Tiếng Sáo Thép (100 Công Án Thiền)

14/07/201212:00 SA(Xem: 29908)
Tiếng Sáo Thép (100 Công Án Thiền)

THIÊN KHI NHƯ HUYỄN bình
ĐỖ ĐÌNH ĐỒNG dịch
TIẾNG SÁO THÉP
(100 CÔNG ÁN THIỀN)

Nguyên gốc tác phẩm này là của Genro, một Thiền sư thuộc tông Tào động Nhật bản, viết và xuất bản năm 1783. Mỗi câu chuyện là một công ántác giả đã có lời bình và kệ đi kèm. Fugai, người thừa kế Genro, thêm nhận xét của sư, câu đối câu, vào sách của thầy. Tôi sẽ dịch các câu chyện hay tắc, gồm cả lời bình của Genro và nhận xét của Fugai trong hầu hết các câu chuyện để tham khảo. Có khi gặp bài kệ cũng dịch để khuyến khích học tập.

Vì nhiều khi lời bình của Genro hay Fugai dẫn các tích xưa, tục cũ không quen thuộc đối với người Tây phương, tôi sẽ giải thích trong các phần bình luận của tôi.

Trừ vài câu chuyện có gốc Ấn độ, thì bối cảnh là Trung hoa trong các thời nhà Đường (620-906) và nhà Tống (930-1278), là thời đại hòang kim của Thiền.

Thiết Địch Đảo Xuy (Tetteki Tosui) là nhan đề của nguyên tác. Thiết Địch có nghĩa là “ống sáo thép”. Ống sáo thường làm bằng trúc có một lỗ để kê miệng thổi và những lỗ khác để các ngón tay sử dụng, nhưng cái ống sáo này làm bằng thép đặc chẳng có lỗ để thổi cũng chẳng có lỗ để bấm nốt. Đảo Xuy có nghĩa là thổi ngược. Nhạc sĩ thông thường lang thang trong hàng ngũ một ban nhạc lớn sẽ không bao giờ có thể sử dụng được nhạc khí Thiền này, nhưng ai biết chơi đàn cầm không dây cũng sẽ chơi được cái ống sáo không lỗ này.

Trăng bồng bềnh trên ngàn thông
Và thềm đêm vắng lạnh
Khi âm xưa trong veo từ các ngón tay anh đến.
Giai điệu cổ luôn khiến người nghe rơi nước mắt,
Nhưng nhạc Thiền ở bên kia tình cảm.
Đừng chơi lại trừ phiĐại Âm của Lão Tử đi kèm.
Tuyết Đậu (980-1052)
Thiền sư Trung hoa

Lão Tử nói, “Vật dụng lớn muốn làm thành phải mất thời gian lâu. Hình tượng lớn muốn thành không phải chỉ trong vài năm. Âm thanh lớn là âm thanh siêu việt âm thanh bình thường.”* Bây giờ quí vị biết tại sao cuốn sách này được gọi là “Ống Sáo Thép Đặc Thổi Ngược.” Nó là cuốn sách nói về “Tiếng vỗ một bàn tay.”


Cùng Người Dịch:
Đã in:
Dạo Bước Vườn Thiền Đỗ Đình Đồng góp nhặt (Đọc Online)
Con Người Siêu Việt - Rechung
Gửi Lại Trần Gian - Milarepa
Ca Ngợi Cô Đơn - Kahlil Gibran
Ba Trụ Thiền (1991) - Philip Kapleau (Đọc Online)
Ấn bản điện tử (e-books):
Dạo Bước Vườn Thiền Đỗ Đình Đồng góp nhặt PDF
Dạo Bước Vườn Thiền Đỗ Đình Đồng góp nhặt - EPub (Dành cho iPad, iPhone & Book Reader) *
Tiếng Sáo Thép (100 công án Thiền) - Thiên Khi Như Huyễn PDF
Ba Trụ Thiền (2011) - Philip Kapleau PDF
Ba Trụ Thiền (2011) - Philip Kapleau EPub EPub (Dành cho iPad, iPhone & Book Reader) *
Trung Luận - Bồ-tát Long Thọ
Đang dịch:
Mila Grubum (Trăm Ngàn Đạo Ca của Milarepa) - Jetsun Milarepa

bachan
Hàn Mai Đích Đích Tây Lai Ý
Phụ bản: Tranh và Thơ Hoa Mai của Bạch Ẩn

Xem thêm:
THIỀN SƯ BẠCH ẨN HUỆ HẠC Biên Dịch: Thích Nữ Thuần Bạch và Ngọc Bảo - 2007

Chú Thích của BBT:
(*) Quý độc giả download file RAR về máy computer nhà xong unzip rồi chuyển qua iPad, iPhone hay Book Reader bằng iTunes.


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.