26. Không Đến Không Đi

16/05/20154:58 CH(Xem: 13143)
26. Không Đến Không Đi

THỰC HÀNH 
KINH KIM CƯƠNG BÁT NHà
Đương Đạo 
Nhà Xuất  Bản: Thiện Tri Thức 2015

KHÔNG ĐẾN KHÔNG ĐI

Tu Bồ Đề! Nếu có người nói Như Lai hoặc đến, hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc nằm, người ấy không hiểu nghĩa ta nói. Vì sao thế? Như Lai, là không từ chỗ nào đến, cũng không chỗ nào đi, nên gọi là Như Lai.

Như Laihoàn toàn tánh Không, mà tánh Không thì không trụ ở đâu cả, ở thời gian nào cả, nên không từ chỗ nào đến, cũng không chỗ nào đi. Có trụ ở đâu, rồi có đến có đi, đó là những cái hữu hạn, đó là sanh tử, đó là chúng sanh.

Một tâm mà có trụ, có đến có đi thì đây là cái tâm sanh diệt, tâm ấy tạo ra sanh tử và lọt vào sanh tử do chính nó tạo ra. Một tâm Vô tướng, Vô niệm, và Vô trụ thì tâm ấy là tánh Không toàn khắp. Như Bồ tát Long Thọ nói trong đoạn mở đầu của Trung Luận.

Chẳng sanh cũng chẳng diệt

Chẳng thường cũng chẳng đoạn

Chẳng một cũng chẳng khác

Chẳng đến cũng chẳng đi.

Một cái tâm như vậy là tâm Phật, chẳng có sanh tử.

Pháp thân của Phật là tánh Không, nên pháp thân ấy không đến không đi, không sanh không diệt, không tăng không giảm… Nhưng Hóa thân của ngài, cái thân thể bằng bốn đại, có đến có đi, có sống có chết, có ra đời có nhập Niết bàn hay không?

Về phần Đức Phật và đã sống trong Pháp thân trọn vẹn, nên ngài thấy cái thân tướng bốn đại của ngài rõ ràng là không đến không đi không sanh không diệt, do đó mà ngài hoàn toàn giải thoát, hoàn toàn giác ngộ. Còn chúng ta phải học theo cái thấy biết của ngài, nghĩa là thấy thân tướng của ngài và của chúng ta, của tất cả chúng sanh, cũng không đến không đi, không sanh không diệt.

Tánh không sanh không diệt, không đến không đi thì tướng cũng phải không sanh không diệt không đến không đi. Như vậy mới là Lý Sự vô ngại. Lý là tánh Không, vô ngại và hợp nhất với Sự, là các tướng thế gian. Lý Sự vô ngại là tánh thế nào thì tướng như vậy, tướng thế nào thì tánh như vậy.

Ở đầu Kinh, chúng ta thấy “Thế Tôn đắp y mang bát vào thành lớn Xá Vệ khất thực. Trong thành, Ngài theo thứ lớp khất thực xong, trở về tịnh xá. Dùng cơm rồi, cất y bát, rửa chân, trải tòa mà ngồi”. Trong thời gian ấy, ngài có niệm, có tưởng, có tướng hay không? Hẳn là có bởi vì ngài vẫn phân biệt mọi thứ trong hành động của ngài. Nhưng ngài có niệm, có tưởng, các tâm phân biệt ấy vẫn luôn luôn đồng nhất với Vô niệm, Vô phân biệt. Niệm có khởi nhưng đồng nhất với Vô niệm cho nên niệm ấy cũng là vô niệm, cũng là tự giải thoát.

Cũng như ở đoạn giữa Kinh, có nói Phật biết tất cả tâm niệm của chúng sanh trong mười phương, nhưng cái tâm biết phân biệt ấy vẫn nằm trong Bất khả đắc của tánh Không, cho nên cái tâm biết phân biệt ấy vẫn là bất khả đắc, do đó mà vẫn tự giải thoát.

Trong các Kinh thường nói tất cả nọi việc làm, mọi cử chỉ, cho đến hắt hơi, tằng hắng của Phật đều nằm trong Trí huệ là vậy. Nằm trong Trí huệ là ở trong tánh Không, chẳng lìa ngoài Pháp thân cho nên Báo thân, Hóa thân cũng tự giải thoát như Pháp thân.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.