Chương Sáu: Tư Liệu Tham Khảo

27/10/201012:00 SA(Xem: 21134)
Chương Sáu: Tư Liệu Tham Khảo

THIỀN TÀO ĐỘNG NHẬT BẢN
Nguyên tác: Azuma Ryushin (Đông Long Chơn)
Việt dịch: Thích Như Điển
Chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc và quý Phật Tử tại Mỹ Châu – Úc Châu ấn tống 2008

Chương sáu: Tư Liệu Tham Khảo

VII.1 Những Tư Liệu Tham Khảo Chủ Yếu

Tào Động Tông Tông Vụ Sảnh San Hành Thư gồm Tào Động Tông Toàn Thư 33 quyển (Tào Động Tông Toàn Thư San Hành Hội San)
Cải Đính Thời Chiêu Hòa Tào Động Tông Hành Trì Quy Phạm
Tào Động Tông Tông Chế
Tăng Lữ Tất Huề (hướng dẫn bắt buộc cho Tăng Lữ - do Giáo Học Bộ biên soạn)
Tào Động Tông Đàn Tín Đồ Tất Huề (do Bộ Giáo Hóa biên tập)
Sách Của Tự Đình (do Giáo Học Bộ biên)
Tham Thiền Yếu Điển (do bộ phận quảng bá biên tập)
Học Về Đổng Cốc Ký (do Đông Long Chơn viết)
Ý NghĩaLợi Ích của Sự Cúng Dường (Tanaka Lượng Tam viết)
Cách bài trí bàn thờ Phật đúng đắn của Tông Tào Động (Anh Tỉnh Tú Hùng biên)
Tào Động Tông Hồi Hướng Văn Giảng Nghĩa (gồm Chánh, tục của Anh Tỉnh Tú Hùng biên)
Vĩnh Bình Tự, Tổng Trì Tự (hai quyển nầy cũng do Anh Tỉnh Tú Hùng viết văn và Ngũ Thập Tung Thiên chụp hình ảnh) và những sách khác

VII.2 Những Tư Liệu Sách Tham Khảo Khác

Thiền Học Đại Từ Điển 3 cuốn (do Thiền Học Đại Từ Điển biên soạn. Đại Tu Quán Thư Điểm San)
Thiền Môn Bảo Giám (Lai Mã Trắc Đạo viết, do Hồng Minh Xã phát hành)
Đạo Nguyên Thiền Sư và những Kinh Điển Trích dẫn – Nghiên Cứu Ngữ Lục (Kính Đảo Nguyên Long viết, Mộc Nhĩ Xã phát hành)
Đạo Nguyên Tiểu Tự Điển (Đông Long Chơn viết, Xuân Thu Xã phát hành)
Đạo Nguyên Thiền Sư và Oánh Sơn Thiền Sư (Đông Long Chơn viết, Chơn Phước Tự Phật Giáo Đồ Thư Quán phát hành)
Nghiên Cứu về Oánh Sơn (Đông Chơn Long viết, Xuân Thu Xã phát hành)
Nhật Bản Phật Giáo Cơ Sở Giảng Tọa Quyển Thứ 6. Thiền Tông (Nại Lương Khang Minh và Tây Thôn Huệ Tín biên và viết về Tào Động do quý Thầy Nại Lương Khang Minh. Y Đằng Tuấn Sản, Tử Điền Đạo Hiền, Nguyên Điền Hoằng Đạo, Trung Giả Đông Thiền viết chung. Do Hùng Sơn Các phát hành)
Kinh Thiền Tông (Anh Tỉnh Tú Hùng, Khiêm Điền Mẫu Hùng biên soạn. Viết về Tào Động Tông do quý Thầy Anh Tỉnh Tú Hùng, Trung Dã Đông Thiền, Cương Bộ Hòa Hùng cùng chấp bút. Do Giảng Đàm Xã phát hành)
Phật Giáo Nghi Lễ Từ Điển (Đằng Tỉnh Chánh Hùng viết; Đông Kinh Đường xuất bản phát hành)
Phật Giáo Táng Tế Đại Từ Điển (Đằng Tỉnh Chánh Dùng, Hoa Sơn Thắng Hữu, Trung Giả Đông Thiền cùng biên soạn. Về Tào Động Tông do Sư Trung Dã Đông Thiền chấp bút. Hùng Sơn Các phát hành)
Phật Cụ Đại Sự Điển (Cương Kỳ Khiêm Trị sửa đổi lại. Về Tào Động Tông do Thầy Vĩnh Tỉnh Chánh Chi chấp bút. Khiêm Thượng Tân Thư phát hành)
Những Phật Sự Theo Thói Quen (Phật Giáo Văn Hóa Nghiên Cứu Hội biên tập; do Hikarinokuni Châu Thức Hội Xã phát hành)
Phật Sự và Tất Cả Những Pháp Yếu (Tùng Thọ Hoằng Đạo biên. Nhật Bản Văn Nghệ Xã phát hành) và những loại khác.

VII.3 Tạp Chí, Báo Viết Về Ký Sự

Oánh Sơn Thiền Sư Đặc Tập (Đông Long Chơn chấp bút, Phật Giáo Times số 1029, Phật Giáo Times Xã phát hành)

Sự Triển Khai Tào Động Tông. Sự Triển Khai của Lâm Tế Tông (Đông Long Chơn chấp bút. Hiện đại tư tưởng, số lâm thời tăng bản tháng 11 năm 1980 Tổng Trì Tập - Thiền. Do Thanh Xã phát hành)
Sự Phát Triển của Tào Động Tông (Đông Long Chơn chấp bút. Tôn Giáo Công Nghệ. Số đặc biệt tháng 11 năm 1981. Căn bản Đạo Tràng Của Việc Tham Thiền Học ĐạoTào Động Tông Đại Bổn Sơn Vĩnh Bình Tự. Do Khiêm Thương Tân Thơ phát hành) và những loại khác

VII.4 Kinh Tụng – CD Gởi Kèm Gồm:
Khai Kinh Kệ
Sám Hối Văn
Tam Quy Lễ Văn
Tam Tôn Lễ Văn
Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh
• Bổn Tôn Thượng Cúng Hồi Hướng Văn
Tu Chứng Nghĩa Chương VI.5.7 – Hành Trì Báo Ân
• Tiên Vong Hồi Hướng Văn
• Phổ Hồi Hướng
Tứ Hoằng Thệ Nguyện Văn

VII.5 Kinh Văn Tụng Niệm
Sau đây là một vài bài văn hành lễ và lúc thỉnh chuông.
© dấu thỉnh chuông, dấu nhập chuông.

VII.5.1 Khai Kinh Kệ

(Thỉnh 1 cho đến 3 tiếng chuông)
Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp,
Bách Thiên Vạn Kiếp Nan Tao Ngộ,
Ngã Kim Kiến Văn Đắc Thọ Trì,
Nguyện Giải Như Lai Chơn Thật Nghĩa.

VII.5.2 Sám Hối Văn
(Thỉnh 1 cho đến 3 tiếng chuông)
Ngã Tích Sở Tạo Chư Ác Nghiệp,
Giai Do Vô Thỉ Tham Sân Si,
Tùng Thân Khẩu Ý Chi Sở Sanh,
Nhứt Thiết Ngã Kim Giai Sám Hối.

VII.5.3 Tam Quy Lễ Văn
(Thỉnh 1 cho đến 3 tiếng chuông)

Tự Quy Y Phật,
Đương Nguyện Chúng Sanh,
Thể Giải Đại Đạo,
Phát Vô Thượng Ý (Tâm) ©.
Tự Quy Y Pháp,
Đương Nguyện Chúng Sanh,
Thâm Nhập Kinh Tạng,
Trí Huệ Như Hải ©.
Tự Quy Y Tăng,
Đương Nguyện Chúng Sanh,
Thống Lý Đại Chúng,
Nhứt Thiết Vô Ngại ©.

VII.5.4 Tam Tôn Lễ Văn
(Thỉnh 1 cho đến 3 tiếng chuông)
Nam Mô Đại Ân Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
Cao Tổ Thừa Dương Đại Sư,
Thái Tổ Thường Tế Đại Sư,
Sanh Sanh Thế Thế Trực Ngộ Đãnh Tải.

VII.5.5 Bát Nhã Tâm Kinh
© © © 
Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh
Quán Tự Tại Bồ Tát
Hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời
Chiếu kiến ngũ © uẩn giai không
Độ nhứt thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử!
Sắc bất dị không, không bất dị sắc
Sắc tức thị không, không tức thị sắc
Thọ tưởng hành thức
Diệc phục như thị.
Xá Lợi Tử!
Thị chư pháp không tướng
Bất sanh bất diệt
Bất cấu bất tịnh
Bất tăng bất giảm
Thị cố không trung
Vô sắc vô thọ tưởng hành thức
Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý
Vô sắc thanh hương vị xúc pháp
nhãn giới nãi chí vô ý thức giới
vô minh diệc vô vô minh tận
Nãi chílão tử
Diệc vô lão tử tận
khổ tập diệt đạo
Vô trí diệc vô đắc
vô sở đắc cố
Bồ Đề Tát Đỏa
Y Bát Nhã Ba La Mật Đa © cố
Tâm vô quái ngại
quái Ngại cố
Vô hữu khủng bố
Viễn ly nhứt thiết
Điên đảo mộng tưởng


Cứu cánh Niết Bàn
Tam thế Chư Phật
Y Bát Nhã Ba La Mật Đa © cố
Đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.
Cố tri Bát Nhã Ba La Mật Đa
Thị đại thần chú
Thị đại minh chú
Thị vô thượng chú
Thị vô đẳng đẳng chú
Năng trừ nhất thiết khổ
Chơn thiệt bất hư.
Cố thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa chú
Tức thuyết chú viết:
Yết Đế Yết Đế
© Ba La Yết Đế
Ba La Tăng Yết Đế
© Bồ Đề Tát Bà Ha
Bát Nhã Tâm Kinh.

VII.5.6 Bổn Tôn Thượng Cúng Hồi Hướng Văn

Thượng Lai phúng tụng
Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh.
Với công đức nầy xin phụng trì cúng dường
Đại Ân Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
Cao Tổ Thừa Dương Đại Sư,
Thái Tổ Thường Tế Đại Sư
Cho đến việc trang nghiêm
Vô thượng Phật quả Bồ Đề.
Phục nguyện:
Tứ ân tổng báo,
Tam hữu tề tư,
Pháp giới hữu tình,
Đồng viên chủng trí.
© Thập Phương Tam Thế Nhứt Thiết Phật
© Chư Tôn Bồ Tát Ma Ha Tát
Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật.

VII.5.7 Tu Chứng Nghĩa – Hành Trì Báo Ân
© Phật vì những người ở cõi Nam Diêm Phù Đề, phát tâm Bồ Đề. Ngày nay cũng vì nhân duyên nên nguyện sanh về quốc độ Ta Bà nầy, hoan hỷ được thấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

© Yên lặng mà suy nghĩ, khi chánh pháp được lưu bố, nguyện xả thân nầy vì Chánh Pháp, nguyện gặp được Chánh Pháp như ngày hôm nay, nguyện vâng lời Phật dạy, gặp được vị Thầy dạy cho Vô Thượng Bồ Đề. Không phê phán chỉ trích, không chấp thủ về hành vi, chỉ tôn trọng trí tuệ, mỗi ngày ba lần lễ bái, cung kính để tâm nầy không sanh phiền não. Nếu Phật Tổ không truyền lại, làm sao có Chánh Pháp cho đến ngày hôm nay, dù một câu thôi, cũng cảm tạ thâm ân ấy, một pháp thôi cũng phải báo ân ấy; huống gì Chánh Pháp Nhãn Tạng cao vời, không pháp nào hơn, phải cảm tạ ân đức to lớn ấy. Con chim se sẻ khi bệnh còn không quên ơn tạ lễ Tam Phủ. Con rùa khốn cùng chẳng quên ân mang ấn để đáp đền. Súc sanh còn không quên chuyện đền ân, làm sao con người lại tranh nhau, không nghĩ đến chuyện báo ân cho được. Sự báo tạ nầy chẳng qua là vì Phật pháp; nên mỗi ngày phải hành trì. Sự báo ân nầy là con đường chân chánh, là đạo lý, nên mỗi ngày không nên nhàn rỗi, uổng phí thời gian, phải hành trì. Ngày tháng trôi qua nhanh như tên bắn, mạng sống như sương mong manh. Có gì gọi là thiện xảo phương tiện, nếu một ngày trôi qua, không trở lại bao giờ. Dẫu sống đến 100 tuổi, cũng bận rộn theo ngày tháng mưu sinh; buồn thay cho hình hài cốt cách nầy. Uổng công thay phải nô lệ âm thanh, hình dáng. Dù sống đến 100 năm, mà mỗi ngày không làm được gì cả, 100 năm ấy một đời ấy có thâu hoạch được gì đâu. Có gì để lại sau 100 năm để được cứu độ cho cuộc sống khác. Nếu mỗi ngày tôn trọng thân mệnh nầy, quý trọng thân mệnh nầy, hình hài nầy, cốt cách nầy phải hành trì mới chính là tự yêu mến thân tâm mình, tự kính trọng mình. Nương vào Chư Phật để hành trì, chúng ta sẽ được gặp Chư Phật.

© Sẽ được đến con đường lớn. Mỗi ngày hành trì như thế tức là trở thành chủng tử của Phật, hiển nhiên hành trì theo Chư Phật, thành Chư Phật

© Thành Chư Phật ấy chính là thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đức Thích Ca Mâu Ni Phật ấy chính là tâm nầy là Phật. Quá khứ, hiện tại, vị lai Chư Phật cũng đều thành Phật. Lúc ấy tất cả đều thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, chính là “Tức Tâm Thị Phật”. Tức Tâm Thị Phật nghĩa là © dù cho là ai đi nữa, muốn nghiên cứu, muốn thực hành tường tận sâu xa © chính là báo đáp ân đức Phật một cách chân chính vậy.

VII.5.8 Tiên vong Hồi Hướng Văn
(chỉ tụng vào buổi sáng)
Bồ Tát thanh lương nguyệt,
Thường du tất cánh không,
Chúng sanh tâm thủy tịnh,
Bồ Tát ảnh hiện trung.

Ngưỡng mong Tam Bảo thùy từ chiếu giám, thượng lai phúng tụng Tu Chứng Nghĩa hành trì báo ân, tập thử công đức © © viện © © © © cư sĩ (hay Đại Tỷ) Linh vị lục thân quyến thuộc thất thế phụ mẫu, hữu duyên vô duyên tam giới vạn linh pháp giới hàm thức đẳng đẳng hồi hướng. Ngưỡng nguyện quảng kiếp vô minh tốc xả tiêu diệt, chơn không diệu trí tiện đắc hiện tiền, đốn ngộ vô sanh, tốc chứng phật quả.
Tạm dịch:

Ngưỡng mong Tam Bảo từ bi chứng giám, từ trước đến đây chúng con trì tụng Tu Chúng Nghĩa, hành trì báo ân, nguyện đem công đức nầy cầu nguyện cho....... Chùa.......... Cư Sĩ Phật Tử............ và hồi hướng đến tất cả chư hương linh thân bằng quyến thuộc, cha mẹ bảy đời, tất cả chúng sanh hoặc là có duyên hoặc chưa có duyên với chúng con trong pháp giới, tất cả hàm linh đều được tiêu trừ vô minh, đắc diệu trí chơn không, sớm đạt quả vị Vô Sanh, mau thành Phật Đạo.

© Thập Phương Tam Thế Nhứt Thiết Phật
© Chư Tôn Bồ Tát Ma Ha Tát
© Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật

VII.5.9 Phổ Hồi Hướng
(chỉ tụng vào buổi sáng)
Nguyện đem công đức nầy,
Hướng về khắp tất cả,
Chúng con và chúng sanh,
Đều trọn thành Phật đạo.
© Thập Phương Tam Thế Nhứt Thiết Phật
© Chư Tôn Bồ Tát Ma Ha Tát
© Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật
VII.5.10 Tứ Hoằng Thệ Nguyện Môn
(Thỉnh 1 cho đến 3 tiếng chuông)

Âm Hán Việt:

Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ,
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn,
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học,
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.
Âm tiếng Nhật:
Shi Guu Sei Gan Mon
Shuu joo mu hen sei gan do
Boon noo mu jin sei gan dan
Hoo mon mu ryoo sei gan gaku
Butsu doo mu joo sei gan joo © ©

Công đức phiên dịch khó nghĩ lường,
Vô biên thắng phước đều hồi hướng,
Khắp nguyện chúng sanh trong pháp giới,
Đều được vãng sanh về Cực Lạc.

Dịch xong vào lúc 15 giờ ngày 30 tháng 11 năm 2007 tại Tu Viện Đa Bảo – Úc Đại Lợi nhân lần nhập thất thứ 5.
Dịch trực tiếp từ tiếng Nhật sang tiếng ViệtThích Như Điển Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc

 






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Thư Ngỏ của Tỳ kheo Thích Giác Tâm Thế danh: Trương Mậu Nam Hiện trụ trì tại: Chùa La, thôn Cẩm Liên, xã Cẩm La, Tx Quảng Yên, T Quảng Ninh, nước Việt Nam Do ảnh hưởng trực tiếp từ bão Yagi quá mạnh đổ bộ trực tiếp vào Quảng Ninh nên chùa con bị thiệt hại nặng nề. Trụ xứ chúng con có 9 chú tiểu là trẻ mồ côi con nhận cưu mang nuôi dưỡng, đang ở mái che tạm.
Đây là lần thứ hai tôi đến Tu Viện Gaden Shartse Thubten Dhargye Ling (còn được gọi là Chùa TDL) tại Thành Phố Long Beach, Miền Nam California, Hoa Kỳ. Lần đầu tôi đến đây cách nay vài năm để làm phóng sự cho pháp sự kiến tạo Mạn Đà La do chư Tăng từ Tu Viện Gaden Shartse Monastery tại Ấn Độ sang thực hiện.
Phái đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ đã đến thăm Orange County và tổ chức buổi cơm chay "Gây Quỹ Xây Dựng Học Viện Phật Giáo Viên Giác tại Đức Quốc" vào thứ bảy ngày 5/10/2024 tại trung tâm Sangha, 7641 Talbert Avenue, thành phố Huntington Beach....Kiều Mỹ Duyên có buổi phỏng vấn Hòa Thượng Thích Như Điển và Hòa Thượng Thích Thông Triết vào thứ hai ngày 7/10/2024 trên đài truyền hình VBS 57.6 cùng cô Thu Anh, chuyên viên địa ốc.