Chương Một: Tôn Giáo Của Chúng Ta Tào Động Tông

27/10/201012:00 SA(Xem: 22330)
Chương Một: Tôn Giáo Của Chúng Ta Tào Động Tông

THIỀN TÀO ĐỘNG NHẬT BẢN
Nguyên tác: Azuma Ryushin (Đông Long Chơn)
Việt dịch: Thích Như Điển
Chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc và quý Phật Tử tại Mỹ Châu – Úc Châu ấn tống 2008

Chương một: Tôn Giáo của Chúng Ta Tào Động Tông

 

II. Tào Động TôngLịch Sử Hình Thành
II.1 Tên gọi Tào Động Tông
Đặc trưng của Phật Giáo Nhật Bản là có nhiều Tông Phái.
II.1.1 Phật Giáo Nhật BảnPhật Giáo của Tông Phái.

Từ thời Nara xa xưa, Tông Hoa Nghiêm đã có các chùa Todaiji (Đông Đại Tự); Tông Pháp Tướng có chùa Yakushiji (Dược Sư), chùa Kofukuji (Hưng Phước), chùa Horyuji (Pháp Long) và những chùa thuộc hệ thống Kyomizudera (Thanh Thủy Tự); Luật Tông có chùa Đường Chiêu Đề; Ngoài ra, còn có các Tông Thành Thật, Tông Tam Luận và Tông Câu Xá (sau nầy ba Tông nầy không còn nữa, nhưng giáo nghĩa của ba Tông ấy lấy ba bộ luận Thành Thật Luận, Tam Luận, Câu Xá Luận làm căn bản Phật Giáo và đối tượng để nghiên cứu).

Thời Heian (Bình An) Tông Thiên Thai có chùa Tỷ Duệ Sơn, Diên Lịch Tự; Tông Chơn Ngôn gồm có chùa Cao Dã Sơn Kim Cang Phù Tự, Tông Tịnh Độ thời Kamakura có chùa Tri Ân Viện, Tăng Thượng Tự v.v.., hay Tịnh Độ Chơn Tông gồm chùa Đông Bổn Nguyện Tự, chùa Tây Bổn nguyện Tự v.v...; Tông Lâm Tế có các chùa Diệu Tâm Tự, Viên Giác Tự v.v...; Tông Tào Động có các chùa Vĩnh Bình Tự, Tổng Trì Tự v.v...; Tông Nhật Liên có chùa Thân Diên Sơn Cứu Viễn Tự, Đại Thạch Tự v.v... Thời Tông có chùa Du Hành Tự v.v..

Thời Edo, Tông Hoàng Bích có chùa Vạn Phước Tự v.v... Như thế có tất cả 13 Tông phân ra 56 phái, được gọi là 13 Tông 56 Phái, thế nhưng các tự viện, giáo đoàntông phái độc lập với nhau, cho nên không thể biết chính xác số lượng tăng thêm. Thật ra, 13 tông nầy cũng có sự liên hệ với nhau. Ở Nhật, có khoảng 75.000 chùa viện, có 100.000 Tăng Ni, có khoảng 75.000.000 tín đồ Phật Giáo trong tổng số nhân khẩu là một ức một ngàn vạn, tức 110.000.000 người. Hầu như tất cả tín đồđàn gia thuộc các Tông Phái và chùa viện có sự sinh hoạt tín ngưỡng như cử hành nghi lễ, tụng kinh, lễ bái chư Phật, chư Bồ Tát v.v... đặc biệt theo Tông Phái của mình. Từ đó Tông Chỉ, Giáo Nghĩa dần dần thay đổi theo.

II.1.2 Phật Giáo và Đức Thích Tôn

Đức Thích Tôn là đấng khai Tổ, vị khai sáng Phật Giáo, mà những lời giáo huấn của Ngài được xem là giáo pháp, không ai được phép nói khác. Giáo lý nào không phù hợp với lời Phật có thể nói rằng không phải Phật Giáo. Thế nhưng Giáo Pháp vô cùng thậm thâm khó tường, cho nên tạo thành nhiều Tông Phái, mang từng Tông ChỉGiáo Nghĩa riêng biệt.

II.1.3 Phật Giáo thời kỳ Nara (Nại Lương) và Heian (Bình An)

Thời Nara, chư Tăng mang Phật Giáo từ Trung Hoa và Bán Đảo Triều Tiên vào Nhật Bản. Thời ấy, chư Tăng dù có khác nhau về Tông Phái nhưng chưa đông, cùng giao thiệp với nhau để cùng học hỏi và chia sẽ, cho nên ảnh hưởng của Tông Phái chưa mạnh mẽ. Đến thời Heian, có nhiều Tăng sĩ người Nhật sang Trung Hoa du học, mang về Nhật những tinh hoa Phật Giáo và nối kết các thế hệ trước lại với nhau. Tuy nhiên giống như thời Nara, thời kỳ nầy Phật Giáo được người Nhật xem là văn hóa ngoại lai, tiếp nhận một cách miễn cưỡng, dần dần về sau mới phát triển việc học Phật. Thế nhưng, sự liên hệ tu học giữa các Tông Phái vẫn còn tiếp tục.

II.1.4 Phật Giáo của thời đại Kamakura (Kiêm Thương)

Thời Kamakura (Kiêm Thương), chỉ có Thiền thuộc Tông Lâm TếTào Động không gửi chư Tăng sang Trung Hoa và bán đảo Triều Tiên du học, bởi vì họ có thể tu học tại Nara, Tỷ Duệ SơnCao Dã Sơn, ở đó họ có thể tự chọn phương hướng sáng tạo của riêng mình và do mình quyết định, ngay cả chọn pháp mônKinh điển thuần túy thiết thựcphù hợp mục đích giải thoát, cho nên khi đó hình thức Tông Phái thật sự vẫn còn phôi thai và sự học hỏi trao đổi với nhau trở nên vô cùng cần thiết.

Những nguyên nhân hình thành và năng lực thúc đẩy xã hội, những tánh cố hữu của con người, những yêu cầu tâm lý quần chúng..., trong bối cảnh lịch sử thời đó, được chư vị Tổ Sư nhận thức một cách rõ ràngtùy duyên với hoàn cảnhđời sống xã hội, xây dựng và phát triển Phật Giáo Nhật Bản. Đặc biệt, thế hệ sau luôn luôn niệm ân và tôn kính chư vị Tổ Sư tiền bối, xây dựng Tông phong. Xa hơn nữa, người Nhật bao giờ cũng có tâm sùng bái Tổ Tiên do vậy nhiều khi, với người Nhật, hình ảnh đức Thế Tôn còn mờ nhạt hơn cả chư liệt vị Tổ Sư, dù rằng khởi nguyên của Phật GiáoẤn Độtrải qua hơn 2.000 năm lịch sử, Phật Giáo được truyền sang các nước khu vực Á Châu rồi bây giờ lan đến Âu Châu và Mỹ Châu nữa.

Thật ra, trong quá trình mở rộng đến 360 độ với nhiều góc cạnh, Phật Giáo đã tạo nhiều ảnh hưởng trong đời sống của con người, ở mọi lãnh vực như: tư tưởng, kỹ thuật, chính trị, kinh tế, tôn giáo v.v... mà qua nghiên cứu có thể nói rằng Phật Giáo rất đa dạng.

II.1.5 Tính Chất Độc Thiện Của Tông Phái

Được gọi là Phật Giáo Tông Phái, bởi vì Phật Giáo Nhật Bản hiển lộ nguyên vẹn tính chất thứ bậc trong nhiều phuơng diện của Phật Giáo. Người Nhật, có thể nói rằng, đến với Phật Giáo là dung hợp tinh thần Phật Giáo vào nhân cách của mình, mà nhờ vậy hơn 1000 năm kể từ thời đại Nara, thời đại Heian, thời đại Phật Giáo được xem là thịnh hành nhất cho đến nay, Phật Giáo vẫn còn tồn tại. Phải chăng đó là điểm đáng chú ý của người Nhật.

Nói chung, tất cả các Tông Phái Phật Giáo đều được tôn trọng ở Nhật cho nên những vấn đề như dễ dãi hay bài bác, thuần thiện hay ngăn cản cũng lệ thuộc vào đó. Câu nói người Nhật là: “Dẫu Tông luận thua ai đi nữa cũng xấu hỗ đức Phật Thích Ca” nghĩa là một khi niềm tin đã đặt vào Tông Phái mà tự mình đã chọn, thì con đường tuyệt vời duy nhất ấy không thua các Tông Phái nào cả. Chính điều ấy đưa đến chỗ tranh cãi vô ích, để rồi đánh mất lập trường của mình lúc nào không hay. Thế nên đủ biết rằng vấn đề so sánh các Tông Phái được xem như quyết định cần thiết bởi vì nhằm xác chứng tính ưu việtđộc lập của Tông Phái mình.

Thật sự, trong quá khứ Phật Giáo Nhật Bản mang đầy màu sắc tranh luận giữa các Tông Phái. Có rất nhiều cuộc tranh luận khác nhau đã xãy ra và mỗi lần tranh luận đều mang ý nghĩa khác nhau. Nói chung, Tông Phái nầy khó có thể thừa nhận điểm nổi bật của Tông Phái khác. Thỉnh thoảng, còn đi ngược lại bản chất vốn thiện của mình, để rồi bất chợt một lúc nào đó quên hẳn và đi xa khỏi điểm căn bản của Phật Giáo, trở thành một biến thái của lòng tin, mà cho rằng chẳng qua tất cả đều do Tâm tạo.

II.1.6 Đạo Nguyên Thiền Sư Phủ Định Về Tông Phái

Trong các Tông Phái Phật Giáo Nhật Bản, Thiền Tông có đến ba tông đó là: Tông Lâm Tế, Tông Tào Động, và Tông Hoàng Bích, gọi là Tam Tông. Trong đó, Tông Lâm Tế và Tông Tào Động do chư Tăng Nhật Bản từ Trung Hoa mang về quê hương vào thời Kamakura. Còn Tông Hoàng Bích do chư Tăng người Trung Hoa mang đến vào thời Giang Hộ. Ngài Đạo Nguyên (Dogen) được xem là vị Tổ khai sáng Tông Tào Động, một phái nhỏ thuộc Tông Thiền. Thế nhưng, điều oái ăm, chính Ngài Đạo Nguyên lại bài bác và phủ nhận danh hiệu của Tông Phái. Sau đó, mỗi Tông phái, tự suy tôn những vị Tăng đạo cao, đức trọng trở thành Tông Tổ và tự đặt danh xưng cho Tông Phái của mình. Về sau, việc nầy rất thịnh hành nhưng với Thiền Sư Đạo Nguyên lại triệt để phủ nhận.

II.1.7 Lập Trường Của Ngài Đạo Nguyên

Ngài Đạo Nguyên thực hành tọa Thiền, pháp môn chính yếu của Phật Giáo, khởi nguyên từ thời đức Thích Tôn, đấng giáo chủ Phật Giáo. Ngài xưng tán đức Thích Tôn là Phật Đà, (bậc giác ngộ), xem Thiền là pháp môn đặc biệt phù hợp căn cơ chúng sanh (khế cơ), bởi vì chính đức Phật thực hành Thiền ngay trên mặt đất nầy, hoằng dương Giáo Pháp tại đây. Thiền vừa là suối nguồn tâm linh của Phật Giáo về mặt lịch sử, vừa là môn học thuần túy chân chánh, về mặt truyền thừa, được lưu truyền từ Phật đến chư vị Tổ Sư.

Mặt khác, Thiền là pháp môn chính thống của Phật Giáo Nguyên Thỉ có nhiều loại như: Thiền chỉ; thiền quán. Phương pháp Tọa thiềnpháp hành trong Phật Giáo, chính đức Phật chỉ dạy và được truyền thừa qua nhiều thế hệ, mà đây là sự thật lịch sử, không ai không thừa nhận đây là một Tông Phái được gọi là Thiền Tông. Ở Nhật, pháp môn Thiền cũng có thể gọi là Phật Tâm Tông hay Thiền Tông; hoặc Tào Động Tông, mà những danh hiệu ấy, chắc chắn Ngài Đạo Nguyên Thiền Sư biết đến, nhưng vào thời đó, Ngài không gọi Thiền Tông bằng các danh hiệu Phật Tâm, Thiền Tông hay Tào Động Tông.

Với Ngài Thiền sư Đạo Nguyên, Thiền không riêng của Tông Phái nào, bởi vì nền tảng căn bản giáo lý chung của các Tông Phái là Thiền. Thật tế, trong đạo Phật phương pháp tọa Thiềnphương pháp chỉ quán đả tọa, không phải sở hữu riêng của bất cứ Tông Phái nào, vì thế đề cập Thiền như một Tông Phái riêng là điều tuyệt đối không nên.

II.1.8 Việc Gọi Tên Tông Phái Bắt Đầu Trong Tông Mình

Cho đến thời Thiền Sư Oánh Sơn (Keizan) , đệ tử đời thứ tư của Thiền sư Đạo Nguyên, vấn đề xác định Tông Danh vẫn chưa rõ ràng, nếu không muốn nói là chẳng có gì cả. Thế nhưng, về phương diện sử liệu, trong khi các môn nhân đệ tử của Ngài Đạo Nguyên Thiền Sư giữ vững lập trường của chính mình, thì những Tông Phái khác lại lưu tâm đến Ngài Đạo Nguyênmôn đệ của Ngài Đạo Nguyên, cho rằng Tông Tào Động là một phái thuộc về Thiền Tông, mà ý nghĩ nầy mãi về sau vẫn không thay đổi, làm cho môn đệ của Ngài Đạo Nguyên tự xưng mình là Tào Động Tông lúc nào không hay, song chắc chắn phải sau thời Thiền Sư Oánh Sơn, có thể suy đoán là thời Thiền Sư Nga Sơn Thiều Thạc (Gasanjosehi) , cao đệ của Thiền sư Oánh Sơn, thời đại phân ly của Nam Bắc triều .

Về sau, các môn đệ tiếp tục kế thừa theo truyền thống của Thiền Sư Đạo Nguyên, giáo huấn và xiển dương ngày càng rộng rãi hơn. Đồng thời, ở Nhật, giáo đoàn, chùa viện Phật Giáo có lúc phát triển một cách mạnh mẽ. Phật Pháp cũng như phương pháp tọa Thiền đã phổ cập, dần dần Tào Động trở thành danh hiệu của Tông, dù lập trường không cần nêu rõ và không có gì khó khăn cản trở. Từ đó cho đến hôm nay, Tông Tào Động mang danh hiệu một cách tự nhiên và các Tông Phái khác cũng gọi như vậy.

Thật không sai nếu cho rằng lập trường của Thiền Sư Đạo Nguyên phủ định danh hiệu của Tông mình, nhưng người khác lại gọi môn nhân đệ tử của Thiền Sư Đạo Nguyên là Tông Tào Động, thế nhưng danh hiệu ấy có sớm lắm là giữa thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 7. Từ đó cho đến bây giờ, về phương diện lịch sử cũng như phương diện xã hội, đó là việc đã rồi, không thể chối bỏ được. Trong quy chế của Tông Tào Động quy định rằng: “Tông chính là Tông Tào Động”.

II.1.9 Ý nghĩa Danh Xưng Của Tông

Tông Tào Động nghĩa là kết hợp hai chữ Tào và Động, mà cả hai đều là chữ đầu của tên các Thiền Sư Trung Quốc.

Chữ Tào lấy từ chữ Tào Khê Sơn của bậc Đại Thánh Giả Thiền Sư Huệ Năng (Sokeizan Eino Zenshi) thuộc Tào Khê Sơn. Thiền Sư Huệ Năng được mọi người tôn kínhLục Tổ Đại Sư, vị Tổ Sư thứ 6 từ Bồ Đề Đạt Ma Sơ Tổ , người từ Ấn Độ sang. Chữ Tào còn mang ý nghĩa xác nhận cội Thiền được cắm rễ tại đất Trung Hoa. Còn Động, theo Thiền Tông Trung Hoa, chỉ cho Thiền Sư Động Sơn Lương Giới (Tozan Ryokai Zenshi) – vị Tổ của Tông Tào Động và Tông Động Sơn. Đệ tử lớn của Thiền Sư Động SơnThiền Sư Động Sơn Bổn Tịch (Sozan Honyaku Zenshi) - còn gọi là Kiệt Tăng, vị Tăng ưu tú, đã lấy chữ Tào nơi Tào Sơn kết hợp với chữ Động từ sự ngưỡng vọng Thiền Sư Động SơnThiền Sư Tào Sơn, tạo thành danh hiệu của một phái của Thiền Tông gọi là Động Tào Tông hay Tào Động Tông. Về sau, Tông Tào Động được truyền sang Nhật, cho nên có hai giả thuyết cho rằng, đó là kết hợp từ hai vị Tổ Thiền Sư Huệ Năng thuộc Tào Khê SơnThiền Sư Động Sơn Lương Giới, và đó là sự kết hợp từ hai chữ đầu tên của hai vị Tổ Thiền Sư Động Sơn Lương GiớiThiền Sư Tào Sơn Bổn Tịnh, gọi tên cho Tông mình.

II.1.10 Sự Liên Tục Giữa Tào KhêĐộng Sơn

Từ kết luận trên có thể suy đoán rằng “Tào Động Tông” Nhật Bản, lấy hai chữ đầu của Thiền Sư Huệ Năng - Tào Khê SơnThiền Sư Lương Giới - Động Sơn kết hợp lại mà thành.

Thật sự, theo Thiền Sư Đạo Nguyên, Thiền bắt đầu từ khi đức Thích Tôn tĩnh tọatruyền thừa cho Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp, (Maha Kasho Sonja) , đệ tử thứ nhứt của Đức Thích Tôn, sau đó lần lượt lưu truyền cho đến Đại Sư Bồ Đề Đạt Ma, vị Tổ thứ 28, người mang Thiền truyền sang Trung Hoa, trở thành Sơ Tổ Thiền Tông. Sau đó, có Nhị Tổ là Thiền Sư Huệ Khả . Tam Tổ là Thiền Sư Tăng Xán . Tứ Tổ là Thiền Sư Đạo Tín . Ngũ TổThiền Sư Hoằng Nhẫn . Người kế thừa tiếp tụcLục Tổ Thiền Sư Huệ Năng. Sau đó, có Đại Thiền Sư Thanh Nguyên Hành Tư (Seigen Gyoshi) , Thiền Sư Nam Nhạc Hoài Nhượng (Nangaku Eijo) , chia ra làm hai hệ phái.

Thiền Sư Đạo Nguyên được truyền thừa theo Pháp hệ từ Thiền Sư Thanh Nguyên Hành Tư đến Thiền Sư Thạch Đầu Hi Giá (Sikito Kisen Zenshi) , đến Thiền Sư Dược Sơn Duy Nghiêm (Yakusan Igen Zenshi) , Thiền Sư Vân Nham Đàm Thịnh (Ungan Donjo Zenshi) , Thiền Sư Động Sơn Lương Giới, đến Thiền Sư Vân Cư Đạo Ưng (Undo Dojo Zenshi), đến Thiền Sư Như Tịnh (Nyojo Zenshi) . Thiền Sư Tào Sơn Bổn Tịch cũng là đệ tử của Thiền Sư Vân Cư Đạo Ưng, nhưng sau đó một số đời tiếp theo pháp hệ của Thiền Sư Tào Sơn Bổn Tịch bị thất truyền.

Thiền Sư Đạo Nguyên không thuộc sự truyền thừa của Pháp hệ Thiền Sư Tào Sơn Bổn Tịch, mà trực thuộc Pháp hệ của Thiền Sư Vân Cư Đạo Ưng. Do đó, Ngài không những không liên hệ trực tiếp với Thiền Sư Tào Sơn Bổn Tịch, mà thường phê phán giáo thuyết và Thiền phong của Thiền Sư Tào Sơn Bổn Tịch, nhiều khi không chấp nhận nữa. Thiền Sư Đạo Nguyên cho rằng theo Pháp hệ Tào Khê Sơn của Thiền Sư Huệ Năng “Bây giờ Chư Phật truyền thừa Phật Giới cho chư Tổ, rồi chư Tổ truyền cho nhau một cách chính thức, như năm lần chấn động truyền thừa chính là Tào Khê Cao Tổ”. Giáo thuyết và thiền phong đó rất cảm kích, tán dương hâm mộ.

Thiền Sư Động Sơn Lương Giới cũng được ngưỡng mộ là vị Cao Tổ, không chỉ được kính ngưỡng mà còn được tán dương bằng lời là “Động Sơn Tông”. Rõ ràng Thiền Sư Đạo Nguyên vô cùng kính ngưỡng Thiền Sư Huệ NăngThiền Sư Động Sơn, mà chỉ riêng việc nầy thôi, cũng cho thấy toàn bộ nội dung của Tông Tào Động, nếu tư duy lập trường của Thiền Sư Đạo Nguyên cho thấy điều làm cho Thiền Sư Đạo Nguyên kính mộ đó là Pháp hệ Tào Khê của Thiền Sư Huệ NăngThiền Phong của Thiền Sư Động Sơn.

II.1.11 Động Sơn Tông Và Tào Động Tông

Thiền Sư Đạo Nguyên cung kính tán dương Thiền Sư Động SơnCao TổThiền phong của Tông Động Sơn rất cao vời, như đã trình bày ở trên, làm cho chư Tăng về sau cho rằng họ không phải Tông Tào Động, mà cho rằng “Động Gia” hay “Động Sơn Chánh Tông” v.v..Một lý do khác được ghi lại rằng, “Ngũ Vị Thuyết” là lý luận đặc biệt được sử dụng ở Nhật bắt đầu từ thời Nam Bắc Triều kéo dài mãi cho đến thời kỳ Edo, bởi vì sự thoái hóa tư tưởng đã xuất hiện trong Tông Môn, khởi đầu từ Thiền Sư Đạo Nguyên phê phán về “Ngũ Vị Thuyết”, nhưng một số chư Tăng trong Tông Môn nghiên cứu “Ngũ Vị Thuyết” để giải thích về Thiền, thậm chí không sử dụng chữ Tào Động Tôngdanh hiệu của Tông ấy. Thật tế, dù gì đi nữa, Tào Động Tông vẫn là tên ghép của Tào SơnĐộng Sơn. Hẳn nhiên vẫn có nhiều nghi vấn xuất hiện về Tào Khê, Động Sơn là Tông Tào Động.

II.1.12 Phương Cách Thọ Nhận Tông Danh

Một yếu tố rất quan trọng đó là nếu lý luận theo ngôn ngữ một chiều: “Danh hiệu là biểu thị cho hình tướng” thì Tông Danh chính là căn cứ để chỉ cho sự tồn tại của giáo đoàn vậy. Thế nhưng, sự thật lịch sử là Tông Danh ấy lại bị Thiền Sư Đạo Nguyên phủ nhận, mà chỉ được thực hiện bởi giáo đoàn về sau. Rõ ràng đây là một vấn đề lớn.

Thật ra, như đã đề cập ở trên, yêu cầu cần thiết của giáo đoàn trong bối cảnh lịch sử như vậy, dù có hay không có danh hiệu Tào Động Tông đi nữa, mọi người trong giáo đoàn Tào Động Tông vẫn nương vào pháp môn “chỉ quán đả tọa” làm Tông chỉ, không vượt ra ngoài phạm vi cốt tủy nầy.

II.2 Bổn Tôn – Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

II.2.1 Bổn Tôn là gì?

Tông Tào Động kính ngưỡng Bổn Tôn là Đức Thích Tôn, bậc khai Tổ của Phật Giáo. Trong tác phẩm “Tào Động Tông Chế”, chương “Tào Động Tông Hiến”ghi rằng: “Bổn Tôn chính là Đức Thích Ca Mâu Ni Phật”, nói rõ hơn Đức Thích Ca Như Lai là vị Đại Hòa Thượng. Thật ra, các Tông phái khác cũng dùng chữ Bổn Tôn, như Ngài Nhật Liên Thánh Nhơn (Nichiren Shonin) viết về ý nghĩa của chữ nầy thành một quyển sách rất nổi tiếng đó là “Quán Tâm Bổn Tôn Sao”. Đặc biệt, với Mật Giáo, Bổn Tôn là Đức Phật, tọa vị giữa Mạn Đà La, thế nhưng với Thiền Tông, đặc biệt Tông Tào Động, danh từ nầy trước đây, ít được sử dụng, bằng chứng không thấy xuất hiện trong những trước tác của Thiền Sư Đạo Nguyên, mà mãi đến giữa thời Minh Trị (Meiji), Tông Tào Động phân tích tác phẩm “Tu Chứng Nghĩa” của Thiền Sư Đạo Nguyên thành bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng, 95 quyển, xoay quanh những chủ đề về tín ngưỡng, trước nhất là vấn đề Bổn Tôn. Ở đây, Bổn Tôn không có nghĩa là đối tượng lễ bái tín ngưỡngthâm sâu hơn là đức Phật được tín thành như là trung tâm tôn kính.

Có nhiều loại Bổn Tôn của Tông Phái như Bổn Tôn cá nhân, điển hình những hình tượng tháp của đàn tràng. Bổn Tôn của Tông Phái là vị giáo chủ, mà các Tông Phái Phật Giáo Nhật Bản đều có Bổn Tôn riêng, nhiều khi không phải là giáo chủ, ví dụ:

Bổn Tôn của Tông Hoa NghiêmKinh Hoa Nghiêm, do Đức Phật Tỳ Lô Giá Na thuyết.

Bổn Tôn của Thiên Thai Tông là Phẩm Như Lai Thọ Lượng của Kinh Pháp Hoa, do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết.

Bổn Tôn của Tông Chơn Ngôn là Kinh Đại Nhật, do Đại Nhật Như Lai thuyết.

 

Bổn Tôn của Tông Tịnh Độ hay Tịnh Độ Chơn Tông, Thời Tông là Ba Kinh Tịnh Độ, do Đức A Di Đà Như Lai thuyết.

 

Bổn Tôn của Tông Dung Thông Niệm Phật lấy Đức A Di Đà Như Lai làm trung tâm và mỗi mỗi vị Trời sẽ thành Như Lai.

 

Bổn Tôn của Tông Lâm Tế, Tông Hoàng Bích là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Bổn Tôn của Tông Nhật LiênKinh Pháp Hoa, do Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật thuyết vào thời rất xa xưa.

 

II.2.2 Bổn Tôn Lấy Đức Thích Ca Mâu Ni Làm Đại Hòa Thượng

Xin lập lại, Bổn Tôn của Tông Tào Đông là Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Đại Hòa Thượng, bởi vì Thiền Sư Đạo Nguyên viết: “Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, vị Đại Hòa Thượnggiáo chủ thế giới Ta Bà”. Thật ra, Tông Tào Động cung kính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Hòa Thuợng, cho nên từ đó về sau chỉ xưng Phật là Thích Tôn. Thế nhưng, dù Thiền sư Đạo Nguyênquan điểm “Thích Tôn”, song trong tác phẩm của ngài hầu như không nói về Bổn Tôn, cũng không viết về Bổn Tôn, trong khi những quan niệm về Thích Tôn, về Phật Thân luôn luôn phải thấy Thích Tôn và nhìn theo cái nhìn của Đức Phật. Điều nầy phải thừa nhận rằng, những quan niệm ấy ở phương diện và góc độ khác nhau, nếu chỉ căn cứ vào định nghĩa một chiều nào đó, thì thật là khó lãnh hội, hay nói cách khác, cho dù Bổn Tôn của Tào Động Tông là Đức Thích Tôn, phải chăng chư Phật đều giống như Thích Tôn? Lý giải vấn đề thật không đơn thuần tí nào.

Đa số các học giả của Tào Động Tông đều cho rằng Bổn Tôn của một tôn là Đức Thích Tôn song lý giải có mỗi cách trình bày riêng biệt quá đơn giản làm thay đổi quan niệm về Bổn Tôn.

II.2.3 Nhiều Cách Giải Thích Về Bổn Tôn

Thứ nhất, có thuyết cho rằng Bổn Tôn, theo Thiền Sư Đạo Nguyên, Pháp Thân Phật cũng là Bổn Tôn của mình, bởi vì Pháp Thân Phật tròn đầy mọi nơi, vượt khỏi thời gian, không gian, không có bắt đầu, cũng không có cuối cùng, không có hình dạng, màu sắc. Có thể hiểu đơn giản rằng Pháp Thân Phật chính là đời sống của toàn vũ trụ, mà con người đang sống ở trong đó, như quan niệm Đức Tỳ Lô Giá Na Phật của Tông Hoa Nghiêm và Đức Đại Nhật Như Lai của Tông Chơn Ngôn.

 

Thứ hai có thuyết cho là Ứng Thân Phật của Đức Thích Tôn. Ứng Thân Phật có nghĩa là vì cứu khổ cho chúng sanh, vì gia trì cho những người tu hành chưa thuần thục mà Đức Thích Tôn thị hiện làm Phật. Thật ra, nếu so sánh với Pháp Thân Phật, Ứng Thân Phật thấp hơn nhiều, song Phật không phải chỉ có Ứng Thân mà còn có Pháp ThânBáo Thân nữa. Báo Thân là thân thọ nhận kết quả tu hành trong quá khứ. Tuy nhiên, gọi là Ứng Thân trong ba thân chỉ là một cách nói về sự thị hiện của Đức Thích Tôn mà thôi. Ngoài ra, trong ba thân đó lấy bất cứ thân Phật nào làm Bổn Tôn, những Tôn khác cũng được đề xướng như nhau. Đây là điểm chung, cũng có thể hiểu rằng, không phải là điều cá biệt của Tào Động Tông.

Thứ ba, về sau, tín đồ Phật Giáo căn cứ vào quan điểm Thích Tôn và Phật Thân để giải thích, lý luận về thân Phật, song theo lối giải thích trước, không cần phải phân chia ba thân của Đức Thích Tôn, thân nào là Bổn Tôn, bởi vì không những chỉ có Pháp Thân Phật, chẳng phải chỉ có Báo Thân Phật, mà cũng không hẳn là Ứng Thân Phật. Hơn nữa, không dựa vào quan niệm Phật Thâncăn cứ vào lịch sử để lý giải quan niệm Thích Tôn là Bổn Tôn.

Thứ tư, dù trong lịch sử có đức Thích Tôn tọa thiền dưới cội Bồ Đề, giác ngộ tuệ giác siêu việt, song có thuyết lại cho rằng thị hiện của Đức Thích Tôn là Đức Phật cho nên vị Thầy giảng dạy hiện tại cho chúng ta cũng là Bổn Tôn. Cụ thể hơn, thân thể phàm tình của vị Thầy đang tu hành, trụ trì chùa và giảng pháp là Bổn Tôn thật của chúng ta.

Thứ năm, có thuyết cho rằng dù Tông Chơn Ngôn, Tông Thiên Thai, Tông Tịnh Độ, Tông Tịnh Độ Chơn Tông, tọa thiền vẫn là phương pháp tu hành căn bản của Phật Giáo, do vậy Bổn Tôn của Tông Tào Động cũng là tọa thiền.

Tóm lại, có nhiều luận thuyết về Bổn Tôn được đề cập, song dù thế nào đi chăng nữa, tác phẩm của Thiền Sư Đạo Nguyên đã vẽ ra cho chúng ta con đường giải thoát rất hiện thực, qua các quan điểm như Phật Thân, Thích Tôn vô cùng sâu rộng. Hẳn nhiên, không đơn giản để kết luận cái nào đúng, cái nào sai một cách phiến diện được.

II.2.4 Với Việc Tọa Thiền Bổn Tôn Là Đức Thích Tôn

Nguyên bản chương “Biện Đạo Thoại” của tác phẩm “Chánh Pháp Nhãn Tạng” bằng thể văn vấn đáp còn sót lại tại chùa Chánh Pháp (Shoboji), thành phố Mizuzawa thuộc tỉnh Iwate, cho biết rằng Thiền Sư Đạo Nguyên có lý giải về Bổn Tôn ở phần giáo chủ luận, thật là hy hữu. Căn cứ vào đó cho thấy quan điểm của Thiền Sư Đạo Nguyên về Bổn Tôn rằng: Đức Thích Tôn ngồi thiền dưới gốc cây Bồ Đề, chứng đắc giác ngộ hoàn toàn. Hơn nữa, quan niệm thông thường cho rằng Ứng Thân Phật chính là Đức Thích Tôn, song theo Thiền Sư Đạo Nguyên Ứng Thân Phật không phải là Đức Thích Tôn. Ứng Thân Phật cũng phải thọ lãnh giới một cách nghiêm mật. Như vậy, lối giải thích ba thân không rời nhau chỉ cho Đức Thích Tôn lịch sử hoàn toàn không phù hợp.

Tuy nhiên, nên lưu ý rằng dù Đức Thích Tôn lịch sử ám chỉ Đức Thích Tôn có tính cách nhân gian đi nữa, Đức Thích Tôn ấy vẫn không thoát ra khỏi sự khổ nãotính cách thế gian ấy, bởi vì trên phương diện siêu việt tuyệt đối, Phật không phải chỉ duy nhấttính cách thần linh mà Phật là bậc trí tuệ, từ bi, là một con người siêu việt, có nhân cách cao tột.

Đức Phật là Đức Thích Tôn, mà Bổn Tôn Đức Thích Tôn phải có lòng từ vô biên như đấng cha lành; Phật là Thích Tôn, một bậc Thầy vĩ đại; Phật là vị Đại Hòa Thượng, bậc Tiền Bối, xa hơn Phật là mục tiêulý tưởng hướng đến; Phật chính là Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai vậy.

II.2.5 Bổn Tôn Đang Sinh Động

Đặc biệt, sùng bái, tín ngưỡng, lễ bái không phải là Bổn Tôn, mà chỉ lễ nghi ấy biểu hiện được Đức Thích Ca Mâu Ni Phật mà thôi. Có một bài ca của Thiền Sư Đạo Nguyên được truyền lại như sau:

“Sắc màu của núi, tiếng động của suối,
tất cả đều là Thích Ca Mâu Ni của chúng ta.
Âm thanh cũng như vậy”.

Những câu nầy được ngâm vịnh ở chùa Vĩnh Bình, bởi vì Thiền Sư Đạo Nguyênthời gian tu tập ở chùa Vĩnh Bình, cho nên ca ngợi Chùa Vĩnh Bình là nơi đầy đủ nhân duyên cảm ứng âm thanhhình tướng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Có một bài thơ khác còn sót lại của Thiền Sư Đạo Nguyên là:

“Cỏ trong am,
dẫu ngủ hay thứ,
cũng lên rạng ngời,
Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật”.

Những vần thơ nầy cũng thường được ngâm ở chùa Vĩnh Bình. Có thể trong thời gian tu tập ở Chùa Vĩnh Bình, dù ngủ hay thức hầu như tâm thức Ngài lúc nào cũng đầy ắp câu niệm Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật, cho nên có những vần thơ ấy.

Tông Tào Động thực hành pháp niệm danh hiệu Bổn Tôn, hoặc niệm Phật, mà như trên đã thuật, câu niệm ấy rõ ràngdanh hiệu Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật.

II.2.6 Bổn Tôn Không Rời Khỏi Thân Nầy

Thiền Sư Đạo Nguyên xây dựng Đại Bổn Sơn Vĩnh Bình Tự tại huyện Fukui, bởi vì bổn sư của Ngài là Thiền Sư Như Tịnh, người Trung Hoa cho nên cách trang trí và thờ tự chùa Nhật lấy nguyên mẫu của chùa Cảnh Đức (Thiên Đồng Sơn Cảnh Đức Tự) ở Trung Hoa. Với Thiền Sư Động Sơn, Chùa Vĩnh Bình là Tiểu Thiên Đồng vậy. Trên đòn dông tại La Hán Đường của Thiên Động Sơn Cảnh Đức Tự có viết rằng: “Đây là chốn Tuyết Sơn”.

Tuyết Sơndãy núi thuộc Hi Mã Lạp SơnẤn Độ, song với họ, không phải chỉ giới hạn ý nghĩa dãy núiẤn Độ mà là tượng trưng cho Đức Thích Tôn. Hơn nữa, Thiên Đồng Sơn Cảnh Đức Tự, với người Trung Hoa, là Thánh Địa của Đức Thích Tôn. Như vậy, cũng có thể nghĩ rằng Chùa Vĩnh Bình là Thiên Đồng Sơn của Nhật Bản tương đương Thánh Địa của Đức Thích Tôn tại Nhật.

Thiền Sư Oánh Sơn xây dựng Động Cốc Sơn Vĩnh Bình Tự tại huyện Ishikawa, thuộc phố Hanesaku, gọi Ngũ Lão Phong là Thánh Vực. Ngũ Lão Phong là nơi thờ phụng năm vị Tổ, đều có ngày kỵ đó là:

Thiền Sư Như Tịnh; Cao Tổ

Thiền Sư Đạo Nguyên, đệ tử của Thiền Sư Như Tịnh

Thiền Sư Hoài Tráng (Eijo), đệ tử của Thiền Sư Đạo Nguyên

Thiền Sư Nghĩa Giới (Gikai), đệ tử của Thiền Sư Hoài Tráng

Thiền Sư Oánh Sơn, đệ tử của Thiền Sư Nghĩa Giới.

Ở chùa Vĩnh Bình từ xưa đã gọi Ngũ Lão Phong nầy là Thiên Đồng Sơn, mà Cao TổThiền Sư Như Tịnh. Chùa Vĩnh Bình là chi nhánh của Thiên Đồng Sơn Cảnh Đức Tự, mà Thiên Đồng Sơn, được xem nhưliên hệ trực tiếp với Đức Thích Tôn ở Ấn Độ.

Nơi khởi nguyên giáo đoàn Tông Tào Động là chùa Vĩnh Bình và chùa Vĩnh Quang và Bổn Tôn chính là Đức Thích Tôn cho nên nơi đó được xem nhưThánh Địa, đến đó lễ báithực hành những lời Phật dạy, tự thân rất dũng mãnhtinh tấn. Với tôi (tác giả) bao giờ và ở đâu cũng hoài mong sống chân thật để thực hành lời Bổn Tôn – Đức Thích Tôn dạy và tâm niệm rằng dù với ai đi nữa cũng phải trực nhận ở họ có một sự vĩ đại đang biểu hiện qua thân nầy.

II.3 Lưỡng Tổ Đại Sư

Thiền Sư Đạo Nguyên
Thiền Sư Oánh Sơn

II.3.1 Lưỡng Tổ

Giống như những Tông Phái khác, Tông Tào Động gọi Tổ Sư là Lưỡng Tổ. Tác phẩm “Tào Động Tông Tông Chế” cho rằng: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Bổn Tôn. Cao Tổ Thừa Dương Đại Sư (Jojo Daishi) và Thái Tổ Thường Tế Đại Sư (Josai Daishi) là Lưỡng Tổ. Điểm đặc biệt của Tông Tào Động là một Tông có hai vị Tổ cho nên gọi là Lưỡng Tổ, không sử dụng thuật ngữ Tông Tổ.

Lưỡng Tổ, theo văn tự, nghĩa là hai vị Tổ Sư, khai sáng Tông Tào Động. Thiền Sư Đạo Nguyên, còn gọi là Thừa Dương Đại Sư, do Minh Trị Thiên Hoàng sắc phong Đại Sư, được truy phong là Cao Tổ. Thiền Sư Oánh Sơn, do Minh Trị Thiên Hoàng sắc phong là Thường Tế Đại Sư, người xiển dương và quảng bá giáo điển của Thiền Sư Đạo Nguyên nên được gọi là Thái Tổ. Trong tác phẩm nầy, không gọi Thiền Sư Đạo NguyênĐại Sư, Cao Tổ mà chỉ gọi là Thiền Sư Đạo Nguyên, cũng không gọi Đạo Hiệu Đại Sư của Thái Tổ, mà chỉ gọi là Thiền Sư Oánh Sơn mà thôi, thậm chí cũng chẳng dùng chữ Thừa Dương Đại Sư để xưng tán Thiền Sư Oánh Sơn, có lẽ gọi như thế để cho mọi người dễ cảm hơn, thân thiện hơn và gần gũi hơn và biết đến nhiều hơn. Cao Tổtổ phụ, Tổ phụ của Tổ phụ gọi là Cao Tổ Phụ, còn có nghĩa là Tiên Tổ, những đời trước xa thật là xa. Những vị Thiên Tử đầu tiên của Trung Hoa khai mở những vương triều cũng được gọi là Cao Tổ, như Hán Cao Tổ (Hán Lưu Bang); Đường Cao Tổ (Đường Lý Nguyên) rất là nổi tiếng. Mỗi Tông mỗi phái đều có vị khai Tổ được gọi là Cao Tổ như Cao Tổ Hoằng Pháp Đại Sư; Cao Tổ Nhật Liên Đại Bồ Tát v.v…

Thái Tổ là vị khởi sự kế thừa, mà vốn chỉ cho những vị Đế Vương đời kế thừa đầu tiên, ở Trung Hoa và bán đảo Triều Tiên như thời Hậu Lương có Châu Toàn Trung, thời Nguyên có Jingisukan Thành Cát Tư Hản, ở Cao Ly có Vương Kiến v.v... được gọi là Thái Tổ. Ngoài ra, có một số Tông Phái có một vị Cao Tổ còn gọi là Thái Tổ, như Thái Tổ Thân Loan Thánh Nhơn được xưng tán rất là quen thuộc. Dù được gọi là Cao Tổ hay Thái Tổ, đều là bậc trưởng thượng, những vị Tổ đời trước là những vị Thỉ Tổ vậy. Nhưng danh hiệu tuyên xưng như Cao Tổ hay Thái Tổ được chấp nhậnquyết định tại hội nghị Đại Bổn Sơn Quản Thủ vào năm Minh Trị thứ 10 . Tông Tào Động còn gọi các vị Tổ Sư như Cao TổNghiêm Phụ còn Thái TổTừ Mẫu.

II.3.2 Cao Tổ Đạo Nguyên Thiền Sư

Nếu cho rằng mỗi Tông có mỗi Tổ Sư, đặc biệt với Tông Tào Động hoàn toàn không phải, mà gọi là Lưỡng Tổ. Tại sao có đến hai vị Tổ? Bởi vì giáo đoàn Tông Tào Động do hai vị Thiền Sư Đạo NguyênThiền Sư Oánh Sơn thành lập, hay nói cách khác nếu không có hai vị Thiền Sư Đạo NguyênThiền Sư Oánh Sơn thì không có Tông Tào Động.

Thiền Sư Đạo Nguyên là vị Tổ Sư được truyền thừa gián tiếp từ Đức Thích CaẤn Độ, qua các vị Tổ Trung Hoa, cuối cùng thực hành pháp môn tọa thiền, từ đó mạng mạch Phật Pháp được truyền thừa vào Nhật và tạo thành phong cách riêng biệt. Hơn nữa, Thiền Sư Đạo Nguyên soạn tác phẩm “Phổ Khuyến Tọa Thiền Nghi” giảng rõ ý nghĩaphương pháp tọa thiền dựa trên căn bản người Nhật. Vấn đề tại sao Tọa Thiền là đúng chánh pháp được giải thích rõ ràng hơn trong tác phẩm “Biện Đạo Thoại”. Ở Nhật ngôi Chùa chủ trương thành lập đạo tràng tọa Thiền đầu tiên đúng chánh Pháp là Chùa Hưng Phước Tự, Kyoto, phương pháp hành trì như thế nào được ghi rõ trong tác phẩm “Học Đạo Dụng Tâm Tập”, ngay cả sáu tác phẩm “Vĩnh Bình Thanh Quy” (Eihei Shingi) cũng ghi lại những vấn đề như truyền thống hành trì, sinh hoạt Chùa Viện, pháp môn tọa Thiền ở Nhật và những Thanh Quy, quy củ trong đạo tràng v.v... Nhật Bản cũng là quốc gia cử hành lễ Phật Thành Đạo, kỷ niệm ngày giác ngộ của Đức Thích Tôn, một việc làm vô cùng ý nghĩa về phương diện lịch sử, minh xác nguồn gốc Phật Giáo. Ngoài ra, tác phẩm “Chánh Pháp Nhãn Tạng” gồm 95 quyển giải thích rõ những pháp môn tọa Thiền nguyên thỉ, thuần túy Phật Giáo ở Nhật.

Như vậy, Thiền Sư Đạo Nguyên minh định Phật Pháp có chỗ đứng rất thuần túychính thống ở Nhật. Thời Ngài, thế hệ đệ tử đầu tiên như Hoài Tráng được chăm sóc kỹ lưỡng để tiếp tục kế thừa mạng mạch Phật Pháp, những chùa như Hưng Thánh Tự, Vĩnh Bình Tự ở huyện Fukui được xây dựng thật đẹp. Do vậy, phải nói rằng Thiền Sư Đạo Nguyên xứng đáng được tôn xưng là một vị Tổ Sư chính thống.

II.3.3 Thái Tổ Oánh Sơn Thiền Sư

Thiền Sư Đạo Nguyên viên tịch lúc mới 54 tuổi. Chùa Vĩnh Bình xảy ra nhiều điều không vui trong một thời gian khá lâu, suốt thời Thiền Sư Hoài Tráng, đời thứ hai và Thiền Sư Nghĩa Giới, đời thứ ba, Tăng Đoàn bị hỗn loạn về tư tưởng, bè phái và tình cảm v.v... nội bộ xảy ra những cuộc tranh chấp kịch liệt, thời gian được gọi là “Vĩnh Bình Tự Tam Đại Tương Luận” hay “Vĩnh Bình Tự Nội Bộ Phân Tranh”. Người chứng kiến tất cả ngọn ngành của thời gian nầy là Thiền Sư Oánh Sơn, đệ tử dễ thương của Thiền Sư Nghĩa Giới.

Thiền Sư Oánh Sơn là người có căn cơ khế hợp, chịu khó lắng nghe và lãnh thọ kinh nghiệm truyền thừa đúng Chánh Pháp của Tông Phong Vĩnh Bình Đạo Nguyên. Thế cho nên không những Ngài ổn định được mọi sự tranh chấp đối lập mà còn dung hòa thống nhất tất cả mọi quan điểm với hoài mong tiếp nối sứ mệnh người xưa, duy trì mạng mạch Phật Pháp và làm sao cho Phật pháp duy trì được xiển dương quảng bác. Ngài còn nhận lãnh trách nhiệm từ Thiền Sư Nghĩa Giới, mở chùa Đại Thừa, huyện Ishikawa về sau trở thành đời thứ hai. Ngài còn mở chùa Vĩnh Quang Tự, Tổng Trì Tự - Sojiji, nguyên thỉ ở huyện Ishikawa, phát triển một số việc làm cụ thể như:

Thứ nhứt, tiếp nối việc hành trì pháp môn Tọa Thiền như là căn bản của Tông phong, mà Thiền Sư Đạo Nguyên truyền lại. Tự bản thân Ngài tinh tấn thực hành Thiền Tọa rất nghiêm mật, chính trong tác phẩm “Động Cốc Ký” Ngài tự thuật rằng: “Cuộc đời suốt 41 năm dài kể từ khi xuất gia, chưa bao giờ nghỉ tọa

Thiền một ngày nào cả”.

Thứ hai, lãnh thọ pháp môn tọa thiền của Thiền Sư Đạo Nguyên trong “Phổ Khuyến Tọa Thiền Nghi”, ghi lại tất cả những điều vi diệu, những sở đắc trong thời gian tinh tấn thực hành Thiền định, trong tác phẩm “Tọa Thiền Dụng Tâm Ký” khiến cho nhứt thời Thiền tọa phổ biến khắp mọi nơi.

Thứ ba, căn cứ “Vĩnh Bình Thanh Quy”, thanh quy lý tưởngdựa vào nguyên tắc thích hợp, để bổ sung thêm và biên soạn tác phẩm “Oánh Sơn Hòa Thượng Thanh Quy”, mà trong Thanh Quy nầy phân định rõ ràng những công việc lễ bái từng ngày, từng tháng và từng năm một cách cụ thể. Tác phẩm “Oánh Sơn Hòa Thượng Thanh Quy” về sau hầu như được ứng dụng trong các đạo tràng tu hành của những tự viện thuộc

 

Tông Tào Động, được xem như quyển sách gối đầu để thực hành, không ai mà không biết đến.
Thứ tư, lập trường của Thiền Sư Đạo Nguyên rất chính thống, thuần túy và nhứt quán được ghi lại trong tác phẩm “Truyền Quang Lục”. Tác phẩm nầy giải thích rõ những vấn đề truyền thống, lịch sử, tâm linh v.v... của tác phẩm “Chánh Pháp Nhãn Tạng”.

Thứ năm, căn cứ nguyên bản “Chánh Pháp Nhãn Tạng” của Thiền Sư Đạo Nguyên, cả Tông môn nổ lực sưu tập, chỉnh lý, nghiên cứu học tập, kế thừa tông chỉ, không cho thất lạc.

Thứ sáu, góp nhặt những mẫu chuyện đời của Thiền Sư Như Tịnh, bổn sư của Thiền Sư Đạo NguyênThiền Sư Đạo Nguyên, Thiền Sư Hoài Tráng, Thiền Sư Nghĩa Giới viết thành các tác phẩm như “Tam Đại Tôn Hành Trạng Ký”, “Động Sơn Truyền Đăng Viện Ngũ Lão Ngộ Tắc Tịnh Hành Nghiệp Lược Ký”, trùng tu các mộ tháp chư vị Tổ Sư ở chùa Vĩnh Thừa và Vĩnh Quang. Đặc biệt, tại khai sơn đường của chùa Vĩnh Quang, Thiền Sư Oánh Sơn ghi lại sự nghiệp vĩ đại, công hạnh xử trí và việc điều hành giáo đoàn.

Thứ bảy, như trên đã nói, không chỉ đối với Tăng lữ phải hòa hợp mà người tại gia cũng được Ngài khuyên nên vui hòa với nhau. Đa phần tín đồ thuộc tầng lớp nông dân địa phương cho nên phải có sự hòa hợp, hòa kính tin thân nhau. Ngoài ra, Ngài còn soạn thảo nhiều tác phẩm ghi chú, hướng dẫn các chùa viện điều hànhgiải quyết vấn đề ổn thỏa những vấn đề trong chùa, bởi vì nếu không có sự hộ trì của đàn na tín thí, Tăng đoàn khó có thể tu hành trong các tự viện được. Hơn nữa, Ngài cho rằng: “Phải kính tín đồ như

Phật”, mà quan điểm nầy, ngay cả Ngài Đạo Nguyên Thiền Sư cũng chưa trọn vẹn.
Thứ tám, tiếp tục duy trì thành phần nữ giới trong các Phật sự, tôn trọng chư Ni như kính trọng Tăng, đặt pháp tự cho Ni và giao cho chức trụ trì nữa, mà phải nói rằng đây là những việc làm mới nhất, ngay cả khi Thiền Sư Đạo Nguyên còn sanh tiền không thực hiện được.

Thứ chín, xây dựng rất nhiều chùa, chăm lo việc đào tạo thế hệ đệ tử. Thiền Sư Đạo Nguyên chỉ xây được hai ngôi chùa, nuôi được ba vị đệ tử. Nhưng Thiền Sư Oánh Sơn tạo ra bảy ngôi chùa và có hơn sáu người đệ tử tiếp tục kế truyền. Sau đó chẳng bao lâu, Thiền Sư Minh Phong (Meiho) đệ tử lớn nhất của Thiền Sư Oánh Sơn phát triển thêm 12 chùa. Đến thời Thiền Sư Nga Sơn (Gasan) cội cây được chiết thành 25 cành, cứ như thế lần lượt các môn hạ phát sanh cho đến thời Thiền Sư Nga Sơn, Chùa Tổng Trì, đệ tử được rải đều khắp toàn quốc. Bây giờ tổng cộng là 15.000 ngôi chùa, trong số đó 70 phần trăm là những tự viện thuộc Tào Động TôngThiền Sư Oánh Sơn và Thiền Sư Nga Sơn là những vị Tổ kế thừa và trực tiếp điều hành. Với sự phát triển rất thiết thực ấy, Thiền Sư Oánh Sơn được tôn kính là vị Tổ trong giáo đoàn.

II.3.4 Cuộc Đời Của Cao Tổ Đạo Nguyên Thiền Sư
II.3.4.1 Sinh Trưởng Tại Kyoto

Thiền Sư Đạo Nguyên, Cao Tổ là người Nhật, sanh ra trong một giai cấp thượng lưu, tại Cửu Ngả Áp (Koganosho), Kyoto giữa thời đại Kamakura, thời đạixã hội chính trị bước sang thời kỳ quá độ, giai cấp quý tộc phải đối đầu với giai cấp Võ Sĩ. Ngài sinh năm thứ 2 Chính Trị - Seiji. Thân phụ là Nội Các Đại Thần, Cửu Ngã Thông Thân (Gamichichika) và thân mẫu là con gái của Nhiếp Chính Quan Bạch Đằng Nguyên Cơ Phòng (Fujiwara Motofusa).

II.3.4.2 Xuất GiaTu Hành

Năm lên ba tuổi, Ngài mồ côi cha và tám tuổi mồ côi mẹ. Trước tình cảnh đau thương như thế, Ngài cảm nhận cuộc đời vô thường, đầy đớn đau. Năm lên 14, năm Kiến Bảo Nguyên Niên, Ngài xin phép Thúc phụ đến Tỷ Duệ Sơn, xuất gia với Tăng Chánh Công Viên (Koen), tọa chủ Tông Thiên Thai, trở thành Tăng Sĩ của Tông Thiên Thai, một Tông Phái dành cho con cái của những nhà quyền quý đương thời, thường hay đến xuất gia học đạo tại các chùa như Tỷ Duệ Sơn, Cao Dã Sơn, chùa ở Nara.

Trong thời gian tu học tại Tỷ Duệ Sơn, Ngài cưu mang hoài nghi rằng nếu từ lúc sanh ra, con người vốn có Tánh Phật song tại sao phải tu hành, bởi vì giáo học của Tông Thiên Thai thuộc giáo lý Đại Thừa Phật Giáo cho rằng ai cũng là Phật, thế thì đã là Phật tại sao phải tu. Thật ra, hoài nghi nầy không phải chỉ riêng Ngài mà dường như là một phong trào ưu tư về lý tưởng thành Phậtpháp môn tu hành để thành Phật. Nói theo ngôn ngữ bây giờ, ưu tư con người là gì? Và tại sao con người phải sống, thọ nhận những sự khổ não như vậy?

 

Thế nhưng tại Tỷ Duệ Sơn chẳng có ai giải đáp cho Thiền Sư Đạo Nguyên thỏa mãn. Năm 15 tuổi, năm Kiến Bảo thứ 2, Ngài hạ sơn đến tham bái với Tăng Chánh Công Dận (Koin), chùa Tam Tỉnh song cũng không được giải thích thấu đáo. Thời gian Ngài lưu lại chùa Tam Tỉnh, có một sự kiện xảy ra là Tăng đồ của Tỷ Duệ Sơn tranh chấp xảy ra hỏa hoạn thiêu rụi Đường Tháp, Ngài nhận thấy ở với Công Dận Tăng Chánh cũng khó có thể duy trì chánh tín. Ngài Công Dận Tăng Chánh là bạn của Thiền Sư Vinh Tây (Eisai), chùa Kiến Nhân (Kennin) tại Kyoto, mà Thiền Sư Vinh Tây là Tăng của Thông Thiên Thai, người thổi ngọn gió Thiền đến Nhật truyền thừa cho Ngài Xán Tăng, viên tịch năm thứ 3 Kiến Bảo. Năm Kiến Bảo thứ 5, Ngài 18 tuổi, được sự giới thiệu của Thiền Sư Công Dận, Ngài trở thành đệ tử học Thiền Lâm Tế với Hòa Thượng Minh Toàn (Myozen), một trong những vị đệ tử của Ngài Vinh Tây, bởi vì Thiền Sư Đạo Nguyên nghĩ rằng đương thời Thiền là thời kỳ cuối của Phật Giáo, nên chọn Hòa Thượng Minh Toàn học Thiền. Gặp Ngài, Hòa Thượng Minh Toàn biết là một vị Tăng nhiệt tâm cầu đạo, liền hứa khả tận tâm truyền trao áo nghĩa của Thiền, song cho đến năm sau, Ngài vẫn không sao giải tỏa những hoài nghi của mình cho nên lúc 24 tuổi, Năm Trinh Ứng thứ 2, Ngài từ giả Hòa Thượng Minh Toàn lên đường sang Trung Hoa cầu học.

II.3.4.3 Vị Thầy Chính – Như Tịnh Thiền

Văn hóa Nhật phát triển từ Trung Hoa, một trong những nơi được xem là chiếc nôi Phật Giáo. Thời đó, ai ai về chốn Tổ ở Trung Hoa, cũng vì mục đích cầu đạo, tìm con đường Phật pháp chơn chánh. Thế nhưng lúc bấy giờ Thiền môn Trung Hoa, chư Tăng đã sa đọa, có quá nhiều hạng người vô danh tiểu tốt, tiếp tay với quyền hành thế gian, không còn bổn nguyện, còn những bậc đạo cao đức trọng dường như bị nhận chìm vào thế tục. Trước hoàn cảnh như vậy, Thiền Sư Đạo Nguyên ngán ngẫm, nhiều lúc có ý định trở về quê nhà. Tình cờ gặp Thiền Sư Như Tịnh, đời thứ 31 thuộc Thiên Đồng Sơn Cảnh Đức Tự, tại Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Ngài liền phát nguyện tinh tấn tu hành một cách mãnh liệt suốt thời gian khá dài cho đến năm Gia Lục nguyên niên, năm Ngài 26 tuổi, chứng đắc “thân tâm thoát lạc”.

Đối với Thiền Sư Đạo Nguyên, Thiền Sư Như Tịnh là một ân nhân vạch ra con đường giải thoát chân chánh, thật chứng để Ngài Đạo Nguyên đi suốt cuộc đời của mình. Trong lịch sử Phật Giáo Trung Hoa, Thiền Sư Như Tịnh là người không có danh vị, cả đời che thân chỉ một chiếc áo gai, ngồi thiền miên mật, tu hành không thối chuyển. Khi gặp Thiền Sư Như Tịnh lần đầu tiên, Thiền Sư Đạo Nguyên liền nhận ra một Thiền Sư khả kính đầy ấn tượng, nghe trong lòng dâng lên một niềm cảm kích và tự nói rằng “gặp được thánh nhân”. Hơn nữa, qua cuộc đời hành đạo của Thiền Sư Đạo Nguyên, có thể nói rằng danh của Thiền Sư Như Tịnh được lưu truyền cho hậu thế.

II.3.4.4 Thân Tâm Thoát Lạc

“Thân Tâm Thoát Lạc” nghĩa là thân tâm được giải thoát hoàn toàn, bởi vì cởi bỏ tất cả những gì trói buộc và cột chặt từ xưa. Thật ra, ai cũng có thể là con người thân tâm thoát lạc, bởi vì dẫu ở đâu, bất cứ lúc nào, sống cuộc sống an nhiêntự do rồi. Một khi đã rõ biết, Phật cũng chẳng phải có mà phàm phu cũng không, chẳng phải tu hành mới được chứng đắc giải thoát. Mỗi cánh tay cử động, mỗi bước chân đi, mỗi hơi thở trong từng khoảng thời gian ấy, chính là hành trạng của một vị Phật đang sống. Chỉ điều nầy thôi, bất cứ vật gì cũng phải lưu tâm và tất cả đều bắt đầu từ đây và từ đây tiếp nhận vào, ngoài ra hầu như không có việc khác. Tất cả là hư ngôn, là những giả tưởng, cho nên sau khi Thiền Sư Đạo Nguyên về nước, tiếng nói đầu tiên của Ngài là “mắt vẫn nằm ngang ngay trên sống mũi” và “không thủ hoàn hương” (tay không trở lại cố hương). Thật tế, thâm tâm thoát lạc chẳng phải là điều gì đặc biệt giống như mắt bao giờ cũng nằm ngang trên mũi rất tự nhiên ai ai cũng biết, chẳng có gì đặc biệt cả, do vậy nói rằng trở về quê hương bằng hai tay không.

II.3.4.5 Hưng Thánh Tự

Năm lên 28 tuổi là năm An Trinh nguyên niên, Thiền Sư Đạo Nguyên lên bờ tại Kyushu. Trở về cố hương Kyoto với bộ cà sa của người du Tăng, Ngài đến thăm chùa Kiến Nhân trước nhất. Hòa Thượng Minh Toàn đã viên tịch khi Thiền Sư Đạo Nguyên còn ở Trung Hoa. Ngài đến chùa Cực Lạc ở trong một thảo am, sau đó Ngài qua An Dưỡng Viện. Năm 34 tuổi, năm Thiên Phước nguyên niên Ngài bắt đầu xây chùa Hưng Phước, tại đó Ngài xây Tăng Đường trang nghiêm như Tăng Đường ở Trung Hoa. Ngài ở chùa Hưng Phước tổng cộng 10 năm dạy Phật Pháp và Thiền cho trên 2000 người thọ giới. Ngài còn tạo hàng trăm cơ sở khác. Đặc biệt, Ngài biên soạn nhiều tác phẩm như “Phổ Khuyến Tọa Thiền Nghi”; “Biện Đạo Thoại”, “Học Đạo Dụng Tâm Tập”, “Điển Tọa Giáo Huấn”, đặc biệt tác phẩm “Chánh Pháp Nhãn Tạng”.

Với tình thầy trò, Thiền Sư Hoài Tráng, cao đệ của Ngài cũng ghi chép lời thầy giảng lại thành tác phẩm “Chánh Pháp Nhãn Tạng Tùy Văn Ký”, trong thời gian Thiền Sư Đạo Nguyên ở chùa Hưng Thánh vừa tọa thiền, vừa xiển dương Phật pháp giáo hóa rất nhiều người.

Thế nhưng, lập trường của Thiền Sư Đạo Nguyên thuộc tân hưng Phật Giáo (Phật Giáo cải cách) giống như tân hưng Phật Giáo Tịnh Độ Niệm Phật, cho nên Tỷ Duệ Sơn được thành lập trước tiên rồi cả một tăng đoàn tại Kyoto mới được thành lập, sau nầy tất cả đều nhận lãnh sự đàn áp bách hại và chùa Hưng Thánh bị thiêu rụi hoàn toàn.

II.3.4.6 Vĩnh Bình Tự

Năm Ngài 44 tuổi nhằm năm Khoan Nguyên nguyên niên, Ngài rời chùa Hưng Thánh đến Chỉ Tỷ Áp (Binosho) ở Việt Tiền, nơi có những tín đồ tin lục độ Ba La Mật, góp tiền dâng cúng đất ở Việt Tiền để làm việc nghĩa. Địa danh ấy cũng gọi là Việt Châu, giống như tên địa danh mà Thiền Sư Như Tịnh xuất thân. Nghe tin ấy, Ngài cảm động vô cùng. Ở Việt Tiền, Ngài ở những chùa cổ như Kiết Phong Tự, Thiền Sư Phong Tự v.v... và kiến tạo Đại Phật Tự (Daibutsuji). Sau nầy, Đại Phật Tự đã đổi thành Vĩnh Bình Tự vào năm Khoán Nguyên thứ 3, lúc Ngài 46 tuổi.

Thiền Sư Đạo Nguyên ở chùa Vĩnh Bình trước sau là 10 năm, chuyên chú hoàn thành tác phẩm “Chánh Pháp Nhãn Tạng”, đồng thời chế định thanh quy của Tăng Đoàn. Ngài vừa dạy dỗ đệ tử xuất gia vừa giáo hóa cho những đệ tử tại gia tại Kamakura. Thiền Sư Đạo Nguyên xem Chùa Vĩnh Bình như chỗ ẩn cư tránh mọi giao tiếp với bên ngoài, song không phải sống cô độc. Dẫu sao đi nữa, Ngài mở rộng con đường đạo cho nhiều người, mà hầu hết những người kế thừa Ngài đều tu đúng chánh pháp. Phải nói rằng đó chính là kết quả từ nổ lực của Ngài.

II.3.4.7 Thị Tịch Lúc 54 Tuổi

Thế nhưng, thời kỳ vô thường biến hoại của Thiền Sư Đạo Nguyên cũng đến. Thân thể Ngài bị ung nhọt, hành hạ Ngài ác liệt. Vì yêu mến chùa Vĩnh Bình, Ngài không muốn rời xa cho nên Ngài thệ rằng mãi mãi không rời nơi đây, song Ngài phải nhận lời thỉnh cầu của tín đồ về Kinh Đô (Kyoto). Cư sĩ Giác Niệm, đệ tử tại gia với Thiền Sư Hoài Tráng cao đệ và môn đồ hết lòng phụng dưỡng chữa trị song trải qua 20 ngày nghỉ ngơi, Ngài thị tịch ngày 28 tháng 8 âm lịch, nhằm Kiến Trường năm thứ 5 với tuổi đời là 54.

II.3.5 Cuộc Đời Của Thái Tổ Oánh Sơn Thiền Sư
II.3.5.1 Sống ở Việt Tiền

Sau khi Cao Tổ - Thiền Sư Đạo Nguyên viên tịch, Thái Tổ - Thiền Sư Oánh Sơn lưu lại Việt Tiền đến năm Văn Vĩnh thứ 5 , sau thời Kamakura tổng cộng 15 năm. Lúc bấy giờ sứ giả Mông Cổ đến Phủ Tể Tướng cấm việc giao thông làm cho chính quyền Bắc Điều Thời Tông kháng cự lại, đất nước đến lúc lâm nạn thật gian nan khổ sở. Thiền Sư Hoài Tráng, trưởng tử của Thiền Sư Đạo Nguyên là đời thứ 2 của Chùa Vĩnh Bình, Thiền Sư Nghĩa Giới, đệ tử Thiền Sư Hoài Tráng là đời thứ 3 của Chùa Vĩnh Bình, Thiền Sư Oánh Sơn là tổ thứ 4 kể từ Thiền Sư Đạo Nguyên.

Có một nhân duyên cảm ứng bất khả tư nghì, Thiền Sư Oánh Sơn sinh tại Đa Nhĩ (Tane), nằm dưới chân chùa Vĩnh Bình. Thân phụ của Ngài là Liễu Nhàn Thượng Tọa (Kyokan Joza) thật, hư không rõ. Thân mẫu Ngài là Hoài Quán Đại Tỷ (Ekan Daishi). Thật ra, việc nầy không rõ ràng lắm. Tuy nhiên một điều chắc chắn rằng Ngài không xuất thân từ giai cấp quý tộc như Thiền Sư Đạo Nguyên. Ngài có nhân duyên rất ít đối với thân phụ, nhưng lại có nhiều với Thiền Sư Đạo Nguyên.

II.3.5.2 Xuất giaTu Hành

Ưu Bà Di Minh Trí (Myochi), bà ngoại của Thiền Sư Oánh Sơn là người mà Thiền Sư Đạo Nguyên gặp đầu tiên lúc từ Trung Hoa về lập Chùa Kiến Nhân, Kyoto. Nói cách khác, bà Ngoại của Ngài rất kính tín Thiền Sư Đạo Nguyên, trước khi Ngài ra đời, phải chăng đây là duyên Phật của Ngài, cũng có thể gọi là túc duyên sẵn có, bởi vì gia đình Ngài rất sùng tín Tam Bảo, bà Ngoại, Ưu Bà Di Minh Trí và mẹ, Hoài Quán Đại Tỉ đều sùng tín Đức Quan Âm. Năm vừa lên 8, nhằm năm Kiến Trị nguyên niên, Ngài theo Ngoại đến chùa gặp Thiền Sư Nghĩa Giới, Tổ thứ 3 của chùa Vĩnh Bình, liền xin xuất gia làm đệ tử Phật. Thiền Sư Nghĩa Giới cũng sanh ra ở Việt Tiền, là người đồng hương của Thiền Sư Oánh Sơn. Từ năm 8 tuổi vào chùa Vĩnh Bình của Ngài Đạo Nguyên cho đến năm 58 tuổi Ngài viên tịch vẫn kiên giữ một phái duy nhất và tắm gội trong dòng pháp của Thiền Sư Đạo Nguyên, cho nên môn hạ của Vĩnh Bình cho rằng Thiền Sư Oánh Sơn thuần huyết thống, nếu không muốn nói là giống như đúc.

II.3.5.3 Ba Vị Tổ Sư: Nghĩa Giới, Hoài Tráng, Tịch Viên

Thiền Sư Nghĩa Giới lúc nào cũng muốn nối kết nhân duyên với Thiền Sư Đạo Nguyên, để được thân cận trong mọi điều kiện có thể. Thiền Sư Hoài Tráng và Thiền Sư Oánh Sơn cũng vậy. Riêng Thiền Sư Hoài Tráng là đệ tử sau cùng vào năm Hoằng An thứ 3. Tuy nhiên, khi Thiền Sư Oánh Sơn mới 13 tuổi mà Thiền Sư Hoài Tráng đã 82 rồi. Lúc Thiền Sư Hoài Tráng viên tịch, Thiền Sư Oánh Sơn xem như không còn lãnh thọ tôn chỉ Thiền Sư Đạo Nguyên trực tiếp nữa, bởi vì Thiền Sư Đạo Nguyên chỉ có 2 người đệ tử đặc biệt mà thôi. Nhờ nối kết được Phật duyên sâu xa như vậy, sau nầy Thiền Sư Oánh Sơn đương nhiên trở thành Tổ Sư, không ai khác hơn được.

Thiền Sư Tịch Viên cũng là đệ tử của Thiền Sư Đạo Nguyên từ lúc Ngài ở Trung Hoa về, kiến lập chùa Bảo Khánh (Hokyo) tại Ono. Lúc đó Ngài Tịch Viên mới có 19 tuổi rời cuộc sống thế gian xuất gia tu hành nghiêm túc, chứng ngộ giải thoát. Ngài Đạo Nguyên viên tịch, nội bộ chùa Vĩnh Bình bất ổn, Thiền Sư Nghĩa GiớiThiền Sư Oánh Sơn tiễn đưa Thiền Sư Tịch Viên quy ẩn.

II.3.5.4 Bình Thường Tâm Thị Đạo

Năm 22 tuổi nhằm vào năm Chánh Ứng thứ 2, Ngài giã từ Thiền Sư Nghĩa Sơn hạ sơn đến cư trú tại chùa Đại ThừaGia Hạ, quyết tâm ngồi thiền đến chứng ngộ. Năm 27 tuổi nhằm vào năm Vĩnh Nhân thứ 2, Ngài học về Thiền Công Án (đề tài) “Bình Thường Tâm Thị Đạo” liền khai ngộ, được Thiền Sư Nghĩa Giới ấn chứng.

“Bình thường tâm thị đạo” là một công án hỏi đáp rất nổi tiếng của hai vị Thiền Tăng đời nhà Đường ở Trung Quốc, đó là Thiền Sư Nam Tuyền Phổ Nguyệnđệ tửThiền Sư Triệu Châu Tòng Niệm . Triệu Châu hỏi rằng: “Cốt tủy của Phật giáo là gì?” Nam Tuyền Thiền Sư đáp: “Tâm bình thường là đạo”.

Tâm bình thường là đạo nghĩatâm bình thường là cốt tủy của Phật đạo vậy. Bình thường tâm chúng ta rất tự tại, không lưu tâm, tâm đó được gọi là tâm bình thường, tâm uyên nguyên, ngay thẳng. Thiền Sư Oánh Sơn đã lãnh hội tâm bình thường, cho nên Thiền Sư Nghĩa Giới ấn chứng là người kế thừa Đại Thừa vậy.

II.3.5.5 Khai Mở Chùa Vĩnh Quang và Chùa Tổng Trì

Năm 28 tuổi nhằm năm Vĩnh Nhân thứ 4, Ngài xây dựng Chùa Thành Mãn (Joman) ở Aba, huyện Tokushima. Có năm người đệ tử thọ giới với Ngài, sau đó có đến 70 người thọ giới. Thời gian ấy, Thiền Sư Nghĩa Giới cũng đã lớn tuổi cần người thị giả, nên Ngài phải về chùa Đại Thừa. Năm 35 tuổi, nhằm năm Càn Nguyên nguyên niên, Ngài trở thành vị trụ trì thứ 2 chùa Đại Thừa, đề xướng “Truyền Quang Lục”, và biên soạn tác phẩm “Tọa Thiền Dụng Tâm Ký”.

Năm 46 tuổi, nhằm năm Chánh Hòa thứ 2, Ngài khai sáng Chùa Vĩnh Quang, tại phố Hakui, thuộc Năng Đăng, soạn tác phẩm “Oánh Sơn Hòa Thượng Thanh Quy” và sao chép “Đổng Cốc Ký”. Hầu như tất cả các tác phẩm chú văn, trí văn đều làm ở đây (ghi chú các câu văn và phối trí lại lời văn). Ngài còn kiến tạo Ngũ Lão Phong, nuôi dưỡng nhiều đệ tử tại đây. Ngoài ra, Ngài còn thành lập nhiều chùa viện ở nơi khác. Sau nầy, Thiền Sư Minh Phong, cao đệ của Ngài, hộ trì và bảo quản Chùa Đại Thừa cũng như những cơ sở khác.

 

Năm 57 tuổi, nhằm năm Chánh Trung nguyên niên, Ngài khai sáng Chùa Tổng Trì, huyện Ishikawa, quận Phụng Chí (Fugeshi) thuộc Năng Đăng. Chùa Tổng Trì, về sau được Thiền Sư Nga Sơn, Cao Đệ hướng dẫn dần dần nơi đây trở thành chiếc nôi phát triển mạnh mẽ thành giáo đoàn Tông Tào Động, gọi là Đại Bổn Sơn Tông Tào Động, môn phong ấy là gạch nối cho thiên hạ ngồi chung lại với nhau. Phải nói rằng nếu khôngThiền Sư Oánh Sơn đăng trường (nhập cuộc), giáo đoàn Tông Tào Động không thể được như bây giờ.

II.3.5.6 Viên Tịch Tại Chùa Vĩnh Quang

Sinh ra và lớn lên ở miền Bắc và nửa đời hoạt động của Ngài cũng ở miền Bắc, dù phạm vi hoạt động không rộng lắm, nhưng rất thỉ chung. Sau nầy, Tông phái phát triển và mở rộng vượt qua ranh giới, khai sơn phá thạch đến các địa bàn khác và lan truyền ra toàn cõi Nhật Bản.

 

Vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, năm Trung Chánh thứ hai , sau khi giao lại trách nhiệm cho Thiền Sư Nga Sơn tại chùa Tổng Trì, Thiền Sư Oánh Sơn trở về Chùa Vĩnh Quang, ngôi chùa trở thành nơi an nghỉ ngàn thu của Thiền Sư Oánh Sơn cũng như lưu giữ tro cốt của Ngài.

II.4 Lịch Sử Tào Động Tông
II.4.1 Ngay Sau Thời Ngài Đạo Nguyên Thiền Sư – Giữa Thời Kỳ Kamakura (Kiêm Thương)

Lịch sử của Tông Tào Động rất đặc biệt, phải nói rằng khởi nguyên từ Thiền Sư Đạo Nguyên, hoằng dương pháp môn Tọa Thiền. Ngài có 80 đệ tử, nhưng sách vở ghi lại chỉ năm, sáu vị hữu danh mà thôi. Thiền Sư Hoài Tráng là người trụ trì thứ hai Chùa Vĩnh Bình. Thiền Sư Nghĩa Giới là người trụ trì thứ ba và khai sơn Chùa Đại Thừa. Thiền Sư Nghĩa Diễn (Gien). là người trụ trì thứ tư Chùa Vĩnh Bình. Thiền Sư Hàn Nham Nghĩa Doãn (Kangan Giin) khai sơn chùa Đại Từ ở huyện Kumamoto.Thiền Sư Tịch Viên khai sơn Chùa Bảo Khánh ở Việt Tiền, huyện Fukui, phố Đại Dã. Thiền Sư Thuyên Huê (Senne) khai sơn Chùa Vĩnh Hưng, Kyoto và Thiền Sư Kinh Hào (Kyogo) v.v...

Sau khi Thiền Sư Đạo Nguyên viên tịch, Thiền Sư Hoài Tráng kế thừa trù trì Chùa Vĩnh Bình 50 năm. Chân thành niệm ân đức và để bày tỏ lòng hiếu kính đối với Thiền Sư Đạo Nguyên, Ngài chỉnh lý lại trên 110 tác phẩm mà Ngài Đạo Nguyên biên soạn để lưu truyền cho hậu thế cho đến ngày nay.

Thiền Sư Nghĩa Giới kế thừa trách nhiệm trụ trì Chùa Vĩnh Bình từ Thiền Sư Hoài Tráng, thời gian Ngài Trụ Trì, bề ngoài trông thấy vẽ tốt đẹp nhưng bên trong nội bộ Chùa Vĩnh Bình có nhiều vấn đề, thật nhiều khổ tâm, phiền muộn chung quy cũng chỉ vì cảm tình, bè phái, ganh tỵ, hiềm khích v.v.., ảnh hưởng cuộc chiến Trung – Nhật. Chính những điều đó khiến cho Ngài phải rời Chùa Vĩnh Bình hạ sơn khai sơn Chùa Đại ThừaGia Hạ, huyện Ishikawa, trở thành vị Sơ Tổ chùa nầy.

Thiền Sư Nghĩa Diễn kế nhiệm chức vụ Trụ Trì Chùa Vĩnh Bình từ Thiền Sư Nghĩa Giới vào thời kỳ đầy khó khăn mà kết quả những cuộc phân tranh đưa đến như thiếu sự cúng dường ủng hộ của đàn na tín thí, kinh tế sa sút, đời sống thiếu thốn. Nhờ Thiền Sư Hàn Nham Nghĩa Y, người có đến hai lần sang Trung Hoa tu học. Về Nhật, Ngài khai sơn Chùa Đại Từ, vận động Phật Tử cúng dường thiên Tăng (1000 vị tăng) ở Giá Kiều, Can Thạch. Ngài dấn thân vào mọi hoạt động phúc lợi cho dân chúng, giương cao ngọn đuốc Thiền tại Kyushu.

Thiền Sư Tịch Viên (Jakuen) là người Trung Hoa, quy y Tam Bảo xuất gia trở thành Tăng. Sau khi Thiền Sư Đạo Nguyên viên tịch, Ngài quy ẩn trong núi cao vắng vẽ suốt 30 năm. Sau đó, ra khai sơn chùa Bảo Khánh. Ngài là người nổi tiếng gìn giữ Tông phong, sống đời sống xuất gia thuần tịnh cao khiết. Nhờ phong cách thanh tịnh của Thiền Sư Tịch Viên, Chùa Vĩnh Bình được duy trì trải qua một thời gian dài hơn 300 năm suốt thời Giang Hộ (Edo).

Thiền Sư Thuyên Huệ và Thiền Sư Kinh Hào đến Kyoto sáng lập Chùa Vĩnh Hưng nghiên cứu tác phẩm “Chánh Pháp Nhãn Tạng”, để giảng dạy tư tưởng Phật học của Thiền Sư Đạo Nguyên cho tín đồ Kyoto. Hai Ngài để lại 30 tác phẩm phân tích “Chánh Pháp Nhãn Tạng Ngự Sao”, những tác phẩm nầy được xem là xưa nhất, bình giải “Chánh Pháp Nhãn Tạng”, được đời sau vô cùng trân quý.
Như vậy, những vị đệ tử cốt cán nầy của Thiền Sư Đạo Nguyên đã hoằng dương chánh pháptruyền bá lập trường sinh hoạt hơn 700 năm kể từ khi Bổn Sư viên tịch, cho đến ngày nay, mạng mạch ấy vẫn còn tiếp tục lưu truyền.

II.4.2 Lập Trường Của Ngài Oánh Sơn Thiền SưThời Kỳ sau Thời Kamakura

Thiền Sư Oánh Sơn, như trên đã nói, là người kế thừa mạng mạch và tô bồi cho Tào Động Tông ngày càng rõ nét. Thiền Sư Oánh Sơn đã đăng trường như là một đệ tử ưu tú, hết lòng kính yêu Bổn Sư, Thiền Sư Nghĩa Giới, vị trụ trì đời thứ 3 Chùa Vĩnh Bình, khai sơn chùa Đại Thừa, xa hơn kế tục tinh thần của Thiền Sư Hoài Tráng, trụ trì đời thứ 2 chùa Vĩnh Bình.

Thiền Sư Oánh Sơn cũng kế thừa Phật sự tại Chùa Đại Thừa, xây dựng Chùa Vĩnh Quang, Chùa Tổng Trì, đặc biệt sử dụng hai Chùa Vĩnh Quang và Tổng Trì làm cơ sở hoằng pháptu học. Ngài vừa giữ gìn giáo huấn của Thiền Sư Đạo Nguyên vừa dấn thân vào những phương diện quần chúng một cách tế nhị và sâu sắc. Hai đệ tử của Ngài là Thiền Sư Minh Phong và Thiền Sư Nga Sơn, được huấn dục và tích tập công đức tu tập vô cùng to lớn.

Thiền Sư Minh Phong có đến 26 người đệ tử, trong đó có khoảng 12 đệ xuất sắc, còn gọi là 12 môn phái của Thiền Sư Minh Phong. Chùa Đại Thừa tựVĩnh Quang tự trở thành trung tâm của Tông Phái, xung quanh có nhiều tự viện khác hổ tương cho nhau. Những địa phương như Bắc Lục, Đông Bắc, Cửu Châu v.v... Tông Phái cũng được phát triển một cách mạnh mẽ trong việc giảng dạy Phật Pháp và hướng dẫn pháp môn Tọa Thiền bằng tiếng Nhật.

Thiền Sư Nga Sơn giữ trách nhiệm trụ trì Chùa Tổng Trì hơn 40 năm, nuôi dưỡng 25 đệ tử (còn gọi là Nga Sơn có 25 nhánh) thành đạt. Thời Ngài, Chùa Tổng Trì được xem là trung tâm chính. Như Thiền Sư Minh Phong, Ngài cũng quy định xây dựng cơ sở Chùa Viện theo quy cách thích hợp nhất định. Tại Chùa Tổng Trì, lập trường của Thiền Sư Nga Sơn cũng đuợc tôn trọng như Thiền Sư Oánh Sơn, có khi xưng tán: “Oánh Nga Sơn Lưỡng Tôn”.

Như Thiền Sư Oánh Sơn, Thiền Sư Nga Sơn hoằng dương giáo lý cũng như tư tưởng và hướng dẫn pháp môn Tọa Thiền của Thiền Sư Đạo Nguyên. Như Thiền sư Minh Phong, một mặt Ngài đem đạo Pháp trồng sâu vào đời sống tâm linh, một mặt dùng tiếng Nhật phân tích, lý giải Thiền Tào Động qua “Thuyết Ngũ Vị” của Trung Hoa, để duy trì Chùa Viện, tạo mối quan hệ vững chắc với tín đồ. Giáo nghĩa Thiền được đại chúng hóa, nhưng không bị quyền lực thế gian chi phối. Về sau, giáo đoàn Tào Động được gọi là “Tào Động Thổ Dân”, động cơ chính tạo thành phong thái cơ bản của giáo đoàn.

Những đệ tử của Thiền Sư Nga Sơn ở Chùa Tổng Trì chia nhau đi hoằng hóa các nơi, trước tiên là vùng Bắc Lục, Bắc Hải Đạo, rồi đến Đông Bắc, Quan Đông, đến tận miền Trung như Cận Kỳ, Trung Quốc, Tứ Quốc, Cửu Châu v.v...dần dần đi khắp nước Nhật, phát triển thật quy mô, phải nói rằng, giáo đoàn phát triển nhanh và rộng không thể tưởng được. Từ xưa, Tông Tào Động vẫn truyền với nhau câu tán dương “Nói đến Pháp, có Minh Phong, nói đến Tông (Già Lam), có Nga Sơn”.

Trước Thiền Sư Oánh Sơn, giáo đoàn của Thiền Sư Đạo Nguyên chọn Chùa Vĩnh Bình làm trung tâm, như một xã hội đuợc thu nhỏtồn tại. Dù đôi khi có nguy cơ hoại diệt, song Thiền Sư Oánh Sơn lúc nào cũng “lo nghĩ sâu xa” (thâm lự viễn mưu). Thiền Sư Minh Phong và Thiền Sư Nga Sơn nổ lực không ngừng chấn hưng Phật phápgiáo đoàn Vĩnh Bình Đạo Nguyên vẫn bất tử như tiếng chim hót vang, không gián đoạn. Thời kỳ nầy có thể gọi là thời kỳ mà số chùa viện khá nhiều và phong phú.

II.4.3 Minh Phong, Nga Sơn Thiền SưThời Đại Nam Bắc Triều, An Thổ và Đào Sơn

Từ trung tâm, Chùa Tổng Trì tự những vị đệ tử của Thiền Sư Nga Sơn như Thiền Sư Đại Nguyên Tông Chơn (Daigen Soshin), Thông Huyển Tịch Linh (Tsugen Yakurei), Vô Đoan Tổ Hoàn (Mutan Sokan), Đại Triệt Tông Lệnh (Daitetsu Sorei), Thật Phong Lương Tú (Jitsubo Ryoshu).., chia nhau đi hoằng hóa các nơi trở thành 5 vị Tổ của 5 nhánh, bởi vì mỗi vị khai sơn ra một nhánh tự viện khác nhau. Cũng từ 5 viện nầy phân ra thành nhiều phái và có đến 70 tự viện nhỏ và trao đổi chư Tăng trong 5 viện để trụ trì 339 ngôi chùa, mà Thiền Sư Oánh Sơn, Thiền Sư Nga Sơn và những người kế tục Thiền Sư Nga Sơn khai sáng. Dưới tàng che trực tiếp của Chùa Tổng Trì, có tất cả 36 chi nhánh, mà từ đó lan truyền khắp nước Nhật, đâu đâu cũng cố gắng phát triển Chùa Viện, kể từ thời Nam Bắc Triều đến An Thổ rồi thời đại Đào Sơn. Điều ngạc nhiên, suốt ba trăm năm Chùa Tổng Trì vẫn là Bổn Sơn của Tông Tào Động dù có nhiều tự viện khác được liên tục xây dựngThiền Sư Thông Huyển Tịch Linh cho rằng Phật sự vô cùng ý nghĩa.

Theo sự điều tra vào năm Diên Bảo thứ 9 của thời kỳ Giang Hộ, số tự viện của Tông Tào Động lúc ấy là 17.549 ngôi, trong đó có 1.370 ngôi chùa thuộc Chùa Vĩnh Bình và 16.173 ngôi chùa thuộc Chùa Tổng Trì. Thực tế, những chùa thuộc chùa Tổng Trì nhiều gấp 12 lần số chùa thuộc Chùa Vĩnh Bình.

Gần đây, theo sự điều tra của Tông Vụ Sảnh về các tự viện và pháp hệ trên toàn quốc về pháp hệ, Tông Tào Động có 1.000 chi phái ghi rõ trong tác phẩm “Tào Động Tông Toàn Thư”, trong đó, pháp hệ Chùa Vĩnh Bình có 30 chi (gồm 5 chi của phái Tịch Viên và 25 chi của phái Hàn Nham), pháp hệ Chùa Tổng Trì có 971 chi (gồm 279 chi thuộc phái Minh Phong, 692 chi thuộc phái Nga Sơn, mà trong phái Nga Sơn có 383 chi thuộc phái Thông Huyễn).

Như vậy, Tông Tào Động từ thời kỳ Nam Bắc Triều đến An Thổ, Đào Sơn, tự viện và pháp hệ thuộc phái Thiền Sư Oánh Sơn, mà trong đó phái Thiền Sư Nga Sơn nắm vai trò quan trọng, rồi trong phái Thiền Sư Nga Sơn, phái Thiền Sư Thông Huyễn chiếm hơn một nữa. Ngay cả, các trung tâm hành chánh đương thời như Tokyo, Nara, Kamakura v.v... cũng khó hơn được. Lạ thay, những đệ tử Tông Tào Động thuộc giai cấp hoàng gia chẳng hề trụ trì ngôi tự viện nào cả, mà hầu hết những tu sĩ đều thuộc giai cấp thấp ở nông thôn tại địa phương và giai cấp võ sĩ tiếp nối nhau truyền thừa. Lúc bấy giờ ở những địa phương khác như Bắc Hải Đạo (Hokkaido), Tứ Quốc (Shikoku), Xung Thằng (Okinawa), ngay cả hải ngoại cũng chưa kiến tạo được nhiều tự viện như thế.

Tông Tào Động phát triển bộc phát mạnh mẽ và rộng rãi như vậy nhờ tư tưởng thuần khiết của tông phong, nhất là ảnh hưởng của Thiền Sư Đạo NguyênThiền Sư Oánh Sơn. Tuy nhiên đằng sau cũng có những điểm suy thoái, nhưng đó là điều tự nhiên trong lịch sử phát triển giáo đoàn, bởi vì sự phát triển nào cũng gắn liền với xã hội, mà đó là những nguyên nhân bên ngoài vô cùng quan trọng.

Dẫu nói thế nào đi nữa, động lực phát triển chính vẫn là tấm lòng tha thiết hoằng dương chánh pháp của chư Tăng trong tất cả mọi Phật sự, nhờ đó duy trì niềm tintín ngưỡng của tín đồ, có lẽ đó là lý do cụ thể nhất vậy. Tiếp theo đây là những lý do có thể suy đoán được.

Thứ nhất, dưới thời Thiền Sư Nga Sơn, việc bổ nhiệm trụ trì và cử giáo thọ luân phiên giảng dạy đồ chúng được tuyển chọn và quyết định từ hội nghị của Năm Viện, mà Năm Viện nầy được xem là cơ sở trung tâm của mọi Phật sự hoằng dương quảng bá và tổ chức quy mô trên toàn quốc.

Thứ hai, liên lạc với những vị chức sắc hào tộc địa phương, mời họ tham gia vào công cuộc kiến tạo chùa viện và kêu gọi sự ủng hộ của họ cũng như của tín đồ.

Thứ ba, cải cách tất cả những điều luật quy định cổ xưa trong tông môn, tự viện như Tông Chơn Ngôn, Tông Thiên Thai, đặc biệt bỏ bớt những lễ nghi rườm rà và hướng dẫn cho mọi người một cách nhiệt tình và rõ ràng.

Thứ tư, dung hợp một cách bao dung tất cả các tôn giáo như Thần Giáo, Nho Giáo, Đạo Giáo v.v... và những tín ngưỡng dân gian, thờ cúng Tổ Tiên, thờ phụng thần linh v.v..

Thứ năm, dùng Ngũ Vị Thuyết và dùng chữ quốc ngữ để nói pháp cho phổ cập đến các nơi, đồng thời duy trì một cách tích cực những nghi lễ ma chay. Dạy dỗ hướng dẫn một cách linh hoạt như mở các hội thọ giới, hội du lịch v.v... Đời sống của Tăng Sĩ tại chùa có tính cách mô phạm đó đã thâm nhập vào đời sống hằng ngày của dân chúng.

Thứ sáu, xiển dương công án, khán thoại đầu kiến tánh, truyền bá Tông Tào Động khắp trong nhân gianliên lạc thâm tình với Tông Lâm Tế.

Thứ bảy, khất thực hay hành cướcđiều kiện đáp ứng những nguyện vọng thiết thực của người dân trong mọi lãnh vực cả vật chất cũng như tinh thần như: đường sá, cầu cống, khai thác suối nước nóng, y dược, giếng nước, canh tác, cưới hỏi... cho đến những vấn đề lớn như: quân sự, chính trị, học vấn, sinh hoạt v.v...

II.4.4 Phục Hưng Tông HọcVô Hiệu Hóa Tông Đoàn Thời Kỳ Giang Hộ (Edo)

Từ thời Tokugawa, đã có phương pháp quản lý tự viện, tự xã thống nhất trên toàn quốc, Tông Tào Động cũng dựa trên căn bản đó mà quản lý tự viện, có chức vụ Tăng Lục giám sát Chùa Viện trong toàn quốc và thiết lập chế độ đàn gia tín đồ, theo đơn vị tín ngưỡng từng gia đình cố định. Hơn nữa, quy định chế độ của hai Bổn Sơn Vĩnh Bình TựTổng Trì Tự, sát nhập các Bổn Sơn như Đại Từ Tự, Đại Thừa Tự vào chùa lớn như Vĩnh Bình Tự và sát nhập các chùa Vĩnh Quang, chùa Chánh Pháp vào trong sự điều hành của Chùa Tổng Trì. Về nội bộ Tông Đoàn, hợp thức hóa trên hết là hai Bổn Sơn, dưới là các Chùa Viện địa phương, nhằm xử trí những việc đối lập lại, vô hiệu hóa những khinh xuất của chư Tăng giáo hóa truyền đạo, tránh sự tranh đoạt quyền lợi và buôn bán như thế gian làm lệch hướng phát triển của Tông Phong.

Thế nhưng, điều đáng lo là vừa phải thực hiện đúng Tông Phong, vừa vận động duy trì phục cổ. Thiền Sư Nguyệt Đan Tông Hồ (Getsushyu Soko), Thiền Sư Vạn Sơn Đạo Bạch (Manzan Dobaku) thống chế và quản lý hóa Tông Đoàn với hình thức như chủ trương. Những Thiền Sư một thời được xem như Thánh Tăng, như Linh Mộc Chánh Tam (Suzuki Shosan), Đào Thủy (Tosui), Lương Khoan (Ryokan), Phong Ngoại (Fugai), Vật Ngoại (Motsugai) đã sống trọn vẹn với bản tánhlối sống thanh bần, chân chất, vững chãi trước khen chê, khờ khạo trước bàng dân thiên hạ v.v... Chúng ta cũng không thể quên rằng trong lịch sử, có nhiều người vô danh tu trong những ngôi chùa nghèo nàn, giá lạnh, phụng sự chúng sanh, nuôi dạy đệ tử, hoằng hóa độ sanh, mà hầu hết họ là những Tăng sĩ bình thường, nhờ vậy Tông Đoàn mới duy trì được.

Nhờ vận động phục cổ trong Tông Phong và do chính sách Học Vấn Tường Hòa của Mạc Phủ, nghiên cứu liên hệ với Tông Tào Động khởi lên rầm rộ. Dưới thời kỳ Giang Hộ (Edo) những chùa Thanh Tùy, Thuyền Nhạc, Tăng Lâm v.v... trở thành các trung tâm tu học nổi tiếng, có nhiều tăng sinh trên toàn quốc đến trọ học. Những truyền ký, trước tác, nghiên cứu tư tưởng Thiền Sư Đạo NguyênThiền Sư Oánh Sơn, cũng như Pháp Tự, Thiền Giới, Thanh Quy, Ngũ Vị Thuyết v.v... được các học Tăng nghiên cứu, phân tích, bình giải và thảo luận sôi nổi trong các khóa học. Bấy giờ, kinh điển, những tác phẩm tra cứu, trích lục liên quan cuộc đờihành đạo của chư Tổ cũng được ấn hành đều đặn.

Tác phẩm “Chánh Pháp Nhãn Tạng” được chư vị Thiền Sư học vấn trác tuyệt giảng giải như: Thiền Sư Thiên Quế Truyền Tôn (Tenkei Denso), Thiền Sư Diện Sơn Đoan Phương (Menzan Zuiho), Thiền Sư Chỉ Nguyệt Huệ Ấn (Shigetsu Hein) v.v... Đại diện cho những bậc chứng đắc giác ngộThiền Sư Thiên Quế Truyền Tôn. Đại biểu cho những bậc thể nghiệm sự giác ngộThiền Sư Diện Sơn Đoan Phương, mà cho đến ngày nay hai đại tư trào ấy vẫn còn kéo dài bất tận.

Thiền Sư Vô Trước Đạo Trung (Mujaku Dochyu), học Tăng của Tông Lâm Tế, người thật chứng về thủ pháp đi đầu trong việc nghiên cứu tường tận và phê bình rốt ráo tác phẩm “Chánh Pháp Nhãn Tạng”, bởi vì có tác phẩm ngụy thơ “Chánh Pháp Nhãn Tạng” đang phổ biến đó đây. Thiền Sư Huyền Tú Tức Trung (Gento Sokuchuyu) phát tâm in tác phẩm “Chánh Pháp Nhãn Tạng” sau 13 năm tu khổ hạnh. Thiền Sư Phật Châu Tiên Anh (Butsuchyu Senei) đề xướng sưu tập những bản “Truyền Quang Lục” của Thiền Sư Oánh Sơn.

Thế nhưng, Phật sự trọng tâm của thời kỳ hưng thịnh Tông Học dưới thời Giang Hộ (Edo) là tô bồi giải thích những lời giáo huấn sao cho thật chuyên môn trong vấn đề luận nghị, vẫn làm cho việc giáo hóa tín đồ trở nên trì trệ. Do vậy, Thiên Chúa Giáotư tưởng Tây Âu cũng như Nho Giáo tự nhiên trở thành quốc học, mà chẳng có ai lo đối ứng. Phải chăng đây là do sự lơ là về vấn đề phát triển của từng thời đại.

II.4.5 Giáo Đoàn Hướng Về Thời Cận Đại – Minh Trị (Meiji), Đại Chánh (Taisho), và Thời Đại Chiêu Hòa (Showa)

Thời cận đại, chính phủ Minh Trị thay đổi chính sách, một mặt theo đuổi chủ nghĩa Tây Âu, một mặt theo chủ nghĩa phú cường, để phát triển đất nước giàu mạnh, đồng thời chủ trương chính sách tách rời Thần Phật. Giáo Đoàn Phật Giáo cũng thức tỉnh sau cơn sa đọa triền miên, tìm cầu chủ nghĩa quốc gia, cải cách để khế lý và khế cơ. Theo báo cáo của quan Thái Chính, chính phủ công nhận Tăng sĩ được tự do ăn thịt, kết hôn và sống đời sống như người thế tục, vì thế Tăng Phong gần như biến dạng, Giáo Đoàn bỗng nhiên bị thế tục hóa. Tông Tào Động cũng không ngoài lệ ấy.

Giáo Đoàn Tông Tào Động cải cách chế độ Tăng Lục, công bố Tông Chế, thiết lập Tông Vụ, xây dựng lưỡng Đại Bổn Sơn, thành lập đại họcTăng Đường theo cơ chế giáo dục, tiếp tục nghiên cứu, bình giải tác phẩm “Chánh Pháp Nhãn Tạng”, thành lập “Nhãn Tạng Hội” tại Đại Bổn Sơn Vĩnh Bình Tự, lý giải tường tận những phong hóa cổ xưa theo Thiền Sư Đạo Nguyên. Ngoài ra, còn biên soạn sách hướng dẫn những người tại gia tu học, tổng kết thành “Tu Chứng Nghĩa”, phát hành tạp chí bàn về các tín ngưỡng khác, để đối phó tư trào thời đạitư tưởng Tây Âu, ấn hành các tác phẩm bằng Anh ngữ dành cho sinh viên chuẩn bị du học, xúc tiến thành lập Tự Viện để truyền đạo, thực hiện nghi thức Hôn lễ theo Phật Giáo.

Bước vào thời Minh Trị chẳng bao lâu, Tăng Đoàn trở thành nền tảng chính của chư Tăng và Tông Đoàn chuyển đổi thành Giáo Đoàn hòa hợp với Đàn na tín đồ, thế nhưng, ảnh hưởng chế độ phong kiến và những phong tỏa thời Giang Hộ (Edo), không dễ gì một sớm một chiều mà thay đổi hết được. Chính sách nước giàu binh mạnh và chế độ quân chủ áp đặt, khiến cho tài sản của chùa không phát triển, mọi hoạt động bị ngưng trệ, không bắt kịp thời đại đành khoanh tay ngồi nhìn thời thế đổi thay. Hội nghị tại Hokkaido cho biết hầu hết Tăng sĩ hài lòng với những công việc ma chay, tang lễ cho Tín Đồ, không còn tích cực giảng dạy và thuyết pháp cho tín đồ nữa.

Cuối thời Minh Trị, có sự kiện Hạnh Đức Thu Thủy phản nghịch, nhiều Tăng sĩ liên can đến vụ nầy đều bị tử hình. Điều nầy cho thấy ý thức xã hội quá thấp, không thể phân biệt giữa thiện và ác. Có một giáo đoàn mới ra đời cứu thế, cổ xúy tín ngưỡng Quan Âm làm cho nhiều vị trong giáo đoàn phá rào xin gia nhập vào đó. Giáo đoàn miễn cưỡng áp dụng chế độ đàn gia. Tất cả chỉ được miễn cưỡng áp dụng, phải xúc tiến việc hoạt động tín ngưỡng. Đây là những đề tài được vận động sôi nổi.

Đến thời kỳ Đại Chánh, hầu như toàn thể tăng sĩ trong giáo đoàn an phận với thể chế chủ nghĩa quốc gia, chỉ lo nghi lễ tống táng cho Đàn Gia Tín Đồ. “Chánh Pháp Nhãn Tạng” được giới trí thức bắt đầu nghiên cứu, mong muốn duy trì tư tưởng thiền tịch (thanh tịnh của Thiền Tăng), sửa đổi hình thức của Tông mình, tự tin nghiên cứu học hỏi. Cuộc đờitư tưởng Thiền Sư Đạo NguyênThiền Sư Oánh Sơn cũng được nghiên cứu học tập để thích hợp với thời cận đại.

Các Tông phái phát hành tác phẩm chú thích về “Tu Chứng Nghĩa”, trao truyền những lời khuyên người phụ nữ, những bài ca tán dương Phật. Từ đó, bắt đầu mở rộng việc truyền bá giáo hóa người cư sĩ tại gia. Cuối thời Đại Chánh, Tông môn quyết định chính thức xưng tán nhị vị Tổ Sư đó là: Cao Tổ Thừa Dương Đại Sư (tức Thiền Sư Đạo Nguyên) và Thái Tổ Thường Tế Đại Sư (tức Thiền Sư Oánh Sơn).

Thời Chiêu Hòa, vào năm Chiêu Hòa thứ 20 nước Nhật lâm vào tình trạng chiến bại của đệ nhị thế chiến, Giáo Đoàn cũng bị thay đổi theo. Khoảng 20 năm trước khi chiến tranh chấm dứt, tình huống chiến tranh lan tràn khắp hoàn cầu, Nhật Bản theo chủ nghĩa quân chủ một cách triệt để làm cho nội bộ của Giáo Đoàn dần dần phân hóa và tách khỏi chủ trương nhiều quốc gia. Thời ấy, chỉ cho in 20 tác phẩm “Tào Động Tông Toàn Thư” liên quan đến Thiền Sư Đạo Nguyên và một số tác phẩm của chư Tăng khác. Lễ Sinh Nhật Thiền Sư Đạo Nguyên không còn nữa, song đổi sang cử hành ở các địa phương lễ Nhãn Tạng. Lễ kỷ niệm 700 năm thành lập Tông Tào Động truyền sang Nhật Bản tổ chức rất long trọng. Lễ kỵ nhị vị Tổ Sư Quốc Sư 650 năm được tổ chức trọng thể tại Chùa Vĩnh Bình. Cuối thời Đại Chánh đến đầu thời Chiêu Hòa, có nhiều Tăng sĩ không xuất thân từ Tăng lữ của Tông Tào Động phát hành các tạp chí như Đại Thừa ThiềnĐại Pháp Luân phổ cập, mà trải qua hơn nửa thế kỷ cho đến ngày nay những tạp chí được xem như đại biểu cho Phật Giáo nầy, vẫn còn tiếp tục phát hành với những ngòi bút chân thậttrung thực. Hơn nữa, lấy cơ quan giáo dục làm tiêu chuẩn, để phát triển kinh doanh cho hai Đại Bổn Sơn, cho nên thành lập Komazawa Gakkuen, Sojiji Gakkuen v.v...

Sau khi thua trận, chính phủ ban hành hiến pháp mới, chế định Tôn Giáo Pháp Nhơn, giải phóng đất đai, Giáo Đoàn cũng dựa theo đó mà chế định và công bố Tào Động Tông Tông Hiến và Tông Chế. Các giáo đoàn địa phương khuyến khích dựa vào nguồn kinh tế nông thôn. Chẳng bao lâu sau, tại Đại Bổn Sơn Tổng Trì Tự khai diễn “Truyền Quang Hội” và tham cứu “Truyền Quang Lục” của Thiền Sư Oánh Sơn. Ngoài ra, còn tổ chức kỷ niệm750 năm ngày sanh Nhật của Thiền Sư Đạo Nguyên, lễ Đại Hiệp kỵ 700 năm cho các vị Tổ Sư Thiền Sư khác, trùng tu di tích Thiền Sư Đạo Nguyên, tu bổ lại những chỗ bị hư hại, xuất bản và nghiên cứu “Chánh Pháp Nhãn Tạng” của Thiền Sư Đạo Nguyên. Thời gian đó, Đại Học Komazawa cũng tổ chức những cuộc hội thảo nghiên cứu về Tông Học và sự truyền bá, thành lập trung tâm nghiên cứu giáo học hiện đại của Tông Tào Động, thành lập “Sư Gia Dưỡng Thánh Sở” và “Tông Lập Tăng Đường”. Giáo Dục Đạo cũng tổ chức nêu rõ những hoạt động trên mọi phương diện của Tông phái, tổ chức trọng thể lễ húy kỵ 650 năm của Thiền Sư Oánh Sơn, 600 năm của Thiền Sư Nga Sơn và lễ kỵ giỗ 700 năm của Thiền Sư Hoài Tráng. Ở Mỹ Châu, Âu Châu, Á Châu v.v... các Hội Truyền Đạo hải ngoại nhất loạt thành lậphoạt động.

Trung tâm hành chánh của giáo đoàn đặt ở Trung Tâm Tokyo như: Cảng Khu Chi, Đinh Mục, Tào Động Tông Tông Vụ Sảnh (Soto Building). Có tất cả là 66 cơ sở Tông Vụ như thế trên khắp các miền đất nước từ đô, thôn, phủ, huyện. Ở dưới có tất cả là 777 giáo khu. Tông Vụ Sảnh chỉ đạo về hành chánh, điều tra, chỉnh lý gồm các phương diện như: Hộ Trì Hội của Tào Động Tông Tông Môn, Đàn Tín Đồ Nghiên Tu Hội, Mai Hoa Lưu Vịnh Tán Ca, Tào Động Tông Phụ Nhơn Hội, Thanh Niên Hội Đông Nam Á Châu và các lãnh vực hoạt động như cứu trợ nạn nhân, hoạt động xuất bản, quản lý việc truyền bá. Các tổ chức khác như Hải Ngoại truyền giáo, khai giáo v.v... cũng hoạt động nhằm mục đích truyền bágiáo hóa.

Lưỡng Đại Bổn Sơn gồm Bổn Sơn Tăng Đường, Chuyên Môn Tăng Đường có 30 tăng đường chuyên môn, hơn 100 cơ quan tham thiền trên toàn quốc và nhiều Đại Học như: Đại Học Komazawa, Đại Học Aichi Gakkuen, Đại Học Tohoku Fukushi, Học Viện Tataryo, Học Viện Setatani, Komazawa Gakkuen, Soji Gakkuen v.v... Ngoài ra, ở các địa phương cũng thiết lập những cơ sở giáo dục liên quan về vấn đề giáo dục của Tông Môn và Tông lập, với nguyện vọng tiến đến con đường quốc tế, phát triển của văn minh khoa học, thế giới hòa bình, an lạc. Đó cũng là nguyện vọng thiết thực hiện tại, mà Giáo Đoàn tổ chức những khóa tu hiện đại khắp đó đây. Thế nhưng, Phật Pháp đang ở vào thế kỷ thứ 21, Giáo Đoàn không thể thiếu sứ mệnh hướng dẫn, phải tự tin, phải hợp lực mạnh mẽ hướng đến phía trước để đáp ứng nhu cầu thời đại.

 

 

Tạo bài viết
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…