47. Bây Giờ Phải Tu, Đừng Cầu Xin Nữa

15/10/201012:00 SA(Xem: 14652)
47. Bây Giờ Phải Tu, Đừng Cầu Xin Nữa

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH PHẬT GIÁO
DO BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN PHỤ TRÁCH

NỘI DUNG BÀI PHÁT THANH SỐ 47
BÂY GIỜ PHẢI TU, ĐỪNG CẦU XIN NỮA
(Nghe audio bấm vào hàng chữ này)

Thưa quý thính giả,

Nhân dịp đầu năm, là dịp quý Phật tử nô nức đi lễ chùa, nhiều vị còn phát tâm đi hành hương tới mười chùa, chúng tôi xin kính gửi tới quý thính giả lời khai thị của hòa thượng Thích Thanh Từ về đề tài “Chúng ta đi chùa để cầu xin, hay để tu học theo Phật?”

Hòa thượng Thanh Từ là một bậc cao tăng thời hiện đại, sanh năm 1924 tại làng Tích Thiện tỉnh Cần Thơ, thế danh là Trần Hữu Phước. Năm 1949, khi vừa tới 25 tuổi, cậu Phước được hòa thượng Thích Thiện Hoa chính thức cho xuất gia với pháp danh là Thanh Từ. Sau khi xuất gia, ngài siêng năng theo thầy tổ công phu tu hành, vừa học giáo lý, vừa dạy trẻ em, vừa phụ trông nom coi sóc mấy chục chú Tiểu trong chùa. Công việc tuy nhiều, song ngài rất quan tâm nghiên cứu Giáo điển

Cuộc đời hòa thượng là tấm gương sáng, dốc hết sức mình lo cho Phật pháp, đặc biệt là làm sống lại Thiền tông đời Trần, tạo điều kiện cho Tăng Ni tu hành tiến bộ

Hòa thượng đã đảm nhiệm nhiều Phật sự như Vụ Trưởng Phật Học Vụ, Giáo sư kiêm Quản viện Phật Học Huệ Nghiêm, Giảng sư trong Giảng sư đoàn của ban Hoằng Pháp, Giảng sư Viện Đại Học Vạn Hạnh và các Phật Học Đường Dược Sư, Từ Nghiêm,...vân vân...

Hòa thượng dịch và giảng rất nhiều bộ Kinh, Luận và Sử Phật giáo từ Hán văn sang Việt văn. Ngoài ra Hòa thượng còn giảng giải rất nhiều bài pháp phổ thông cho Tăng NiPhật tử.

Sau đây, chúng tôi xin lược trích gửi tới quý thính giả một trong những bài pháp phổ thông của ngài.

 Hòa thượng nói:

“Quí Phật tử xét thật kỹ xem từ trước đến giờ, chúng ta đi chùa là vì cầu xin, hay để tu học theo Phật? Đa số đều cầu xin, phải không? Mỗi khi đến chùa, Phật tử hoặc là cúng hoa quả, hoặc là cúng nhang đèn. Khi cúng rồi, quí vị quì xuống nguyện Phật “cho gia đình con bình an, cho con cháu con thi đậu, cho tất cả trong gia quyến đều gặp may mắn...”... vân vân...

Như thế là xin hay tu?

Thí dụ, khi con cái thi cử, nếu cha mẹPhật tử, thì thường tới chùa xin Phật gia hộ cho con mình thi đậu. Như vậy các thí sinh được cha mẹ cầu xin đều đậu hết, hay vẫn có người rớt? Tại sao cùng xin với nhau, Phật lại cho người đậu, kẻ rớt? Cũng như những người gặp tai nạn, cầu nguyện đức Quan Thế Âm cứu độ, tất cả đều cầu được, hay có người được, có người không được? Như vậy phải chăng Phật và Bồ-tát thương người này, không thương người kia?

Nhưng thật ra Phật và Bồ-tát có như vậy không?

Phật đã từng tuyên bố: "Ta không có quyền ban phước giáng họa cho ai." Ngài dạy rằng, tất cả chúng ta muốn được quả lành thì phải gieo nhân lành. Nhân lành sẽ đưa đến quả lành, nhân ác sẽ đưa đến quả khổ. Như vậy cái khổ, cái vui đều do chúng ta tạo mà ra, chớ Phật không cho ai được. Phật dạy rất chân thật, thực tế.

Thí dụ, một anh nông phu muốn làm ruộng trúng, thì phải lựa giống tốt. Giống tốt đó là nhân khiến sẽ được quả tốt, là những bông lúa chín vàng, no đầy. Những bông lúa chín vàng, no đầy có được, là nhờ những hạt giống tốt. Nhân đã có thì quả sẽ có. Có anh nông phu nào ngây ngô đến nỗi không chịu gieo giống lúa, mà cứ ra ngoài đồng chấp tay cầu Phật ban cho lúa đầy đồng không? 

Rõ ràng lẽ thật của cuộc sống này là chúng ta tự tạo nhân tốt hay xấu, từ nhân đó đưa tới quả tốt hay xấu, chớ không ai có quyền chen vô hết..

Chúng taPhật tử hiểu Phật pháp, thì phải thực hành theo lời Phật, muốn làm ăn khá thì chúng ta phải biết ăn ở tốt, xử sự công bằng với mọi người. Trong cuộc sống, chúng ta đừng giành phần hơn về mình, mà phải biết nhường nhịn nhau. Nhờ có phước chúng ta làm ăn mới tốt. 

Chúng ta đến với đạo Phật là để tu, mà tu thì phải làm sao? 

Phật dạy lấy nhân quả làm căn bản. Chúng ta gieo nhân tốt rồi, còn phải cố gắng duy trì, bảo vệ thì sẽ được quả tốt. Nếu chúng ta gieo nhân xấu thì phải rơi vào cảnh khổ. Như vậy người Phật tử là người biết chọn nhân để gieo, tránh nhân dữ không cho nó sanh khởi, đó là chúng ta tu.

Biết như vậy, hiểu như vậy, thấy như vậy, đó là chúng ta có tỉnh có giác. Nhận chân được lý nhân quả, đó là chúng ta đã tỉnh giác một phần rồi. 

Bước đầu tu theo Phật là Qui Y Tam Bảo. Khi Quy Y, quí vị nhận được tấm phái Qui Y, trong đó có một bài kệ bốn câu:

Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật giáo.
Nghĩa là:
Không làm các việc ác
Vâng làm các điều lành
Giữ tâm ý trong sạch
Đây là lời Phật dạy.

Lời Phật dạy rất gọn, tóm lại chỉ có bốn câu kệ. Bốn câu kệ đó có ba điểm.

1) Điểm thứ nhất là đừng làm các điều ác.

Không làm các điều ác tức là giữ năm giới cấm. Chữ giới có nghĩa là ngăn là chận. Ngăn chận tức là ngừa đón. Nếu chúng ta giữ năm giớichúng ta không bị khổ, không bị lụy. Nhà Phật ví dụ giới cũng như hàng rào bên cạnh hố thẳm. Nếu tới mí rào, đụng rào, chúng ta dội lại đừng đi nữa, thì không rơi xuống hố. Còn nếu tới mí rào, mà làm cho thủng rào để ra khỏi, thì bảo đảm rơi xuống hố. Nên nói giới là ngăn ngừa.

Phật tử giữ năm giớingăn ngừa khỏi rơi vào các tội lỗi, khỏi rơi vào những khổ đau hiện tạimai sau. Phật dạy chúng ta tu, trước phải giữ giới, có nghĩa là chúng ta phải dừng hết những điều tội lỗi dẫn đến sự hiểm nguy. Chúng ta dừng lại, không bước thêm nữa, thì mới có thể tránh các tai họa.

Vì vậy nên nói nhờ giữ giới mà ngừa được các thứ hiểm nguy.

2) Điểm thứ hai "Chúng thiện phụng hành" tức là vâng làm tất cả các điều lành. 

Điều lành là điều gì? Như chúng ta giữ giới không sát sanh tức là không giết hại người, đó là chúng ta không bị rơi vào chỗ bị người oán thù, người giết hại, hoặc tù tội. Như vậy chỉ bảo đảm an lành cho mình chớ chưa làm lợi ích cho người. Muốn vâng làm các điều lành, phải làm gì nữa? Thay vì trước chúng ta không giết hại người, bây giờ thêm một điều nữa là cứu giúp, bảo trợ cho người. Cứu giúp, bảo vệ cho sanh mạng người được an toàn, cho người bớt khổ, đó là điều lành.
Không làm ác, mà lại làm lành, nên có phước. Thành ra giữ giới là phước nhỏ, chỉ ngăn ngừa được tội lỗi của mình, còn làm lành mới là phước lớn, vì lợi ích cho người. Mình đã không giết hại mà lại còn giúp đỡ, còn bảo vệ để gìn giữ sanh mạng cho người, đó là điều lành.

Quí vị thấy có hai mặt, một mặt ngừng làm điều tội lỗi, gọi là không làm các điều ác, một mặt siêng làm những điều tốt lành, để giúp đỡ chúng sanh, gọi là làm các việc lành. Chúng ta căn cứ vào năm giới để thấy những điều lành phải làm.
Năm giới đó là:

Giới thứ nhất không giết người, ngược lại còn cứu người, bảo vệ cho người được an toàn. Đó là làm lành.

Giới thứ hai không trộm cắp. Tránh không trộm cắp của người khác, đó là tránh tội lỗi nguy hiểm của mình. Kế đến còn rộng rãi, ai thiếu nghèo mình giúp đỡ gọi là bố thí. Chúng ta không ăn trộm của người, mà còn bố thí giúp đỡ người, đó gọi là làm lành.

Giới thứ ba không tà dâm. Mình giữ không tà dâm để cho gia đình được an ổn, cho tư cách mình được trinh bạch, đó là cái tốt của mình. Nhưng nếu chỉ giữ cho riêng mình, thì chưa phải là làm lành. Muốn làm lành chúng ta phải dạy cho con cháu, cho những người chung quanh biết sống hạnh trinh bạch, biết làm những điều tốt, đừng làm những điều trái, điều xấu xa. Đó là giúp cho người được tăng trưởng hạnh tốt ở trong xã hội. Như vậy chúng ta có phước.

Thứ tư, không nói dối. Không nói dối thì giữ được uy tín của mình, giữ lòng tin của mọi người đối với mình. Nếu muốn có phước thì phải nói lời chân thật, lời hòa nhã, hiền lành. Không nói dốichúng ta còn nói những lời đúng lẽ thật, đúng chân lý, đó là làm lành.

Thứ năm, không uống rượu mạnh, uống say, không hút á phiện, xì ke, ma túy. Đó là chúng ta tránh được những hiểm nguy cho mình. Nếu muốn làm lành chúng ta phải khuyên, nhắc nhở những người bạn, hoặc con cháu mình tránh làm những điều ấy, đó là làm phước.

Như vậy tu Phật, chặng thứ nhất là chúng ta phải ngừa đón đừng phạm tội lỗi, đó là giữ giới. Chặng thứ hai, chúng ta phải làm những điều lành để trở thành một người hữu ích cho đời, đó là làm lành.

3) Điểm thứ ba, "Tự tịnh kỳ ý" tức là phải làm cho tâm ý mình trong sạch
Làm sao để giữ cho tâm ý trong sạch? Cái gì làm nó nhơ nhớp? 

Trước khi nói tâm ý trong sạch, hãy nói thế nào là tâm ý nhơ nhớp. Thí dụ thấy người để món đồ tốt, ta sanh lòng tham muốn lén lấy. Muốn lén lấy, đó là tâm ý nhơ nhớp. Thấy người làm ăn phát đạt, mình thua kém rồi ganh tỵ, thù oán người, đó là tâm ý nhơ nhớp.

Chúng ta biết tu thì phải gạn lọc tâm ý cho được trong sạch. Nếu cứ nuôi dưỡng tâm ý nhơ nhớp thì chúng ta sẽ tạo nên những lỗi lầm lớn ở mai sau. Thân chúng ta làm lành, miệng chúng ta nói lành đó là tốt, nhưng nếu tâm ý chúng ta chưa được lành, thì cũng có ngày nó xúi thân, miệng mình làm quấy, làm lỗi. Cho nên thứ ba là phải gạn lọc tâm ý, vì nó là gốc.

Giữ cho tâm ý trong sạch bằng cách nào? Thí dụ thường ngày trong sự tiếp xúc qua lại, mình hay có tật xấu là nóng nảy. Khi nổi nóng lên thì nói bậy, làm bậy đủ thứ hết. Như vậy chúng ta biết mình có tật xấu là nóng giận. Sự nóng giận đó ở trong tâm ý mình. Cái xấu cái nhơ ở trong tâm mình, mình phải làm sao lọc bỏ nó ra thì hết nhơ, hết xấu.

Phật dạy rất rõ, nếu người nào bị bệnh nóng giận thì phải uống tới hai toa thuốc. Toa thứ nhất là toa thuốc nhẫn nhục, toa thứ hai là toa thuốc từ bi. Khi nổi nóng lên, lúc đó quí vị làm gì trước? La trước phải không? La không được thì đánh. Như vậy từ tâm ý nổi nóng lên, rồi miệng la, la chưa xong thì tay đánh. Thế là thân tạo nghiệp ác, miệng tạo nghiệp ác, đều từ tâm ý nghĩ ác.

Nên khi nổi nóng lên, quí vị phải làm sao trị cơn nóng đó? Chạy đi lấy nước lạnh uống cho nó mát lại phải không, nhưng nước qua khỏi cổ một chút, thì nhớ lại rồi nổi nóng nữa, chẳng lẽ uống nước nữa? Cứ mỗi lần nóng là uống nước, uống tới chiều cho bể bụng luôn sao? Đó chưa phải là phương pháp cứu mình.

Vì thế phải dùng hai phương thuốc từ binhẫn nhục mới trị được bệnh này. Như vậy là biết thuốc của Phật cho để trị bệnh, chớ còn không thì chúng ta tu Phật nhiều năm, mà khi bệnh không biết làm sao để trị. Học Phật mà cứ đọc kinh này, sách kia, nhưng không biết trị tâm bệnh bằng cách nào. Như vậy là chúng ta chưa thực tế. Khi có bệnh phải dùng thuốc liền, dùng thuốc rồi thì có hiệu quả.
Bởi có thuốc mà không chịu uống, rồi cứ kêu bệnh hoài. Nếu không uống thuốc để bệnh tái phát liên miên, đó là tự mình phá hoại, tự mình làm khổ mình. Nên người biết tu là đem pháp của Phật dạy, ứng dụng cho bản thân mình được an lành, nội tâm mình được trong sạch. Đó là khéo tu, tu như vậy mới là tu thật.
Phật tử khi sửa soạn đi đâu xa, lại trước bàn Phật thắp hương cầu nguyện: “Phật gia hộ cho con đi được bình yên, được an lành”. Nhưng ra đường ai nói trái ý liền tát tai người ta. Như vậy có bình yên, an lành được không? Khi nổi giận tát tai người ta, Phật can đâu có kịp. Can không kịp thì làm sao mà gia hộ? 
Quí vị thấy đó, muốn bình yên, muốn an lành thì nguyện ai? Phải nguyện cho mình bình tĩnh, sáng suốt, biết đem thuốc của Phật mà uống, để trị bệnh nóng giận, thì mới được bình yên, an lành.

Chúng ta phải khéo đem lời Phật dạy ứng dụng tu cho bản thân, thì sẽ được kết quả tốt. Quí vị thấy khi nổi giận lên thì tâm mình ngàu đục, muốn nói bậy. Nếu biết nhẫn nhịn thì sẽ không nói bậy. An nhẫn thì tâm lặng xuống, lặng xuống thì nó trong sạch. Đó là tu tâm ý cho trong sạch.

Bây giờ giả sử thấy người ta có món đồ quí, mình khởi niệm tham. Tham tức là nhơ đục. Khởi niệm tham thì phải tu làm sao? Uống thuốc nào cho hết bệnh tham? 

Phật dạy phải tu pháp bố thí để trị bệnh tham. Giả sử dư chút ít, có ai cần mình sẵn sàng giúp, đó là bố thí. Nếu dư mà mình biết giúp người thì sẽ trừ dần được bệnh tham. Người tham lam không muốn cho ai. Quí vị để ý người nào tham nhiều, họ dư bao nhiêu thì dư, chớ ai xin họ không cho. Người nào có dư liền đem giúp kẻ thiếu thì sẽ hết tham. Bệnh này dễ trị chớ không khó, chỉ một toa thôi. Một toa là lành bệnh.

Tất cả chúng ta đều có bệnh, Phật dạy lấy thuốc mà trị, chớ không phải cầu xin Phật cho, nhưng Phật tử thì lại cứ xin Phật cho cái này, cho cái kia. Mà xin hoài không hiệu nghiệm, thì muốn bỏ Phật, vì thấy Phật không giúp mình được.

 Nếu chúng ta biết đem lời Phật dạy để trị tâm bệnh, thì chúng ta ứng dụng tu, tự nhiên tâm chúng ta trong sạch. Tâm trong sạch rồi mọi bệnh theo đó đều hết. Đó là tôi nói tu bằng cách dùng thuốc của Phật, để trị bệnh cho mình.

Như vậy chúng ta càng tu, thì tâm càng trong sáng, tâm trong sáng, thì phiền não đâu còn. Nếu tu mà cứ phiền não người này, giận hờn người kia, thì tâm chưa trong sáng, vẫn còn nhơ đục. Nhơ đục cho nên không đi tới đâu hết, tu hoài mà vẫn thấy khổ chớ không vui. Nếu tâm trong sáng thì càng tu, càng tươi, càng vui, càng mát mẻ, không có khổ. Tu đúng thì mọi điều tốt sẽ đến với mình, tu sai thì mọi phiền não sẽ đến với mình. Đó là sự thật.

Chúng ta thấy chỉ cần có ba câu thôi, mà Phật dạy mình tu rất là đầy đủ: 

- Một là đừng làm các điều ác, tức là giữ trọn năm giới
- Hai là làm tất cả các việc lành
- Ba là giữ tâm ý trong sạch

Đó là lời dạy của chư Phật. Chư Phật dạy gọn và đủ trong bốn câu kệ đó. Chỉ cần chúng ta ứng dụng thường xuyên thì bản thân chúng ta rất tốt đẹp.

Phật tử chúng ta biết rồi thì tránh điều sai, việc chưa đúng chúng ta sửa, việc gì đúng chúng ta thực hành. Đó là người khéo tu, khéo nhận định, là người có trí tuệ, thông minh. Không phải chúng ta học đạo thật nhiều mà gọi là hay. Chúng ta học được điều nào, ứng dụng tu ngay điều đó, là chúng ta biết tu, mới là hay.

Tóm lại, chúng ta đến chùa là để cầu xin Phật, hay là để tu theo Phật? Quí vị nhìn lại coi từ trước đến giờ mình tới chùa là để cầu xin hay là tu. Nếu từ trước tới nay chỉ biết cầu xin, không biết ứng dụng thuốc của Phật để tu tâm, thì bây giờ phải làm sao? 

Bây giờ phải tu, đừng cầu xin nữa. 

Đức Phật đã dạy: "Ta không có quyền ban phước giáng họa cho ai", tức là Ngài đã dạy rõ ràng, chúng ta phải tự tu, đừng xin Ngài, vì Ngài không thể cho.

Mong rằng tất cả quí Phật tử nghe, hiểu và nỗ lực tu tập đúng như pháp đức Phật đã dạy, thì chắc chắn sẽ được an vui hạnh phúc.”

Thưa quý thính giả,

Trên đây là lời khai thị của hòa thượng Thanh Từ, một bậc cao tăng thời hiện đại. Chúng tôi ước mong quý thính giả lãnh hội lời dạy của ngài trong tinh thần tìm hiểu sự trong sáng của đạo Phật.

Ban Biên Tập

Bài này đã được phát thanh trên làn sóng AM 1480 (KVNR) tại Nam California  ngày 11-2-2006 và ngày 12-02-2006 trên làn sóng AM1520 (KYND) & AM 880 (KJOJ) tại Texas

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/10/2010(Xem: 14910)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.