Thư Viện Hoa Sen

Rào Cản Cản Nào Cho Những Cặp Đôi Khi Không Cùng Tôn Giáo

01/06/20224:33 SA(Xem: 3617)
Rào Cản Cản Nào Cho Những Cặp Đôi Khi Không Cùng Tôn Giáo

RÀO CẢN CẢN NÀO CHO NHỮNG CẶP ĐÔI
KHI KHÔNG CÙNG TÔN GIÁO.
Tâm Anh

 

hon nhan khac ton giaoTình yêu một vấn đề muôn thuở. Nhiều bài văn, bài thơ, phim ảnh…nói rất nhiều về chủ đề này. Tuy vậy, có một vấn đề mà nhiều người yêu nhau thật lòng gặp phải rất khó giải quyết. Trong phạm vi bài viết xin đề cập đến vấn đề rào cản nào cho những cặp đôi khi không cùng tôn giáo?

Tôn giáo để tôn thờ rất thì nhiều, nào là Phật giáo Thiên chúa giáo, Cao Đài, Hòa hảo, Đạo tin lành….Ở đây vì phạm vi bài viết xin đề cập đến 2 tôn giáo lớn chính thốngPhật giáoThiên Chúa giáo.

Bạn có tin duyên số và duyên phận không? Gia đình tôi, một gia đìnhtruyền thống Phật giáo từ nhiều thế hệ, đặc biệtgia đình có 2 chị là Tu sĩ, đã lên hàng Ni trưởng. Trong gia đình nhiều người tham gia sinh hoạt gia đình phật tử từ thời còn niên thiếu. Ấy vậy mà, khi lớn lên tôi cũng không hiểu do duyên và phận thế nào các anh lại thương và kết hôn với những người chị khác quan điểm về tôn giáo.

Hai cặp anh chị của tôi sống với nhau khá hạnh phúc. Anh chị nào cũng chí thú làm ăn theo nghề nghiệp riêng, nuôi con cái trưởng thành và là mẫu mực cho con cái, là những người tốt và lương thiện. Các cháu đều là những công dân hữu ích cho gia đìnhxã hội.
 
Hàng năm gia đình tôi có nhiều lễ cúng giỗ kỷ niệm theo truyền thống phật giáo, các chị và các cháu tham gia nhiệt tình, trọn nghĩa dâu con. Thậm chí, khi đến chùa các chị dâu tôi cung kính cúng hương lên bàn thờ Phật rất chân thành.

Một anh trai khác, anh kế tôi, một người văn hoa thường xuất khẩu thành thơ, những bài thơ mang nét thâm trầm thi vị lắm. Trong một lần tâm sự, anh kể rằng anh và chị yêu nhau nhiều năm nhưng hai anh chị không đến với nhau được bởi rào cản tôn giáo. Đến bây giờ hai anh chị vẫn ở vậy, không ai đến với ai.

Rồi, cháu trai tôi, một thanh niên đầy nhuệ khí và sung sức. Chẳng hiểu duyên và phận thế nào lại yêu một cô gái theo đạo Thiên chúa giáo.

Tại sao trên thế gian này có biết bao nam thanh nữ tú, biết bao người cùng trang lứa để lựa chọn yêu thương nhưng các anh và cháu tôi lại hợp lòng những người không cùng tôn giáo? Xin hỏi tại sao? Ai cho tôi lời giải thích?

Xin hỏi tình yêu là gì? Đây là một câu hỏi vừa khó vừa dễ bởi hầu hết ai trong chúng ta khi trưởng thành cũng ít nhất một lần yêu nhưng chẳng có ai có thể định nghĩa được rõ ràng như thế nào là yêu, thế nào là tình yêu chân chánh và rào cản tôn giáo có phải là những giọt buồn không tên.
Khi yêu nhau giữa hai tâm hồn có sự đồng điệu, rung cảm yêu thương, quan tâmchia xẻ mọi thứ. Có lẽ, chỉ khi yêu, mỗi người mới cảm nhận một cách đúng nghĩa và đầy đủ về tình yêu. Như ai đó từng nói rằng tình yêu là một sợi dây vô hình vô cùng mạnh mẽ để gắn kết hai con người, hai trái tim nồng cháy với nhau.

Vậy khi tình yêu là kết quả cuối cùng của hai tâm hồn thì những rào cản nhỏ là về khoảng cách địa lý, tuổi tác và rào cản lớn là sự khác biệt tôn giáo có phải là lý do để tình yêu đó không tồn tại?  

Để vượt qua rào cản tôn giáo, theo thiển ý của người viết chúng ta nên đơn giản hóa cuộc sống, bỏ qua những tiêu cực, nhìn vào mặt tốt của nhau. Quan trọng nhất là hai tâm hồn đó có tìm thấy sự đồng điệu, có dám hy sinh, thấu hiểu và sống trọn ven cho người mình chọn lựa.

Cũng như bao người khi yêu người không cùng tôn giáo, cháu tôi có hai lựa chọn, một là muốn có vợ thì theo đạo vì đó là truyền thống của gia đình họ. Còn nếu không theo đạo thì coi như ôm mối tình vô vọng trong mộng. Thật là vấn đề nan giải phải không quý vi.

Một sự thật rằng, có nhiều người cùng tôn giáo cũng yêu nhau thắm thiết nhưng sau khi kết hôn vài năm lại đường ai nấy đi. Cũng có người khác tôn giáo nhưng khi tình yêu đủ mạnh thì đạo ai nấy giữ, họ vẫn có một cuộc hôn nhân viên mãn, sống ích nước lợi nhà.

Vậy khi tình yêu đủ lớn, vượt lên mọi rào cản về tôn giáo, dân tộc, ngôn ngữ, màu da…họ có quyền tự do hôn nhân. Có người hỏi vậy thì con cái thì sao? Người văn minh lịch sự nên vượt lên mọi định kiến, con cái cứ để sau 18 tuổi, khi trưởng thành, các cháu sẽ là người tự chọn lựa cho mình một tôn giáo phù hợp. Phải hiểu rằng Đạo là hướng thiện, hướng con người đến với sự công bằngbình đẳng, từ bilợi tha.

Khi tình yêu giữa hai bạn đến với nhau một cách tự nhiên, đủ trưởng thành, đủ có niềm tin vào đối phương tại sao hai bạn không can đảm nắm tay nhau thật chặt và phá vở các định kiến về tôn giáo lỗi thời ấy đi. Bởi vì có người cho rằng tình yêu còn hơn cả bất kỳ một tôn giáo nào trên cuộc đời này. Tôn giáo chính thống nào mục đích cuối cùng cũng đều mang đến niềm vui, cái tốt cho xã hội.

Qua sự việc của gia đình tôi nói riêng và những cặp đôi yêu nhau nói chung, đang gặp những rào cản tôn giáo xin hãy tìm ra tiếng nói chung, hãy cho nhau lời cầu nguyện bình an, cầu mong gặp được người mình yêu thương thật lòng. Xin hãy gạt đi những giọt buồn không tên từ rào cản tôn giáo.
 

 

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: