Chánh Kiến

31/05/201512:16 SA(Xem: 7316)
Chánh Kiến

                CHÁNH KIẾN
              Thích Viên Thành

Đời hạnh phúc khi không còn phân biệt
Với lục căn không đắm nhiễm lục trần   (1)
Sống buông thư an lạc mãi trào dâng
Không dính mắc là cuộc đời giải thoát
 

chánh kiến trở thành người lưu loát
Hiểu và thương đúng tâm nguyện độ đời
Không từ bi hành thiện chỉ vui chơi
Thiếu hiểu biết sẽ mê lầm muôn kiếp

Phật ra đời đã truyền trao thông điệp  (2)
Đời “khổ” “không” “vô ngã” lẫn “vô thường”
Mãi đắm mê sẽ lắm nỗi nhiễu nhương
Đọa lạc suốt trong trần gian mộng ảo

Ngũ dục lạc (3) giết ta không gươm giáo
Chúng kéo lôi bao kẻ xuống ngục tù
Không quay đầu là khổ lụy thiên thu
Theo hơi thở để trở về chánh niệm

Quán chiếu tâm tự hành trì thúc liễm
Cho “cái ta” tu đến chỗ triệt tiêu
Bao nghiệp lực phải chuyển hóa thật nhiều
Thông Tứ Đế là điều ta tu tập

Bao hình tướng (4) dù dựng xây tấp nập
Cũng chỉ là những hư vọng mà thôi
Niệm tưởng khởi dù một chiếc “ghế ngồi” (5)
Vẫn có thể đưa ta vào đọa lạc

Trong vô minh không rỏ rành thiện ác
Lắm dại khờ khi nhận giặc làm con    (6)
Bao ái dục làm chí nguyện hao mòn
Nhiều chấp thủ nên phải đành khổ lụy

Danh với lợi được trần gian cổ súy
Nhưng người tu phải xa lánh, tịnh tâm
Sống an nhiên thanh thản hết mê lầm
Bình thế giới khi Tâm bình là đạo   (7)

Được làm người ở nhà hay dưỡng lão !
Khi biết tu đều an lạc như nhau
Nhìn thấu rồi buông xả đấy công đầu
Tỏ chánh kiến thông toàn Bát chánh đạo !!!

An Lạc thất, Nam Úc, những ngày tịnh dưỡng - 2015
Thích Viên Thành                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                        

Ghi chú:

(1)   Lục căn: Sáu căn: Mắt, tai. mũi. lưỡi, thân, ý
Lục trần: Sáu trần: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp

(2)   Khi Phật vừa Đản sinh, Ngài đi trên bảy hoa sen, một tay đưa lên trời, một tay chỉ xuống đất, tuyên bố câu:
"Thiên thượng, thiên hạ
, duy ngã độc tôn” nghĩa là: trên trời, dưới trời, chỉ có “cái ta” là trên hết, quyết định tất cả. Cho nên “vô ngã” là niết bàn.

(3)   Ngũ dục: Tài, sắc, danh, thực, thùy (tiền tài, sắc dục, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ)

(4)   Trong kinh Kim Cang Phật có dạy: “Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng” (phàm cái gì có hình tướng, đều là vô thường, giả tạm)

(5)   Trong “Từ Bi Thủy Sám Pháp”  có ghi sự tích của Ngài Ngộ Đạt Pháp Sư, dù nhiều đời tu hành chân chính, đã ngộ đạo, làm đến chức Quốc Sư, nhưng chỉ một “vọng niệm, kiêu mạn, ham thích” “chiếc ghế bằng trầm hương của Vua ban” khởi lên, liền bị quả báo, phải chịu đau nhức khổ sở vô cùng, bởi một “Mụt ghẻ mặt người”  hiện lên đòi mạng, nếu không có tu tạo công đức nhiều đời và lo sám hối thì khó mà thoát khỏi vòng oan trái.

(6)   Nhận ngoại cảnh, thân giả tạm, lục dục, thất tình những thứ luân hồi, sinh diệt nầy làm con, nên phải khổ, lụy suốt đời.

Lục dục ( 六欲 ) gồm: 
1. Sắc dục: ham muốn nhìn thấy sắc đẹp.                Ham
sắc dục khô xác hình
2. Thinh dục: ham muốn nghe âm thanh êm tai.       Muốn toàn những thứ âm
thinh rợn người
3. Hương dục: ham muốn ngữi mùi thơm dễ chịu.     Mùi
hương ham ngữi xức thoa
4. Vị dục: ham muốn món ăn ngon miệng.               Ăn ngon
vị uống miệng ta tội cùng
5. Xúc dục: ham muốn xác thân sung sướng.           Xác
thân ham muốn sướng sung
6. Pháp dục: ham muốn ý nghĩ được thỏa mãn
,       Ý thời thỏa mãn tận cùng đắm mê

Thất tình ( 七情: Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Dục. 
(mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, muốn) 

Phật dạy: “Tâm bình, thế giới bình” và “Tâm bình thường thị đạo” bởi vì do ta chạy theo cảnh bên ngoài, nên luôn bị loạn động, khiến thế giới cũng loạn động theo, dẫn đến đôi khi đánh mất chính mình, nên Tâm bình thường là đạo vậy.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
19/11/2015(Xem: 11563)
03/08/2016(Xem: 7893)
08/01/2017(Xem: 6099)
02/02/2017(Xem: 6761)
22/06/2017(Xem: 12308)
14/05/2015(Xem: 14554)
24/02/2020(Xem: 8323)
01/08/2015(Xem: 6583)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :