Tản Mạn: Thiền Là Gì, Thiền Để Làm Gì ?

03/07/20191:00 SA(Xem: 8589)
Tản Mạn: Thiền Là Gì, Thiền Để Làm Gì ?

Tản mạn: THIỀN LÀ GÌ, THIỀN ĐỂ LÀM GÌ ?
Tâm Lễ-Nguyễn Ngọc Luật

 

ngoi thien 21Thiền là gì? Thiền để làm gì? Nghe qua tựa đề chắc quý vị sẽ nghĩ rằng câu hỏi thật là thừa. Thiền là gì? Thiền để làm gì?  thì Đức Phật đã chỉ rỏ trong kinh điển rồi, lại thêm trải qua hơn hai ngàn năm trăm năm truyền bá giáo lý đạo Phật. Thiền là gì? Thiền để làm gì? đã được Chư Tổ luận giải, hướng dẫn qua kinh luận cũng đã nhiều rồi. Lại nữa vấn đề này cũng đã được những vị thiền sư đương đại thuyết giảng, phân tích, lý luận, giảng dạy trực tiếp cũng như trong vô số sách vở và băng đĩa…. Thế nên có thể nói rằng Thiền là gì? Thiền để làm gì? đã được trả lời trong thiên kinh vạn quyển rồi, hàng hậu học chúng ta muốn thì cứ tìm mà nghiên cứuthực hành cần gì phải đặt lại câu hỏi đó nữa?!

Thế đó, câu hỏi tưởng chừng đơn giản  như thế nhưng thực tế có nhiều vị Phật tử chúng ta không trả lời được và  lý do là: do chưa học tới, chưa đọc tới, chưa thực  hành tới nên còn mù mờ không trả lời cho suôn sẻ được. Và rồi chúng ta thấy Thiền là một điều gì cao siêu lắm chỉ dành cho những bậc thượng căn, thượng trí hành trì, còn ta thôi thì chỉ dừng ở mức tụng kinh, bài sám, niệm Phật xem như cũng đã hành trì rồi!

Trở lại câu chuyện  tọa thiền,  mời anh chị em ta chúng ta cùng ngồi lại bên nhau, cùng thưởng thức chén trà mai để mạn đàm chung quanh câu chuyện thiền cho vui vẻ, nhẹ nhàng. Tôi rót mời anh em thưởng thức tách trà nóng, hương trà thơm thoang thoảng thật là dễ chịu nhưng có vài cái xác trà cùng ra theo khiến ta chưa thể uống được. Thôi thì, chẳng có cách gì khác hơn là để tách trà yên và chờ đợi cho các xác trà lắng xuống rồi thưởng thức nhé. Trong khi chờ đợi tôi xin kể anh chị nghe câu chuyện làm quà, xin hỏi có anh chị nào có dịp đi về vùng nông thôn Nam Bộ không, nơi đây kinh rạch chằng chịt, nước chảy quanh nhà  nhưng mà nguồn nước sạch như nước giếng hay nước máy thì không có,  người dân chỉ còn cách ra múc nước sông  đổ vào một lu nước rồi thả vào đó một cục phèn chua để lóng cặn trong vài giờ là đem ra xài nấu nướng, sinh hoạt… Có dịp nào đó anh em chèo thuyền dạo chơi trên mặt hồ một đêm trăng sáng thật đẹp như mơ không, trăng đẹp quá nhưng  mái chèo khua làm cho mặt hồ dợn sóng, hơn nữa những cơn gió liên tục thổi, lại thêm những chú chim bói cá thỉnh thoảng lặn xuống hồ tìm mồi...Tất cả những thứ đó xảy ra liên tục khiến  mặt hồ cứ lao xao gợn sóng, cho nên ta không thể nào ngắm ánh trăng soi trên mặt nước được. Muốn soi được ánh trăng ngà cùng xem  mặt trăng lung linh  dưới nước không có gì khác hơn là ngừng tất cả các hành vi trên lại. Chèo không khua nước, gió ngừng thổi, chim ngừng lặn…thì mặt hồ sẽ trở nên êm ả tỉnh lặng, thế là ánh trăng sáng soi mặt nước và ta có thể ngắm bóng trăng chìm dưới lòng hồ đẹp như mơ…

Ba câu chuyện trên cũng là cách để giải thích Thiền là gì và  Thiền để làm gì. Tâm ta luôn lăng xăng vọng động, ý ta luôn dong ruổi khắp các ngã đường không lúc nào đứng yên  nên tâm được ví như con vượn, ý được ví như con ngựa “tâm viên ý mã”. Vì tâm lăng  xăng vọng động , vì ý mãi dong ruổi triền miên nên ta cứ hoài mãi không bao giờ được sống an nhiên, không bao giờ được phút giây tỉnh lặng để cho cuộc sống được thơ thới nhẹ nhàng, xa lìa phiền não. Chứ chưa nói đến việc tâm ý có định tỉnh thì ta mới được làm chủ được cảm xúc, làm chủ được hành vi tạo tác. Vì thế muốn tâm an nhiên, ý tỉnh lặng thì phải hạ thủ công phu tọa thiền, thế thôi. Và tọa thiền thì phải làm gì? Xin thưa không làm gì cả, chỉ cần ngồi yên một chổ, cột chặt tâm vào một chổ, một đề mục cố định  thì tâm sẽ an, trí sẽ sáng. Như  ba ví dụ trên, không đụng vào tách trà thì cặn sẽ lắng, để lu nước yên thì nước sẽ tự trong, ngừng tất cả các hành động trên mặt hồ làm lao xao mặt nước thì mặt hồ tỉnh lặng, ánh trắng tức khắc sẽ chiếu soi thế thôi!

Lan man những câu chuyện vụn vặt như thế để anh chị thấy rằng, thiền là gì và thiền để làm gì thật đơn giản phải không.  Nghe qua thì thấy đơn giản vậy, nhưng để thực hànhhiệu quả thì cũng phải tinh cần nổ lực dụng công đúng phương pháp cùng với ý chí quyết tâm mới thực hiện được những điều tưởng chừng đơn giản như thế!

Công năng của Thiền Phật giáo là như thế, diệu dụng ta có được là hoa trái, là kết quả do nhân gieo trồng qua quá trình hành trì niêm mật chứ không phải ngồi thiền để tìm kiếm một cái gì cao siêu hay mong cầu được thần thông hay một phép lạ nào đó. Nếu ngồi thiền với tâm mong cầu sẽ chứng đắc điều gì đó, đạt được thần thông hay phép lạ siêu nhiên nào đó,  thì với tâm mong cầu  như thế để mà dụng công thì ngũ ấm ma sẽ hiện hành,  những huyển cảnh sẽ đến khiến cho  ta vui mừng vì tưởng đã đạt được những điều ước siêu nhiên, thần thông hay phép lạ rồi cho rằng mình đã chứng được tầng thiền nào đó. Tâm hoang tưởng dẫn ta đến những huyển cảnh như thế, khiến ta có cảm giác như mình là người đã “chứng”, thế là  “loạn thiền” hay “tẩu hỏa nhập ma” đã được hình thành như thế. Lúc đó người thực tập thiền sẽ thấy mình đang sống trên trần gian mà chân không chạm đất!

Ngài Triệu Châu hỏi ngài Nam Tuyền:

-Thế nào là đạo

- Bình thường tâm thị đạo. (Tâm bình thường là đạo)

Dĩ nhiên ở đây ta không thể hiểu theo cách tâm bình thường là tâm của một kẻ phàm phu sống theo bản năng tự nhiên vốn có, mà tâm bình thường ở đây có nghĩa là tâm vượt ra ngoài sự thấy biết một cách vô minh của phàm phu mà cái thấy vượt thoát ra ngoài tâm phân biệt, nhìn mọi vật thấy được bản chất của nó, thấy được nó như chính nó đang là, thuận theo lẻ tự nhiên không can thiệp, không uốn nắn nó theo ý mình, không mang cặp kính màu để nhìn nó.

Tâm bình thường này có thể so sánh  với cái thấy của thiền sư Duy Tín nói về hành trình tu tập của mình như sau:

 “ Trước khi gặp thiện tri thức, tôi thấy núi là núi sông là sông, sau khi gặp thiện tri thức tôi thấy núi không là núi, sông không phải là sông. Sau ba mươi năm tôi thấy núi là núi sông là sông”.

Không lý giải dông dài ta cũng có thể thấy cái nhìn về núi sông ban đầu là cái thấy của phàm phu, cái nhìn về núi sông sau cùng là cái nhìn của bậc giác ngộ, cũng như tâm bình thường của phàm phu khác xa tâm bình thường của bậc giác ngộ!

Phật Hoàng-Trần Nhân Tông có bài phú “Cư trần lạc đạo” có bốn câu thơ

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên

Cơ tắc xan hề khốn tắc miên

Gia trung hữu bảo hưu tầm mích

Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền?

Dịch nghĩa

Ở đời vui đạo hãy tùy duyên

Đói đến thì ăn, mệt ngũ liền

Trong nhà có báu thôi tìm kiếm

Đối cảnh không tâm, chớ hỏi thiền.

Cũng tương tự như trên, đói thì ăn, mệt thì ngủ,  nhưng đói ăn mệt ngủ của kẻ phàm phu thì đó là hành động của bản năng, còn đói ăn, mệt ngủ của bậc giác ngộ là hành động của trí tuệ bát nhã. “Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”đạt đến trạng thái thấy cảnh mà không sinh tâm vui-buồn, thương-ghét, yêu thích-chán chường… là coi như  đạt đạo rồi hỏi thiền làm chi nữa!

Lan man một hồi lại tự hỏi: Thiền là gì? Thiền để làm gì? Anh em hè?. Chuyện trò dông dài trà nguội mất rồi. Thôi “uống trà đi”…

Tâm Lễ-Nguyễn Ngọc Luật

 

Bài đọc thêm:
Thiền góp phần tạo nên sự sống sót kỳ diệu



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/12/2023(Xem: 2865)
07/08/2023(Xem: 2118)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.