17. Chân Lý Tương ĐốiChân Lý Tuyệt Đối Hợp Nhất

16/05/20154:41 CH(Xem: 10831)
17. Chân Lý Tương Đối Và Chân Lý Tuyệt Đối Hợp Nhất

THỰC HÀNH 
KINH KIM CƯƠNG BÁT NHà
Đương Đạo 
Nhà Xuất  Bản: Thiện Tri Thức 2015

CHÂN LÝ TƯƠNG ĐỐICHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI HỢP NHẤT

Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Như Lainhục nhãn chăng?

Bạch Thế Tôn, như vậy. Như Lainhục nhãn.

Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Như Laithiên nhãn chăng?

Bạch Thế Tôn, như vậy. Như Laithiên nhãn.

Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Như Laihuệ nhãn chăng?

Bạch Thế Tôn, như vậy. Như Laihuệ nhãn.

Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Như Laipháp nhãn chăng?

Bạch Thế Tôn, như vậy. Như Laipháp nhãn.

Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Như LaiPhật nhãn chăng?

Bạch Thế Tôn, như vậy. Như LaiPhật nhãn.

Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Như trong sông Hằng có bao nhiêu cát, Phật nói là cát chăng?

Bạch Thế Tôn, như vậy. Như Lai nói là cát.

Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Như trong sông Hằng có bao nhiêu cát, có số sông Hằng nhiều như số cát ấy, những thế giới của Phật lại như số cát của những sông Hằng kia, như vậy có nhiều chăng?

Bạch Thế Tôn, rất nhiều.

Phật bảo Tu Bồ Đề: Trong bao nhiêu cõi nước nhiều như thế, chúng sanh có bao nhiêu tâm niệm, Như Lai thảy đều biết. Vì sao thế? Như Lai nói các tâm đều chẳng phải là tâm, đó gọi là tâm.

Tu Bồ Đề! Tâm quá khứ chẳng thể đắc, tâm hiện tại chẳng thể đắc, tâm vị lai chẳng thể đắc.

E rằng chúng ta nghe nói nhiều về tánh Không thì nghĩ rằng tánh Không là không có gì cả, chẳng có sự khác biệt nào cả trong thế giới, nên Đức Phật nói về năm loại mắt. Qua năm loại mắt này, chúng ta thấy trong tánh Không nền tảng vẫn có sự vật và sự phân chia cao thấp giữa các sự vật, dù cái có này, cái cao thấp này chỉ là chân lý quy ước, tương đối. Nhưng nếu bỏ qua chân lý quy ước, tương đối này thì sẽ dẫn đến đoạn kiến, bác bỏ nhân quả, bác bỏ mọi giá trị. Chấp không là cái xấu ác lớn nhất, không thể tiến bộ mà còn sa đọa. Bồ tát Long Thọ nói:

Đại Thánh nói pháp Không

Để lìa các tà kiến

Nhưng nếu lại chấp Không

Chư Phật không thể độ.

(Trung Luận, phẩm Quán về Hành)

Nhục nhãnmắt thịt mọi người đều có. Thiên nhãn là mắt thấy xa và tinh vi của hàng chư thiên. Huệ nhãn là mắt thấy vô ngã của hàng Thanh Văn. Pháp nhãn là mắt thấy vô ngãvô pháp của hàng Bồ tát. Và Phật nhãn là mắt Phật, con mắt của bậc giác ngộ, con mắt của Nhất thiết trí trí.

Đức Phật biết mỗi tâm niệm của mỗi chúng sanh trong vô số thế giới nhiều như số cát của vô số sông Hằng. Những tâm niệm ấy khác nhau, không phải tất cả như nhau, vì tính chung theo chủng loại đã có sáu loại: trời, a tu la, người, thú vật, quỹ đói và địa ngục. Sở dĩ Đức Phật biết được tất cả vì ngài thường trụ trong cái Nền tảng của tất cả. Nền tảng đó là tánh Không. Tánh Không là nền tảng vô phân biệt của tất cả các phân biệt. Càng đi sâu vào tánh Không thì chẳng phải là không có gì cả, mà trái lại, sự phân biệt, sự khác nhau của mọi sự lại càng trở nên rõ ràng. Thế nên các Kinh Đại thừa nói bước đầu hành giả bước vào Căn bản trí hay Vô phân biệt trí, tức là trí huệ Bát nhã thấu rõ tánh Không, nhưng dần dần, trên nền tảng trí huệ tánh Không này phải phát sanh Hậu đắc trí hay Phân biệt trí, thấu rõ sự sai biệt của Hằng hà sa số sự vật.

Nơi một vị Phật thì Vô phân biệt tríPhân biệt trí đều biểu lộ đến chỗ viên mãn. Nói cụ thể, thấy một sự vật gì thì biết sự vật ấy là tánh Không đồng thời vẫn biết rõ tướng khác biệt của sự vật ấy. Vị Phật là vị thấy đồng thời tánh và tướng của một sự vật ở mức độ trọn vẹn nhất. Nói một cách khác, bậc giác ngộ thấy tánh Khônghiện tướng đồng thời, đồng hiện hay đồng khởi. Nói một cách khác nữa, hiện tướngtánh Khôngbất nhị, không hai.

Thấy, biết một cách chi ly như thế mỗi tâm niệm của chúng sanh trong khắp cả mười phương mà vẫn giải thoát, vẫn không ô nhiễm vì vẫn an trụ trong tánh Không: sự khác biệt vô số của thế gian là chẳng thể đắc.

Thực hành theo lời dạy của Phật, khi nào chúng ta thực sự thấy những tâm niệm tốt xấu của chúng ta “đều chẳng phải là tâm”, vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, ngay đó chúng ta giải thoát. Khi nào chúng ta thực sự thấy tâm quá khứ của chúng ta là chẳng thể đắc, tâm hiện tại của chúng ta là chẳng thể đắc, tâm vị lai của chúng ta là chẳng thể đắc, ngay khi đó chúng ta tự do.

Để thấy được như vậy, sự thực hành luôn luôn của chúng ta phải là: khi tâm niệm khởi, nó đồng khởi với tâm Không vô niệm; nó chính là tâm Không vô niệm. Khi tướng xuất hiện, nó đồng hiện với tánh Không vô tướng; nó chính là tánh Không vô tướng.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :