Ii. Nội Dung Các Giới Bản

19/06/201012:00 SA(Xem: 9220)
Ii. Nội Dung Các Giới Bản

Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam
LUẬT HỌC TINH YẾU

Hoà Thượng Thích Phước Sơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2006 – PL 2550

Chương 4
GIỚI BỒ-TÁT

II. NỘI DUNG CÁC GIỚI BẢN

A. Giới bản Phạm Võng

­ 10 Giới trọng

1. Không được tàn sát:

Phật tử thì phải khởi tâm từ bi che chở và cứu giúp tất cả mọi loài, tuyệt đối không được dùng bất cứ phương tiện gì để tàn sát hay bảo người tàn sát bất cứ một sinh vật nào.

 

2. Không được trộm cướp:

Phật tử thì phải phát tâm từ bi khuyên người làm phước, cho nên không được tự mình trộm cướp hay bảo người trộm cướp bất cứ một vật gì của bất cứ ai, dù vật nhỏ nhiệm như cây kim ngọn cỏ cũng không được cố ý trộm cướp.

3. Không được dâm dục:

Phật tử thì phải phát tâm từ bi cứu độ tất cả, cho nên không được tự mình dâm dục hay bảo người dâm dục với bất cứ nữ nhân nào, thậm chí đối với thiên nữ hay giống cái nào trong loài vật cũng đều không được cố ý dâm dục.

4. Không được vọng ngữ:

Phật tử thì phải phát ngôn chân chính và khuyên người nói lời chân chính, cho nên tuyệt đối không được tự mình vọng ngữ hay bảo người vọng ngữ với bất cứ phương cách nào.

5. Không được buôn rượu:

Phật tử thì phải làm cho chúng sinh phát sinh trí tuệ, cho nên không được tự mình mua bán rượu hay bảo người mua bán rượu, vì rượu là nhân tố gây ra mọi thứ tội lỗi.

6. Không được nói xấu đồng đạo:

Phật tử thì không lược nói xấu những người đồng đạo; khi nghe những kẻ ác tâm trong hàng ngũ ngoại đạonhị thừa công kích những sai trái trong tổ chức Phật giáo còn phải sinh tâm từ bi giáo hóa họ từ bỏ ác tâm, huống gì lại tự mình bươi móc những lỗi lầm của người đồng đạo, dù xuất gia hay tại gia.

7. Không được khen mình chê người:

Phật tử thì lẽ ra phải thay thế hết thảy chúng sinh chịu lấy những sự phỉ báng và tủi nhục, việc xấu thì nhận về cho mình, việc tốt thì dành cho người khác, thế nên, không được tự tán dương mình mà phỉ báng người khác.

8. Không được tiếc lẫn tài, pháp:

Phật tử thì khi gặp bất cứ người nghèo thiếu nào đến cầu xin, cũng phải tùy theo nhu cầu của họ mà cung cấp những thứ mình có; hoặc có ai đến cầu xin nghe pháp cũng phải giảng giải cho họ hiểu; thế nên, không được tự mình tiếc lẫn tài, pháp hay bảo người tiếc lẫn tài pháp mà không chịu phát tâm bố thí.

9. Không được giận dữ không nguôi:

Phật tử thì không được giận dữ hay bảo người giận dữ mà phải sinh tâm từ bi khoan dung đối với tất cả chúng sinh, nhất là những kẻ đã xúc phạm mình; khi họ biết ăn năn cầu xin sám hối, thì không được mắng chửi, đánh đập hay cự tuyệt sự hối lỗi của họ.

10. Không được phỉ báng Tam bảo:

Phật tử thì không được tự mình phỉ báng hay bảo người phỉ báng Tam bảo; khi nghe kẻ ngoại đạo hay người ác tâm buông lời phỉ báng đức Phật thì cảm thấy như tim mình bị 300 mũi kiếm đâm vào, huống gì lại tự miệng mình thốt ra lời phỉ báng.

Nếu Phật tử phạm một trong mười điều trên tức là phạm tội Ba-la-di của Bồ-tát.

­ 48 Giới khinh

1. Không được bất kính với thầy bạn.

Nếu Phật tử sắp nhận địa vị quốc vương, đại thần thì nên thọ giới Bồ-tát; khi thọ giới rồi phải sinh tâm cung kính tôn trọng các bậc tôn túc giáo phẩm; khi trông thấy các ngài phải đứng dậy tiếp đón, chào hỏi lễ độ, chứ không được sinh tâm kiêu căng vô lễ.

2. Không được uống các thứ rượu.

Phật tử thì không được uống rượu hoặc mời người khác uống, vì rượu là nguyên nhân phát sinh vô số lỗi lầm, do đó, bất cứ loại rượu gì cũng không được uống.

3. Không được ăn các thứ thịt

Phật tử thì không được ăn thịt của bất cứ loại sinh vật nào, vì ăn thịt thì làm hỏng mất hạt giống từ bi, khiến sinh vật trông thấy đều khiếp sợ bỏ chạy.

4. Không được ăn đồ cay nồng.

Phật tử thì không được ăn 5 thứ cay nồng là tỏi, kiệu, hành, nén và hẹ.

5. Không được không khuyên người sám hối.

Phật tử thì khi thấy người đồng giới phạm tội, phải khuyên bảo họ thành tâm sám hối, chứ không được làm ngơ trước tội lỗi của họ.

6. Không được không cầu chánh pháp.

Phật tử thì khi trông thấy các vị pháp sư tinh thông giáo pháp Đại thừa đi đến, phải đứng dậy cung kính đón tiếp lễ bái, cung cấp các thứ cần thiết, đồng thời cung thỉnh vị pháp sư ấy thuyết pháp cho mình nghe mỗi ngày 3 lần.

7. Không được không đi nghe pháp.

Phật tử thì khi biết nơi nào có vị pháp sư thuyết giảng kinh điển, giới pháp, đều phải đến nghe và tiếp thu một cách thành kính.

8. Không được phản lại giới pháp Đại thừa.

Phật tử thì không được phản bội giáo pháp Đại thừa, cho rằng giáo pháp ấy không do Phật thuyết, rồi thọ trì những kinh luật của Nhị thừa, ngoại đạo ác kiến, với nội dung phủ nhận Phật tính.

9. Không được không giúp đỡ người bệnh.

Phật tử thì khi thấy bất cứ người bệnh nào cũng phải hết lòng chăm sóc như phụng sự chính đức Phật, nhất là khi cha mẹ, sư trưởng đau ốm lại càng phải dốc lòng chữa trị; vì trong các đám ruộng phước thì sự chăm sóc người bệnh là đám ruộng phước tốt nhất.

10. Không được tàng trữ dụng cụ sát sinh.

Phật tử thì không được tàng trữ bất cứ dụng cụ gì có thể dùng để sát hại sinh vật, vì lẽ Phật tử Bồ-tát thì đối với kẻ sát hại cha mẹ mình, cũng không được giết lại để trả thù, huống chi lại tàng trữ những vật dùng để sát hại các sinh vật vô tội.

11. Không được làm kẻ chủ mưu gây chiến.

Phật tử thì không được vì lợi lộc hay vì ác ý mà làm sứ thần liên minh quân sự, gây ra chiến tranh, làm tổn hại sinh mệnh của đồng loại.

12. Không được buôn bán tàn nhẫn.

Phật tử thì không được cố ý buôn bán người, súc vật và các dụng cụ ma chay.

13. Không được vô cớ phỉ báng người khác.

Phật tử thì không được vu khống những người hiền lương nhân đức, những vị pháp sư, Hòa thượng v.v... rằng họ phạm 7 tội nghịch, 10 giới nặng một cách vô cớ.

14. Không được thiêu đốt bừa bãi.

Phật tử thì không được sinh tâm tàn ác phóng hỏa đốt cháy núi rừng, đồng nội, đến nỗi lửa cháy lan đến thành ấp, xóm làng, nhà cửa và cây cối của dân chúng.

15. Không được chỉ dạy sai lệch.

Phật tử thì phải hướng dẫn, chỉ dạy kinh luật Đại thừa cho bất cứ ai cần đến, chứ không được chỉ dạy cho họ kinh luật của Nhị thừahọc thuyết của ngoại đạo tà kiến.

16. Không được nói pháp rối loạn.

Phật tử thì phải học tập thấu đáo kinh giới của Đại thừa, rồi đem thuyết giảng cho những ai cần đến một cách chính xác, chứ tuyệt đối không được vì tham lợigiảng giải rối loạn, sai lạc kinh điểngiới pháp của Đại thừa.

17. Không được ỷ thế ham cầu.

Phật tử thì không được vì lợi lộc, danh vọng mà thân cận giới quyền quí, rồi cậy thế lực của họ, yêu sách, chiếm đoạt tài sản của người khác một cách ngang ngược.

18. Không được mù mờ làm thầy.

Phật tử thì phải thọ trì, học hỏi giới pháp của Bồ-tát cho thông suốt, chứ không được mù mờ mà làm pháp sư truyền giới cho người khác.

19. Không được hủy báng người có giới đức.

Phật tử thì không được sinh tâm xấu ác phỉ báng, vu khống những vị Tỳ-kheo có giới đức một cách vô cớ.

20. Không được không phóng sinh và làm phước.

Phật tử thì phải thực hiện phóng sinh và khuyến khích mọi người phóng sinh, đồng thời phải xem hai giới nam, nữ như cha mẹ của chính mình, nhất là khi cha mẹ, anh em qua đời, phải cung thỉnh pháp sư thuyết giảng kinh giới Bồ-tát, để tạo phước lành cầu cho họ được siêu sinh.

21. Không được giận dữ báo thù.

Phật tử thì không được trả thù đối với những kẻ đã gây họa cho mình, vì lẽ, tàn sát sự sống là trái với đạo hiếu sinh của Bồ-tát; nhất là những Bồ-tát xuất gia thì càng phải thể hiện tâm đại bi xóa bỏ mọi oán thù.

22. Không được kiêu căng không học.

Phật tử thì không được tự thị thông minh, giàu sang, địa vị, tuổi tác, rồi khinh thường những vị pháp sư nghèo hèn, thấp kém, nhỏ tuổi, vì thế không chịu đến thọ giáo, mặc dù họ có đủ tài đức xứng đáng để dạy bảo mình.

23. Thọ giới phải đúng quy định, không được không truyền kinh giới.

Phật tử, sau khi Phật Niết-bàn, muốn thọ giới Bồ-tất, mà trong vòng ngàn dặm không có vị pháp sư truyền giới, thì có thể sám hối cho đến khi nào thấy được tướng tốt, rồi tự thọ giới trước tượng Phật, Bồ-tát là đắc giới. Nếu không thấy được tướng tốt thì có thọ cũng không đắc giới. Nhưng, nếu thọ trước vị pháp sư, thì thọ là đắc giới, vì do sự kế thừa liên tục. Hơn nữa, nếu là pháp sư thì không được tự cho mình thông hiểu kinh luật, thân cận kẻ quyền quí, rồi khinh khi những người tha thiết cầu học, không chịu giải đáp những thắc mắc của họ.

24. Không được học các sách khác

Phật tử thì không được bỏ giáo pháp cao quí của Đại thừa mà học tập sách vở phủ nhận Phật tánh của Nhị thừa, ngoại đạo và những luận thuyết thế tục tạp nhạp khác.

25. Không được lạm dụng gây rối.

Phật tử, sau khi Phật Niết-bàn, nếu có trách nhiệm điều hành các pháp sự và những cơ sở của giáo hội, thì phải khéo léo hòa giải mọi sự mâu thuẫngiữ gìn chu đáo các vật dụng của Tam bảo.

26. Không được không đãi khách Tăng chu đáo.

Phật tử đã thọ giới Tỳ-kheo Bồ-tát, khi thấy những khách Tăng từ xa đến thì phải đón rước, tiếp đãi niềm nở, ân cần, cung cấp cho họ những nhu yếu cần thiết. Nếu có thí chủ cúng dường chúng Tăng thì phải cúng dường các vị khách Tăng bình đẳng như những Tỳ-kheo cựu trú.

27. Không được thọ thỉnh riêng biệt.

Phật tử thì tuyệt đối không được lấy những lợi dưỡngthí chủ cúng dường (cho Tăng) làm của mình, vì những lợi dưỡng ấy là của chư Tăng mười phương.

28. Không được thỉnh Tăng riêng biệt

Phật tử, dù xuất gia hay tại gia Bồ-tát, khi muốn thỉnh chư Tăng để cúng dường cầu phước, thì phải thỉnh chư Tăng theo thứ tự mà thầy tri sự đã sắp xếp, chứ không được thỉnh riêng, vì thỉnh riêng là nề nếp của ngoại đạo. Hơn nữa, nếu thỉnh riêng thì dù thỉnh 500 vị Thánh Tăng cũng không bằng thỉnh một vị Tăng phàm phu theo thứ tự.

29. Không được sống bằng tà mạng.

Phật tử thì không được vì vụ lợi, tàn ác mà làm nghề mại dâm, coi tướng, tốt xấu, đoán mộng lành dữ, làm các chú thuật và pha chế thuốc độc v.v..., vì làm những việc ấy thì trái với đạo từ bi của Bồ-tát.

30. Không được làm những việc điên đảo.

Phật tử thì không được sinh tâm bất kính phỉ báng Tam bảo, nói tốt làm xấu, tâm lý đảo điên, phá trai phạm giới, không tuân thủ giới luật Phật chế.

31. Không được không cứu không chuộc.

 Là Phật tử sống trong thời mạt pháp đầy những nhiễu nhương, nếu thấy hàng ngoại đạo hay kẻ tàn ác đem bán các tranh tượng PhậtBồ tát, bán các kinh luật, hoặc đem bán những người xuất gia để làm tôi đòi cho quan lại, thì phải phát tâm từ bi, tìm mọi phương tiện mua lại các tranh tượng Phật, Bồ-tát và chuộc lại các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni đã bị bán.

32. Không được làm tổn hại chúng sinh.

Phật tử thì không được cất giữ dao gậy, cung tên, mua bán gian lận, dựa thế kẻ cầm quyền cướp đoạt tài sản của người, cũng không được dùng tâm ác độc phá hoại sự thành công của kẻ khác, và nuôi các loại súc vật như chồn heo mèo chó.

33. Không được tà tâm làm quấy

Phật tử thì không được sinh tâm tàn nhẫn xem nam nữ đấu sức, không được xem nghe ca múa, không được cờ bạc, bói toán và làm liên lạc cho giặc.

34. Không được rời tâm Bồ-đề

Phật tử thì phải nghiêm trì giới pháp đã lãnh thọ, ngày đêm 6 thời đều đọc tụng, như giữ chiếc phao khi bơi qua biển cả, và tuyệt đối không một giây phút nào rời khỏi tâm Bồ-đề.

35. Không được không phát đại nguyện

Phật tử thì phải phát nguyện hiếu thuận với cha mẹ, sư trưởng, Tam bảo; nguyện gặp được bậc pháp sư cao minh, nguyện kiên trì gìn giữ giáo pháp của Phật dù phải mất mạng.

36. Không được không phát đại thệ

Phật tử thì phải phát thệ rộng lớn, kiên trì giữ giới pháp của chư Phật, thà bỏ thân mạng, quyết không đem cái thân phá giớithọ dụng 4 sự cúng dường của thí chủ; thà hủy hoại 6 căn, chứ quyết không để cho 6 căn đắm trước 6 trần mà vẫn ngang nhiên hưởng thọ thí chủ cúng dường; đồng thời thề nguyện làm cho tất cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

37. Không được không hành đầu-đà và Bố-tát hằng tháng.

Phật tử thì mỗi năm phải thực hành đầu-đà trong hai kỳ mùa đôngmùa hạ; dù đi bất cứ nơi đâu cũng phải mang theo 18 vật dụng cần thiết bên mình, và không được mạo hiểm đi đến những nơi có tai nạn nguy hiểm, hằng tháng phải thực hiện Bố-tát 2 1ần, đọc tụng 10 giới trọng và 48 giới khinh.

38. Không được ngồi không thứ tự.

Phật tử thì phải ngồi đứng có thứ tự đúng với chánh pháp, nghĩa là ai thọ giới trước thì ngồi trước, ai thọ giới sau thì ngồi sau, chứ không kể là già hay trẻ; tuyệt đối không được ngồi hỗn loạn như những kẻ ngoại đạo ngu si.

39. Không được không làm lợi lạc.

Phật tử thì phải khuyến hóa mọi người xây dựng chùa tháp, kiến thiết Tăng xá; trong những lúc gặp hoạn nạn đau ốm, hay khi những người thân như cha mẹ, sư trưởng v.v... qua đời, nên trì tụng, diễn giảng kinh luật Đại thừa để cầu phước.

40. Không được chọn lựa truyền giới

Phật tử thì khi cho người thọ giới Bồ-tát không được chọn lựa, vì từ chư thiên các cõi trời Sắc giới, Dục giới cho đến loài người, thậm chí cả quỷ thần hễ ai nghe hiểu được tiếng nói của giới sư Bồ-tát thì đều có thể thọ giới Bồ-tát; ngoại trừ những kẻ phạm 7 tội nghịch, vì những người này dù có thọ cũng không đắc giới. Khi truyền giới rồi giới sư phải dạy giới tử mặc pháp y bằng màu sắc pha tạp (hoại sắc). Người xuất gia khi đã thọ giới Bồ-tát thì không được lạy bất cứ ai dù là cha mẹ hay quốc vương.

41. Không được vì tham lợi mà làm thầy.

pháp sư Bồ-tát thì phải hiểu thể thức trao truyền giới pháp Bồ-tát, không được cho người phạm 7 tội nghịch thọ giới. Khi giới tử thọ giới mà phạm 10 giới nặng thì giới sư phải dạy họ sám hối trước hình tượng Phật và Bồ-tát cho đến khi nào thấy được tướng tốt như thấy Phật đến sờ trên đầu, thấy ánh sáng hay hoa sen thì tội lỗi mới tiêu tan. Nếu như không thấy được tướng tốt thì phải thọ lại giới pháp. Nếu phạm 48 giới nhẹ thì đối thủ sám hối với một vị đồng pháp thanh tịnh, tội sẽ tan biến. Nhưng nếu phạm 7 tội nghịch thì dù có sám hối cũng không có hiệu quả. Là pháp sư thì phải am tường các vấn đề trên, chứ không được tham danh lợi mà làm thầy một cách mù mờ.

42. Không được nói giới cho kẻ ác.

Phật tử thì không được nói giới pháp cao quý của chư Phật cho những kẻ chưa thọ giới Bồ-tát, cho hàng ngoại đạo và những người ác, những kẻ phủ nhận Phật tính, ngoại trừ quốc vương.

43. Không được cố ý phạm giới.

Nếu Phật tử đã lãnh thọ giới pháp của chư Phật mà cố ý hủy phạm thì không được nhận mọi vật hiến cúng của thí chủ. Khi người này đi đến đâu thì bọn quỉ sẽ quét dấu chân cho mất, và sẽ bị người đời lên án là tên đạo tặc trong Phật pháp.

44. Không được không trọng kinh luật.

Phật tử thì phải trân trọng kinh luật Đại thừa, phải dùng những phương tiện tốt nhất để ghi chép và cất giữ vào trong hộp bằng thất bảo.

45. Không được không giáo hóa người và vật.

Phật tử thì phải phát tâm đại bi, khi thấy bất cứ ai đều nên khuyên thọ lãnh 3 quy y và 10 giới pháp; hoặc khi thấy loài cầm thú thì khuyên chúng phát tâm bồ-đề.

46. Không được thuyết pháp trái phép tắc.

Người xuất gia thọ giới Bồ-tát khi đi truyền giáo thì phải giữ đúng thể thức tôn quý của một vị pháp sư, không được đứng thuyết pháp cho thính chúng ngồi nghe.

47. Không được khống chế Phật giáo.

Nếu quốc vương, thái tử, đại thần v.v... đã đem đức tin thanh tịnh lãnh thọ giới pháp cao quý của chư Phật thì không được ỷ thị quyền quý cao sang mà phá hoại chánh pháp của Như Lai bằng cách đặt ra những quy định kiềm chế 4 chúng đệ tử của Phật xuất gia hành đạo, hoặc không cho xây chùa đúc tượng, truyền bá kinh luật; hoặc đặt ra chức thống quản để chế ngự Tăng chúng, lập sổ hộ tịch để kiểm tra chư Tăng; hoặc để cho Tỳ-kheo Bồ-tát đứng dưới đấtbạch y cư sĩ lại ngồi trên tòa cao, trái với tôn ti trật tự theo tinh thần của giới pháp.

48. Không được phá hoại đạo pháp.

Phật tử đã có hảo tâm xuất gia thì không được dựa dẫm thế lực của vua quan, xuyên tạc giới pháp của Phật, bắt ép những người xuất gia phải làm công cụ cho chính quyền. Nếu làm như thế thì đó là con vi trùng trong thân sư tử ăn thịt sư tử, là người Phật tử phá hoại Phật pháp chứ không phải ngoại đạo ma vương nào phá hoại Phật pháp. Người đã lãnh thọ giới pháp của chư Phật thì phải hết lòng gìn giữ, khi thấy kẻ ác phá hoại Phật pháp thì mình tự cảm thấy như bị trăm ngàn mũi kim đâm vào tim mình; huống gì lại đang tâm hùa theo kẻ ác để làm băng hoại Phật pháp.

(Bảng tóm tắt này dựa vào Bồ-tát giới Phạm Võng của HT. Trí Quang, xb.1994)

B. Giới bản Du-già

­ 4 Giới trọng

1. Vì tham cầu lợi dưỡng mà khen mình chê người thì phạm tội Tha thắng (Ba-la-di).

2. Gặp người xin tiền, xin pháp mà không bố thí, thì phạm tội Tha thắng.

3. Vì giận dữ đánh người bị thương, có người can mà không nghe, thì phạm tội Tha thắng.

4. Hủy báng giáo pháp Bồ-tát, đề xướng giáo lý mới, thì phạm tội Tha thắng.

­ 43 Giới khinh

1. Không cúng dường Tam bảo, thì phạm Khinh tội.

2. Tham danh lợi, thì phạm Khinh tội.

3. Khinh người đồng pháp, thì phạm Khinh tội.

4. Người mời cúng dường mà không đến, thì phạm khinh tội.

5. Không nhận vật do người bố thí, thì phạm Khinh tội.

6. Không thí pháp cho người cầu xin, thì phạm Khinh tội.

7. Không làm lợi ích cho người, thì phạm Khinh tội.

8. Cùng học chung với Thanh Văn, thì phạm Khinh tội.

9. Vì phương tiện lợi tha, được làm các nghịch hạnh:

(1) Trừng trị người ác để cứu độ họ.

(2) Đoạt lại vật của kẻ cướp, để họ khỏi đọa địa ngục.

(3) Có thể hành dâm với người nữ, để cảm hóa họ.

(4) Có thể nói vọng ngữ, để cứu người khỏi đọa lạc.

(5) Có thể nói lời ly gián, để cứu người khỏi quả khổ.

(6) Có thể nói lời thô ác, để làm lợi cho người.

(7) Có thể nói thêu dệt, để dẫn người vào đường thiện.

10. Nếu cười nói múa may làm trò cười cho thiên hạ, thì phạm Khinh tội.

11. Nếu nói: “Chán Niết-bàn, không cần đoạn phiền não”, thì phạm Khinh tội.

12. Nói điên đảo pháp Bồ-tát, thì phạm Khinh tội.

13. Không cứu giúp người bị khốn khổ, thì phạm Khinh tội.

14. Nếu đánh mắng lại kẻ đánh mắng mình, thì phạm Khinh tội.

15. Không tha thứ người xâm phạm mình, thì phạm Khinh tội.

16. Không nhận người khác sám hối, thì phạm Khinh tội.

17. Giận hờn người khác mà không nguôi, thì phạm Khinh tội.

18. Tham của bố thí, ái nhiễm đồ chúng, thì phạm Khinh tội.

19. Lười biếng, mê ngủ, thì phạm Khinh tội.

20. Nói nhảm nhí mất thì giờ, thì phạm Khinh tội.

21. Kiêu căng không cầu thầy dạy, thì phạm Khinh tội.

22. Không bỏ tham dục, thì phạm Khinh tội.

23. Tham đắm thiền vị cho là công đức, thì phạm Khinh tội.

24. Nếu nói: “Bồ-tát không nên học pháp Tiểu thừa”, thì phạm Khinh tội.

25. Bỏ tạng Bồ-tát, học tạng Thanh văn, thì phạm Khinh tội.

26. Bỏ nội điển, học ngoại điển, thì phạm Khinh tội.

27. Đam mê nghiên cứu dị luận, ngoại đạo, thì phạm Khinh tội.

28. Phật pháp thậm thâm không tin mà hủy báng, thì phạm Khinh tội.

29. Dù giáo pháp khó hiểu, khó tin cũng không được hủy báng; nếu hủy báng thì phạm Khinh tội.

30. Vì sân si khen mình, chê người, thì phạm Khinh tội.

31. Kiêu căng không chịu đi nghe pháp, thì phạm Khinh tội.

32. Khinh thường, chê bai pháp sư, thì phạm Khinh tội.

33. Vì oán hận, không giúp đỡ bạn, thì phạm Khinh tội.

34. Giận dữ không giúp người bệnh, thì phạm Khinh tội.

35. Vì giận mà nói điên đảo giáo pháp cho người muốn nghe, thì phạm Khinh tội.

36. Không biết tri ân, báo ân, thì phạm Khinh tội.

37. Thấy chúng sinh gặp nạnkhông giải cứu, thì phạm Khinh tội.

38. Có người đến xin tiền, thức ăn mà không cho, thì phạm Khinh tội.

39. Nuôi Tăng chúng mà không cấp dưỡng, thì phạm Khinh tội.

40. Vì giận dữkhông giáo hóa người khác, thì phạm Khinh tội.

41. Không tán thán người tài đức, thì phạm Khinh tội.

42. Không trị phạt kẻ đáng trị phạt, thì phạm Khinh tội.

43. Có thần túc mà không dùng để nhiếp phục kẻ ác, thì phạm Khinh tội.

(Tóm tắt Du-già Giới bản (Bồ-tát Giới bản), No.1501, Đ.24, tr.1110b)

C. Giới bản Ưu-bà-tắc

­ Sáu giới trọng

1. Từ thân này đến thân thành Phật, trong thời gian ấy, không được sát sinh.

2. Từ thân này đến thân thành Phật, trong thời gian ấy, không được trộm cắp.

3. Từ thân này đến thân thành Phật, trong thời gian ấy, không được tà dâm.

4. Từ thân này đến thân thành Phật, trong thời gian ấy, không được nói dối.

5. Từ thân này đến thân thành Phật, trong thời gian ấy, không được nói lỗi của người tại gia và người xuất gia.

6. Từ thân này đến thân thành Phật, trong thời gian ấy, không được bán rượu, nấu rượu.

­ 28 Giới khinh

1. Không cúng dường cha mẹ, sư trưởng, đó là Bồ-tát tại gia phạm tội thất ý.

2. Say đắm rượu chè, đó là Bồ-tát tại gia phạm tội thất ý.

3. Cố ý gớm ghê không chăm sóc người bệnh khổ, đó là Bồ-tát tại gia phạm tội thất ý.

4. Khi gặp người hành khất, không nhiều thì ít, phải tùy tâmbố thí, nếu để họ đi về tay không, đó là Bồ-tát tại gia phạm tội thất ý.

5. Nếu thấy Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Trưởng lão, bậc Tôn đức, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di v.v... không đứng dậy nghinh tiếp, lễ bái hỏi thăm, đó là Bồ-tát tại gia phạm tội thất ý.

6. Nếu thấy Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di hủy phạm giới đã thọ, sinh tâm kiêu mạn, rồi nói rằng: “Ta hơn những người kia, những người kia không bằng ta”, đó là Bồ-tát tại gia phạm tội thất ý.

7. Trong mỗi tháng có sáu ngày trai, nếu không đi thọ Bát quan trai giới, không cúng dường Tam bảo, đó là Bồ-tát tại gia phạm tội thất ý.

8.  Trong khoảng 40 dặm, có nơi thuyết pháp, mà không đến nghe, đó là Bồ-tát tại gia phạm tội thất ý.

9. Thọ dụng vật của thường trụ Tăng như: ngọa cụ, giường, tòa ngồi, đó là Bồ-tát tại gia phạm tội thất ý.

10. Nghi trong nước có vi trùng, nhưng vẫn tùy tiện dùng, đó là Bồ-tát tại gia phạm tội thất ý.

11. Không có bạn mà vẫn một mình đi vào những nơi hiểm nạn, đó là Bồ-tát tại gia phạm tội thất ý.

12. Một mình ngủ lại tại chùa Ni, nếu là Ưu-bà-tắc, hoặc chùa Tăng, nếu là Ưu-bà-di, đó là Bồ-tát tại gia phạm tội thất ý.

13. của cải, thân mạng mà đánh mắng người giúp việc, trẻ con hầu hạ, hoặc người ngoài..., đó là Bồ-tát tại gia phạm tội thất ý.

14. Nếu đem thức ăn dư thừa dâng cúng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, hoặc cung cấp cho người đồng giới, đó là Bồ-tát tại gia phạm tội thất ý.

15. Nếu nuôi (những loài vật ăn thịt) như mèo, chồn..., đó là Bồ-tát tại gia phạm tội thất ý.

16. Khi có các loài vật như voi, ngựa, trâu, dê, lừa, lạc đà v.v... mà không làm phép tịnh thí cho những người chưa thọ giới, đó là Bồ-tát tại gia phạm tội thất ý.

17. Nếu không sắm các thứ y bát, tích trượng, ngọa cụ (để phòng khi cần cúng dường cho vị xuất gia thọ Bồ-tát giới), đó là Bồ-tát tại gia phạm tội thất ý.

18. Nếu vì nuôi thân mạng mà phải làm ruộng, nhưng không tìm nước trong (để tưới) và đất ruộng cũ (để trồng trọt), đó là Bồ-tát tại gia phạm tội thất ý.

19. Nếu vì nuôi thân mạng mà mở tiệm buôn bán hàng hóa, thì khi đã thỏa thuận giá cả với ai rồi, không được đem bán cho người trả giá cao hơn. Cân đấu dùng để cân đo hàng hóa phải đúng mức đã định từ trước; nếu cân đấu không đúng mức, phải sửa chữa lại cho đúng mức. Nếu không như vậy, đó là Bồ-tát tại gia phạm tội thất ý.

20. Nếu hành dục tại chỗ không thích hợp, không đúng lúc, đó là Bồ-tát tại gia phạm tội thất ý.

21. Nếu buôn bán mà đẩy giá lên xuống, mua rẻ, bán đắt, gian lận trốn thuế, đó là Bồ-tát tại gia phạm tội thất ý.

22. Trái phạm luật pháp nhà nước, đó là Bồ-tát tại gia phạm tội thất ý.

23. Nếu có lúa mới, hoa trái, dưa rau các thứ đầu mùa, không cúng dường Tam bảothọ dụng trước, đó là Bồ-tát tại gia phạm tội thất ý.

24. Nếu chúng Tăng không chấp thuận mà vẫn tự mình thuyết pháp, tán thán quan điểm riêng của mình, đó là Bồ-tát tại gia phạm tội thất ý.

25. Trên đường đi mà dành đi trước Tỳ-kheo, Sa-di, đó là Bồ-tát tại gia phạm tội thất ý.

26. Khi dọn thức ăn ở giữa Tăng chúng, mà thiên vị thầy mình lựa chọn các thứ ngon dâng nhiều hơn các vị khác, đó là Bồ-tát tại gia phạm tội thất ý.

27. Nếu nuôi tằm, đó là Bồ-tát tại gia phạm tội thất ý.

28. Trên đường đi gặp người bệnh tật mà không dừng lại chăm sóc, làm các phương tiện, dặn bảo những người tại chỗ giúp đỡ, lại thản nhiên bỏ đi, đó là Bồ-tát tại gia phạm tội thất ý.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/07/2010(Xem: 57816)
29/06/2010(Xem: 52172)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.