Bilingual: 185. From the Embassy: serious loss of support for GVN at home and abroad / Chính phủ Diệm mất sự ủng hộ nghiêm trọng cả trong và ngoài VN

25/06/20233:54 SA(Xem: 1436)
Bilingual: 185. From the Embassy: serious loss of support for GVN at home and abroad / Chính phủ Diệm mất sự ủng hộ nghiêm trọng cả trong và ngoài VN

 

 

blankBilingual:
185. FROM THE EMBASSY:
SERIOUS LOSS OF SUPPORT FOR GVN AT HOME AND ABROAD /
CHÍNH PHỦ DIỆM MẤT SỰ ỦNG HỘ NGHIÊM TRỌNG CẢ TRONG VÀ NGOÀI VN

Author: Trueheart

Translated by Nguyên Giác

us-embassy-saigon-vietnam_200-2

 

185. Telegram From the Embassy in Vietnam to the Department of State

 

Saigon, June 22, 1963, 8 p.m.

1231. I saw Diem at 5 PM for about an hour. Conversation was businesslike and Diem let me do most of talking. If he was irritated at my bluntness, he did not show it, and his manner at end of talk was if anything rather warmer than at beginning.

I first gave Diem paper based on reftel describing it, as suggested, as official Washington assessment which I thought he should see. He read it rather rapidly but made no comment.

I then turned to my belief that deliberate effort was being made by Nhus to sabotage agreement of June 16 and reasons therefor. I cited each of numbered points in Embtel 1224 except one relating to jubilee for Archbisop Thuc. Discussion had become slightly heated by time I reached this item, and I judged it would be more offensive than productive to raise it. Whether Thuan had already gone over these points I do not know; Diem dodged my question on this.

Diem stated flatly that GVN intended to honor agreement—and this was only immediate, positive outcome of discussion. He denied that Nhu was organizing Republican Youth protest against agreement. (On this, as on other points which he disputed, I urged him to make inquiries.)

On Gregory-Madame Nhu paper I gave him full story as we have it; I repeated what I had said to Thuan about it; and I read him Deptel 1255.5 He listened attentively but neither confirmed nor denied charge, nor did he say whether he proposed to do anything.

On Co Son Mon “Convention” he defended right of this sect to have such a meeting and state its views. I said point was whether meeting was subsidized by GVN, whether it was spontaneous, and what would be its effect on Buddhists. There was also question of tendentious reporting of meeting in Times of Vietnam. Diem tended to brush this off. He said GVN and local authorities regularly gave financial and other support to all factors of Buddhist movement. He did not reply on question of censoring newsreel.

I wound up this part of discussion by saying that available information had convinced me and my colleagues that a deliberate effort was afoot to destroy the agreement. I felt obliged to tell him that, if agreement did break down and demonstrations resumed, I thought my government would as matters stood put the blame on GVN. I reminded him that Buddhist leaders were still in Saigon waiting, as they said, for evidence of GVN good faith and specifically for release of persons arrested. Diem said they were being released as fast as they could be processed. However, if processing turned up dossier showing that individual was Communist, Diem indicated he would not be released. (He said that some youths had been found to be members of Communist youth organization.) He also implied that he had at least serious doubts about releasing people who had thrown rocks at police during riot last Sunday. (Buddhists are demanding that everyone picked up in this affair be freed.)

I concluded talk by going over very frankly my assessment of situation and what needed to be done (Embtel 1209) repeating points in paper I had given him, stressing serious loss of support for GVN at home and abroad. I said I hoped he would believe I was speaking as a friend but in any event I had to tell him that he was in a very grave position, in my opinion, and had to take drastic measures, going beyond religious questions, if confidence in his government was to be restored.

I ended by saying that situation seemed to me to be especially tragic because there had been undeniable progress on the military side and in the Strategic Hamlet Program and this progress had continued all during Buddhist affair. It nevertheless had to be recognized that latter could overturn everything that had been accomplished. Whatever he might think about situation, he must accept that he was under most virulent editorial attack in US and that political pressure on US Government was intense.

Diem did not dispute any of this. He simply said sadly that Buddhist affair had been blown up out of all proportion. What people should be worried about was situation in Laos. I said this might be the right judgment strategically but, as he knew, politics did not always follow strategy.

Trueheart

 

Source:

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v03/d185

 

.... o ....

 

185. CÔNG ĐIỆN TỪ ĐẠI SỨ QUÁN HOA KỲ TẠI VN
GỬI BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ

 

Sài Gòn, 22 tháng Sáu, 1963, viết lúc 8 giờ tối.

1231. Tôi gặp [Tổng Thống] Diệm lúc 5 giờ chiều trong khoảng một tiếng đồng hồ. Cuộc trò chuyện giống như công việc bình thường và Diệm để tôi nói hầu hết. Nếu Diệm khó chịu vì sự thẳng thừng của tôi, Diệm đã không để lộ ra ngoài, và phong thái của Diệm khi kết thúc cuộc nói chuyện có phần ấm áp hơn lúc đầu.

Đầu tiên tôi đưa cho ông Diệm xem tờ báo [của ông bà Nhu] dựa trên công điện trước đã mô tả nó, như gợi ý, như đánh giá chính thức của Washington mà tôi nghĩ ông Diệm nên xem. Ông Diệm đọc nó khá nhanh nhưng không bình luận gì.

Sau đó, tôi chuyển sang nói về niềm tin của mình rằng ông bà Ngô Đình Nhu đã cố tình phá hoại thỏa thuận ngày 16 tháng 6 và những lý do tin như thế. Tôi đã trích dẫn từng điểm được đánh số trong Công điện 1224 ngoại trừ một điểm liên quan đến lễ kỷ niệm Đức Tổng Giám mục Thục. Cuộc thảo luận đã trở nên sôi nổi hơn một chút khi tôi nói đến mục này và tôi đánh giá việc nêu ra, nó sẽ gây khó chịu hơn là có hiệu quả. Tôi không biết Thuần đã nói với Diệm những điểm này chưa; Diệm né tránh câu hỏi của tôi về điều này.

Ông Diệm tuyên bố thẳng thừng rằng Chính phủ Việt Namý định tôn trọng thỏa thuận—và đây chỉ là kết quả thảo luận tích cực, tức thời. Ông phủ nhận rằng Nhu đang tổ chức cuộc biểu tình của Đoàn Thanh niên Cộng hòa chống lại thỏa thuận. (Về điều này, cũng như về những điểm khác mà Diệm tranh cãi, tôi đã thúc giục Diệm hãy điều tra.)

Về bạch thư do Gregory soạn thảo về bà Nhu, tôi đã kể cho Diệm nghe toàn bộ câu chuyện như chúng ta đã có; Tôi nhắc lại [với Diệm] những gì tôi đã nói với Thuần về điều đó; và tôi đã đọc cho Diệm nghe Công điện 1255. Diệm chăm chú lắng nghe nhưng không xác nhận cũng không phủ nhận lời cáo buộc [về chuyện ông bà Nhu phá hoại thỏa thuận với PG], Diệm cũng không nói liệu Diệm có tính làm gì hay không.

Về “Đại hội” giáo phái PG Cổ Sơn Môn, Diệm nói Diệm bảo vệ quyền của giáo phái PG này được tổ chức một cuộc họp như vậy và nêu quan điểm của mình. Tôi đã nói vấn đề là liệu cuộc họp có được chính phủ bao cấp hay không, liệu nó có tự phát không, và nó sẽ ảnh hưởng gì đến Phật tử. Cũng có câu hỏi về việc đưa tin có chủ ý về cuộc họp trên tờ Times of Vietnam [báo của ông bà Nhu]. Diệm có xu hướng gạt bỏ điều này. Diệm cho biết Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương thường xuyên hỗ trợ tài chính và các hỗ trợ khác cho tất cả các nhân tố của phong trào Phật giáo. Diệm đã không trả lời về câu hỏi kiểm duyệt bản tin (Nhu xóa khỏi bản tin TTXVN tất cả về thỏa thọận với PG).

Tôi kết thúc phần thảo luận này bằng cách nói rằng những thông tin sẵn có đã thuyết phục tôi và các đồng nghiệp của mình rằng một nỗ lực có chủ ý đang diễn ra nhằm phá hủy thỏa thuận [với PG]. Tôi cảm thấytrách nhiệm phải nói với Diệm rằng, nếu thỏa thuận không thành và các cuộc biểu tình [của PG] lại tiếp tục, tôi nghĩ chính phủ của tôi [Hoa Kỳ] sẽ đổ lỗi cho Chính phủ Việt Nam. Tôi nhắc Diệm rằng các nhà lãnh đạo Phật giáo vẫn đang ở Sài Gòn, như họ nói, đang chờ đợi bằng chứng về thiện chí của Chính phủ Việt Namđặc biệt là việc trả tự do những người bị bắt. Ông Diệm cho biết họ sẽ được thả nhanh nhất có thể để xử lý. Tuy nhiên, nếu việc xử lý hồ sơ cho thấy cá nhân đó là Cộng sản, Diệm cho biết kẻ đó sẽ không được thả. (Diệm nói rằng một số thanh niên đã bị phát hiện là thành viên của tổ chức thanh niên Cộng sản.) Diệm cũng ngụ ý rằng ít nhất Diệm có nghi ngờ nghiêm trọng về việc thả những người đã ném đá vào cảnh sát trong cuộc bạo động vào Chủ nhật tuần trước. (Phật tử đang yêu cầu trả tự do cho tất cả những người bị bắt trong vụ này.)

Tôi kết thúc cuộc nói chuyện bằng cách trình bày rất thẳng thắn đánh giá của tôi về tình hình và những gì cần phải làm (theo công điện 1209) lặp lại các điểm trong bài báo mà tôi đã đưa cho Diệm, nhấn mạnh đến sự mất mát nghiêm trọng đối với Chính phủ Việt Nam trong và ngoài nước. Tôi nói rằng tôi hy vọng Diệm sẽ tin rằng tôi đang nói với tư cách một người bạn nhưng trong mọi trường hợp, tôi phải nói với Diệm rằng theo ý kiến của tôi, Diệm đang ở một vị trí rất nghiêm trọng và phải có những biện pháp quyết liệt, vượt ra ngoài các vấn đề tôn giáo, nếu niềm tin vào chính phủ của Diệm có thể được khôi phục.

Tôi kết thúc bằng cách nói rằng tình hình đó đối với tôi dường như đặc biệt bi thảm bởi vì đã có những tiến bộ không thể phủ nhận về mặt quân sự và trong Chương trình Ấp Chiến lược và tiến trình này đã tiếp tục trong suốt thời kỳ căng thẳng với Phật giáo. Tuy nhiên, người ta phải công nhận rằng cái sau [sự căng thẳng] có thể đảo ngược mọi thứ đã đạt được. Bất kể Diệm có thể nghĩ về tình huống như thế nào, Diệm phải chấp nhận thực tế rằng Diệm đang bị dư luận truyền thông tấn công dữ dội nhất ở Hoa Kỳ và [do vậy] áp lực chính trị đối với Chính phủ Hoa Kỳ là rất lớn.

Ông Diệm không tranh cãi gì về điều này. Diệm chỉ buồn bã nói rằng sự vụ Phật giáo đã bùng nổ quá mức. Điều mọi người nên lo lắngtình hình ở Lào quốc. Tôi nói đây có thể là phán quyết đúng đắn về mặt chiến lược, nhưng như Diệm biết, chính trị không phải lúc nào cũng chạy theo đúng chiến lược.

Trueheart (Quyền Đại sứ Hoa Kỳ tại VN)

 

....o....

 









Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 11039)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :