Larung Gar! Larung Gar! Nguyện tiếng chuông này ngân vang xa Thấu cõi Thiên Tiên, cùng địa ngục Trên trời, Dưới đất, Bàng hoàng xót xa!
Cớ chi xua đuổi người tu hành? Khi nơi đó không gươm dao súng đạn. Cớ chi tàn phá chốn thiền môn? Khi nơi đó không tranh giành tác loạn
Cớ chi sợ lời từ bicầu nguyện Cho hòa bình hạnh phúc nơi nơi? Cớ chi sợ hàng ngàn pho-tượng-sống, Chỉ đêm ngày tĩnh tọa an vui?
Gươm Bát-Nhã vô thanh, vô tướng, Từng đoạn lìa thù hận sân si. Những gì người đang phá hủy, Chỉ là gạch ngói vô tri. Vì ngôi chùa trong tâm mỗi người con Phật, Không quyền lực nào có thể lấy đi!
Ai qua chốn cũ, nhìn sự tang thương Có thấy nơi đâu, thực bãi chiến trường?
Chính tâmđiên đảo, tâm si vọng, Khiến kẻ vô minh đã lạc đường!
Kẻ đang chủ quyền đất đai mênh mông, Lại sợ từng bước chân người lưu vong! Sức mạnh vô hình Từ Bi, Trí Tuệ, Đó mới thực là sức mạnh vô song!
Tín tâmbất hoại, không ngại bão giông, Thì bạo lực nào ngăn được Pháp-âm! Nên Tăng-đoàn ấy, nhân dân ấy, Vẫn băng rừng, vượt núi, qua sông.
Nhật nguyệt trên vai, đôi bờ mưa nắng, Gieo hạt từ bi, từng bước chân đi. Thế giới giang tay đón người nguy khốn Không quê hương, Mà quê hương khắp chốn!
Larung Gar! Larung Gar! Linh địa truyền trao bao lời Phật dạy, Bờ mê đã bỏ, bến giác từng qua. Namo Sakya Muni Buddha!
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu.
Còn
Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.