Trải nghiệm thiền tập với chư Tăng tại Nhật Bản

03/08/20191:02 SA(Xem: 7049)
Trải nghiệm thiền tập với chư Tăng tại Nhật Bản
TRẢI NGHIỆM THIỀN TẬP
VỚI CHƯ TĂNG TẠI NHẬT BẢN

Gia Trúc (theo National Geographic)

Một vị sư tại chùa Eihei-ji đang thiền tọa
Một vị sư tại chùa Eihei-ji đang thiền tọa
Đó là lời kể và cũng lời mời gọi đầy thú vị từ ký giả nổi tiếng Stephanie Cavagnaro của tạp chí thuộc kênh truyền hình National Geographic, có trụ sở tại Hoa Kỳ. Bài viết được in trong số báo phát hành vào tháng 7 và 8.
Stephanie cho biết, khóa thiền tập được tổ chức trong chùa nên mọi sinh hoạt được sắp xếp và hướng dẫn theo nếp sống chư Tăng xuất gia.

“Chỉ mới 3g30 sáng, tôi đã được đánh thức bởi một nhà sư. Khi đang loay hoay với chăn, gối và còn trong cơn buồn ngủ, giọng gọi thức giấc nhẹ nhàng được lặp lại vài lần như kéo tôi ra khỏi chiếc giường ấm áp. Trong khi đó, bên ngoài trời tối đen và không khí lạnh đang bao phủ”, Stephanie kể.

Eihei-ji, ngôi chùa được xây dựng vào thế kỷ thứ XIII, trung tâm của tông phái Tào Động Nhật Bản, là nơi cung cấp khóa học như một cơ hội tìm về với giá trị đích thực tự thân mà Stephanie đã tham dự.

“Sau khi vệ sinh cá nhân, tôi đã phải nhanh chóng thay thường phục bằng áo lễ nhà chùa để kịp thời thiền tọa buổi sáng. Đêm trước đó, sư Taiken Yokoyama, vị Tăng sĩ trong chùa đã giải thích rõ cho tôi tầm quan trọng của việc buông bỏ những tạp niệm thuộc về quá khứ”, Stephanie kể.

Khóa thiền tập diễn ra trong khung cảnh nhẹ nhàng và yên ả của buổi sớm mai nơi ngôi chùa tọa lạc trên núi cao. Vị ký giả của National Geographic được chỉ tường tận từng bước một về cách thức quán chiếu hơi thở cũng như mục đích của thiền tọa. Cùng lúc đó, Stephanie cũng được giải thích về sự nhiệm mầu của việc quay về với thời điểm hiện tại.

“Chúng ta chỉ có thể cảm thụ và nhận diện hạnh phúc khi ta có thể sống tốt với hiện tại. Đây chính là những lời mà đến nay tôi vẫn còn nghe văng vẳng bên tai mình mỗi khi nhớ lại kỷ niệm đẹp này”, Stephanie chia sẻ.

Chùa Eihei-ji được kiến tạo vào năm 1244 bởi thiền sư Nhật Bản khả kính Dōgen. Ngày nay, ngôi chùa là nơi tu học chuyên về thiền tập của khoảng 150 chư Tăng. Ngôi chùa tọa lạc tại vùng đất Fukui và được biết đến với nhiều khóa thiền được tổ chức để cống hiến đến Phật tử trong và ngoài nước.

“Sau vài chục phút thiền tọa thì đến giai đoạn thiền hành. Chúng tôi gồm 5 người thực tập thiền hành theo sự hướng dẫn của thầy Taizen, một Tăng sĩ khác đang tu học tại chùa. Yêu cầu của việc thực tập này là bạn không được tạo ra bất kỳ tiếng động nào ngay cả tiếng bước chân đi hoặc tiếng sột soạt của quần áo đang mặc”, Stephanie cho biết thêm.

Cũng theo bài viết của Stephanie, sau thời thiền còn là một thời khóa biểu nghiêm ngặt được thiết kế chi tiết, bao gồm việc thọ thực, tập thể dục, chấp tác, nghiên cứu sách Phật, thiền tập, thiền tọa vào buổi chiều và buổi tối... trong một không gian khép kín rộng khoảng 30 hecta.

“Trước khi tham gia khóa thiền này, tôi nghĩ mình không thể vượt qua được vì mọi thứ ở đây tĩnh lặng quá mức. Nhưng giống như những gì sư Taiken Yokoyama nói, tôi có cảm giác mình là một con người khác, nhẹ nhàng trong tâm trí và có thể dễ dàng bỏ qua những cảm thọ tiêu cực từ những gì mình học được sau vài ngày ở chùa”, Stephanie nhìn nhận.

Với những gì trải nghiệm, Stephanie khuyên độc giả nên thử đến với chùa Eihei-ji một lần để biết rằng thiền tập cũng chỉ đơn giản là những hoạt động mang tính chánh niệm diễn ra hàng ngày như: ăn uống, di chuyển, lao động v.v... Gia Trúc (theo National Geographic)
____________________________
Chùa Eihei-jiĐÔI NÉT VỀ CHÙA EIHEI-JI Chùa Eihei-ji là ngôi chùa chính của tông phái Soto-shu (Tào Động Tông), được mở ra như một đạo trường thiền tự dành cho những người xuất gia bởi thiền sư Dogen - người đã giác ngộ những lời dạy của Phật về "Tọa Thiền" tại nước Tống, Trung Quốc vào năm Kangen thứ 2 (năm 1244) trong thời Kumakura (1185 - 1333), tức cách đây khoảng 700 năm trước. Phái Soto có 2 ngôi chùa chính, một cái là chùa Soji-ji ở Yokohama-shi, Kanagawa, một cái chính là chùa Eihei-ji này đây. Hai ngôi chùa này còn được gọi là "Ryoudai Honzan" (Lưỡng Đại Bản Sơn) như là nguồn gốc tín ngưỡng và cội nguồn của phái Soto-shu. Diện tích bên trong chùa rất rộng khoảng 100 ngàn tsubo (khoảng 330 ngàn ㎡),  trước hết là nơi tập trung tu hành được gọi là Shichi-do Garan (7 toà kiến trúc trong chùa) gồm cổng San-mon, Phật đường, Pháp đường, Tăng đường, bếp ăn Daiku-in, buồng tắm Yoku-shitsu và Tosu tức buồng vệ sinh; bên cạnh đó chùa còn mở rộng với 70 kiến trúc điện đường lầu các lớn nhỏ khác. Hiện tại có khoảng 200 tu sĩ đang cố gắng học tập ngày đêm theo một nghi thức được Dogen qui định rất nghiêm ngặt. Bên trong chùa được các tu sĩ quét dọn sạch sẽ tạo nên một bầu không khí trang nghiêm. Chỉ cần chứng kiến cuộc sống thường ngày của các tăng lữ tu hành giữa bầu không khí thanh tịnh, được bao bọc bởi những cây tuyết tùng nghe nói cũng phải đến 700 năm tuổi, khách viếng thăm sẽ có cảm giác dường như cột sống được kéo căng. Thậm chí vào mùa đông, cả vùng ngập tràn tuyết trắng, vậy mà các tu sĩ cũng phải tập luyện để đi chân trần. Các lữ khách mùa đông mặc dù đã sẵn sàng chống lại cái lạnh, những cũng có lẻ vẫn cảm nhận được đầy đủ không khí bên trong chùa. Ở chùa Eihei-ji, nếu như đặt trước thì sẽ có chế độ trọ lại, có thể trải nghiệm cảnh sinh hoạt của các tu sĩ, ngồi thiền, nghe kinh phật, dùng các món chay, và tham gia các buổi huấn luyện thiền tâm.
Phương tiện di chuyển: Từ ga JR Fukui đi xe Keifuku bus đến chùa Eihei-ji khoảng 10 phút. Trường hợp đi bằng ô tô thì từ Fukuikita IC gần nhất đi khoảng 15 phút. (Theo Japan Hoppers)


.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/12/2023(Xem: 3141)
07/08/2023(Xem: 2219)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.