04. Ngày 10 tháng 5/1963. Manifesto of Vietnamese Buddhist Clergy and Faithful: The incident which occurred three days ago really affected morale. Blood flowed and human lives were once again sacrificed, so we are now determined to place our hopes before the government and to request the following points
HỒ SƠ THÁNG 5. Ngày 10 tháng 5/1963. Manifesto of Vietnamese Buddhist Clergy and Faithful: The incident which occurred three days ago really affected morale. Blood flowed and human lives were once again sacrificed, so we are now determined to place our hopes before the government and to request the following points. // BẢN TUYÊN NGÔN CỦA TĂNG, TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO VIỆT NAM... Sự kiện xảy ra 3 ngày nay chính phản ảnh tinh thần đó. Máu đã chảy, nhân mạng đã hy sinh. Một lần nữa, chúng tôi cương quyết đệ đạt nguyện vọng này lên Chính Phủ, yêu cầu thực thi các điểm sau.
118. Manifesto of Vietnamese Buddhist Clergy and Faithful(1)
Hue, May 10, 1963.
For many thousands of years the Buddhist clergy and faithful throughout the world as well as within the country have been loyal to the principles of benevolence, altruism and honesty espoused by Buddha. Because of this, Buddhism has gradually evolved an atmosphere of tranquillity. History has clearly proven this point. Thus, for many years Buddhists have been terrorized and repressed everywhere. Because of our conscience, we are still resigned, although not cowardly so, in the face of the suffering and mourning of our present national circumstances. But our sorrow has been taken advantage of by the authorities to cause untold mourning among the Buddhist clergy and faithful in the country. Buddhism has been condemned in a manner unjust to a religion which has existed in the country for thousands of years. From these actions we can perceive the bad intention of the authorities. They even have smashed the most sacred symbol of the Buddhists by taking down the International Buddhist flag. This decision is contrary to the Constitution and brazenly violates the freedom of religious worship. In the face of these unjust actions, the monks and faithful throughout our country must rise up and struggle for their ideals.
The incident which occurred three days ago really affected morale. Blood flowed and human lives were once again sacrificed, so we are now determined to place our hopes before the government and to request the following points:
1. To request that the Government of the Republic of Vietnam permanently retract the official cable repressing the Buddhist religious flag.
2. To request that Buddhists be allowed to enjoy a special regime such as that allowed to Catholics according to Decree 10.(2)
3. To request the government to stop arrests and terrorization of Buddhist followers.
4. To request that Buddhist bonzes and faithful be allowed freedom to preach and observe their religion.
5. To request that the government make worthwhile compensation for those innocent persons who were killed, and mete out proper punishment to the instigators of the murders.
The points mentioned above express the most ardent hopes of Buddhist bonzes and followers in the entire country. We are prepared to make sacrifices until such time as the reasonable aspirations mentioned above are realized.(3)
Buddhist Year 2307
Hue, 10 May 1963
Bonze Tuong Van
President, Vietnam General Association of Buddhists
Bonze Mat Nguyen
Board of Directors of the Central Vietnam Bonze Association
Bonze Mat Hien
Board of Directors of the Thua Thien Bonze Association
Bonze Tri Quang
Board of Directors of the Central Vietnam Buddhist Association
Bonze Thien Sieu
Board of Directors of the Thua Thien Bonze Association
NOTES:
(1) Source: Department of State, Central Files, POL 13-6 S VIET. Unclassified; Translation. Transmitted as attachment A to airgram A-781 from Saigon, June 10. A slightly variant translation of this manifesto was transmitted as enclosure 5 to airgram A-20 from Hue, June 3. (Ibid., SOC 14-1 S VIET) The manifesto was issued at a mass meeting of Buddhist clergy and faithful at Tu Dam Pagoda in Hue on May 10. The five demands put forward in this declaration are those which have been described in some of the memoir accounts dealing with the Buddhist crisis as having been addressed to the Diem government on May 13. (Hilsman, To Move a Nation, p. 469; Mecklin, Mission in Torment, p. 154)
(2) See footnote 2, Document 116.
(3) On May 13 a representative of the Diem government met in Hue with a delegation of Buddhist leaders to consider the demands outlined in the May 10 declaration. The government official suggested that most of the Buddhist concerns were groundless, but indicated that the government would consider them. He added, however, that the Buddhist declaration was extreme in language and appeared to be an ultimatum. Such an approach, he indicated, was a mistake. A memorandum of the discussion between an unnamed Vietnamese Government official and the Buddhist delegation was transmitted as enclosure 1 to airgram A-20 from Hue. On May 15 a delegation of Buddhist leaders took up the Buddhist demands with President Diem in a meeting with him at the Presidential Palace in Saigon. For a report of that meeting, see Document 129.
Source:
https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v03/d118
.... o ....
118. BẢN TUYÊN NGÔN
CỦA TĂNG, TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO VIỆT NAM(1)
Huế, ngày 10 tháng 5 năm 1963.
(Lời người dịch: Bản tiếng Anh ở trên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ dịch từ bản gốc tiếng Việt sau đây. Các ghi chú của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong tiếng Anh, sẽ được dịch ra tiếng Việt tương ưng.)
BẢN TUYÊN NGÔN CỦA TĂNG, TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Đã nhiều ngàn năm, Tăng và Tín Đồ Phật Giáo thế giới cũng như trong nước đã trung thành với tôn chỉ: Từ bi, vị tha và chân thật của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
Do đó, Phật Giáo đến đâu, đều đem lại một không khí an lành ở đó. Điều ấy lịch sử đã chứng minh một cách rõ ràng… Vì vậy, từ nhiều năm nay, Phật Giáo Đồ đã bị khủng bố, đàn áp khắp nơi, chúng tôi vẫn nhẫn nhục, đương nhiên không phải hèn yếu, mà vì ý thức được những nổi khổ đau, tang tóc của hoàn cảnh dân tộc ta hiện tại. Nhưng đau đớn thay, một số đã lợi dụng quyền hành gây ra không biết bao nhiêu tang tóc đối với Tăng và Tín Đồ Phật Giáo khắp trong nước, đối xử một cách bất công với một tôn giáo có hằng nghìn năm lịch sử của dân tộc từ hành động này đến manh tâm khác, thậm chí đã chà đạp lên quyền lợi thiêng liêng nhất của Phật Giáo Đồ: Cờ Phật Giáo quốc tế bị triệt hạ. Quyết định này đã trái với hiến pháp và ngang nhiên vi phạm quyền tự do tín ngưỡng. Trước những hành động bất công đó, Tăng và Tín Đồ khắp cả trong nước, chúng tôi bắt buộc phải đứng dậy tranh đấu cho lý tưởng của mình.
Sự kiện xảy ra 3 ngày nay chính phản ảnh tinh thần đó. Máu đã chảy, nhân mạng đã hy sinh. Một lần nữa, chúng tôi cương quyết đệ đạt nguyện vọng này lên Chính Phủ, yêu cầu thực thi các điểm:
1. YÊU CẦU CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CỘNG HÒA THU HỒI VĨNH VIỄN CÔNG ĐIỆN TRIỆT GIÁO KỲ CỦA PHẬT GIÁO.
2. YÊU CẦU PHẬT GIÁO PHẢI ĐƯỢC HƯỞNG MỘT CHẾ ĐỘ ĐẶC BIỆT NHƯ CÁC HỘI TRUYỀN GIÁO THIÊN CHÚA ĐÃ ĐƯỢC GHI TRONG ĐẠO DỤ SỐ 10. (2)
3. YÊU CẦU CHÍNH PHỦ CHẤM DỨT TÌNH TRẠNG BẮT BỚ, KHỦNG BỐ TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO.
4. YÊU CẦU CHO TĂNG, TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO ĐƯỢC TỰ DO TRUYỀN ĐẠO VÀ HÀNH ĐẠO.
5. YÊU CẦU CHÍNH PHỦ ĐỀN BỒI MỘT CÁCH XỨNG ĐÁNG CHO NHỮNG KẺ BỊ GIẾT OAN VÔ TỘI VÀ KẺ CHỦ MƯU GIẾT HẠI PHẢI ĐỀN BỒI ĐÚNG MỨC.
Những điểm trên đây là những nguyện vọng tối thiểu và thiết tha nhất của toàn thể Tăng và Tín Đồ Phật Giáo trong nước.
Chúng tôi sẵn sàng hy sinh cho đến lúc nào nguyện vọng hợp lý trên được thực hiện. (3)
Phật lịch 2507. Huế ngày 10 tháng 5 năm 1963
HỘI CHỦ TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Hòa Thượng TƯỜNG VÂN(*) (ký tên).
BAN TỔNG TRỊ SỰ GIÁO HỘI TĂNG GIÀ TRUNG PHẦN
Thượng Tọa THÍCH MẬT NGUYỆN (ký tên).
BAN TRỊ SỰ GIÁO HỘI TĂNG GIÀ THỪA THIÊN
Thượng Tọa THÍCH MẬT HIỂN (ký tên).
BAN TỔNG TRỊ SỰ HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TRUNG PHẦN
Thượng Tọa THÍCH TRÍ QUANG (ký tên).
BAN TRỊ SỰ TỈNH HỘI PHẬT GIÁO THỪA THIÊN
Thượng Tọa THÍCH THIỆN SIÊU (ký tên).
GHI CHÚ:
(1) Nguồn: Bộ Ngoại giao, Hồ sơ Trung ương, POL 13-6 S viet. Không phải hồ sơ mật; Bản dịch. Được truyền dưới dạng tài liệu đính kèm A gửi về Hoa Kỳ theo gói bưu kiện xách tay A-781 từ Sài Gòn, ngày 10 tháng 6. Một bản dịch hơi biến thể của bản tuyên ngôn này đã được chuyển dưới dạng tài liệu đính kèm 5 theo gói bưu kiện xách tay A-20 từ Huế, ngày 3 tháng 6. (Ibid., SOC 14-1 S viet) Tuyên ngôn được ban hành tại một cuộc họp đông đảo của các tu sĩ và tín đồ Phật giáo tại chùa Từ Đàm ở Huế vào ngày 10 tháng 5. Năm yêu cầu được đưa ra trong tuyên bố này là những điều đã được mô tả trong một số cuốn hồi ký đề cập đến cuộc khủng hoảng Phật giáo, đã gửi tới chính phủ Diệm vào ngày 13 tháng 5. (Hilsman, To Move a Nation, trang 469; Mecklin, Mission in Torment, trang 154)
(2) Xem chú thích 2, Văn bản 116.
(3) Ngày 13 tháng 5, một đại diện của chính phủ Diệm đã gặp một phái đoàn lãnh đạo Phật giáo tại Huế để xem xét các yêu cầu nêu trong tuyên bố ngày 10 tháng 5. Quan chức chính phủ cho rằng hầu hết những lo ngại của Phật giáo là vô căn cứ, nhưng cho biết rằng chính phủ sẽ xem xét chúng. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng tuyên bố của Phật giáo có ngôn ngữ cực đoan và dường như là một tối hậu thư. Ông chỉ ra rằng cách tiếp cận như vậy là một sai lầm. Một bản ghi nhớ về cuộc thảo luận giữa một quan chức Chính phủ Việt Nam giấu tên và phái đoàn Phật giáo đã được chuyển dưới dạng tài liệu đính kèm 1 theo máy bay A-20 từ Huế. Vào ngày 15 tháng 5, một phái đoàn lãnh đạo Phật giáo đã trình bày các yêu cầu của Phật giáo với Tổng thống Diệm trong cuộc gặp với ông tại Phủ Tổng Thống ở Sài Gòn. Về báo cáo của cuộc họp đó, xem Tài liệu 129.
.
Kho sử liệu PHẬT GIÁO VIỆT NAM 1963 - SONG NGỮ:
https://thuvienhoasen.org/a39405/phat-giao-viet-nam-1963-song-ngu
.
(*) Phóng ảnh "Bản Tuyên Ngôn" trích từ sách: Cuộc Tranh Đấu Lịch Sử của Phật Giáo Việt Nam:
https://thuvienhoasen.org/images/file/DsjMXp1G0QgQAFAw/cuocdautranhlichsu-pgvn.pdf