm điều ác,
- Siêng làm điều lành, thiện

- Thanh lọc tâm ý.

Hơn 2500 năm đã trôi qua, mọi vật biến đổi vô thường, nhưng giáo pháp giải thoát của Ngài vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Thông điệp về bốn chân lý cao quý của Ngài vẫn còn thích hợp với xã hội hiện đại cũng như nhiều thế kỷ trước đây. Chúng ta hãy nghe lời phát biểu của Bác sĩ Carl C. Jung, nhà tâm lý học người Thuỵ Sĩ, vị sáng lập trường chuyên ngành tâm lý học như sau:

- "Là một người nghiên cứu về tôn giáo tỷ giáo, tôi tin tưởng đạo Phật là đạo hoàn toàn nhất mà thế giới đã có. Không phải lịch sử tôn giáo cũng không phải là sự nghiên cứu triết học mà chính nghề nghiệp chuyên môn của tôi -- như là một bác sĩ -- đã đưa tôi lần đầu tiên đến thế giới tư tưởng Phật giáo. Công việc của tôi là chữa trị những khổ đau về mặt tâm thần và chính điều này đã đưa đẩy tôi làm quen với quan điểmphương pháp của Bậc thầy vĩ đại của nhân loại, mà đề tài chính yếu là sự khổ đau triền miên, già, bệnh và chết." 

Trong cuốn "Phật giáo", tiến sĩ Edward Conze viết:

- Đức Phật như là một bậc lương y. Cũng như bác sĩ phải biết chẩn đoán nhiều căn bệnh khác nhau, nguyên nhân của bệnh, thuốc giải độcphương pháp chữa trị, và có thể áp dụng thuốc thích hợp. Đức Phật cũng vậy, Ngài dạy cho chúng ta Bốn Chân Lý kỳ diệu (Tứ Diệu Đế) chỉ ra sự hiện hữu của khổ đau, nguyên nhân của khổ, sự đoạn diệt khổ và con đường đưa đến sự diệt tận của khổ đau.

Và các ý kiến của nhiều người khác, thí dụ Tiến Sĩ Ambedkar:

- Phật giáo hoạt động dân chủ, Phật giáo gìn giữ dân chủ trong tôn giáo, dân chủ trong xã hộidân chủ trong chính trị.

Bác sĩ Albert Schweizer :

- Trên quả địa cầu này, Ngài đem ý nghĩa những chân lý giá trị trường cữu và thúc đẩy đạo đức tiến bộ không chỉ cho riêng Ấn độ mà cho cả nhân loại. Đức Phật là một nhà đạo đức vĩ đại kỳ tài chưa từng thấy có trên hoàn vũ.

- Giám mục Milman:

Càng ngày tôi càng cảm thấy gần gũi với đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nhất là về đặc tính và thực nghiệm của Ngài. Ngài là con đường, là chân lý, và là lẽ sống.

Tổng thống Ấn Độ Nehru:

- "Nếu một vấn đề nào đó cần được đề ra, vấn đề đó phải được giải quyết trong hài hòa và dân chủ theo đường lối dạy bảo của đức Phật.

Trong một thế giới dông tốxung đột, hận thù và bạo lực, thông điệp của đức Phật sáng chói như vầng thái dương rực rỡ. Có lẽ không bao giờ thông điệp của Ngài lại thiết yếu hơn như trong thời đại của thế giới bom nguyên tử, khinh khí ngày nay. Hai ngàn năm trăm năm qua đã càng tăng thêm sinh khí vào thông điệp bất diệt này. Chúng ta hãy cố gắng thi triển tư tưởng và hành động của chúng ta trong ánh sáng giáo lý của Ngài. Có thể chúng ta phải bình thản đương đầu cả đến với những khủng khiếp của thời đại nguyên tử và góp phần nhỏ trong việc khuyến khích nghĩ đúng (Chánh tư duy) và hành động đúng (Chánh nghiệp).”

Abdul Atahiya, một thi nhân Hồi giáo nhận xét:

Nếu bạn muốn thấy một người cao quí nhất trong loài người, bạn hãy nhìn vị Hoàng tử trong y phục một người ăn xin; chính là Đức Phật đó, hình ảnh siêu phàm đầy thánh tính của Ngài thật vĩ đại giữa con người.”

Con đường diệt trừ tham ái để chấm dứt đau khổ chính là con đường với tám yếu tố chân chánh hay còn gọi tám bước nhiệm mầu dẫn đến an lạc hạnh phúc. Chúng ta hãy nghe học giả Christmas Humphreys, một vị thẩm phán nổi tiếng người Anh, nói về chân lý cao quý thứ tư này:

"Con đường của Phật giáocon đường trung đạo giữa hai cực đoan. Đây không phải là một sự thỏa hiệp yếu đuối, nhưng là một sự vừa phải hợp lý, tránh sự cuồng tín và sự lười biếng giải đãi, tuần tự tiến lên với quyết tâm, không có sự chần chừ để nẩy ra phản ứng riêng, mà luôn tiến không ngừng bước. Đức Phật gọi nó là Con Đường Tám Điều Chân Chánh (Bát Chánh Đạo) đưa đến Niết-bàn, và con đường này có thể được xem như là một cuộc hành trình tu tập tâm linh thánh thiện cao quý nhất, song được biểu hiện ở một hình thức giản đơn.

Phật giáo cũng không bi quan hay yếm thế. Phật giáo là một hệ thống tư duy, một tôn giáo, một khoa học tâm linh, và một triết lý sống hợp lý, thiết thực và bao hàm tất cả. Đạo Phật mời gọi những ai đi tìm chân lý bởi vì Phật giáo là một tôn giáo không có giáo điều, làm thoả mãn nhu cầu của lý trí cũng như con tim, nhấn mạnh tinh thần tự tin, tự lập, đi kèm với sự khoan dung đối với quan điểm của những người khác, bao hàm cả khoa học, tôn giáo, triết học, tâm lý học, huyền thoại, đạo đức luân lý và nghệ thuật. Đạo Phật còn chỉ ra rằng chính con ngườiđấng sáng tạo của kiếp sống hiện tại của mình và là người thiết kế độc nhất toàn bộ sinh mệnh của hắn ta."

Thời gian trôi qua, với thông điệp đầu tiên của đức Phật về bốn chân lý nhiệm mầu rất thực dụng đối với con ngườixã hội dù ở bất cứ nơi đâu và thời nào. Đức Phật đã chứng nghiệm và chỉ lại cho chúng ta con đường dẫn đến sự giải thoát, mọi người được hoàn toàn tự do quyết định nếu muốn đi theo con đường đó. Chúng ta hãy nghe lời phát biểu của giáo sư Laksami Narasu trong quyển Essence of Buddhism của ông.

"Nói về Phật giáo, người ta có thể khẳng định đó là một tôn giáo không có sự cuồng tín. Mục đích của Phật giáo là nhằm tạo ra một sự chuyển hóa từ nội tâm của mỗi cá nhân bằng cách tự chinh phục và chiến thắng mình, vượt qua những sức mạnh của tiền bạc vật chấtĐức Phật chỉ làm một việc là chỉ ra con đường duy nhất đưa đến sự tự giải thoát, và con đường đó được để lại cho mỗi cá nhân để tự chính mình quyết định, nếu muốn đi theo." 

Ban Biên Tập
(www. Thuvienhoasen.org)




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/10/2010(Xem: 14950)
Đây là lần thứ hai tôi đến Tu Viện Gaden Shartse Thubten Dhargye Ling (còn được gọi là Chùa TDL) tại Thành Phố Long Beach, Miền Nam California, Hoa Kỳ. Lần đầu tôi đến đây cách nay vài năm để làm phóng sự cho pháp sự kiến tạo Mạn Đà La do chư Tăng từ Tu Viện Gaden Shartse Monastery tại Ấn Độ sang thực hiện.
Phái đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ đã đến thăm Orange County và tổ chức buổi cơm chay "Gây Quỹ Xây Dựng Học Viện Phật Giáo Viên Giác tại Đức Quốc" vào thứ bảy ngày 5/10/2024 tại trung tâm Sangha, 7641 Talbert Avenue, thành phố Huntington Beach....Kiều Mỹ Duyên có buổi phỏng vấn Hòa Thượng Thích Như Điển và Hòa Thượng Thích Thông Triết vào thứ hai ngày 7/10/2024 trên đài truyền hình VBS 57.6 cùng cô Thu Anh, chuyên viên địa ốc.
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.