Thảm họa đất Phật

03/05/20153:48 SA(Xem: 10683)
Thảm họa đất Phật
THẢM HỌA ĐẤT PHẬT
Minh Đức Triều Tâm Ảnh
nepal earthquake 1
Một bức tượng Phật ngồi uy nghi giữa đống đổ nát của một ngôi chùa bị sụp đổ vào ngày 29 tháng 4 năm 2015 tại cơn động đất ở Bhaktapur, Nepal. Credit: David Ramos / Getty Images


Thảng thốt, bàng hoàng tin Népal địa chấn
Gần 8 độ Richter lật ngược Kathmandu
Quật đổ điện đài đền miếu tín ngưỡng Hindu
Và cả cổ tự cũng tan hoang đổ nát
Ôi! Đất Phật của tôi 
Hơn hai ngàn năm bảo sát
Ngài vẫn ngồi kia
Trầm mặc, an nhiên!
Ngài vẫn như như bất động toạ thiền
Gạch, đá, cát... không dám sờ đụng chân dung bất tử
Có cái gì linh thiêng ở ngoài kinh sử
Có cái gì uy nghiêm
Tự tại, vượt không, thời
Dù thương hải biến vi tang điền
Cũng tịch lặng, không lời
Dù Hy Mã Lạp chao nghiêng
Thân đại định kim cương
Vẫn bất di, bất dịch!

Có thể Địa Đại báo thù
con người lòng tham tối mắt
Vì đồng vì sắt mà khoét thủng ruột gan
Vì bạc vì vàng, châu báu, kim ngân
Mà đành đoạn moi tim, xẻ cật
Không xót thương 
Đã ra tay tận diệt
Môi trường thiên nhiên 
Phơi trắng hếu đầu lâu
Văn minh hiện đại không biết sẽ về đâu
Khi nhân loại cứ mãi chạy theo tiện nghi xa xỉ!

Cũng có thể
Thuỷ Đại báo thù
con người kiêu căng, ích kỷ
Chỉ biết dục vọng mình
Ai chết mặc ai
Thế là sóng thần giận dữ ra oai
Quăng quật điên cuồng
Đổ ác hận lên phố phường, làng mạc
Thế là nhà cửa bị bắn tung, xiêu nát
Thân xác dập dềnh
Thuỷ quái bụng căng no!

Cũng có thể 
Hoả Đại báo thù
Bằng lửa địa ngục đồng sôi
Lòng mẹ đất đã tử thương
Phun trào máu đỏ khắp nơi
Lưỡi nham thạch
Đã nuốt vào lòng
Biết bao nỗi đau mất mác
Con người đã tàn sát ngàn xanh
Quả đất không còn oxy để thở
Sa mạc lan dần
Sa mạc cả trái tim
Có những xứ sở thú tính lên ngôi
Sa mạc hoá cả nhân luân
Sa mạc cả niềm tin, lẽ thật!

Cũng có thể 
Phong Đại báo thù
Bằng trăm lần bão cuồng gió giật
Nó thổi tung
Nó xé phăng
Bao công trình kiêu ngạo của loài người
Nó hung bạo chém ngang, bổ dọc khắp nơi nơi
Để dạy bài học công bằng
Biết tôn trọng
Chúng hữu tình, vô tình
Sống cộng cư anh em đồng loại!

Ôi!
Thảm hoạ kinh hoàng
Do đảo điên tứ đại
Hay do nghiệp của si tâm cuồng dại
Mà hai triệu rưởi tín đồ
Hiến tế máu sinh linh
100 ngàn chuột, dê, lợn, gà
Cùng bồ câu phải chịu tội tình
Với 6 ngàn đầu trâu bị chém ngang lìa cổ
Máu nhuộm đất làng Bariyapur
Để Ác thần Gadhimai ban ơn phổ độ!
Có phải vì tín ngưỡng man rợ, cuồng điên
Để hồn oan hận thù
Báo oán nhãn tiền
Để quỷ dữ vỗ tay
Mừng vinh quang địa ngục?

Tôi không biết
Và tôi cũng không cần biết
Tại đâu và vì sao
Mà oái ăm, oan nghiệt
Chỉ thấy số thương vong mỗi ngày
Do đài báo thống kê
Đã mười ngàn đồng loại anh em
Thịt nát, xương lìa
Bệnh viện đã quá tải
Những hình nhân máu khô đen bầm dập
Nát chân, nát tay
Đôi mắt vô hồn
Thần linh đã ngoảnh mặt, quay lưng
Đã vô cảm cứu rỗi ban ơn
Lạnh lùng nhìn những ngôi làng bình yên
Phút chốc thành bình địa
Con mất cha
Vợ mất chồng
Khăn trắng khóc than kể lể
Và hằng ngàn cô nhi, trẻ em
Biết nương tựa vào đâu?

Ôi!
Có cái gì như sự thực đớn đau
Sự đớn đau trần truồng
Phơi mình trắng hếu
Có cái gì như giả chơn điên đảo
Có cái gì như hoán đổi tận nguồn căn
Mắt sáng hoá mù loà
Mắt biếc hoá xanh dờn
Nhìn ở đâu cũng ung thư cục bướu
Trái là phải
Đúng là sai 
Trong trò đùa 
Của những ông thần linh, thượng đế
Xấu ác đã lên ngôi
Hợm hĩnh ngự ngai vàng
Để hoạn nạn, tai ương
Cũng là sự thật dung phàm
Tiếng gióthê lương
Thổi qua nghìn trùng ngôi cổ mộ!

Bồ-tát ơi!
Ngài ở phương nào
Mà kinh bảo
Là "Tùng địa dũng xuất"
Hãy bi cảm, xót thương
đồng loạt nhảy ra ngay
Bồ-tát là chị, là anh
Nhiều lắm cõi đời này
Là cậu, là cô, là chú, là cha
Vốn vô danh không tên, không tuổi
Và có cả Tăng Ni sa-môn
Cùng hằng ngàn cư sĩ 
Đã đọc tụng tâm kinh bát-nhã con thuyền
Bằng vòng tay
Bằng trái tim ba-la-mật đưa duyên
Chúng sanh giữa biển khổ 
Kathmandu đã hiện thành sự thật
Hãy cứu độ tức thời
Aó cơm, thuốc thang, lều trại
Hoặc bằng trăm ngàn phương tiện tuỳ nghi
Mật hạnh từ tâm
Mật nguyện đại bi
Chia sẻ, ủi an
Lá lành, lá rách
Bọc đùm ra sao cũng được
Như cỏ lá hạn khô thèm một giọt nước
Như thân cây hoại mục
Thèm một nụ mầm xanh!

Ôi! Thương quý làm sao
Giữa hoàng hôn thê lương
Khổ hải nhân sanh
Bồ-tát hiện
Mở rộng tấm lòng
Từ bi quảng đại
Thế là giáo pháp chân thực 
Đã hiện giữa chúng ta
Ngàn năm còn mãi...

Chùa Pháp Vân
Đêm 2/5/2015
Pomona - California
Minh Đức Triều Tâm Ảnh


Xem thêm hình ảnh và chú thích về ngôi tượng Phật:
Tượng Phật ngồi tĩnh tọa giữa đống đổ nát của một ngôi chùa bị sụp đổ


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
19/11/2015(Xem: 11543)
03/08/2016(Xem: 7874)
08/01/2017(Xem: 6088)
02/02/2017(Xem: 6744)
22/06/2017(Xem: 12294)
14/05/2015(Xem: 14533)
24/02/2020(Xem: 8299)
01/08/2015(Xem: 6568)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.