Bilingual:
192. FROM THE EMBASSY:
TALKING AROUND FOR TWO AND A HALF HOURS,
DIEM AVOIDED THE QUESTION OF BUDDHISM /
NÓI QUANH CO TRONG 2 GIỜ RƯỠI, DIỆM TRÁNH CÂU HỎI VỀ PHẬT GIÁO
Author: Trueheart
Translated by Nguyên Giác
192. Telegram From the Embassy in Vietnam to the Department of State
Saigon, June 28, 1963, 3 p.m.
1246.
Deptel 1271.
Session with President Diem yesterday evening lasted over two and one-half hours. I believe that he was reassured by reftel, of which I gave him text appropriate paragraphs, and by my statement that we would be using first three paragraphs as background for press. However, Diem made no direct comment on demarche and he parried all efforts to get him to speak frankly and directly about his reactions to recent pressures or, indeed, to talk about Buddhist problem at all, except in very superficial way. He did not touch on any of actions and plans mentioned by Thuan (Embtel 1243).3 I concluded that he did not want to allow me to link these actions with U.S. pressures.
Meeting was thus largely a monologue in which Diem covered the waterfront: Laos, military operations, the Chieu Hoi program, Strategic Hamlets, the Republican Youth, and the Women’s Solidarity Movement. Except on Laos (see separate telegram),4 there was nothing essentially new in any of this in terms of information. What was remarkable was the stress he laid on his plans to democratize the country from the bottom up and his very evident intent to impress on me his solidarity with the Nhus (I have never heard him refer to them so frequently).
Diem spoke at length and with passion and considerable eloquence about the fundamental social and political revolution being carried out in Viet-Nam through the Strategic Hamlet Program. The theme was essentially that of Nhu, and Diem in fact specifically acknowledged this. Apart from Strategic Hamlet Program itself, revolution depended upon two things. First, development and instruction of youth, who must be infused with an ideal and with ideas which would enable them to carry on meaningful democratic process. For this, the instrument was Republican Youth led by his brother. He spoke with emotion of courage and devotion these “unpaid” youth had already shown in defending their hamlets, in aiding fire victims, etc. Second essential was to carry out much the same instruction and indoctrination of women “who make up more than half the population”. Instrument here is Women’s Solidarity Movement led by Madame Nhu. He [Page 428]acknowledged that this organization had not made as much headway in provinces as Republican Youth and attributed this in part to fact that Madame Nhu has not been able to travel widely.
Diem said that process he described was moving very rapidly, that one could look forward to full democracy and liberty in two or three years. At that point government sponsored Republican Youth would give way to a mass political and social organization entirely independent of government.
Meanwhile, Diem said government was doing everything possible to stimulate democratic processes and personal liberty. Hamlet elections had been successful and elections would be extended rapidly upwards to province level. In Strategic Hamlet and Republican Youth courses major effort was being made to encourage free and critical discussion and airing of new ideas. On justice, provinces had already been directed to institute as rapidly as possible, and where security conditions permitted, a system of habeas corpus under which no person could be held for longer than 24 hours without a court order., (With only one judge for every three provinces, he said, this was difficult to manage.) Diem again gave Nhu much of credit for this directive.
Diem spoke with great enthusiasm about all this, remarking that Viet-Nam would soon be a model of democracy for all of Southeast Asia. He also dropped a broad hint that he and his Ministers could get job done faster if they could be protected from outside pressures which took up so much of their time—a clear reference to recent events.
Comment: This is plainly some sort of response to our pressures for action to restore public support for government. However, apart from absolutely clear declaration of solidarity with Nhus. I am not sure what to make of it. Specifically, I am not sure whether it is merely a defense of what Diem has been doing all along (it is that all right), or whether it is a forecast of some new and perhaps fairly spectacular steps along same lines.5 For example, public announcement of habeas corpus directive would fit latter category.
I suppose in this case as in others we shall have to find answer to our demarches in actions rather than direct replies. In this connection, I have just received indirect confirmation that Diem leaves for Hue tomorrow.
Trueheart
Source:
https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v03/d192
.... o ....
192. CÔNG ĐIỆN TỪ ĐẠI SỨ QUÁN HOA KỲ TẠI VN
GỬI BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ
Sài Gòn, ngày 28 tháng 6 năm 1963, lúc 3 giờ chiều.
1246.
(Nhắc tới công điện 1271, số thứ tự 137, gửi ngày 29/5/1963, lúc 1:52 p.m.)
Tôi gặp Tổng thống Diệm chiều hôm qua kéo dài hơn hai tiếng rưỡi đồng hồ. Tôi tin rằng Diệm đã yên tâm khi được nhắc lại công điện (1271, ngày 29/5), trong đó tôi đã cung cấp cho Diệm những đoạn văn phù hợp và bằng tuyên bố của tôi rằng chúng ta [Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ] sẽ sử dụng ba đoạn đầu tiên làm nền tảng cho thông cáo báo chí. Tuy nhiên, Diệm đã không đưa ra bình luận trực tiếp nào về hành động [dự kiến] và Diệm gạt bỏ mọi nỗ lực [tôi thúc giục] để yêu cầu Diệm nói thẳng thắn và trực tiếp về những phản ứng của Diệm đối với những áp lực gần đây hoặc thực sự là nói về vấn đề Phật giáo, ngoại trừ một cách rất hời hợt. Diệm không đả động đến bất kỳ hành động và kế hoạch nào mà [Bộ Trưởng Tổng Thống Phụ Nguyễn Đình] Thuận đề cập (xem công điện tòa đại sứ quán gửi số 1243, số thứ tự hồ sơ 189). Tôi kết luận rằng Diệm không muốn cho phép tôi [Trueheart, quyền Đại sứ Mỹ] liên kết những hành động này với áp lực của Hoa Kỳ.
Do đó, cuộc họp phần lớn là một cuộc độc thoại trong đó Diệm đề cập đến chuyện nhỏ hơn: nước Lào, các hoạt động quân sự, chương trình Chiêu Hồi, Ấp chiến lược, Đoàn Thanh niên Cộng hòa và Phong trào Liên đới Phụ nữ. Ngoại trừ về Lào (xem bức điện tín riêng), về cơ bản không có gì mới trong bất kỳ điều gì trong số này về mặt thông tin. Điều đáng chú ý là sự nhấn mạnh mà Diệm đặt ra đối với các kế hoạch dân chủ hóa đất nước từ dưới lên và ý định rất rõ ràng của Diệm là gây ấn tượng với tôi về tình đoàn kết thống nhất của Diệm với ông bà Ngô Đình Nhu (tôi chưa bao giờ nghe Diệm nhắc đến hai người đó thường xuyên như vậy).
Ông Diệm đã nói rất dài, say mê và hùng hồn đáng kể về cuộc cách mạng chính trị và xã hội cơ bản đang được thực hiện ở Việt Nam thông qua Chương trình Ấp chiến lược. Chủ đề cơ bản là của ông Nhu, và trên thực tế, ông Diệm đã đặc biệt thừa nhận điều này. Ngoài bản thân Chương trình Ấp chiến lược, cách mạng phụ thuộc vào hai điều. Đầu tiên, phát triển và hướng dẫn thanh niên, những người phải được thấm nhuần một lý tưởng và những ý tưởng giúp họ thực hiện quá trình dân chủ có ý nghĩa. Đối với điều này, cụ thể là Thanh niên Cộng hòa do ông Ngô Đình Nhu lãnh đạo. Diệm nói với niềm xúc động về lòng dũng cảm và sự tận tụy mà những thanh niên “không lãnh lương” (unpaid) này đã thể hiện trong việc bảo vệ xóm làng, giúp đỡ nạn nhân hỏa hoạn, v.v. Điều quan trọng thứ hai là thực hiện nhiều hướng dẫn và huấn luyện tư tưởng tương tự đối với phụ nữ “những người chiếm hơn một nửa dân số”. Công cụ ở đây là Phong Trào Phụ Nữ Liên đới do Bà Nhu lãnh đạo. Ông Diệm thừa nhận rằng tổ chức này đã không đạt được nhiều tiến bộ ở các tỉnh như Thanh niên Cộng hòa và cho rằng điều này một phần là do bà Nhu đã không có thể đi lại rộng rãi.
Ông Diệm nói rằng quá trình mà Diệm mô tả đang diễn ra rất nhanh, rằng người ta có thể mong đợi một nền dân chủ và tự do hoàn toàn trong hai hoặc ba năm. Vào thời điểm đó, Thanh niên Cộng hòa do chính phủ tài trợ sẽ nhường chỗ cho một tổ chức xã hội và chính trị quần chúng hoàn toàn độc lập với chính phủ.
Trong khi đó, ông Diệm cho biết chính phủ đang làm mọi thứ có thể để kích thích các quá trình dân chủ và tự do cá nhân. Cuộc bầu cử ấp đã thành công và các cuộc bầu cử sẽ nhanh chóng được mở rộng lên cấp tỉnh. Trong các khóa học Ấp chiến lược và Thanh niên Cộng hòa, nỗ lực lớn đã được thực hiện để khuyến khích thảo luận tự do và phản biện cũng như phổ biến các ý tưởng mới. Về tư pháp (justice), các tỉnh đã được chỉ đạo thành lập càng nhanh càng tốt, và khi điều kiện an ninh cho phép, một hệ thống habeas corpus (ghi chú: luật này nói, người bị bắt phải có quyền đưa ra trước thẩm phán) theo đó không ai có thể bị giam giữ lâu hơn 24 giờ mà không có lệnh của tòa án., (Với chỉ một thẩm phán cho 3 tỉnh, Diệm nói, điều này rất khó thực hiện theo luật.) Diệm lại đánh giá cao Nhu về chỉ thị này.
Diệm đã nói rất nhiệt tình về tất cả những điều này, nhận xét rằng Việt Nam sẽ sớm trở thành một mô hình dân chủ cho toàn bộ Đông Nam Á. Diệm cũng đưa ra một gợi ý rộng rãi rằng Diệm và các Bộ trưởng của Diệm có thể hoàn thành công việc nhanh hơn nếu họ có thể được bảo vệ khỏi những áp lực bên ngoài đã chiếm quá nhiều thời gian của họ — một ám chỉ rõ ràng về các sự kiện gần đây.
Nhận xét: Đây rõ ràng là một số loại phản ứng đối với áp lực của chúng ta muốn Diệm hành động nhằm khôi phục sự ủng hộ của công chúng đối với chính phủ Diệm. Tuy nhiên, ngoài tuyên bố hoàn toàn rõ ràng về tình đoàn kết với ông bà Nhu, tôi không chắc phải làm gì với những lời nói đó của Diệm. Cụ thể, tôi không chắc liệu nó chỉ đơn thuần là sự bảo vệ cho những gì ông Diệm đã làm từ lâu (cũng được, không sao cả), hay liệu đó là một dự báo về một số bước đi mới và có lẽ khá ngoạn mục theo cùng một đường lối. Ví dụ, thông báo công khai về chỉ thị habeas corpus sẽ phù hợp với loại sau.
Tôi cho rằng trong trường hợp này cũng như những trường hợp khác, chúng ta sẽ phải tìm ra câu trả lời cho những bước đi của mình bằng hành động hơn là những câu trả lời trực tiếp [từ Diệm]. Về việc này, tôi vừa nhận được xác nhận gián tiếp là ngày mai ông Diệm sẽ đi Huế.
Trueheart
.... o ....