Sự Yên Lặng Của Một Nhà Sư

07/06/20144:26 CH(Xem: 9907)
Sự Yên Lặng Của Một Nhà Sư
SỰ YÊN LẶNG CỦA MỘT NHÀ SƯ
Hoang Phong

blankTrong một quyển sách mới nhất của học giả người Pháp Alain Grosrey, dày hơn 900 trang, tựa là Quyển sách lớn về Phật giáo (Le Grand livre du Bouddhisme, Nhà Xuất bản Albin Michel), phát hành vào cuối năm 2007, có thuật lại một cuộc tranh biện giữa một thiền sư Hàn Quốc và một đại sư Tây Tạng như sau:

Cuộc gặp gỡ được tổ chức vào thập niên 1970 tại Hoa Kỳ giữa Thiền sư Hàn Quốc Seung Shan và nhà sư Tây Tạng Kalou Rinpoché. Các chuyên gia về Phật giáo và các Phật tử Hoa Kỳ tham dự rất chú tâm và chờ đợi sự diễn biến của cuộc tranh luận giữa hai vị thầy uyên thâm về Phật giáo trên đây. Mỗi vị thầy đều được một số đông đệ tử của phe mình tháp tùng, hai bên trang phục đúng theo học phái của họ. Buổi họp bắt đầu rất trang nghiêmtrịnh trọng.

Thiền sư Hàn Quốc, khởi sự trước, có lẽ ông muốn dùng kỹ thuật hỏi đáp của thiền học để thử sức nhà sư Tây Tạng. Ông móc một quả cam cất sẵn trong tay áo rồi đưa lên hỏi nhà sư Kalou Rinpoché: “Cái này là cái gì?”. Cử tọa nhìn vào quả cam rồi nhìn chầm chầm vào nhà sư Tây Tạng để chờ câu trả lời, nhưng nhà sư Kalou Rinpoché vẫn ngồi thật im trong tư thế thiền định, không nói một lời nào và cũng không tỏ lộ một dấu hiệu gì cả. Nhà sư Hàn Quốc đứng lên dí quả cam vào mặt nhà sư Tây Tạngnói thật to: “Cái này là cái gì?”. Nhà sư Tây Tạng vẫn yên lặng và một lúc sau mới từ tốn ghé vào tai người thông dịch ngồi bên cạnh, hai người to nhỏ vài lời. Nhà sư Tây Tạng lại tiếp tục ngồi im. Người thông dịch cất lời với cử tọa: “Ông Rinpoché nói rằng: thế thì vấn đề ở đâu? Trên đất Tây Tạng không có cam”.

Buổi gặp gỡ chấm dứt một cách đột ngột và bất ngờ như thế. Tác giả Alain Grosrey thuật lại câu chuyện trên đây để kết thúc một phân đoạn trình bày về các công án của Thiền tông. Đúng vậy, câu chuyện xứng đáng là một công án thật thâm thúy. Tuy nhiên ta có thể mở rộng sự tìm hiểu trên vài khía cạnh khác của câu chuyện:

- Cuộc tranh biện tuy ngắn ngủi nhưng thật thâm sâuphong phú.

- Thiền tôngPhật giáo Tan-tra là hai học phái hoàn toàn khác nhau, phát triển ở hai vị trí địa lý khác nhau, nhưng đều gặp nhau trên mức độ tối hậu của Đạo pháp.

- Câu chuyện phản ánh một phần nào sự tích “Niêm hoa vi tiếu”, nhưng ồn ào hơn nhiều. Khi Thiền sư Seung Shan đưa quả cam lên để hỏi, tất cả mọi người đều hiểu là quả cam, vì đó là một sự hiểu biết quy ước sẳn có, tuy chờ câu trả lời nhưng câu trả lời họ cũng đã biết (quả cam), họ chờ đợi một cái gì lý thú hơn nữ đang kích động họ. Nhưng nhà sư Kalou Rinpoché lại không trả lời, nếu như ông trả lời là “quả cam” thì sự tranh biện sẽ tiếp tục, nếu ông trả lời là “quả chanh”, thì sự tranh cãi sẽ nổi lên, không biết bao giờ mới chấm dứt. Kalou Rinpoché trả lời là trên đất Tây Tạng không có cam, ý muốn nói là “quả cam” chỉ là một sự hiểu biết quy ước, không phải là tuyệt đối, không có giá trị gì cả, không đáng trả lời, một người Tây Tạng sống trên Hy-mã-lạp-sơn không hề biết quả cam là gì, vậy chân lý ở đâu? Dụng ý thứ hai là cách trả lời bên cạnh câu hỏi, không liên quan trực tiêp đến câu hỏi, chính là cách cắt đứt sự suy diễn duy lý, chặn đứng sự diễn đạt của ý căn. Ông đã dùng phương pháp của Thiền để trả lời cho câu hỏi của một thiền sư.

(TC Văn Hóa Phật Giáo số 56)

XEM THÊM CÁC TÁC PHẨM CỦA THIỀN SƯ SÙNG SƠN



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.