46. Mừng Xuân Bính Tuất (Kỳ 2)

15/10/201012:00 SA(Xem: 13906)
46. Mừng Xuân Bính Tuất (Kỳ 2)

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH PHẬT GIÁO
DO BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN PHỤ TRÁCH

NỘI DUNG BÀI PHÁT THANH SỐ 46
MỪNG XUÂN BÍNH TUẤT (Kỳ 2)
(Nghe audio bấm vào hàng chữ này)

Thưa quý thính giả


Nhân dịp Tân Xuân, chúng tôi xin gửi tới quý thính giả bài pháp do hòa thượng Tuyên Hóa khai thị. 

Hòa thượng Tuyên Hóa là một bậc chân tu thời hiện đại mà rất nhiều Phật tử Việt Nam đã có nghe danh hoặc đã từng hành hương tới nơi ngài trụ trìVạn Phật Thánh Thành, hay nói gọn là chùa Vạn Phật ở miền Bắc Califonia.

Cuộc đời ngài là một tấm gương sáng trong số những tấm gương hoằng dương Phật pháp.

Chào đời ngày 16 tháng 3 năm Mậu Ngọ (1918), đến năm 1937, ngài vừa 19 tuổi, thì mẫu thân qua đời. Lo xong công việc cho mẹ, ngài từ giã họ hàng lên chùa xin hòa thượng Thường Trí cho xuất gia. Sau đó, ngài về lại nơi mộ phần mẫu thân để cư tang ba năm. Suốt thời gian ấy, ngài sống trong một túp lều tranh nhỏ, ngày ngày tọa Thiền, đọc tụng kinh điển Đại Thừa và niệm danh hiệu Phật A-Di-Đà
Sau Đệ Nhị Thế Chiến, ngài tới chùa Nam Hoa, bái kiến vị đại thiện tri thức của thời đó là lão hòa thượng Hư Vân. Lão hòa thượng lúc ấy đã 109 tuổi. Vừa nhìn thấy ngài, lão hòa thượng liền nhận ra ngay sự chứng ngộ của ngài, ấn chứng sở đắc, phong cho pháp hiệuTuyên Hóa và ngài chính thức trở thành vị Tổ thứ chín của dòng thiền Quy Ngưỡng

Năm 1950, ngài lên đường sang Hương Cảng, sống tại một sơn động biệt lập, chẳng lai vãng gì đến bụi trần, tục lụy

Năm 1962, ngài đến San Francisco, Mỹ Quốc. Tại đây, nơi một nhà kho nhỏ, ngài kiên trì tu hành trong im lặng, chờ đợi cơ duyên hoằng dương đạo pháp chín mùi. Những Phật tử hiểu biết sự tu hành chân chính của Ngài đều rất cảm độngcung kính ủng hộ ngài.

Cảm phục đức độý chí tu hành rất mãnh liệt của ngài, nên năm 1976, do chư Phật tử tích cực đóng góp công sức, ngài thành lập được Vạn Phật Thánh Thành, nền tảng hoằng dương Phật pháp ở Mỹ Quốc. Tại đây, ngài xây dựng chế độ Tùng-lâm, đào tạo Tăng, Ni, học chúng, tạo duyên lành cho sự chân chính tu hành

Hòa thượng chủ trương rằng tất cả Phật tử cần phải đoàn kết lại và nên dung hợp Nam, Bắc tông. Vì thế, nhiễu lễ truyền thọ Đại Giới Đàn tổ chức tại Vạn Phật Thánh Thành là do chư cao tăng Đại Thừa và Nguyên Thủy hợp lực chủ trì. 
Phật sự trong đời ngài được phân làm ba lãnh vực

Thứ nhất là đem giáo lý chính thống của Đức Phật qua phuơng Tây và thành lập ở đây một cộng đồng Tăng-già chánh truyền.

Thứ hai là tổ chức và hỗ trợ việc phiên dịch toàn bộ kinh điển Phật giáo sang tiếng Anh cũng như các tiếng khác ở Tây-phương.

Thứ ba là quảng bá một nền giáo dục hướng thiện qua việc thành lập các trường Trung-học và Đại-học.

Giáo huấn căn bản mà Ngài đã dạy cho đời sống tu tập tâm linh của chư Tăng, Ni là: 

- Dù rét chết, không lụy theo .
- Dù đói chết, không van nài.
- Dù nghèo chết, không cầu cạnh.
- Tùy theo nhân duyên, nhưng không đổi chí hướng
- Không đổi đạo phong, nhưng vẫn thuận theo ngoại cảnh.
-Xả mình vì Phật sự.
-Cứu người là bổn phận.
-Sửa đời là việc Tăng.
-Hễ gặp việc gì thấu suốt việc ấy
-Hiểu đạo lý gì thì thực hiện đạo lý nấy, có như vậy mới truyền thừa mạch huyết Tổ sư tâm truyền.

Hòa thượng Tuyên Hóa đã nêu gương sáng cho chúng ta về sự tận tụy để đạt được mục tiêu, từ ước mơ thành sự thật, là truyền bá Phật pháp qua phương Tây. 

Chúng tôi xin gửi tới quý thính giả bài pháp của ngài như một lời chúc. Chúc quý thính giả cũng thành đạt được mục tiêu mà quý vị mong ước, do nỗ lực làm việc, ước mơ của quý vị sẽ trở thành sự thật.

Sau đây là lời khai thị của hòa thượng Tuyên Hóa:

Các vị thiện tri thức

Hôm nay tôi xin chúc quý vị năm mới khoái lạc. Vậy thì năm cũ phải chăng chẳng khoái lạc? Chúng ta phải cần vui sướng hằng năm, hằng tháng, hằng giờ. Vì sao mình cần phải vui sướng? Vui sướng không phải là vì có đồ ăn ngon, cũng chẳng do mặc áo quần đẹp, mua được xe bóng nhoáng, ở chốn nhà cao cửa rộng. 
Vậy thì mình phải làm sao để vui sướng khoái lạc?

Thì đây: Trong thâm tâm mình phải thường luôn biết tri túc, bởi vì hễ biết đủ thì ta luôn an vui. Biết nhẫn nại thì ta sẽ thường được an ổn. Nhận rằng mình có đủ thì mình sẽ luôn luôn đầy đủ. Chúng ta phải thường thường biết tri túc. Con ngườitrí huệ, linh tri linh giác hơn hẳn loài vật, chúng ta hơn tất cả mọi loài về đủ mọi phương diện; do đó chúng ta phải biết tri túc. Khi biết tri túc thì mình sẽ an vui, chẳng phiền não. Cho nên chẳng phải năm mới tới mình mới vui vẻ, mà phải an vui trong mọi thời mọi lúc. Khi chẳng có phiền não thì mình mới có thể: 

 Vun bồi khoảnh đất trên tâm, 
 Hàm dưỡng vòm trời nơi tánh. 

Khi mảnh đất nơi tâm sáng tỏ thì vòm trờithể tánh cũng chói lọi. Sự rực rỡ ấy cũng chính là sự quang minh của Phật. Vì sao chúng ta chẳng thể phóng quang minh? Bởi vì mình chẳng vun bồi khoảnh đất trong tâm, chẳng hàm dưỡng vòm trời nơi tánh. Vì vậy, trong đạo Phật, nếu bạn có thể thường an vui thì tức là bạn tu hành rồi đó.
 
Sách Trai Căn Đàm viết:

 Gió trong, trăng tỏ, cây cỏ vui vui 
 Mưa gầm, gió lộng, chim thú co ro, 
 
Nên:

Trời đất chẳng thể một ngày không hòa khí 
Lòng người chẳng thể một phút thiếu niềm vui. 

Khi trời đất nổi cơn giông tố, thì hòa khí mất hết. Do đó mới nói rằng trời đất chẳng thể một ngày không hòa khí; mà phải luôn có gió thổi hiu mát, tỏa khí cát tường. Lòng người cũng chẳng thể một phút thiếu niềm vui. Cũng như đức Di Lặc Bồ Tát, người ta đối với Ngài như thế nào Ngài cũng không sinh phiền não. Ngài dạy rằng: 

 Già khờ khoác áo nạp. 
 Cơm lạt dằn no bụng, 
 Vá víu đỡ rét hàn, 
 Vạn sự tùy duyên thôi! 
 Hễ ai chửi già khờ: 
 Già khờ tự nói: Giỏi. 
 Hễ ai đập già khờ, 
 Già khờ lăn ra ngủ. 
 Khạc nhổ nơi mặt già, 
 Cứ để nó tự khô. 
 Già này chẳng tốn công
 Bạn cũng không phiền não
 Như thế Ba la mật
 Đúng là báu nhiệm mầu, 
 Thấu rõ lý lẽ nầy, 
 Lo gì Đạo chẳng xong? 

Đây là một pháp ba la mật, pháp đưa ta tới bờ giải thoát. Đúng là báu nhiệm mầu: Mà đa số chúng ta không ai biết dùng nó. Nếu bạn biết được đạo lý này, nhất định bạn sẽ thành tựu đạo nghiệp

Vật báu nhiệm mầu của Ngài không gì khác hơn là lòng nhẫn nhục chịu đựng vô song, và nhất là lòng tha thứ không bờ bến. Kinh Hoa Nghiêm nói là Bồ Tát không hề giận dữ, mà suy nghĩ rằng: 

Hôm nay ta gặp cái khổ này, ta phải nhẫn thọ vì ta phải nhớ nghĩ thương yêu chúng sanh, vì ta phải lợi ích chúng sanh, vì ta phải làm chúng sanh an lạc, vì ta phải thương xót chúng sanh, vì ta phải nhiếp thọ dìu dắt chúng sanh, vì ta phải đừng bỏ chúng sanh, vì ta tự giác ngộ và làm kẻ khác giác ngộ, vì ta phải giữ tâm bồ-đề không cho lui sụt, vì ta phải nhắm tới Phật đạo... “

Do đó Bồ Tát nhẫn nại và tha thứ mọi hành động độc ác của chúng sanh
Các bạn ơi, hễ mình có lòng tha thứ thì tự nhiên mình không còn nghĩ xấu, nghĩ ác về kẻ đó nữa. Và đó là bước đầu để tu tập lòng Đại Bi đấy: 

Hãy nhận thật lỗi mình, 
Chớ bàn tới lỗi người. 


Lỗi người là lỗi ta, 
Được vậy mới Đại Bi

Khi lòng mình không nghĩ xấu kẻ khác, không phê bình trách móc, đố kỵ kẻ khác, mình mới thanh tịnh được. Có thanh tịnh thì mới an lạc. Có an lạc thì mới nhẹ nhàng tự tại. Lúc nào cũng vui, niềm vui bất tận. Vui như thể mỗi ngày đều là Tết vậy. Niềm vui nội tại mà đức Di Lặc biểu lộ bằng nụ cười bất hủ: 

Bạn muốn hỏi ta cười cái gì? 
Ta hỏi bạn chớ khóc chuyện chi? 
Cười khóc đều chẳng lý Trung Đạo 
Chấp trước hai đằng để làm chi? 

Một miệng hớp sạch dòng sầu oán 
Hai mắt nhìn suốt bọn lợi danh 
Mặt mũi Bồ Tát chẳng ai rành 
Gặp mà không biết uổng lắm thay! 

Có vị giáo sư ở đây giảng về từ bi của nhà Phật và nhân từ của đạo Khổng ở Trung Hoa. Kỳ thật đạo Khổng nói về lòng trung thứ, còn đạo Cơ Đốc, Thiên Chúa Giáo thì nói về lòng bác ái. Hai chữ bác ái đều có bộ chữ tâm ở trong đó, tức là chỉ lòng thương ở trong tâm. Đạo Lão thì nói về cảm ứng. Tuy đạo Lão dạy rằng thanh tịnh, vô vi, tu theo đạo tự nhiên, như Đạo Đức Kinh dạy: Con người học theo pháp Đất, Đất theo mẫu của Trời, Trời theo mẫu Đạo, Đạo làm theo tự nhiên. Song thật sự thì cốt tủy đạo Lão dạy ta hai chữ cảm ứng. Đạo Phật thì chủ trương từ bi. Nho, Đạo, Thích, ba tôn giáo chẳng thể tách rời cái tâm. Ra ngoài tâm thì chẳng có tôn giáo.

Đạo Khổng dạy hai chữ trung và thứ. Trung hay sự trung thành là để giữ mình, thứ hay tha thứ thì dùng để đối đãi với người. Giữ mình tức là khi mình làm việc gì mình cũng cần có lòng trung thành đối với người, phải làm cho tận lòng trung. Đây là điều kiện căn bản để vun bồi phẩm đức của mình. Tha thứ với kẻ khác nghĩa là bỏ qua những điều sai trái của kẻ khác. Ai làm sai mình hãy biết tha thứ, khoan dung họ. Nếu biết trung thành để giữ mình, thì nhân cách của bạn sẽ thanh cao. Nếu biết tha thứ đối với người khác, thì bạn sẽ làm lợi kẻ khác, mà chẳng đi tìm lỗi lầm sai trái của họ. Đây là giáo nghĩa của đạo Nho, nó nào có tách rời cái tâm này. Nếu bạn xem hai chữ trung thứ, sẽ thấy nó bao gồm chữ tâm đó. 

Đạo Lão dạy về cảm ứng. Thế nào là cảm? Cảm tức là thông đạt. Sao gọi là ứng? Chẳng có điều cầu mong gì mà chẳng thành, gọi là ứng. Ai cầu gì cũng sẽ được toại nguyện. Rằng: hễ cảm thì thông, cầu gì cũng ứng. Thế nào là cảm ứng? Ví như dòng điện: Hễ điện nối tới đâu thì đèn sáng tới đấy. Đó là nghĩa của câu: Hễ cảm thì thông, cầu gì cũng ứng. Cũng vậy, lòng bạn nghĩ gì, kẻ khác cũng có thể thông hiểu được, đó là vì có dòng điện cảm ứng giữa tâm bạn với tâm người. Do đó, khi cầu chuyện gì với lòng chí thành khẩn thiết, thì bạn sẽ cảm, sẽ thông: Thông đạt, tiếp giao tới thần minh. Bởi vì đạo Lão nói cảm ứng nên Lão Quân mới có một bài viết về cảm ứng bắt đầu như sau: 

 Họa phước vô môn, duy nhân tự chiêu. 

Nghĩa là: 

 Họa, phước chẳng có chỗ nhất định
 Chỉ do mình chiêu cảm mà tới. 

Đây tức là giải về cảm ứng. Bởi vì tai họa chẳng có cửa ngõ, mà hạnh phúc cũng chẳng có cửa vào. Nếu bạn làm thiện thì phước tới, làm ác thì họa tới. Do đó họa phước chẳng có nhất định, chỉ do mình chiêu cảm mà chúng tới. 

 Thiện ác chi báo như ảnh tùy hình. 

Nghĩa là: 

 Quả báo lành, dữ, như bóng theo hình. 

Quả báo lành hay dữ cũng hệt như cái bóng lúc nào cũng theo thân hình ta. Mình đi tới đâu, bóng đi tới đó. Quả lành cũng là bóng mà quả dữ cũng là bóng, chúng luôn đeo đuổi theo thân ta. Bởi vậy thiên địa có thần minh coi xét việc sai trái.

Thiên địa cũng có thần năm, thần tháng, thần ngày, thần giờ, gọi là tứ trực công tào. Các vị ấy yên lặng xem xét mọi chuyện. Cho nên nói: Trời đất có thần xét việc sai trái, tùy theo lỗi nặng nhẹ của người mà thần giảm thiểu phước phần kẻ ấy, khi phước phần giảm thiểu thì kẻ ấy sinh ra nghèo cùng, khốn đốn. Giảm thiểu phước phần tức là giảm thiểu thọ mạng. Tức là kẻ ấy đáng lẽ sống lâu, bây giờ phải đoản mạng. 

Theo như cách tính này thì giảm thiểu tính theo đơn vị 12 năm, hay một kỷ. Khi mạng sống giảm bớt thì với nó là sự nghèo nàn, khốn đốn. Lúc đó thì đủ thứ tai nạn, họa hoạn, bệnh tật, thị phi, đều tới cả. Đó cũng chính là sự cảm ứng. Rằng: Hễ cảm thì thông, cầu gì cũng ứng. Tức là giáo nghĩađạo Lão dạy. 

Đạo Phật chủ trương từ bi. Từ là gì? Có câu rằng: Vô duyên đại từ. Nghĩa là thái độ hiền hòa, hiền từ đối với kẻ ta chẳng có duyên. Bạn đối với kẻ ấy hiền từ, tốt đẹp bất kể là y có đối xử tốt với bạn hay không. Kẻ ấy chẳng có duyên với bạn? Thì mình mới dùng lòng từ hòa với họ chớ. Đó là lòng đại từ đối với kẻ chẳng có duyên. Làm sao để có lòng đại bi? Lòng đại bi là lòng đồng tình, xem cái khổ của kẻ khác như là khổ mình chịu, như khổ nơi thân mình vậy. Cho nên mới nói: Đồng thể đại bi.

Mình phải thực hành từ bi hỉ xả, bởi vì lòng hiền từ có thể đem lại sự an lạc, lòng đại bi có thể xóa tan sự đau khổ, vì khiến ta thông cảm nổi khổ của kẻ khác. Đó cũng chính là thương người như thương mình vậy. Trong pháp xuất thế thì tình thương chẳng hề còn ý tưởng nhiễm ô nữa. Vì vậy mình phải thông hiểu ý nghĩaphạm vi của chữ tình thương. Tình yêu giữa nam nữ là thứ tình si mê, trong khi đó tình thương xuất thế mới đúng là thứ tình bao la thương khắp chúng sinh
 
Tu đạo, chúng ta chớ nên tu đi tu lại mà vẫn cứ luẩn quẩn trong vòng danh lợi, vẫn còn phân chia nhân ngã, bàn luận thị phi, hoặc mưu cầu quyền lực - bởi như thế là hoàn toàn sai lầm! 

Đón mừng năm mới, chúng ta hãy lập thệ nguyện rộng lớn - cương quyết “sửa sai, hướng thiện". Muốn sửa đổi tâm tánh để trở thành con người mới, chúng ta phải làm thế nào? Chúng ta cần phải

Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý, 
Thị chư Phật giáo
(Chớ làm các việc ác, 
Chăm làm những điều lành, 
Tự thanh lọc tâm ý, 
Ấy là lời Phật dạy!)

"Tự tịnh kỳ ý" có nghĩa là trừ bỏ các thói hư tật xấu, các khuyết điểm "nội tại" của quý vị. Nếu không trừ bỏ chúng thì quý vị sẽ lại tranh, lại tham, lại cầu, lại ích kỷ, lại tự lợi, và lại nói dối nữa! Đặc biệt là về thói nói dối - quý vị có thể phạm lỗi nói dối qua từng hành động, từng cử chỉ trong nếp sinh hoạt hằng ngày của mình. Chẳng hạn quý vị phạm một lỗi lầm nào đó, nhưng thay vì tự nhận lỗi thì quý vị lại đổ lỗi cho người khác - vu oan kẻ khác tức là nói dối vậy! 

Không thành thật, cứ muốn chiếm lợi thế, muốn lợi lộc cho riêng mình - đó đều là những hành vi nhơ bẩn. Do đó, nếu quý vị không có những hành vi nhơ bẩn, thiếu tư cách, tất quý vị sẽ không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, và cũng không nói dối

Thưa quý thính giả,

Trên đây là lời khai thị của hòa thượng Tuyên Hóa, một bậc chân tu trong thời hiện đại. Chúng tôi ước mong quý thính giả lãnh hội thời pháp của ngài trong tinh thần hoan hỉ tươi vui, như nụ cười của Bồ Tát Di Lặc chúc phúc cho chúng ta suốt năm Bính Tuất.

Ban Biên Tập

Bài này đã được phát thanh trên làn sóng AM 1480 (KVNR) tại Nam California  ngày 28-1-2006 và ngày 29-01-2006 trên làn sóng AM1520 (KYND) & AM 880 (KJOJ) tại Texas





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/10/2010(Xem: 14919)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.