52. Tuỳ Hỷ Công Đức

24/10/201012:00 SA(Xem: 16293)
52. Tuỳ Hỷ Công Đức

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH PHẬT GIÁO
DO BAN BIÊN TẬP THƯ VIỆN HOA SEN PHỤ TRÁCH

NỘI DUNG BÀI PHÁT THANH SỐ 52
TUỲ HỶ CÔNG ĐỨC
(Nghe audio bấm vào hàng chữ này)

Thưa quý thính giả,

 

Tuần qua, trong nội dung thư của quý thính giả gửi về, có mấy câu hỏi như sau:

- Những thùng đựng tiền để ở chánh điện chùa có đề hàng chữ: “Tùy Hỉ Công Đức”. Vậy bốn chữ này nghĩa là gì? 

- Theo dõi chương trình phát thanh về Phật pháp của Thư Viện Hoa Sen, thấy con đường giác ngộ giải thoát của nhà Phật hay quá, tôi rất muốn tu tập theo lời Phật dạy. Nhưng tôi có gia đình rất êm ấm, có vợ và hai con, không muốn từ bỏ để vào chùa tu, vậy tôi phải làm sao? 

Thưa quý thính giả,

Trước hết, chúng tôi xin trình bày với quý vị về câu “Tùy hỉ công đức”.

Chương (mà thuật ngữ của nhà Phật gọi là phẩm), phẩm cuối của kinh Hoa NghiêmPhổ Hiền Hạnh Nguyện. Nơi phẩm này, phần “mười điều hạnh nguyện rộng lớn” là quan trọng nhất. Chúng tôi xin trích dẫn lời kinh, do hòa thượng Thích Trí Tịnh phiên dịch:

"Nếu ai muốn trọn nên công đức của Phật, thời phải tu mười điều hạnh nguyện rộng lớn. Những gì là mười điều? 

- Một là kính lễ các đức Phật
- Hai là khen ngợi đức Như Lai
- Ba là rộng tu cúng dường
- Bốn là sám hối nghiệp chướng
- Năm là tùy hỉ công đức. 
- Sáu là thỉnh đức Phật thuyết pháp
- Bảy là thỉnh đức Phật ở lại đời. 
- Tám là thường học tập theo Phật. 
- Chín là hằng thuận lợi chúng sanh
- Mười là hồi hướng khắp tất cả. 

Tại sao “Tùy hỉ công đức” lại được coi như là một trong những “hạnh nguyện rộng lớn”? 

Tại vì đó là việc rất khó thực hành.

Tại sao lại khó thực hành?

Tại vì muốn thực hành được hạnh này, hành giả phải tu tập đủ Tứ Vô Lượng TâmTừ Bi Hỉ Xả, để có thể xóa được bờ mé ngăn cách giữa “cái Tôi”, và “cái không phải Tôi”. Như thế, tâm tùy hỉ là tâm bồ tát, coi niềm vui của chúng sinh là niềm vui của mình, coi nỗi thống khổ của chúng sinh là nỗi thống khổ của mình. 

Vậy “tùy hỉ” nghĩa là gì?

Tùy hỉ có nghĩa là vui mừng theo, thấy tâm mình bừng lên niềm vui theo với niềm vui của người. Thí dụ, thấy ai gặp điều may mắn, mình cũng mừng với người ta, ai được mọi người ca ngợi, mình cũng thấy vui y như mình được ca ngợi vậy. Muốn có được hạnh này, hành giả phải luyện tâm để loại bỏ thói ghen ghét, đố kỵ, sân si, bới lông tìm vết, moi móc điều xấu của người, hoặc tìm cách hạ người khác xuống đề nâng cao mình lên, vân vân...

Thí dụ như người có thói ganh tị, đố kỵ, không có tâm “tùy hỉ”, thì khi thấy có người làm việc thiện, bèn bĩu môi :” Ui da, hắn giầu quá mà, bỏ bấy nhiêu tiền ra thấm tháp gì” vân vân .... Trong khi người có tâm “tùy hỉ”, thì lại cảm thấy vui, vì dù mình không có khả năng làm việc thiện đó, mà có người làm được thì cũng mừng rỡ như chính mình làm được vậy. 

Nhà Phật dạy rằng, nếu có người nào, dù nghèo quá đến nỗi không có tài vật để làm việc phước thiện, nhưng có tâm tùy hỉ với những việc thiện của người khác, thì người này cũng được hưởng thiện quả, bằng y như người có tài vật, để thực hiện được điều thiện đó. 

Chúng ta đã biết rằng cốt tủy của đạo Phậtchuyển tâm, từ tâmthành tâm Giác. Cho nên, niệm tùy hỉ này phải từ chính tâm mình nổi lên, chứ không phải là trong lòng thì ghen tị, nhưng ngoài miệng thì giả bộ nói lời “tùy hỉ”. Ý khởi lên là đã tạo ra ý nghiệp. Khởi tâm ganh tị mà lại nói lời giả dối “tùy hỉ”, thì còn phạm thêm nghiệp ác dối trá, chẳng có lợi ích gì trong việc tu tâm.

Công đức tùy hỉ cao thượng và quan trọng như thế, là một trong mười Đại Nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền, vậy mà người ta chỉ coi như một bảng hiệu dán vào thùng đựng tiền để thâu thập chút tiền bạc, thì quả là đã làm mất đi cái ý nghĩa cao quý của Đại Nguyện. Cũng như Tâm Bồ Đềtâm nguyện tu tập để giác ngộ thành Phật, mà có người lại đem dùng sai như: "Xin phát Tâm Bồ Đề cho tôi mượn cái ghế”, vân vân. Lâu ngày chầy tháng, ý nghĩa đích thực bị tam sao thất bản, mất dấu tích của nghĩa thực là tâm nguyện tu tập để giác ngộ, thật là uổng quá.

Thùng đựng tiền chỉ nên đề là “Tam Bảo phước điền”, hoặc “Tùy tâm”. Tâm đây là tâm sinh diệt. Bố thí cúng dường thì được phước đức trong đời sống tương đối, không phải là công đức tu hành để thanh tịnh hóa Tâm, giác ngộ giải thoát

Trong một kỳ phát thanh trước, chúng tôi đã kính gửi tới quý vị lời Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma giảng cho Lương Võ Đế về sự khác biệt giữa công đứcphước đức, như sau:

"Được tin có ngài Bồ Đề Đạt Ma tới nước mình, Lương Võ Đế sai sứ đi đón, rước vào kinh. Trong buổi tiếp kiến, nhà vua hỏi: 

- Từ khi lên ngôi, trẫm đã xây chùa, chép kinh, độ tăng nhiều vô số kể, vậy có công đức gì không? 

Ngài Đạt Ma đáp: 

- Đều không có công đức

Vua hỏi lại : 

- Tại sao không có công đức? 

Ngài đáp: 

- Xây chùa, chép kinh, độ tăng là tạo nhân hữu lậu, chỉ được hưởng thiện quả nơi cõi Trời, cõi người. Quả theo nhân như bóng theo hình, là phước đức, không phải công đức. Công đức là do tu hành, Trí rỗng rang, Tâm sáng suốt, từ nơi bản tánh, không do nơi công nghiệp thế gian."

Trí rỗng rang, Tâm sáng suốt mà ngài Bồ Đề Đạt Ma nói đó, chính là Tâm Thanh Tịnh, không còn chấp trước vào “cái Tôi” và “cái không phải Tôi”. Khi Tâm không còn chấp trước như thế, sẽ đạt được cảnh giới an lạc, không còn hậm hực ấm ức với đời, là Tâm được Giải Thoát

Cổ đức đã ân cần dặn dò: ”Xin phân biệt rõ “ngón tay chỉ mặt trăng” và “mặt trăng” là hai cái khác nhau. Nếu nhận lầm ngón tay là mặt trăng thì đã làm mất đi cả hai rồi”. 

Câu đó có nghĩa là “Kinh Phật là “ngón tay” để chỉ cho chúng sinh biết “mặt trăng” là “mọi người đều có Phật Tánh, thanh tịnh hóa Tâm thì sẽ thành Phật”. Nay nếu nhận lầm, không coi kinh Phật là ngón tay, mà lại coi kinh là mặt trăng, suốt đời nghiên cứu, săm soi chữ nghĩa trong kinh, lấy sự biết nhiều hiểu rộng kinh điển làm sự nghiệp tu hành, mà không Thanh Tịnh Hóa Tâm, thì tức là đã nhận lầm, nhìn “ngón tay”, tưởng là “mặt trăng”, mất cơ hội giác ngộ Phật Tánh.

 “Tùy hỉ công đức” là một Đại Nguyện để tu tập, nếu không hiểu đúng nghĩa, lại cho là bảng hiệu của thùng đựng tiền, là đã làm mất đi ý nghĩa cao siêu của một trong những Đại Hạnh Nguyện mất rồi. 

Thưa quý thính giả,

Sau đây là câu hòi thứ hai:

- Theo dõi chương trình phát thanh về Phật pháp của Thư Viện Hoa Sen, thấy con đường giác ngộ giải thoát của nhà Phật hay quá, tôi rất muốn tu tập theo lời Phật dạy. Nhưng tôi có gia đình rất êm ấm, có vợ và hai con, không muốn từ bỏ để vào chùa tu, vậy tôi phải làm sao? 

Đề trả lời câu hỏi này, chúng tôi xin kính gửi tới quý thính giả một đoạn văn trích từ cuốn “Tin Tức Từ Biển Tâm”, của nhà văn cư sĩ Phật giáo Trung quốc Lâm Thanh Huyền, do dịch giả Minh Chi chuyển dịch qua Việt ngữ, nói về sự khác nhau giữa xuất giatại gia, như sau:

"Học Phật có người là tại gia, có người là xuất gia. Người cư sĩ tại gia khác với người xuất gia về thái độ tu hành cơ bản và về phương pháp tu hành

Điểm khác biệt thứ nhất:

Người xuất gia là người tu hành chuyên nghiệp, còn người tại gia tu hành nghiệp dư (nghĩa là còn phải làm việc chính trước, rồi mới tới việc gọi là nghiệp dư). Hiện nay, tôi là một nhà văn chuyên nghiệp, ngày nào tôi cũng phải viết văn. Nếu không làm như thế, tôi sẽ tự thẹn với mình. Nhưng nếu nhà văn nghiệp dư thì khác, nhà văn nghiệp dư có thể ba năm mới viết một cuốn sách cũng có thể ba mươi năm mới viết một cuốn. Mỗi ngày chỉ cầu viết một trăm chữ. Họ thực là thoải mái? Vì họ là nghiệp dư

Người xuất gia là chuyên nghiệp, cho nên nhiệm vụ chủ yếu là tu hành, phải để rất nhiều thời gian niệm Phật, tọa thiền, tu hành. Người tại gia thì không như vậy, vì chúng tôinghiệp dư, nếu chúng tôi mỗi ngày bỏ ra tám tiếng đồng hồ để tu hành, thì kết quả cuối cùng sẽ làm cảm tình vợ chồng bị đổ vỡ, con cái sẽ không còn nhận chúng tôi là cha, là mẹ nữa, họ hàng bạn bè đều cho chúng tôi làm như vậy là không phải. Bởi vì chúng tôi đã biến thân phận nghiệp dư thành chuyên nghiệp.

Nhưng đừng có cho rằng nghiệp dư thì phải thua chuyên nghiệp. Có một số nhà văn nghiệp dư trong cả một đời chỉ viết được một cuốn sách, nhưng quyển đó viết rất hay. Trái lại, nhà văn chuyên nghiệp có thể trong một năm viết đến hàng chục cuốn sách, nhưng cả đời không viết được một quyển nào hay cả. 

Điểm khác biệt thứ hai: 

Người tại gianếp sống của người tại gia, không giống với nếp sống của người xuất gia. Người xuất gia ở trong cảnh chùa rất yên tĩnh. Mỗi ngày, sáng sớm ba giờ rưỡi đã thức dậy, lên khóa lễ sớm để lạy Phật. Chúng tôi người tại gia không có cách nào sống như vậy được, chúng tôi buổi tối có thể còn phải làm việc mãi tới 11 giờ, 12 giờ khuya mới về. Nếu chúng tôi lại nghĩ rằng sống như người xuất gia mới là phải, nhưng lại không thể thay đổi nếp sống hiện tại của mình được, thế là sinh ra mâu thuẫn, xung đột lớn (với tự thân). 

Tôi cho rằng, người tại gia nên lấy “cuộc sống” làm cơ sở cho sự tu hành, đem tu hành vào cuộc sống, chứ không phải lấy ngôi chùa làm giới tuyến, phân biệt rành mạch hai bên: Một bên ở trong chùa thì tọa thiền, niệm Phật, lễ Phật sám hối, đọc kinh, như vậy mới là tu hành, còn bên kia, ở ngoài chùa thì không phải là tu hành

Đức Phật Thích Ca dạy rằng: “Ba điều trọng yếu nhất của tu hành là thân, miệng, ý nghĩ”, mà Ngài không nói ba điểu là niệm Phật, lễ Phật, đọc kinh. Nếu tu hành là ở nơi thân làm, miệng nói và đầu óc suy nghĩ, thì có thể kết hợp được sự tu hành của chúng ta với cuộc sống.

Người tu hành cần chú ý làm cho hành vi của mỗi người đều trở nên trong sạchsiêu thoát, làm cho lời nói của mình mỗi ngày đều tốt đẹp, hiền hòa, có ích đối với người khác, làm cho mỗi ý nghĩ của mình đều thanh tịnh, thiện lành. 

Tu hành chân chính thật ra rất là giản đơn. Chỉ cần khiến cho mỗi hành vi lời nóiý nghĩ của chúng ta, đều dần dần trở thành chân chánh, biến hành động thô bạo dễ phẫn nộ, thành hành động hết sức ôn hòa tốt đẹp, biến lời nói khó nghe, thành lời nói dịu hiền dễ nghe, biến ý nghĩ không tốt đẹp thành ý nghĩ từ bisiêu thoát

Qua sự chuyển hóa đó, chúng ta sẽ không ngừng hướng thượng và thăng hoa. 
Ngoài việc hướng thượng và thăng hoa, còn phải làm cho thân, miệng, ý nghĩ không có vướng mắc (chấp trước) vào một sự việc đặc biệt như là sinh hoạt, sinh mạng, thậm chí cả đến Phật pháp cũng không được chấp trước

Trong kinh A Hàm, kể một lần có một đệ tử hỏi Phật Thích Ca:

- “Bạch Thế Tôn, giáo pháp của Thế Tôn có thể tóm tắt nói lên bằng một câu rất đơn giản hay không?” 

Phật trả lời:

 - “Có thể”. 

Đệ tử lại hỏi: 

- “Đó là câu gì?” 

Phật nói:

 - “Đối với tất cả, đều không chấp trước. Đó là lời nói quan trọng nhất trong tất cả giáo pháp của ta”.

 Tiếp theo Phật lại nói: 

- “Nếu có người nào đó hiểu được câu ấy, thì sẽ tin theo toàn bộ giáo pháp của Ta, nếu có một người nào đó thực hành được câu ấy, thì tức là thực hành được toàn bộ giáo pháp của Ta”. 

Ôi! Đối với tất cả đều không được chấp trước, đức Phật Thích Ca giảng pháp thực là tuyệt vời! 

Không được chấp trước đối với pháp cũng như đối với sinh hoạt. Pháp vị tất đã tôn quý hơn sinh hoạt. Ngồi quán tưởng Bồ tát Quán Thế Âm cũng không phải là tôn quý hơn bón cho trẻ con ăn. Cũng như vậy, bón cho trẻ con ăn, cũng không phải là tôn quý hơn pháp. Cả hai đều là bình đẳng. Suy nghĩ như vậy mới có thể không còn chấp trước pháp, mới đoạn trừ được bệnh chấp trước

Trên thế giới này, không có một cái gì cố định gọi là Phật pháp. Niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm, hay là niệm câu chú Đại Minh sáu chữ cũng không phải là đại biểu cho Phật pháp. Vì rằng, nhà Phật dạy:

- “Nếu anh cho rằng, ở ngoài cuộc sống, có Phật pháp, thì tức là trên đầu anh, anh lại đặt thêm một cái đầu nữa, mình vốn có đầu rồi, lại đi tìm một cái đầu khác! Nếu anh không chú ý tới cuộc sống của anh thì không thể có sự canh tân, sáng tạosiêu việt trong thân làm, miệng nói và đầu óc suy nghĩ, và mọi tìm tòi, yêu cầu của anh đối với Phật pháp đều là hư vọng”. 

Ngài Lục Tổ Huệ Năng cũng nói: 

- “Phật Pháp là ở trong thế gian, không tách rời thế giangiác ngộ được, tách rời thế gian mà đi tìm sự giác ngộ, cũng như tìm sừng trên đầu con thỏ vậy”.

Nếu chúng ta muốn tách khỏi thế gian này để cầu tìm sự giác ngộ (Bồ Đề) thì sẽ không khác gì đi tìm một con thỏ có sừng. Đây là chuyện không thể có được. Trên thực tế, Bồ Đề chính ở ngay trong cuộc sống, trong những việc như khi anh cho con nhỏ của anh ăn cơm, như khi anh nấu canh, canh ngọt mà tay không bị bỏng, ở trong tâm tình của anh, trong tư thế của anh khi anh đi đường, ở quan điểm của anh khi anh nhìn một vật gì đó. Thực ra không có một vật gì cố định gọi là Phật pháp, mà trong cuộc sống toàn là Phật pháp

Có người nghe nói như vậy, sinh ra lo sợ: “Như vậy thì ông phủ định sự tồn tại của tám mươi bốn ngàn pháp môn mà Phật đã từng giảng thuyết hay sao?”. Không phải, đâu có phủ định sự tồn tại của tám mươi bốn ngàn pháp môn, mà nên biết rõ tám mươi bốn ngàn pháp môn đều là phương pháp giúp chúng ta cách tân, sáng tạo, đề cao hành vi, lời nóiý nghĩ của chúng ta. Nhưng chúng không phải là mục tiêu.

Cũng như hằng ngày, chúng ta niệm “Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát”. Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát, không phải là mục tiêu, mà là phương pháp giúp cho tâm của chúng ta được thăng hoa, siêu việtsáng tạo

Chúng ta mỗi ngày đều lễ Phật. Lễ Phật cũng không phải là mục tiêu mà là phương pháp giúp cho tâm chúng ta được hòa dịu, nhờ đó mà mở mang được trí tuệlòng từ bi. "

Thưa quý thính giả,

Trên đây là ý kiến của cư sĩ Lâm Thanh Huyền. Trong bài, ông đã viết: 

Nhưng đừng có cho rằng nghiệp dư thì phải thua chuyên nghiệp. Có một số nhà văn nghiệp dư trong cả một đời chỉ viết được một cuốn sách, nhưng quyển đó viết rất hay. Trái lại, nhà văn chuyên nghiệp có thể trong một năm viết đến hàng chục cuốn sách, nhưng cả đời không viết được một quyển nào hay cả”. 

Điều này đúng cả trong đời tu hànhtrong đời thường. Cốt tủy của sự tu hành trong đạo Phậtđạt được trạng thái Tâm vô sở trụ, không còn chấp trước, bám víu. Không chấp trước, không bám víu, tức là xả bỏ. Cho nên, cửa đầu tiên bước vào nhà Phật là cửa Bố Thí. Vào nhà mau hay chậm tùy theo người tu hành chịu xả bỏ những chấp trước, vướng mắc, mau hay chậm, mà thôi. Vì thế, có người người tu cả đời mà nếu tâm vướng đủ mọi thứ, thì không giác ngộ, không xong việc. Người nghe một lời khai thị, mà xả bỏ được mọi chấp trước, thì giác ngộ mau. 

Trong cuộc sống đời thường, điển hình như trường hợp nhà thơ Thôi Hiệu người Trung Hoa, thời nhà Đường, vốn không sáng tác nhiều. Vậy mà chỉ một bài Hoàng Hạc Lâu là đủ để danh tiếng của ông lẫy lừng cổ kim. Nhà biên khảo Nguyễn Hiến Lê viết trong Đại Cương Văn Học Sử Trung Quốc như sau: “Khi Lý Bạch (một đại thi hào đời Đường) tới lầu Hoàng Hạc, đọc bài thơ này rồi, liệng bút than rằng: 

“Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc, 
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu”

nghĩa là: “Trước mắt có cảnh mà nói không được, vì có thơ Thôi Hiệu ở trên đầu”.
Đến như danh sĩ Lý Bạch mà còn phải liệng bút, không dám đề thơ vịnh lầu Hoàng Hạc nữa, sau khi đọc bài thơ của Thôi Hiệu, một người chỉ sáng tác rất ít, đủ thấy không cứ phải viết nhiều mới có thơ hay.

Tóm lại, tu hành không cứ ở thời gian nhiều hay ít, mà ở phẩm chất, có chí tâm tu để giác ngộ giải thoát, hay là không. Sáng tác văn thơ không cứ ít hay nhiều, mà ở tinh thần nội dung, hay hoặc dở, mà thôi. 

Ban Biên Tập/TVHS

Bài này đã được phát thanh trên làn sóng AM 1480 (KVNR) tại Nam California  ngày 25-3-2006 và ngày 26-3-2006 trên làn sóng AM1520 (KYND) & AM 880 (KJOJ) tại Texas. Live Webcasting at http://www.littlesaigonradio.com 8:00 PM Saturday (Pacific Time).
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/10/2010(Xem: 14912)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.