Bilingual: 142. Telegram From The Embassy In Vietnam To The Department Of State / Công Điện Từ Đại Sứ Quán Hoa Kỳ Tại Việt Nam Gửi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ

30/05/20234:01 CH(Xem: 2265)
Bilingual: 142. Telegram From The Embassy In Vietnam To The Department Of State / Công Điện Từ Đại Sứ Quán Hoa Kỳ Tại Việt Nam Gửi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ

blankBilingual:

142. TELEGRAM FROM THE EMBASSY IN VIETNAM
TO THE DEPARTMENT OF STATE
CÔNG ĐIỆN TỪ ĐẠI SỨ QUÁN HOA KỲ TẠI VIỆT NAM
GỬI BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ 

Author: Trueheart

Translated by Nguyên Giác


us embassy saigon vietnam 

142. Telegram From the Embassy in Vietnam to the Department of State

 

Saigon, June 1, 1963, 1 p.m.

Consul Helble reports from Hue (1030 AM) that large crowds Buddhists gathering various places throughout city. One crowd converging on offices Province Chief and provincial delegate, where former has promised convey to Buddhists GVN reaction to Buddhist demands. Another crowd expected total about ten thousand beginning gather Tu Dam Pagoda. Hunger strike of bonzes scheduled end at 14003 with no clear indication Buddhist plans for later today if dissatisfied with GVN response. Crowds very orderly up till now; however many unverified rumors that Buddhists will not remain passive throughout day.

Large number of police positioned in city and augmented by paratroopers and M-113 vehicles from Quang Tri. Total number police and troops in excess number involved May 8 incident.

Situation considered tense and could erupt in violence if sparked by either side. Chief bonze Tri Quang, among staunchest of militants, has reportedly stated earlier this week, that situation in his view beyond compromise and, in direct confrontation with GVN, Buddhists should seek help from any source, including VC.

Reports from Danang indicate that approximately 0800 parade of Buddhist about 60 bonzes and 12 Buddhist nuns proceeded to Mayor’s office. They carried international Buddhist flag and did not carry Vietnamese flag.

They now standing and sitting across street from his office. Street cleared of all civilians by police and soldiers for 3 blocks. Crowd started to collect and reached total of approximately 2000 on fringe areas by 0900 and were dispersed shortly thereafter by newly arrived troops with steel helmets and sub-machine guns.

Situation in Saigon quiet.

Trueheart

 

Source:

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v03/d142

 

.... o ....

 

142. Công điện từ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam
gửi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

 

Sài Gòn, ngày 1 tháng 6 năm 1963, 1 giờ chiều.

Lãnh sự Helble báo cáo từ Huế (10:30 giờ sáng) rằng rất đông Phật tử tập trung nhiều nơi trong thành phố. Một đám đông tập trung về văn phòng Tỉnh trưởngđại biểu tỉnh, nơi Tỉnh trường đã hứa sẽ truyền đạt cho Phật tử về phản ứng của Chính phủ đối với yêu cầu của Phật giáo. Một đám đông khác dự kiến tổng cộng khoảng mười ngàn người bắt đầu tụ tập ở chùa Từ Đàm. Cuộc tuyệt thực của các nhà sư dự kiến kết thúc vào lúc 14:00 giờ mà không có dấu hiệu rõ ràng về kế hoạch của Phật giáo cho ngày hôm nay nếu không hài lòng với phản ứng của Chính phủ Việt Nam. Đám đông rất trật tự cho đến bây giờ; tuy nhiên nhiều tin đồn chưa được kiểm chứng rằng Phật tử sẽ không thụ động suốt ngày.

Một số lượng lớn cảnh sát bố trí trong thành phố và được tăng cường bởi lính nhảy dù và xe thiết giáp M-113 từ Quảng Trị. Tổng số cảnh sát và quân đội vượt quá số lượng liên quan đến sự kiện ngày 8 tháng 5.

Tình hình được coi là căng thẳng và có thể bùng phát bạo lực nếu do bên nào gây ra. Thượng tọa Trí Quang, một trong những nhà hoạt động kiên cường nhất, được cho là đã tuyên bố vào đầu tuần này, rằng tình hình theo quan điểm của ông là không thể thỏa hiệp và, trong cuộc đối đầu trực tiếp với Chính phủ Việt Nam, Phật tử nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bất kỳ nguồn nào, kể cả VC.

Các báo cáo từ Đà Nẵng cho biết khoảng 08:00 giờ, đoàn diễn hành của Phật giáo khoảng 60 vị tăng và 12 ni sư Phật giáo đã tiến đến văn phòng Thị trưởng. Họ mang theo cờ Phật giáo quốc tế và không mang cờ Việt Nam.

Bây giờ họ đang đứng và ngồi bên kia đường từ văn phòng của Thị trưởng. Cảnh sát và binh lính đã xua ra tất cả dân thường trong 3 dãy phố. Đám đông bắt đầu tụ tập và đạt tổng số khoảng 2000 người ở các khu vực rìa vào lúc 09:00 giờ và bị giải tán ngay sau đó bởi những người lính mới đến với trang bị nón sắt và súng máy.

Tình hình Sài Gòn yên tĩnh.

Trueheart (Quyền Đại sứ Hoa Kỳ tại VN)










Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 11041)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :