Chú ý cảm nhận hơi thở và trải nghiệm thân thể êm dịu

28/04/20201:00 SA(Xem: 9877)
Chú ý cảm nhận hơi thở và trải nghiệm thân thể êm dịu

CHÚ Ý CẢM NHẬN HƠI THỞ
TRẢI NGHIỆM THÂN THỂ ÊM DỊU
Thích Phụng Sơn

 

thich phung sonTrong đạo Phật, tu tập giúp phát triển khả năng tự tri, mà các nhà tâm lý học gọi là khả năng tự nhận thức (self awareness), là sự nhận biết về các trạng thái thân và tâm chính mình. Trong Kinh Quán Niệm Hơi Thở, đức Phật dạy cách thực hành chi tiếtcụ thể về nhận biết bốn lãnh vực thân thể, cảm giác, các trạng thái tâm lý cùng các đối tượng nhận thức nơi mỗi chúng ta. Hai bước đầu tiên cần thực hành là chú ý và nhận biết hơi thở vào, hơi thở ra và nhận biết thân thể cùng làm cho thân thể thư giãn và an tịnh.

                                               Khả năng tự tri

Theo giáo sư Davidson, chuyên gia nghiên cứu thần kinh học về cảm xúc và là người phát động phong trào phát triển hạnh phúcsức khỏe qua thiền tập, thì tùy nơi mỗi người mà khả năng tự tri có nhiều hay ít. Người có khả năng bén nhạy, khi có những thay đổi trong thân thể hay những cảm xúc nơi tâm thì nhận biết nhanh chóng chúng thuộc loại tích cực hay tiêu cực. Ngược lại với loại người này, là người người mù mờ, không nhận biết rõ ràng về những thay đổi cảm giác nơi thân hay những cảm xúc nơi tâm . Điều này có thể làm phát sinh những hậu quả không tốt cho sức khỏe thể chấttâm thần của họ. Tuy nhiên, người nhận biết cảm xúc của mình quá nhiều lại có thể bị gia tăng căng thẳng khi nhìn thấy ngươi khác bị tai nạn, thương tích, bệnh tật hay khổ đau. (1) Nhiều nhân viên xã hội, y tá, bác sĩ hay tâm lý trị liệu rơi vào trong tình trạng này, nhất là trong thời gian dịch bệnh virus corona gây viêm phổi cấp tính đang hoành hành gây bệnh tật và chết chóc khắp nơi.  

Giáo sư Davidson đặt câu hỏi về khả năng tự tri như sau:

   “ Bạn có biết về những ý tưởngcảm xúc của chính bạn hay không? Bạn có cảm nhận những thông điệp cơ thể bạn báo cho bạn biết hay không? Hay bạn hành động hoặc phản ứng mà không biết lý do tại sao mình làm hay điều mình làm vì nội tâm của bạn mờ mịt nên không được ý thức nhận biết. Những người gần gủi bạn nhất có hỏi tại sao bạn không bao giờ hướng về sự tự tìm hiểu mình và họ tự hỏi tại sao bạn lại hay lo lắng, ganh tị, thiếu kiên nhẫn hay hung hăng?” (2)

Tiến sĩ Alan Fogel, giáo sư tâm lý học ở đại học Utah, tỉnh Salt Lake City, Hoa Kỳ, đã bỏ ra nhiều năm nghiên cứu về sự  tự nhận biết chính mình qua cảm nhận cảm giác thân thể. Ông là tác giả sách về sự quan trọng của tự nhận thức: Tâm sinh lý học của tự tri: Khám phá lại nghệ thuật thất truyền của cảm giác thân thể, trong đó ông định nghĩa tự nhận thức hay tự tri là ngay nơi thân tự nhận biết, hay hiện thân tự nhận thức (embodied self-awareness), là ”khả năng chú ý về chính bản thân mình, cảm nhận những cảm giác, cảm xúccử động của chính mình” vào ngay lúc này và nơi đây. (3)

Nói một cách thật giản dị về điều trên: Chúng ta cảm nhận cảm giác thân thể mình khi chúng ta chú ý vào hơi thở vào và hơi thở ra cùng nhận biết cảm giác nơi thân. Lúc đi, cảm nhận cảm giác nơi thân lúc chân bước tới hay lúc ăn uống, cảm nhận cảm giác xuất hiện nơi lưỡi cùng những  phản ứng xuất hiện. Những điều này đã được dức Phật dạy chi tiết trong Kinh Thân Hành Niệm:

“... Chánh niệm, vị ấy thở vô. Chánh niệm, vị ấy thở ra. Hay thở vô dài, vị ấy biết: "Tôi thở vô dài". Hay thở ra dài vị ấy biết: "Tôi thở ra dài". Hay thở vô ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở vô ngắn". Hay thở ra ngắn, vị ấy biết: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác cả toàn thân, tôi sẽ thở ra". An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập...” (4)

Chú ý và nhận biết trạng thái thân thể trong các hoạt động khác nhau qua sự thực hành lời đức Phật dạy trong Kinh Thân Hành Niệm đem đến những lợi ích lớn lao do pháp này:

“… được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến cảm hứng lớn, lợi ích lớn, an ổn lớn khỏi các khổ ách, chánh niệm tỉnh giác, đưa đến chứng đắc tri kiến, đưa đến hiện tại lạc trú, đưa đến chứng ngộ quả minh và giải thoát.”

Như thế, bước đầu tu tập là chú ý và nhận biết trạng thái thân thể lúc đi, đứng, ngồi, nằm cùng các hoạt động bình thường khác trong ngày và qua đó mà thân thể được an ổn và trong lành. Lúc ấy chúng ta cảm nhận trạng thái êm dịu nơi thân và trạng thái êm dịu của thân đưa đến niềm vui nơi tâm. Sau đó, qua sự tiếp tục tu tập, đưa đến chứng đắc tri kiến và  hiện pháp lạc trú. Hiện pháp là những gì xảy ra trong giây phút hiện tại, những gì đang có trong lúc này, lạc trú là ở trong niềm vui hay an trú trong hạnh phúc. Qua sự thực hành niệm thân làm cho thân thể êm dịu và từ đó mà sống hạnh phúc ngay lúc này và nơi đây.

                                   Sướng hay khổ đều là cảm thọ

Tất cả niềm hạnh phúc hay khổ đau con người, dù tinh thần hay thể chất, đều đưa đến sự cảm nhận ba loại cảm giácđức Phật dạy chúng ta cần nhận biết rõ ràng. Đó là lạc thọ thuộc thể chất hay tinh thần, khổ thọ thuộc thể chất hay tinh thần cùng cảm giác trung tính không sướng không khổ còn được gọi là xả thọ.

 

thọ

                                Lạc thọ  (H.1 & 2)            Xả thọ (H.3)                    Khổ thọ (H.4 & 5)

Các nhà nghiên cứu thần kinh học hiện nay cho rằng tất cả các cảm xúc con người đều quy về sự cảm nhận niềm vui hay nỗi khổ. Riêng về khổ thọ thuộc thể chất, các chuyên gia tâm lý phân ra làm 10 mức độ và áp dụng vào trong các cuộc nghiên cứu tâm lý hay các bác sĩ dùng để giúp bệnh nhân biết mức độ đau cụ thể của mình như sau:

 

face

 

                 Thực hành tuệ tri là trải nghiệm ba thọ

 

Đạo Phật đề cao sự thấy biết chân thật hay thấy biết bằng trí tuệ về ba loại cảm giác lúc nào cũng có mặt là sướng (lạc thọ), khổ (khổ thọ) hay xả thọcảm giác trung tính (không sướng không khổ). Lúc có niềm vui thì con người thường bị cuốn vào cảm giác sung sướng mà không để ý gì đến điều gì khác. Khi có khổ đau thể chất hay tinh thần thì có người có phản ứng như than trách, lo lắng, buồn, rầu, sợ hãi, trốn tránh hay chống lại chúng bằng cách tìm đến những thứ giải trí cho bớt sầu đau. Lúc không có cảm giác sướng khổ thì nhiều người lại thấy đời tẻ nhạt hay vô vị. Và cuộc sống sướng khổ nối tiếp cứ như thế mà trôi qua trong vòng luẩn quẩn vô tận của luân hồi miên viễn.

Để thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn này cùng cảm nhận được ý nghĩa kỳ diệu của đời sống, đức Phật dạy chúng ta thực hành bước đầu tiên là nhận biết rõ ràng tánh chất của ba cảm giác luân phiên xuất hiện đó. Trong Kinh Niệm Xứ, đức Phật dạy cần thực hành tuệ tri để nhận biết trực tiếp và rõ ràng về ba thọ, là trải nghiệm các cảm giác sướng, khổ hay trung tính khi chúng có mặt:

Này các Tỳ Kheo, ở đây Tỳ Kheo khi cảm giác lạc thọ, tuệ tri ‘tôi cảm giác lạc thọ’; khi cảm giác khổ thọ, tuệ tri ‘tôi cảm giác khổ thọ’; khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ, tuệ tri ‘tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ’. Hay khi cảm giác lạc thọ thuộc về vật chất, tuệ tri ‘tôi cảm giác lạc thọ thuộc về vật chất’; hay khi cảm giác về lạc thọ không thuộc về vật chất, tuệ tri ‘tôi cảm giác lạc thọ không thuộc về vật chất’; hay khi cảm giác khổ thọ thuộc về vật chất tuệ tri ‘tôi cảm giác khổ thọ thuộc về vật chất’; hay khi cảm giác khổ thọ không thuộc về vật chất, tuệ tri ‘tôi cảm giác khổ thọ không thuộc về vật chất  …”.  (5)

Cũng như vậy mà Ngài dạy chúng ta nhận biết rõ ràng về bất khổ bất lạc thọ là cảm giác trung tính, không sướng cũng không khổ.

Khác với suy nghĩ và hiểu qua các ý tưởng, tuệ trinhận biết tánh chất thực sự các cảm thọ sướng khổ như thị, như tánh chất thật sự của chúng, qua sự trải nghiệm rõ ràngcụ thể, mà không dính mắc vào các phản ứng như ưa hay ghét hoặc ham muốn hay chán ngán trói buộc, nên tâm chúng ta vượt thoát những đối nghịch và đạt được tự dogiải thoát như lời đức Phật dạy trong kinh Hư Không:

Giống như giữa hư không,
Gió nhiều loại thổi lên,
Từ phương đông, phương tây,
Từ phương bắc, phương nam.
Gió có lạnh, có nóng
Gió có bụi, không bụi,
Có gió lớn, gió nhỏ,
Gió nhiều loại thổi lên.
Cũng vậy trong thân này,
Khởi lên nhiều cảm thọ,
Lạc thọkhổ thọ,
Bất khổ bất lạc thọ.
Khi Tỳ Kheo nhiệt tâm,
Tỉnh giác không sanh y,
Do vậy, bậc hiền giả,
Liễu tri tất cả thọ.
Vị ấy liễu tri thọ,
Ngay hiện tại vô lậu,
Thân hoại, bậc Pháp trú,
Đại trí, vượt ước lường.” (6)

            

                                 Tu tập là làm cho hạnh phúc phát sinh

 

Trên thực tế, hơn 2.500 năm qua, các đệ tử của đức Phật đã tu tập và cảm nhận được niềm hạnh phúc lớn lao. Bất cứ người nào cũng có thể làm cho niềm hạnh phúc này xuất hiện trong thân và tâm qua sự thực hành cụ thể phương pháp Ngài đã dạy quý thầy tại đô thị Sàvatthi trong Kinh Tương Ưng Bộ:

Ví như trong cuối mùa mưa, bụi nhớp bay lên và một đám mưa lớn trái mùa lập tức làm chúng biến mất, tịnh chỉ. Cũng vậy, quý thầy, quán niệm hơi thở vào, hơi thở ra được tu tập, làm cho sung mãntịch tịnh, thù diệu, thuần nhất, lạc trú, làm cho các ác, bất thiện pháp đã sanh biến mất, tịnh chỉ lập tức.” (7)

Các ác pháp hay bất thiện pháp là những cảm xúc tiêu cực như ham muốn, giận dữ, sợ hãi, lo lắng hay phiền não nói chung làm cho khổ. Chỉ cần thực hành chú ý vào hơi thở, nhận biết hơi thở vào và hơi thở ra mà không bị các ý tưởng ưa ghét lôi kéo hay trói buộc  thì tâm được bình an và niềm hạnh phúc từ từ xuất hiện. Niềm hạnh phúc đó bao gồm cả thân và tâm hay hỷ và lạc.

Đức Phật đặc biệt hướng dẫn nhận biết về niềm vui hay hỷ lạc nơi thân như sau:

Tỳ-kheo có hỷ lạc do định sanh nhuần thấm thân, phổ biến sung mãn. Khắp trong thân thể, hỷ lạc do định sanh không đâu không có. Cũng như suối trên núi trong sạch không nhơ, nước từ bốn phương chảy đến, đổ vào một cách tự nhiên, tức thì đáy suối nước tự phun lên, chảy tràn ra ngoài, thấm ướt cả núi, phổ biến sung mãn, không đâu không có. Cũng vậy, Tỳ-kheo có hỷ lạc do định sanh nhuần thấm thân, phổ biến sung mãn. Khắp trong thân thể, hỷ lạc do định sanh không đâu không có…”(8)

Đức Phật nói đến một niềm an vui sâu thẳm mà không có sự ham muốn. Điều này, sau 2.500 năm, giáo sư thần kinh học Kringelbach, chuyên gia về cảm xúc hạnh phúc và khổ đau, qua các cuộc nghiên cứu thần kinh học, đã phát biểu:

 “ Hạnh phúc có thể được định nghĩa một cách tốt nhất là niềm vui ưa thích mà không có sự ham muốn. Đó là trạng thái thỏa mãn mà không có sự dính mắc, trạng thái an vui kỳ diệu mà người Phật tử hướng đến qua sự thực hành thiền.”(9)

Và ông ta thật sự mong muốn: “… một ngày nào đó các chuyên gia thần kinh học sẽ tìm ra cách làm phát sinh trạng thái an vui kỳ diệu này. Lúc  đó, chúng ta sẽ có được một xã hộilợi ích chung thật sự mà trong xã hội đó niềm hạnh phúc của toàn thể mọi người được làm cho tăng lên tối đa.”(10)

Là nhà khoa học, ông mong muốn có một cách gì thật dễ dàng làm phát sinh ra trạng thái an vui kỳ diệu như uống một viên thuốc hay kích thích điện não. Cho đến nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu nhiều cách thực hành với những kết quả giới hạn.

Trong đạo Phật, mục đích của tu tập, hay tự huấn luyện, là cảm nhận niềm hạnh phúc tràn dâng trong hiện tại mà không bị lệ thuộc vào ham muốn (hay tham). Phương pháp thực hành đã có đầy dủ trên 2.500 năm chứ không cần phải chờ đợi như nhà thần kinh học nói trên mong ước sẽ xuất hiện trong tương lai.

Điều này, trên thực tế, đã được đức Phật chỉ dạy cách thực hành rất cụ thể làm phát sinh ra niềm an vui kỳ diệu. Xuyên suốt 25 thế kỷ cho đến nay, hiện có hàng triệu người đang thực hành. Đạo Phật hướng đến sự xây dựng hạnh phúc tốt đẹpvững chãi cho đời sống mỗi cá nhân qua sự tu tập, hay tự huấn luyện thân và tâm, cũng như thực hành các hành vi đem lại niềm an vui lành mạnh, hạnh phúc cụ thể, chân thậtbền vững cho những người khác trong xã hội. Kinh Chân Nhân ghi lại lời đức Phật dạy:

Bậc chân nhân, này các Tỳ kheo, sinh ra trong gia đình, đưa lại lợi ích, hạnh phúcan lạc cho nhiều người; đưa lại lợi ích, hạnh phúcan lạc cho mẹ cha; đưa lại lợi ích, hạnh phúcan lạc cho vợ con; đưa lại lợi ích, hạnh phúcan lạc cho ngừơi hầu hạ, làm công; đưa lại lợi ích, hạnh phúcan lạc cho các bạn bè, thân hữu;  đưa lại lợi ích, hạnh phúcan lạc cho Sa môn, Bà la môn.” (11)

Như thế, đạo Phật là đạo của sự thấy biết chân thật hay trí tuệtình thương yêu rộng lớn hay từ bi. Trí tuệtừ bi là nền tảng của hạnh phúc chân thật. Đức Phật đã nói rất nhiều đến hạnh phúc trong tâm và hạnh phúc nơi thân mà Ngài gọi là hỷ lạc. Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về những kết quả các cuộc nghiên cứu khoa học về niềm vui trong bộ não và trong tâm để ứng dụng vào cuộc sống giúp gia tăng hạnh phúc trong đời sống thường ngày.

                 

                   Cảm giác êm dịu nơi vùng huyệt Ấn Đường

 

Chúng ta ai cũng biết lúc xoa vào vùng ấn đường làm cho cảm giác êm dịu nơi thân xuất hiện. Theo tiến sĩ Micheal Reech Gach, chuyên gia hướng dẫn tự chăm sóc sức khỏe, là giám đốc học viện phát triển sức khỏe qua phương pháp bấm huyệt ở Berkley, California, đã dạy trên 100,000 học viên và là tác giả nhiều sách về bấm huyệt (như Acupressure's Potent Points, Acu-Yoga, Acupressure for Emotional Healing) thì huyệt Ấn Đường là một huyệt rất quan trọng có chức năng  làm cho gia tăng hạnh phúc, trí óc trong sáng và giảm căng thẳng hữu hiệu.(12)

Theo ông, chỉ cần ấn nhẹ vào huyệt Ấn Đường từ 2 đến 3 phút với hai mắt nhắm lại, thở thoải mái và sâu thì có kết quả tốt đẹp. Có thể dùng cách này vào những lúc khác nhau trong ngày khi cần hay lúc nằm trên giường trước khi ngủ. Riêng đối với những người tu tập, thực hành ấn nhẹ vào huyệt Ấn Đường trước khi ngồi thiền hay tập luyện các thế nhẹ nhàng làm phát sinh cảm giác êm dịu, thoải mái cùng niềm an lạc.

faceHình từ lehai trong Học trị liệu.  (14) Xin cám ơn tác giả.

Ngoài cách bấm huyệt Ấn Đường làm phát sinh cảm giác êm dịu, sự chữa trị giúp giảm đau qua châm cứu huyệt Ấn Đường được thông báo rộng rải trong giới y khoa Hoa Kỳ cách đây bảy năm. Sau khi chính phủ Hoa Kỳ cấm dùng thuốc giảm đau codeine, vì thuốc làm phát sinh những biến chứng tiêu cực, vào tháng 2 năm 2013, bác sĩ Ochi thực hành cách làm giảm đau mà không dùng thuốc. Trong cuộc nghiên cứu làm giảm đau không dùng thuốc, sau khi giải phẩu hạch a-mi-đan nơi cổ của 31 bệnh nhân từ 2 tuổi đến 17 tuổi, bác sĩ Ochi đã dùng kim châm vào huyệt Ấn Đường và ba huyệt khác thay vì cho uống thuốc giảm đau codeine. Trước khi được châm kim, các bệnh nhân hay cha mẹ các em bé báo cáo mức đau trung bình là 5.52 trên mức thang độ đau từ 1 đến 10 trong hình ở đầu bài viết. 

 

Ngoài huyệt Ấn Đường, các bệnh nhân còn được châm vào các huyệt Hợp cốc, Nghinh hương và Liêm tuyền giúp thêm cho phần giảm đau. Sau khi được châm kim nơi các huyệt 15 phút thì mức độ đau giảm xuống còn 1.92. Ngoài ra, các vị phụ huynh có con chữa trị cho biết sự giảm đau này kéo dài đến 2 ngày rưởi mà không phải uống thuốc giảm đau. (13)

Theo Đông Y, châm cứu huyệt Ấn Đường cũng giúp chữa trị một số bệnh tật (xin xem phần phụ đính).

                                                         Phần thực hành

 

Bước đầu tiên để trở về với niềm hạnh phúc nơi thân là cảm nhận cảm giác êm dịu nơi thân. Phương pháp giản dị để cảm nhận cảm giác êm dịu và trải nghiệm niềm vui nơi thân là xoa huyệt Ấn Đường rồi cảm nhận cảm giác an lạc nơi vùng ấn đường lúc thở đan điền.

Chúng ta đã thực hành Bước 1: Thở đan điền (xin xem chi tiết trong bài viết:  Tu Tập Để Trải Nghiệm Trạng Thái Bình An Mỗi Ngày, tác giả Thích Phụng Sơn trên Thư Viện Hoa Sen.). Sau đây là phần thực hành tiếp theo:

Phần thực hành. Bước 2: Thở đan điền và cảm nhận cảm giác an lạc. Có hai phần:

 

Phần 1. Xoa huyệt ấn đường

 

Chúng ta có thể ngồi trên ghế hay trên gối thiền. Thở vài hơi cho thân tâm thư giãn rồi dùng đầu ngón tay giữa xoa huyệt ấn đường theo chiều kim đồng hồ 10 lần và ngược chiều kim đồng hồ 10 lần.

Tiếp theo xin thực hành 1 phút: Để đầu ngón tay giữa ấn nhẹ vào huyệt Ấn Đường và:

  • Hít hơi vào, cảm nhận cảm giác thoải mái nơi huyệt ấn đường,
  • Thở ra cảm nhận cảm giác thoải mái nơi huyệt ấn đường.

 

Phần 2. Phối hợp thở đan điền và cảm nhận cảm giác êm dịu nơi thân:

 

Sau khi đã quen với cách thở đan điền, là thở cơ hoành hay thở bụng, chúng ta phối hợp thở đan điền cùng lúc cảm nhận cảm giác êm dịu và thoải mái nơi vùng ấn đường. Xin ngồi trên ghế hay trên gối thiền, thân tâm thư giãn và thực hành từ 5 đến 10 phút:

-        Hít hơi vào bằng mũi, bụng phồng cùng lúc cảm nhận cảm giác êm dịu, thoải máian lạc nhẹ nhàng nơi ấn đường.

-        Thở ra bằng mũi, bụng xẹp cùng lúc cảm nhận cảm giác êm dịu, thoải máian lạc nhẹ nhàng nơi ấn đường.

 

Trong phần thực hành Bước 3, trong bài viết Chú Ý Cảm Nhận Thân Thể Và Trải Nghiệm Hạnh Phúc chúng ta thực hành cảm nhận hạnh phúc cụ thể nơi huyệt Ấn Đường và nơi não trước trán qua Thế Tập Chánh Niệm Thư Giãn.                                                                                

 

 

Phụ đính

Theo Trung Tâm châm cứu tại nhà: Châm cứu vào huyệt Ấn Đường giúp chữa trị các chứng đau đầu , mũi nghẹt, cảm, động kinh, sốt cao co giật, chóng mặt, ói mửa, mất ngủ, xoang mũi viêm, chảy máu cam, mắt đau, xương chân mày đau. (1)

 

le haiHình từ lehai, Học Trị Liệu. Xin cám ơn tác giả.                                                                                                                      
1. Xin xem thêm trong Châm Cứu Tại Nhà: https://www.chamcuutainha.com/huyet-an-duong. htm.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Davidson, R.J. and Begley, S.  (2012).  The emotional life of your brain. New York:  Hudson Street Press, tr. 54-56. 
  2. 2.     Như trên, tr.5.
  3. Alan Fogel (2009) The Psychophysiology of Self-Awareness: Rediscovering the Lost Art of Body Sense. New York: W.W. Norton.
  4. Kinh Thân Hành Niệm, Kinh Trung Bộ. Đại Lão Hòa thượng Thích Minh Châu dịch.
  5. Kinh Trung Bộ, Tập 1, Kinh Niệm Xứ, Quán Thọ. H.T. Thích Minh Châu dịch.
    1. Kinh Trung Bộ, kinh Hư  Không. H.T. Thích Minh Châu dịch.
    2. Kinh Tương Ưng Bộ, Tương Ưng Hơi Thở Vô, Hơi Thở Ra, Phẩm Một Pháp, Kinh Vesàli, H.T. Thich Minh Châu dịch.
    3. Kinh Trung A Hàm, Phẩm Trường Thọ Vương, Kinh Niệm Thân. H.T. Thích Tuệ Sỹ dịch.
    4. Kringelbach, M. L. (2009) The Pleasure Center. New York: Oxford University Press, tr. 219. 
    5. 10.  Như trên.
    6. 11.  Kinh Tăng Chi Bộ, Chương Tám Pháp, Phẩm Bố Thí, Kinh Người Chân Nhân. H.T. Thích Minh Châu dịch.
    7. 12.  Gach, M. R. Self-Care Expert on Acupressure Therapy. <http://www.acupressure.com/Author/bio.htm. Retrieved on Jan. 10, 2014. htm.>
    8. 13.  Ochi JW. (2013) Acupuncture instead of codeine for tonsillectomy pain in children. Int J Pediatr Otorhinolaryngol. Dec, 77(12):2058-62.

   14.  lehai: Huyệt Ấn đường. Học trị liệu https://hoctrilieu.com/khoa-hoc-online/hoc-tri-lieu-can-ban-free

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/12/2023(Xem: 3133)
07/08/2023(Xem: 2218)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.