26. Nhẫn Nhục

15/10/201012:00 SA(Xem: 17354)
26. Nhẫn Nhục

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH PHẬT GIÁO
DO BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN PHỤ TRÁCH

NỘI DUNG BÀI PHÁT THANH SỐ 26
NHẪN NHỤC
(Nghe audio bấm vào hàng chữ này)

Thưa quý thính giả,

 

Trong chương trình phát thanh hôm nay, chúng tôi xin kể một câu chuyện thiền có liên quan đến đức tính Nhẫn Nhục, một trong sáu hạnh tu của Phật Tử

Chuyện kể rằng khi xưa ở một làng bên nước Nhật, có một cô gái rất xinh đẹp. Một hôm, cha mẹ cô phát hiện ra rằng cô đang có thai. Điều này làm ông bà ta vô cùng tức giận, nhất quyết tra hỏi xem ai là tác giả cái bào thai mà cô đang mang:

- Hãy nói cho chúng ta biết con có thai với ai? 

Cô con gái thấy cha mẹ nổi trận lôi đình thì quá sợ hãi, chỉ tấm tức khóc mà không dám nói thủ phạm. Người cha thấy vậy lại càng tức điên lên, nghiến răng kèn kẹt: 

- Nếu con không nói mà cha biết được đứa nào thì cha sẽ giết nó. 

Cô gái nghe vậy thì càng thất kinh hồn vía, khóc lên rưng rức, hai bàn tay bưng lấy mặt, thu mình lại như con rùa rụt cổ khi sợ hãi, chúi đầu vào bãi cát vì nó tưởng là nơi ẩn núp an toàn. Rồi có lẽ nghĩ rằng chỉ có cách đổ thừa cho một người mà cha mình kính nể, không dám đụng tới, may ra mới qua được giai đoạn khó khăn này, cô ấp úng:

- Thưa cha, chính là sư Ha Kun …

Nghe tới đây, cha mẹ cô gái choáng váng mặt mày, đứng không còn vững. Sư Ha Kun ! Sao có thể được ? Làm sao mà chuyện này có thể xẩy ra ? Sư vốn là một vị tu sĩ đạo cao đức trọng, danh tiếng lừng lẫy khắp vùng cơ mà? Thế nhưng con gái cưng của mình đã nói như vậy thì chỉ còn cách đến thẳng tu viện mà hỏi tội nhà sư phạm giới

Trong cơn giận dữ đùng đùng, cha mẹ cô gái cùng nhau đi thẳng đến chùa tìm sư Ha Kun. Trước thái độ hung hăng hạch tội của cha mẹ cô gái, nói rằng Sư đã làm cho con họ mang thai thì Sư phải chịu trách nhiệm, vị sư không phân trần một lời, chỉ nói một câu ngắn gọn:

- Vậy sao ? 

Thế là cha cô cất tiếng chửi mắng vị sư mà lâu nay hai ông bà rất tôn kính, nể trọng như bậc thầy. Nhưng dẫu sao, ông ta cũng chỉ chửi mắng, chứ không có hành động gì hung dữ hơn đối với sư Ha Kun, người mà xưa nay cả làng rất kính nể. 

Câu chuyện vỡ lở ra tới tai toàn thể dân làng. Thế là từ địa vị một vị sư danh tiếng, tu hành nghiêm túc, giới hạnh trong sạch, được dân làng cung kính vái chào mỗi khi trông thấy, nay sư Ha Kun trở thành biểu tượng của tội lỗi. Hằng ngày khi bưng bình bát đi khất thực, dân làng xua đuổi không cho đứng ở cửa, Sư phải tự trồng khoai sắn mà sống qua ngày.

Thời gian trôi qua, cô gái đến kỳ sinh nở, cho ra đời một bé trai kháu khỉnh. Cha mẹ cô ta muốn giải quyết tương lai con gái một cách gọn gàng, bèn quyết định đem đứa bé đến chùa trả cho cha nó là sư Ha Kun. Khi ẵm đứa bé đến trao cho nhà sư, mẹ cô gái nói: 

- Đứa bé này là con ông, đã đốn thì phải vác, hãy nhận lấy nó mà nuôi ! 

Với thái độ thật hiền từ, vị sư dang tay đón nhận đứa bé, ẵm vào lòng rồi chậm rải nói: 

- Vậy sao ? 

Từ đó, dù là một người xuất gia, hằng ngày sư Ha Kun đành phải làm những công việc thế tục như: thay tã, tắm em, giặt giũ quấn áo chăn mền, ru em bé ngủ và bế nó đến nhà những bà mẹ có con sơ sinh trong làng để xin cho nó được bú chực. Có những bà mẹ vừa cho thằng bé bú vừa mắng Sư như tát nước. Danh dự của Sư hoàn toàn tiêu tan. Mỗi khi thấy Sư ôm thằng bé đi trên đường làng là mọi người lại chỉ trỏ để nhiếc móc. Sư cứ cúi đầu mà tiếp tục công việc, chẳng một lời phân trần.

Được một cái là thằng bé cũng dễ nuôi, cho cái gì ăn cái nấy, chẳng bao lâu nó biết đi, rồi biết nói. Sư tận tụy săn sóc dạy dỗ nó rất cẩn thận bên câu kinh tiếng kệ. 

Thời gian lặng lẽ trôi, cho đến một ngày kia cô gái bị lương tâm dày vò vì tội nói dối của mình, bèn thú thật với cha mẹ rằng không phải sư Ha Kun mà chính chàng thanh niên tên Su Ju ở xóm dưới mới thực là cha đứa bé, nhưng vì trước kia nàng muốn dấu tội cho người yêu nên mới nói dối vậy thôi. 

Nghe cô con gái nói xong, cha mẹ cô ta như chết lặng vì hối hận, Nghĩ tới biết bao nỗi nhục nhã mà sư Ha Kun đã phải chịu một cách oan uổng, hai ông bà lật đật chạy thẳng lên chùa, xụp xuống trước mặt sư vừa lạy vừa khóc:

- Bạch Sư, chúng tôi đến đây để xin Sư tha cho cái tội đã quá tin lời con gái mà vô tình đồng lõa với nó vu cáo cho Sư. Nay nó hối hận nên đã thú nhận rằng cha của đứa bé chính là thằng con trai xóm dưới tên là Su Jo. 

Rồi cha cô gái nói tiếp: 

- Con chúng tôi đã hư đốn chửa hoang, lại thêm tội vu cáo, còn chúng tôi thì lại hàm hồ vội tin con gái nên cả nhà chúng tôi đều quá tội lỗi. Là cha mẹ của một đứa con gái hư hỏng, chúng tôi đích thân đến đây xin được sám hối với Sư, xin Sư rộng lòng tha thứ.

Ngập ngừng giây lâu, ông nói tiếp:

- Tiện đây chúng tôi cũng xin được Sư cho chúng tôi đem cháu bé về. 

Sư Ha Kun không một lời trách móc than phiền, cũng không đòi hỏi gì dù ông đã dầy công nuôi thằng bé từ khi mới sanh cho đến bây giờ đã hơn ba tuổi, mà đem ngay thằng bé trao lại cho ông bà ngoại nó, rồi cũng chỉ nói vỏn vẹn một câu: 

- Vậy sao. 

Thưa quý thính giả,

Giai thoại nhà thiền trên cho thấy Sư Ha Kun là hình ảnh của tấm lòng từ bi và đức tính nhẫn nhục không bờ bến. Mặc dù bị oan ức, bị người dân trong làng khinh rẻ, nhưng Sư vẫn nhẫn chịu, không hề kêu oan, rằng mình không phải là cha đứa bé. Trong trường hợp ấy, nếu Sư nói "tôi không phải là cha đứa bé" thì cha mẹ cô gái sẽ thưa kiện lên chính quyền sở tại và chính quyền sẽ cho mở cuộc điều tra và có thể Sư sẽ được minh oan, nhưng sẽ có một người bị tù tội. 

Sư Ha Kun đã nhẫn chịu nghịch cảnh một cách bình thản, chịu đựng nổi điều mà người đời cho là bất công và oan ức, vì Sư đã thấm nhuần tư tưởng của nhà Phật, rằng: "Chúng sinhnhân duyên tội lỗi mới xâm phạm đến nhau, mới làm hại nhau. Hôm nay ta nhận thọ mọi khổ não này cũng bởi nhân duyên đời trước cảm ứng nên mới vậy. Tuy đời này ta không tạo tội, nhưng có thể ta đã gieo nhân xấu đời trước, biết đâu nay đã đến mùa chín trái, ta phải trả nợ đó một cách vui vẻ. Ví dụ như có người mắc nợ của người, nay hạn kỳ đã mãn, chủ nợ đến đòi, kẻ ấy đương nhiên phải vui vẻ mà trả. Lại nữa, bởi chúng sinh mê mờ nên thuận dòng sinh tử, hễ bị ai xâm phạm là nổi niệm sân giận, hễ được ai mến thương chiều chuộng bèn vui mừng ưa thích, hễ gặp việc đáng kinh sợ thì khủng hoảng kinh hoàng. Sư thì ngược lại, đang nghịch dòng sinh tử, đang trôi ngược về nguồn, nên không thể sân giận với những điều nghịch hại, không mừng vui với nhửng điều ái kính, không sợ hãi đối với những nguy hiểm gian lao...” 

Trong trường hợp của Sư, khi quyết định xuất gia lên đường tu đạo giải thoát, Sư đã phát nguyện bồ đề tâm, đã phát nguyện thành Phật vì lợi ích cho chúng sinh. Nay Sư thực hiện đại nguyện ấy bằng cách thể hiện một cách thực tiễn tấm lòng tôn trọng, quí chuộng và yêu thương kẻ khác, kể cả những người thù ghét mình và vu oan giá hoạ cho mình, những người mà Sư thấy ai cũng ngập tràn nỗi khổ đau riêng, ai cũng đang lặn ngụp trong sông mê biển ái, trong tham dục, trong hận thùsi mê

Sư vẫn nhớ lời dạy của đấng Từ phụ Thích Ca Mâu Ni:

" Hận thù không thể diệt được bằng hận thù. Chỉ có lòng từ bi buông xả mới hoá giải được hận thùNếu khônglòng từ bi buông xả thì hận thù sẽ chồng chất từ kiếp này sang kiếp khác. Chỉ có lòng từ bi mới cởi mở được những nỗi oan ức và những khổ đau của đời mình. 

Trong suốt cuộc đời hoằng pháp của đức Từ phụ Bổn sư Thế Tôn, Ngài chưa từng giận dữ, dù Ngài bị ngược đãi nặng nề hay dù các đệ tử của Ngài nhẫn tâm chống Ngài và bỏ Ngài mà đi, Ngài vẫn luôn luôn nhân ái, từ biđộ lượng. Nên Sư đã noi theo gương đức Từ phụ và luôn luôn nhớ lời Ngài dạy trong Kinh Lục Độ Tập: 

Người đắm say vướng mắc 
Thì không còn sáng suốt 
Tạo khổ nhục cho mình 
Nếu ta nhẫn chịu được 
Thì tâm ta sẽ an 
Kẻ buông lung thân tâm 
Không hành trì giới luật 
Vu cáo làm hại mình 
Nếu ta nhẫn chịu được 
Thì tâm ta sẽ an. 
Kẻ vô ơn dối mình 
Tâm địa đầy oán thù 
Tạo bất công oan ức 
Nếu ta nhẫn chịu được 
Thì tâm ta sẽ an 

Thưa quý thính gỉa,

Ha Kun trong câu chuyện kẻ trên không ai khác hơn là thiền sư Bạch Ẩn, một vị thiền sư Nhật Bản danh tiếng lẫy lừng ở vào thế kỷ thứ 18, có công chấn chỉnh lại dòng Thiền Lâm Tế tại Nhật và được nhiều thiền sinh trên khắp thế giới biết đến với công án nổi tiếng của ngài: "Tiếng vỗ của một bàn tay là cái gì ?" (What is the sound of one hand clapping ?)

 Hạnh nhẫn nhục đã thể hiện nơi thiền sư Bạch Ẩn thật khó ai bằng. 

Nhẫn nhục là một trong sáu hạnh của người Phật tử do đức Thế Tôn chỉ dạy nhằm đối trị tính sân giận. Trong sáu hạnh thì nhẫn nhục thuộc về hạnh thứ ba. Nhà Phật phân biệt có ba loại nhẫn: 

(1) Sinh Nhẫn: Giữ được thái độ bình thản, không sân giận, oán thù khi bị những người khác chửi mắng hay bức hại mình. 

(2) Pháp Nhẫn: Gặp các nghịch cảnh thiên nhiên như mưa gió nóng lạnh... đều xem như không, không chút than van oán trách. 

(3) Vô Sinh Pháp Nhẫn: Đức nhẫn thành đạt của bậc Thánh, trở thành bẩm tính tự nhiên của họ, không cần cố gắng, ra vào mọi nghịch cảnh như ra vào hư không. “Chữ rằng: nhẫn nhục nhiệm hoà, Nhẫn điều khó nhẫn mới là chân tu” .

Có người cho rằng nhẫn nhục đồng nghĩa với nhu nhược và ươn hèn. Thực ra không phải vậy. Nhẫn nhục không có nghĩa là ươn hèn, nhu nhược trước mọi hành động xấu của người khác, mà là kiên gan bền chí nhẫn chịu mọi sự nhục mạ, sự khó khăn, sự khổ sở, sự khen ngợi cũng như sự thắng thế, để tự làm chủ lấy mình, rồi sau mới tìm cách hoá giải mọi hiểu lầm hay ngộ nhận với họ. Ai hiểu lầm rằng mình nhu nhược hay ươn hèn cũng không cần phải quan tâm

Những người bình thường như chúng ta khó mà làm được như thiền sư Bạch Ẩn trong câu chuyện trên, nhưng ít nhất khi chúng ta bị nhục mạ, bị người chửi mắng, ta có thể chịu khó suy xét lại bản thân. Nếu ta có lầm lỗi thật thì nên tự trách và nếu vì tự ái, không thể công khai cám ơn lời chỉ bảo của họ như trong câu nói :" Kẻ chê ta mà chê đúng là thầy của ta", thì cũng nên thầm cảm ơn họ, cố tránh sự giận dữ, thù ghét họ. Trường hợp ta không làm điều gì lầm lỗi, họ tự đặt chuyện để nhục mạ ta, thì ta nên xót thương cho sự vô minh lầm lỗi của họ, tội nghiệp họ đã không biết phân biệt thiện ác, thiếu lý trí xét đoán. Hãy giữ sự im lặng mà không nên phản ứng mắng chửi hay nói lời không hay với họ. Nếu như chúng ta mắng chửi lại họ thì oán oán sẽ lại trập trùng. 

Giả tỷ có một người mặc bộ đồ trắng trẻo sạch sẽ đi trên lộ về thăm quê, gặp các trẻ em chăn trâu đang chơi bùn, mình mẩy lem luốc. Chúng ghét cái trắng trẻo sạch sẽ của anh, nên hốt bùn tung vào anh. Lúc đó anh nên chạy, hay nên hốt bùn tung vào chúng? 

 Nguời có khả năng nhẫn chịu được những khó khăn, trở ngại mới mong đạt được thành quả tốt đẹp trong công việc. Nơi Kinh Bốn Mươi Hai Chương, có vị Tỳ-kheo hỏi Phật: "Điều gì mạnh nhất trên đời?" Đức Phật dạy: "Nhẫn nhục là mạnh nhất trên đời, vì không chứa tâm ác nên tăng sự yên ổn. Nhẫn nhục là không ác, tất được mọi người tôn kính”. Thật vậy, chỉ có người nhẫn chịu được mọi khó khăn, vượt qua mọi trở ngại mới mong lập được sự nghiệp vĩ đại trên đời.

Hoà Thượng Thích Thánh Nghiêm trong một bài pháp, có nói rằng: 

Nhẫn nhục là im hơi lặng tiếng. Trước tất cả những việc oan uổng, lăng nhục, phỉ báng, đả kích, đều phải ứng xử hoàn toàn nhẫn nhịn. Tuy nhiên, chúng ta cần phải chú ý là nếu sự nhẫn nhục không xuất phát từ trí tuệ thì rất có khả năng gây nên tai họa lớn hơn, do đó thông qua sự soi chiếu của trí tuệ là điều vô cùng quan trọng. Ví dụ nói: sự tập kích bất ngờ của gió, mưa, nước, lửa là điều không thể chống nổi, nhưng vẫn có thể tìm cách phòng tránh để giảm bớt thiệt hại. Nghiệp báo là phải tiếp nhận một cách thẳng thắn, nhưng vẫn có thể cố gắng thay đổi mức độ và phương thức của nghiệp báo

Cho nên, đối với sự vật mà hai bên đều không có hại, lại có ích, thì phải tiếp thu. Nếu có ích cho người khác, không có ích cho mình thì phải suy nghĩ để tiếp thu. Nếu đối với hai bên đều có hại mà không có ích thì phải tìm cách tránh hoặc thay đổi nó. Ví dụ biết rõ ràng đối phương là voi say, chó dại, người điên, trông thấy người là cắn, gặp người là giết, thì đương nhiên phải tìm cách ngăn chặn, vì đối phương đã bất hạnh nhất thiết đừng để cho họ gây nhiều bất hạnh hơn nữa. Nhưng cũng không được có tâm báo thù "lấy máu trả máu", nên dựa vào nguyên tắc từ bi, bản thân mình luôn luôn phải tự kiểm và biết hổ thẹn, sám hốiĐối với những người mất lý tính thì phải thông qua phương thức và phương pháp như kiềm chế, giáo hóa, làm cho họ có thể trở lại bình thường. Điều đó có công đức lớn đối với bản thân họ và toàn thể xã hội, cho đến tất cả chúng sinh…”

Thưa quý thính giả,

Nhẫn nhục bằng thân, khẩu và ý chính là hành động không gieo nhân, mà không gieo nhân sẽ không có quả tương lai. Hành động này không những mang lại an lạc cho chính mình, mà còn mang lại an lạc cho người, sống hòa đồng với chúng sinh, và có thể xem là tiêu chuẩn tốt để xây dựng hòa bình an vui giữa loài người với nhau

Ban Biên Tập 
www.thuvienhoasen.org 
(Bài này đã được phát thanh ngày 6 tháng 8 tại Nam California và 7 tháng 8, 2005 tại Houston Texas) Phát lại ngày 10 và 11-2-2007 tại Nam California 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/10/2010(Xem: 14923)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :