Mười Pháp Quán Tưởng Hướng Dẫn Hành Thiền

15/09/20224:10 SA(Xem: 13856)
Mười Pháp Quán Tưởng Hướng Dẫn Hành Thiền
MƯỜI PHÁP QUÁN TƯỞNG
Hướng dẫn hành thiền
BÌNH ANSON biên soạn
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO 2019 


Mười pháp quán tưởngGIỚI THIỆU

Tập sách này được biên soạn dựa theo phần kết luận và hướng dẫn hành thiền trong cuốn Mindfully Facing Disease and Death: Compassionate Advice from Early Buddhist Texts (Tỉnh thức trước bệnh tật và cái chết: Lời khuyên từ bi trong kinh văn Phật giáo sơ kỳ), tác giả là Bhikkhu Anālayo, xuất bản năm 2016 và dựa theo các bài đàm luận chia sẻ Phật pháp của chúng tôi trong Room Phật giáo Nam truyền của mạng PalTalk do Tỳ-khưu Trí Đức chủ trì trong năm 2017 và 2019.

Mười pháp quán tưởng trình bày trong tập sách này dựa theo lời dạy của Đức Phật cho Trưởng lão Girimānanda đang lâm trọng bệnh, được ghi lại trong bài kinh số 60, chương Mười Pháp của Tăng chi bộ, tạng Pāli (AN 10.60). Bài kinh tương đương cũng được tìm thấy trong tạng Kanjur của Phật giáo Tây Tạng, là một trong số mười ba bản kinh được một vị tỳ-khưu Sri Lanka đem đến truyền báTây Tạng trong thế kỷ 14.

Thành kính xin tri ânTrí Đức và Sư Anālayo. Xin hồi hướng những phước báu tạo được đến quý Sư, quý thầy tổ ân nhân, ông bà cha mẹ, thân nhân trong gia đình, bạn bè bốn phương, các thiện hữu trong nhóm ấn tống và quảng bá kinh sách, cùng chư thiên và mọi loài chúng sinh trong cõi ta-bà.

Bình Anson Perth, Tây Úc, tháng 10-2019

MỤC LỤC
GIỚI THIỆU
DẪN NHẬP 
CÁC HƯỚNG DẪN HÀNH THIỀN CHO NGÀI
GIRIMĀNANDA 
1. Quán tưởng vô thường (năm uẩn
2. Quán sáu căn và sáu trầnvô ngã 
3. Quán bất tịnh 
4. Tưởng nguy hại 
5. Quán tưởng về sự từ bỏ 
6. Tưởng ly tham 
7. Tưởng đoạn diệt 
8. Tưởng về không ưa thích đối với tất cả thế giới 
9. Tưởng vô thường trong tất cả hành 
10. Niệm hơi thở 
TOÀN BỘ TIẾN TRÌNH THIỀN QUÁN 
PHỤ ĐÍNH
KINH GIRIMĀNANDA, bản Pāli 
KINH GIRIMĀNANDA, bản Tây Tạng 

DẪN NHẬP

 

Trước tiên tôi (Bhikkhu Anālayo) sẽ tóm tắt ngắn gọn một số điểm chính về phương cách đối diện với bệnh tật và cái chết. Sau đó, tôi sẽ trình bày cách tiếp cận thực tiễn về các hướng dẫn hành thiền mà Đức Phật đã dạy cho Trưởng lão Girimānanda trong bài kinh số 60, chương Mười Pháp của Tăng chi bộ, tạng Pāli (AN 10.60)

Điểm quy chiếu cơ sở và nền tảng cho quan điểm của Phật giáo sơ kỳ về bệnh tật và cái chết là sự giảng dạy về Tứ Thánh đế. Sự nhìn nhận chân thành về tham áichấp thủ là những nguyên nhân đưa đến hoạn khổ (dukkha) là nền tảng chẩn đoán cần thiết để dùng trí tuệ Phật giáo như là liều thuốc chữa trị cho các trường hợp bị tác động bởi bệnh tật và cái chết. Kết hợp vào sự giảng dạy này là Bát chi Thánh đạo nhắm đến thực chứng toàn bộ sức khỏe tâm linh qua sự giác ngộ hoàn toàn. Mặc dù việc huân tập tâm trong Phật giáo sơ kỳ tạo ra nhiều điều kiện để chữa bệnh và chăm sóc xoa dịu cơn đau, mục đích tối hậu là giúp vượt xa hơn nữa, tiến đến mục tiêu cuối cùng là thoát vòng sinh tử luân hồi.

Dựa trên điểm quy chiếu đó, sự phân biệt giữa những cơn đau về thân và về tâm cần phải được nhận thức rõ ràng. Bằng cách tránh các mũi tên đau đớn về tâm, tâm trí có thể được giữ khỏe mạnh ngay cả khi thân thể đau đớn. Giữ tâm khỏe mạnh đòi hỏi phải có tập luyện tâm, nhất là giữ Niệm, chi phần đầu tiên của bảy chi phần đưa đến giác ngộ (thất giác chi) và cũng là phẩm chất quan trọng được vun trồng qua công phu thực hành bốn pháp lập niệm (satipaṭṭhana). Qua các lời dạy của Đức Phật, tiềm năng của Niệm để đối mặt với các cơn đau và dẫn đến chữa lành luôn luôn được nhắc đến trong Phật giáo sơ kỳ. Thậm chí áp dụng cho những ai có khả năng nhập thiền, vốn có thể giúp đè nén các cơn đau, các vị ấy vẫn chọn cách đối diện cơn đau với chánh niệm.

Bên cạnh yếu tố Niệm, một khía cạnh quan trọng khác trong Phật giáo sơ kỳ để đối diện bệnh tật và cái chết là sự nhấn mạnh liên tục về tâm không dính mắc, nhất là đối với năm uẩn và sáu căn giác quan. Ở đây, nền tảng cho sự không dính mắc này là tuệ quán về vô thường, về tính không có khả năng tạo hài lòng lâu dài của năm uẩn và sáu căn (khổ) và về kết luận rằng chúng là rỗng không (vô ngã). Trau dồi sự tự do sâu sắc thoát khỏi mọi ràng buộc đó được dựa trên nền tảng của giới hạnh, tự nó cung cấp nguồn lực về vô úy – không sợ hãi, khi hành giả bị bệnh hoặc tiến gần đến cái chết.

Khi giúp hướng dẫn những người trong giây phút cận tử, việc tinh luyện dần dần các động lực nội tại để hướng đến hạnh phúc có thể được áp dụng để giúp người sắp chết ra đi với nội tâm an bình mà không còn các hình thức bám víu thô tháo. Trong giờ phút lâm chung, phương cách tốt nhất là giúp người ấy đem tâm an trú vào bốn nơi thiêng liêng (brahmavihāra – tứ phạm trú: từ, bi, hỷ, xả) để tiếp cận với trạng thái “thiên đàng trên trái đất” trong tâm.

Không chỉ trong trường hợp bệnh tật mà còn khi đối mặt với cái chết, yếu tố Niệm rất có giá trị giúp người ấy giữ tâm cân bằng với các cảm thọchống lại khuynh hướng gây ra các phản ứng bất thiện trong tâm. Thực hành như thế, giờ phút lâm chung trở thành một cơ hội để phát sinh tuệ quán giải thoát. Bên cạnh giá trị hỗ trợ chúng ta đối diện với cái chết, Niệm còn có vai trò chuyển hóa các kinh nghiệm đau buồn. Để quán tưởng về cái chết của mình, niệm hơi thở có thể giúp ta hiểu biết rõ ràng rằng thật ra, một người chỉ sống đến hơi thở tiếp theo.

Các phương cách đối diện bệnh tật và cái chết có thể tập hợp lại trong một khung hành thiền như Đức Phật đã dạy cho ngài Girimānanda, bao gồm tuệ quán về tính vô thường của năm thủ uẩn, tính vô ngã của sáu căn, bản chất bệnh hoạn của cơ thể, nhu cầu thanh lọc tâm, tâm trí thiện lành là mục đích tối hậu và các hướng dẫn chi tiết về niệm hơi thở. Thực hiện một chương trình hành thiền như đã giúp ngài Girimānanda phục hồi sức khỏe là một phương cách áp dụng những lời dạy trong kinh điển nguyên thủy về bệnh tật và cái chết vào công phu hành thiền của mỗi hành giả



pdf_download_2
muoi-phap-quan-tuong-huong-dan-hanh-thien-binh-anson-bien-soan


Cảm ơn anh Bình Anson đã gởi tặng Thư Viện Hoa Sen
phiên bản điện tử tập sách quý này


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/12/2023(Xem: 3191)
07/08/2023(Xem: 2232)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.