Bồ Đề Đạt Ma Thiền Pháp Yếu Lược (Song ngữ Vietnamese-English)

02/01/20247:57 SA(Xem: 5488)
Bồ Đề Đạt Ma Thiền Pháp Yếu Lược (Song ngữ Vietnamese-English)

THIỆN PHÚC
BỒ ĐỀ ĐẠT MA
THIỀN PHÁP YẾU LƯỢC
ESSENTIAL SUMMARIES OF
BODHIDHARMA'S METHODS OF ZEN

Bo De Dat MaPDF icon (4)BỒ ĐỀ ĐẠT MA THIỀN PHÁP YẾU LƯỢC



Copyright © 2024 by Ngoc Tran. All rights reserved.

No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.

 

Mục Lục

Table of Content

Mục Lục—Table of Content  
Lời Đầu Sách—Preface     
Phần Một—Part One: Sơ Lược Về Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma & Thiền PhápA Summary of the First Patriarch Bodhidharma & His Methods of Zen  
Chương Một—Chapter One: Sơ Lược Về Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma—A Summary of The First Patriarch Bodhidharma  
Chương Hai—Chapter Two: Bồ Đề Đạt Ma Thiền Pháp Khởi Nguồn Từ Đức Phật—Bodhidharma's Methods of Zen Originate From the Buddha 
Chương Ba—Chapter Three: Sơ Lược Về Thiền Pháp Của Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma—A Summary of the First Patriarch Bodhidharma's Methods of Zen  
Chương Bốn—Chapter Four: Sự Truyền Đạt Thiền Pháp Của Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma Tại Trung Hoa—The First Patriarch Boshidharma's Transmission of Zen Methods in China     
Chương Năm—Chapter Five: Bồ Đề Đạt Ma Bát Câu Nghĩa Đóng Vai Trò Then Chốt Trong Thiền Tông—Bodhidharma's Eight Fundamental Principles Play the Key Role in the Zen School
Chương Sáu—Chapter Six: Bức Thông Điệp Về Bích Quán Của Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma—The First Patriarch Bodhidharma's Message on the Wall-Gazer  
Chương Bảy—Chapter Seven: Bồ Đề Đạt Ma Tứ Gia Hạnh—The First Patriarch Bodhidharma's Four Disciplinary Processes   
Chương Tám—Chapter Eight: Bồ Đề Đạt Ma & Vô Sở Cầu Môn—Bodhidharma & the Doors of Non-Seeking
Chương Chín—Chapter Nine: Tu Tập Tam Tam Muội—Cultivation of the Three Samadhis  
Chương Mười—Chapter Ten: Phép An Tâm Của Tổ Bồ Đề Đạt Ma—Bodhidharma's Methods of Pacifying the Mind  
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Công Đức Theo Thiền Pháp Của Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma & Những Đệ Tử Của Ngài Về Sau Nầy—Virtues According to the First Patriarch Bodhidharma's & His Disciples' Methods of Zen   
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Tu Cái Tâm Được Truyền Bởi Chư Phật—To Cultivate the Mind-Essence Transmitted by All Buddhas 
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Khuếch Nhiên Vô Thánh: Công Án Đầu Tiên Trong Tu Tập Thiền Công Án—The Vast Emptiness Without Holiness: The First Koan in Practicing Koan Zen  
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Những Mẫu Chuyện Thiền Của Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma—Bodhidharma's Some Zen Dialogues  
Phần Hai—Part Two: Bồ Đề Đạt Ma Quán Tâm Pháp Yếu LượcEssential Summaries of Bodhidharma's Methods of Contemplation of the Mind 
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Sơ Lược Đại Ý Bồ Đề Đạt Ma Quán Tâm Pháp—A Summary of Main Ideas of Bodhidharma's Methods of Contemplation of the Mind  
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Bài Luận Về Kệ Bát Nhã—The Essay on the Verse of the Heart Sutra
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Bài Luận Về Phá Tướng—The Essay on the Breaking Through Form 
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Bài Luận Về Nhị Nhập: Lý Nhập-Hạnh Nhập—The Essay on Two Ways of Entrance: Entering the Way Through the Principle & Entering the Way Through Practice 
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Bài Luận Về An Tâm Pháp Môn—The Essay on the Gate of Peaceful Mind 
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Bài Luận Về Ngộ Tánh—The Essay on the Awakened Nature  
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Bài Luận Về Huyết Mạch Trong Truyền Thừa Của Nhà Thiền—The Essay on the Blood Lineage In Zen Transmission 
Phần Ba—Part Three: Phụ Lục—Appendices  
Phụ Lục A—Appendix A: Cuộc Nói Chuyện Giữa Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma và Vua Lương Võ Đế—The Conversation Between Patriarch Bodhidharma and King Liang Wu-Ti  
Phụ Lục B—Appendix B: Bồ Đề Đạt Ma Truyền Pháp Kệ—Bodhidharma's Verse of Transmission  
Phụ Lục C—Appendix C: Tu Tâm Yếu Luận—Treatise on the Essentials on Cultivating the Mind 
Phụ Lục D—Appendix D: Thiền Trong Phật Giáo—Meditation in Buddhism  
Phụ Lục E—Appendix E: Thiền Tông—The Zen School   
Phụ Lục F—Appendix F: Thiền Bắc Tông—The Northern Zen School 
Phụ Lục G—Appendix G: Thiền Nam Tông—The Southern Zen School 
Phụ Lục H—Appendix H: Thiền Tông Nhật Bản—Japanese Zen Sects 
Phụ Lục I—Appendix I: Thiền Tông Trung Hoa—Zen Schools in China 
Phụ Lục J—Appendix J: Thiền Tông Việt Nam—The Vietnamese Zen Sects  
Phụ Lục K—Appendix K: Mục Đích Thiền Quán Trong Phật Giáo—The Purposes of Contemplative Meditation in Buddhism
Phụ Lục L—Appendix L: Thiền Tâm Thể Tướng Dụng—Three Great Fundamentals of Substance-Characteristics-Function  
Phụ Lục M—Appendix M: Thiền Tập—Practices of Meditation 
Phụ Lục N—Appendix N: Thể Nghiệm Thiền—Zen Experience  
Phụ Lục O—Appendix O: Thiền Bệnh—Zen Illness  
Phụ Lục P—Appendix P: Thiền Và Nghệ Thuật Đạo Chích—Zen and the Art of Burglary   
Phụ Lục Q—Appendix Q: Thiền Quán Và Cuộc Sống Hằng Ngày—Meditation and Daily Activities  
Phụ Lục R—Appendix R: Kiến Tánh Thành Phật—Seeing One’s Own Nature and Becoming a Buddha 
Tài Liệu Tham Khảo—References 

 

Lời Đầu Sách

 

Theo lịch sử Phật giáo, Bồ Đề Đạt Ma vốn là thái tử thứ ba của vua Kancipura Nam Ấn. Ông là một Tăng sĩ học giả uyên thâm người Ấn, thần huệ sáng thông, nghe đâu ngộ đó. Theo truyền thống Ấn Độ, Bồ Đề Đạt Ma được xem như là vị Tổ thứ 28 trong Thiền tông Ấn Độ. Ngài vâng lời Thầy là Bát Nhã Đa La (Prajnatara) đến triều đình Trung Hoa vào khoảng năm 520 sau Tây lịch, với mục đích phổ biến hệ thống triết học của ông. Theo lịch sử Phật giáo, Bồ Đề Đạt Ma đến vương triều Hán võ Đế của Trung Hoa vào khoảng năm 520 sau Tây lịch. Theo huyền thoại Đông Á, ngài du hành hoằng pháp từ xứ Ấn Độ và người ta nghĩ rằng ngài đã đến Lạc Dương, thuộc miền Nam Trung Hoa giữa năm 516 và 526. Sau một thời gian ngắn ngủi định truyền bá học thuyết ở đó không có kết quả, nhất là sau cuộc nói chuyện nổi tiếng với vua Hán Vũ Đế, ông tiếp tục đi lên Lạc Dương ở miền bắc Trung Hoa và quyết định ở lại tu viện Thiếu Lâm trên núi Tống Sơn. Ở đó ông thực hành thiền bất động hay an thiền trong chín năm, được biết đến như là chín năm quay mặt vào tường. Tại đây, Huệ Khả, vị trưởng lão thứ nhì sau này của Thiền tông Trung Hoa đã gặp và được ông nhận làm học trò sau khi chứng tỏ rất rõ ý chí nhận thức chân lý. Người ta không biết rõ là ông đã thị tịch ở đó hay đã rời tu viện sau khi truyền chức trưởng lão cho Huệ Khả. Tưởng cũng nên nhắc lại, trước khi nhập Niết Bàn, đức Phật đã tiên đoán rằng đến đời Tổ thứ hai mươi tám, nên truyền Phật pháp Đại Thừa đến Trung Hoa. Do vậy mà Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma đã đến Đông Độ. Theo Hòa Thượng Tuyên Hóa trong quyển “Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma,” lúc bấy giờ Phật pháp tại Trung Hoa hình như có, mà cũng hình như không. Tại sao nói vậy? Bởi vì đương thời tuy có Phật pháp, nhưng ở đó họ chỉ thực hành bề ngoài. Có một số tụng kinh, nghiên cứu kinh điển, hay giảng kinh, thậm chí đến sám hối cũng không có. Học giả thế tục thì xem Phật giáo như là một môn học để nghiên cứuthảo luận. Những nguyên lý trong kinh điển phải được dùng để tu hành. Tuy nhiên, đâu có ai chịu tu hành. Tại sao lại không chịu tu? Vì sợ đau khổ nên nên không ai thật sự tu tập thiền. Ngoại trừ Hòa Thượng Chí Công đã dụng công tu thiền và đắc đước Ngũ Nhãn. Nhưng đa phần người ta sợ đau sợ khổ nên không chịu tu hành. Không một ai chịu nghiêm chỉnh tham thiềntọa thiền, cũng như quý vị hiện nay, ngồi một chút thì thấy chân đau, bèn muốn bung chân, nhúc nhích lắc lư, rồi duỗi cẳng xoa bóp một hồi. Bởi vì con người thì dầu sao cũng chỉ là con người nên đều sợ khổ. Tình trạng thời đó và bây giờ cũng không có gì khác nhau. Cho nên mới gọi là: hình như có Phật pháp, mà thật ra thì không có Phật pháp, hình như có, hình như không.

Thiền sử cho rằng Đức Phật đã truyền lại tinh túy của tâm giác ngộ của Ngài cho đệ tửCa Diếp, rồi tới phiên Ca Diếp lại truyền thừa cho người kế thừa. Tiến trình này tiếp tục qua 28 vị tổ Ấn Độ cho đến tổ Bồ Đề Đạt Ma, người đã mang Thiền truyền thừa vào Trung Hoa. Tất cả những vị đạoẤn Độ và Trung Hoa thời trước đều là những vị Thiền sư. Thiền là một trong những pháp mônĐức Phật truyền giảng  song song với giới luật, bố thí, nhẫn nhụctrí tuệ. Một số hành giả muốn lập pháp môn Thiền làm cốt lõi cho việc tu tập nên Thiền tông dần dần được thành hình. Nguyên lý căn bản của Thiền tông là tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, tức là hạt giống Phật mà mỗi người tự có sẵn. Nguyên lý này được một số Thiền sư trình bày qua câu “Tất cả chúng sanh đều đã là Phật”, nhưng chỉ vì những tâm thái nhiễu loạn và những chướng ngại pháp đang còn che mờ tâm thức mà thôi. Như vậy công việc của thiền giả chỉ là nhận ra tánh Phật và để cho tánh Phật ấy phát hào quang xuyên vượt qua những chướng ngại pháp. Vì tiền đề cơ bản để chứng đạt quả vị Phật, tức là chủng tử Phật đã nằm sẵn trong mỗi người rồi nên Thiền tông nhấn mạnh đến việc thành Phật ngay trong kiếp này. Các vị Thiền sư tuy không phủ nhận giáo lý tái sanh hay giáo lý nghiệp báo, nhưng không giảng giải nhiều về những giáo lý này. Theo Thiền tông, người ta không cần phải xa lánh thế gian này để tìm kiếm Niết Bàn ở một nơi nào khác, vì tất cả chúng sanh đều có sẵn Phật tánh. Hơn nữa, khi người ta chứng ngộ được tánh không thì người ta thấy rằng sinh tửNiết Bàn không khác nhau.

Theo các sử gia thì Bồ Đề Đạt Ma bác bỏ việc đọc tụng kinh điển. Do đó hệ thống triết học của ông khiến cho các tu viện ít chú trọng về kiến thức mà thiên về trầm tư thiền định nhiều hơn. Theo Bồ Đề Đạt Ma, Phật tử nên để ý đến thiền, vì chỉ cần hành thiền là có thể đạt đến giác ngộ. Do đó ông chỉ dịch có mỗi quyển Đại Bát Niết Bàn Kinh Luận (Mahaparinirvana-sutra-sastra). Nói chung, giới Phật tử nhà Thiền chấp nhận rằng Bồ Đề Đạt Ma đến Nam Trung Hoa bằng thuyền vào khoảng năm 520 sau Tây Lịch, sau một nổ lực không kết quả để thiết lập giáo thuyết của mình tại đây, ông đã đến Lạc Dương thuộc miền bắc Trung Hoa, và cuối cùng ông định cư tại chùa Thiếu Lâm. Ngài đã mang sang Trung Quốc một thông điệp thù thắng, được tóm gọn trong mười sáu chữ Hán sau đây, dù rằng người ta chỉ nhắc đến thông điệp nầy về sau thời Mã Tổ: "Bất lập văn tự. Giáo ngoại biệt truyền. Trực chỉ nhân tâm. Kiến tánh thành Phật." Hình thức thực hành thiền định do Bồ Đề Đạt Ma dạy vẫn còn đậm nét trong Phật giáo Ấn Độ. Những lời dạy của ông phần lớn dựa vào các kinh điển Phật giáo Đại thừa. Bồ Đề Đạt Ma đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của kinh Lăng Già. Thiền theo lối Trung Hoa là kết quả một sự pha trộn thiền định Phật giáo được Bồ Đề Đạt Ma đưa vào Trung Hoa và Đạo giáo chính thống tại đây, và nó được mô tả như là sự "truyền thụ riêng biệt, nằm ngoài các bản kinh chính thống', được tổ thứ sáu là Huệ Năng và những vị thầy thiền thời Đường kế tục sau nầy phát triển. Trong số những điểm đặc biệt của Bồ Đề Đạt Ma Thiền Pháp là tám nguyên tắc căn bản hay Bát Câu nghĩa, của trực giác hay liên hệ trực tiếp với tâm linh của trường phái Thiền Tông: Chánh Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Thực Tướng Vô Tướng, Vi Diệu Pháp Môn, Bất Lập Văn Tự, Giáo Ngoại Biệt Truyền, Trực Chỉ Nhân Tâm, Kiến Tánh Thành Phật.

Giáo huấn của Bồ Đề Đạt Ma, Sơ Tổ huyền thoại của Thiền tông, bắt đầu và chấm dứt với cái tâm được xem như là cánh cửa của giải thoát, không có Phật nào ngoài cái tâm vốn là chân tánh tuyệt vời của chúng ta, và với kiến tánh được xem như là chìa khóa của cánh cửa này. Tu tập chính yếuSơ Tổ đã dạy là tọa thiền, được dịch là 'bích quán,' ngồi như một bức tường, vững vàngbất động. Ngài nói rằng đây là cách để thanh tịnh tâm và do đó thanh tịnh cả thân và thế giới của bạn. Tập trung, vứt bỏ mọi vọng niệm, quay về với chân thực tướng, và qua đó từ bỏ chủ nghĩa nhị nguyên giữa ta và người để trụ vào chân tánh tĩnh lặng của vạn hữu. Ngôn ngữ của Sơ Tổ thường mang tánh tượng trưng và trữ tình khi ngài luôn chỉ vào cái mà ngài gọi là cái tâm thanh tịnh căn bản, cố hữu, mà chúng ta phải lấy làm gốc. Cái tâm này không phải chỉ là ý nghĩ và sự nhận thức của bạn, mà nó là cái được người ta gọi là Phật, Phật tánh, chân như, không một từ ngữ nào có thể hàm chứa hết được nó, không một cái ngã nào có thể nắm bắt được nó. Phải thật tình mà nói, Thiền là một vấn đề không dễ lãnh hội như những giáo pháp khác. Dù có tài ba thế mấy, không ai có thể thực sự diễn tả được cốt lõi của Thiền. Quyển sách này chỉ nhằm yếu lược lại Thiền Pháp của Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma, mà cũng là Thiền pháp cho nhiều thế hệ Phật tử tu thiền về sau nầy. Hy vọng nó sẽ phơi bày cho chúng ta cốt lõi của giáo lý nhà Phật về Thiền. Chúng ta nên bắt đầu cuộc hành trình bằng phương cách đơn giản, tìm một vị thầy và niềm tin, rồi kiên nhẫn phủ phục dưới trí tuệ của vị thầy ấy để tu tập. Rồi từ đó chúng ta có thể rút ra những kinh nghiệm sống Thiền cho riêng mình trong đời sống hằng ngày. Dù thích hay không thích, những phút giây hiện tại này là tất cả những gì mà chúng ta phải làm việc. Tuy nhiên, đa phần chúng ta thường hay quên chúng ta đang ở đâu. Hy vọng chúng ta có thể áp dụng thiền quán vào những sinh hoạt hằng ngày để có thể sống được những giây phút hiện tại của chính mình để không mất đi sự tiếp xúc với chính mình, từ đó chúng ta có thể chấp nhận chân lý của giây phút “này” trong cuộc sống của chính chúng ta, từ đó chúng ta có thể học hỏi để tiếp tục đi tới trong cuộc sống thật của chính chúng ta. Cuộc hành trình của người tu Phật đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn quyển “Bồ Đề Đạt Ma Thiền Pháp Yếu Lược” song ngữ Việt Anh nhằm giới thiệu giáo lý nhà Phật một cách tổng quát cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thứchạnh phúc.

                                                                                              Thiện Phúc






Tạo bài viết
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…