Yếu Lược Tinh Hoa Kinh Pháp Bảo Đàn | Thiện Phúc (Sách song ngữ Vietnamese-English)
THIỆN PHÚC
YẾU LƯỢC TINH HOA KINH PHÁP BẢO ĐÀN
(ESSENTIAL SUMMARIES OF
THE DHARMA JEWEL PLATFORM SUTRA)
YẾU LƯỢC TINH HOA KINH PHÁP BẢO ĐÀN-VIỆT
YẾU LƯỢC TINH HOA KINH PHÁP BẢO ĐÀN-ANH
Giọng nam tiếng Việt
Giọng nữ tiếng Anh English (United Kingdom)
Copyright © 2024 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.
Mục Lục
Lời Mở Đầu
Phần Một:Từ Đức Phật Đến Buổi Sơ Thời Của Thiền Tông Trung Hoa
Chương Một: Thiền và Đức Phật
Chương Hai: Sơ Lược Về Thiền Tông Phật Giáo
Chương Ba: Thiền Trong Giáo Lý Đạo Phật
Chương Bốn: Thiền Thời Đức Phật: Tứ Niệm Xứ
Chương Năm: Sơ Lược Về Thiền Tông Ấn Độ & Hai Mươi Tám Vị Tổ Đầu Tiên
Chương Sáu: Thiền Tông Trung Hoa & Sáu Vị Tổ Đầu Tiên
Chương Bảy: Cuộc Đời Và Hành Trạng Của Lục Tổ Huệ Năng
Chương Tám: Kinh Văn Của Kinh Pháp Bảo Đàn
Phần Hai: Pháp Bảo Đàn Tinh Hoa Yếu Lược
Chương Chín: Ý Chỉ Hoàng Mai
Chương Mười: Bài Kệ Bất Hủ Của Cư Sĩ Huệ Năng
Chương Mười Một: Ánh Trực Giác Thâm Sâu Của Người Giã Gạo Mang Tên Huệ Năng
Chương Mười Hai: Chỉ Cầu Làm Phật Chứ Không Cầu Gì Khác
Chương Mười Ba: Huệ Năng: Kiến Giải Đại Thừa
Chương Mười Bốn: Tiếng Sét Vô Tâm
Chương Mười Lăm: Hương Thơm Của Những Đóa Hoa Thiền Trong Kinh Pháp Bảo Đàn
Chương Mười Sáu: Không Nghĩ Thiện, Không Nghĩ Ác, Hoa Thiền Nở, Bản Lai Diện Mục Hiện Tiền
Chương Mười Bảy: Không Thiện Không Ác, Dứt Thấy Nghe, Tâm Không Dính Mắc
Chương Mười Tám: Duyên Khởi Theo Tinh Thần Kinh Pháp Bảo Đàn
Chương Mười Chín: Bổn Tâm: Nguồn Gốc Của Sự Giải Thoát
Chương Hai Mươi: Phật Tánh Theo Quan Điểm Kinh Pháp Bảo Đàn
Chương Hai Mươi Mốt: Những Đóa Hoa Bát Nhã Trong Pháp Bảo Đàn Kinh
Chương Hai Mươi Hai: Giải Thoát Bát Nhã Ba La Mật Theo Quan Điểm Kinh Pháp Bảo Đàn
Chương Hai Mươi Ba: Những Đóa Hoa Vô Niệm Trong Kinh Pháp Bảo Đàn
Chương Hai Mươi Bốn: Hoa Thiền Nở, Tự Tánh Giác, Chúng Sanh Tức Phật
Chương Hai Mươi Lăm: Định Tuệ ĐồngThời Theo QuanĐiểm Kinh Pháp Bảo Đàn
Chương Hai Mươi Sáu: Chấp Tướng Bên Ngoài Mà Tác Pháp Cầu Chơn Nhiều Kiếp Không Thể Thấy Tánh
Chương Hai Mươi Bảy: Tu Tập Nhất Tướng & Nhất Hạnh Tam Muội Theo Tinh Thần Kinh Pháp Bảo Đàn
Chương Hai Mươi Tám: Giữ Tâm Vô Thường, Chẳng Phải Dụng Công, Phật Tánh Hiện Tiền, Chẳng Phải Thầy Trao, Cũng Không Sở Đắc
Chương Hai Mươi Chín: Tọa Thiền Theo Tinh Thần Kinh Pháp Bảo Đàn
Chương Ba Mươi: Diệu Lý Của Chư Phật Chẳng Quan Hệ Đến Văn Tự Theo Tinh Thần Kinh Pháp Bảo Đàn
Chương Ba Mươi Mốt: Theo Quan Điểm Kinh Pháp Bảo Đàn, Thể Tâm: Xưa Nay Không Một Vật
Chương Ba Mươi Hai: Cầu Y Bát Hay Cầu Pháp?
Chương Ba Mươi Ba: Trao Pháp Chẳng Trao Y
Chương Ba Mươi Bốn: Tự Tâm Chúng Sanh Thấy Tự Tâm Phật Tánh
Chương Ba Mươi Lăm: Tự Tánh Theo Tinh Thần Kinh Pháp Bảo Đàn
Chương Ba Mươi Sáu: Tự Tánh Thanh Tịnh, Không Sanh Diệt, Tự Đầy Đủ, Không Dao Động, Hay Sanh Muôn Pháp
Chương Ba Mươi Bảy: Tự Tâm Quy Y Tự Tánh
Chương Ba Mươi Tám: Vô Tướng Tam Quy Y Giới
Chương Ba Mươi Chín: Vô Tướng Sám Hối
Chương Bốn Mươi: Tự Tánh Ngũ Phần Pháp Thân Hương Trong Kinh Pháp Bảo Đàn
Chương Bốn Mươi Mốt: Tu Tập Giới-Định-Huệ Theo Tinh Thần Kinh Pháp Bảo Đàn
Chương Bốn Mươi Hai: Tu Tập Công Đức Theo Tinh Thần Kinh Pháp Bảo Đàn
Chương Bốn Mươi Ba: Tri Tự Bổn Tâm Kiến Tự Bổn Tánh
Chương Bốn Mươi Bốn: Chớ Quán Tịnh, Chớ Để Tâm Không, Không Nên Thủ Xả, Chỉ Nên Tùy Duyên
Chương Bốn Mươi Lăm: Chơn Giả Động Tịnh Theo Tinh Thần Kinh Pháp Bảo Đàn
Chương Bốn Mươi Sáu: Theo Tinh Thần Kinh Pháp Bảo Đàn, Đạo Do Tâm Ngộ, Há Tại Ngồi Sao?
Chương Bốn Mươi Bảy: Đốn Tiệm Theo Quan Điểm Kinh Pháp Bảo Đàn
Chương Bốn Mươi Tám: Đừng Tìm Về Quá Khứ
Chương Bốn Mươi Chín: Kiến Tánh Thành Phật Theo Tinh Thần Kinh Pháp Bảo Đàn
Chương Năm Mươi: Nhất Niệm Ngộ Chúng Sanh Thị Phật, Bất Ngộ Tức Phật Thị Chúng Sanh
Chương Năm Mươi Mốt: Tam Thân Phật Hiện Hữu Trong Tự Tánh Của Phàm Nhân
Chương Năm Mươi Hai: Tam Thân Phật Theo Tinh Thần Kinh Pháp Bảo Đàn
Chương Năm Mươi Ba: Phật Tánh Không Tên & Không Có Sự Diễn Tả Dầu Được Diễn Tả
Chương Năm Mươi Bốn: Thành Tất Cả Tướng Tức Tâm, Lìa Tất Cả Tướng Tức Phật
Chương Năm Mươi Lăm: Trụ Tâm Quán Tịnh Là Bệnh Chứ Không Phải Là Thiền Tập
Chương Năm Mươi Sáu: Tà Tâm Khởi Ma Hiện, Chánh Tâm Khởi Phật Hiện
Chương Năm Mươi Bảy: Ngộ Pháp Vô Niệm
Chương Năm Mươi Tám: Khi Tánh Không Ở Nữa Thì Tất Cả Đều Chết
Chương Năm Mươi Chín: Tâm Phật Theo Quan Điểm Kinh Pháp Bảo Đàn
Chương Sáu Mươi: Tức Tâm Tức Phật Theo Tinh Thần Kinh Pháp Bảo Đàn
Chương Sáu Mươi Mốt: Chân Lý Bát Nhã Theo Kinh Pháp Bảo Đàn
Chương Sáu Mươi Hai: Đại Trí Tuệ Đáo Bỉ Ngạn Theo Kinh Pháp Bảo Đàn
Chương Sáu Mươi Ba: Tâm Mê Pháp Hoa Chuyển, Tâm Ngộ Chuyển Pháp Hoa
Chương Sáu Mươi Bốn: Chẳng Phải Gió Động, Chẳng Phải Phướn Động, Tâm Nhân Giả Động
Chương Sáu Mươi Lăm: Như Lai Tri Kiến
Chương Sáu Mươi Sáu: Phân Biệt Chư Pháp Chẳng Khởi Tưởng Phân Biệt
Chương Sáu Mươi Bảy: Tam Thân Tứ Trí Theo Kinh Pháp Bảo Đàn
Chương Sáu Mươi Tám: Tánh Từ Trong Tự Tánh Mà Khởi
Chương Sáu Mươi Chín: Trí Tuệ Bát Nhã Phải Hành Nơi Tâm, Chẳng Phải Nơi Miệng!
Chương Bảy Mươi: Vãng Sanh Tịnh Độ Theo Quan Điểm Kinh Pháp Bảo Đàn
Chương Bảy Mươi Mốt: Tu Hạnh Bất Động Theo Tinh Thần Kinh Pháp Bảo Đàn
Chương Bảy Mươi Hai: Tứ Môn Tri Kiến Phật Theo Pháp Bảo Đàn Kinh
Chương Bảy Mươi Ba: Tam Thập Lục Đôi Đối Pháp
Chương Bảy Mươi Bốn: Bản Tâm Bản Tánh Theo Tinh Thần Kinh Pháp Bảo Đàn
Chương Bảy Mươi Lăm: Tứ Hoằng Thệ Nguyện Theo Tinh Thần Kinh Pháp Bảo Đàn
Chương Bảy Mươi Sáu: Trí Tuệ Quán Chiếu Theo Tinh Thần Kinh Pháp Bảo Đàn
Chương Bảy Mươi Bảy: Thánh Đế Cũng Không Làm
Chương Bảy Mươi Tám: Thanh Tịnh Pháp Thân Phật
Chương Bảy Mươi Chín: Viên Mãn Báo Thân Phật
Chương Tám Mươi: Chẳng Nhiễm Ô
Chương Tám Mươi Mốt: Nhất Túc Giác: Phân Biệt Cũng Không Phải Ý?
Chương Tám Mươi Hai: Hữu Tâm Nhập Định Hay Vô Tâm Nhập Định?
Chương Tám Mươi Ba: Thông Hiểu Tánh Đắp Hay Thông Hiểu Tánh Phật?
Chương Tám Mươi Bốn: Tại Gia Tu Hành
Chương Tám Mươi Lăm: Tâm Xả Và Trí Huệ
Chương Tám Mươi Sáu: Cũng Thấy Cũng Chẳng Thấy
Chương Tám Mươi Bảy: Yếu Chỉ Khác Biệt Giữa Giáo Pháp Của Thần Tú Và Huệ Năng
Chương Tám Mươi Tám: Tu Tập Thiền Quán Theo Tinh Thần Kinh Pháp Bảo Đàn
Chương Tám Mươi Chín: Huệ Năng Thị Tịch Kệ
Chương Chín Mươi: Niết Bàn Theo Tinh Thần Kinh Pháp Bảo Đàn
Phần Ba—Phụ Lục:
Phụ Lục A: Không Nên Thấy Lỗi Người
Phụ Lục B: Con Đường Chơn Lý
Phụ Lục C: Chẳng Lập
Phụ Lục D: Danh Vị Bị Thách Thức Tranh Cãi
Phụ Lục E: Đại Định Tâm
Phụ Lục F: Đạt Đạo
Phụ Lục G: Độ Thế Tâm
Phụ Lục H: Liễu Liễu Thường Tri
Phụ Lục I: Lời Kinh Chấn Động Mạnh Đến Tim
Phụ Lục J: Lưu Thông
Phụ Lục K: Mà Vật Gì Đến?
Phụ Lục L: Nhất Thái Lưỡng Tái
Phụ Lục M: Ông Có Mong Biến Vòng Tròn Thành Phật Không?
Phụ Lục N: Từ Một Bát Nhã Sanh Ra Tám Muôn Bốn Ngàn Trí Huệ
Phụ Lục O: Trí Tuệ Quán Chiếu
Phụ Lục P: Tứ Thặng—Four Vehicles
Phụ Lục Q: Giữ Cái Tâm ‘Không’ Trong Cuộc Sống Hằng Ngày
Tài Liệu Tham Khảo
Lời Đầu Sách
Kinh Pháp Bảo Đàn được Lục Tổ thuyết. Văn bản chủ yếu của Thiền Nam Tông, gồm tiểu sử, những lời thuyết giảng và ngữ lục của Lục Tổ tại chùa Bảo Lâm được đệ tử của Ngài là Pháp Hải ghi lại trong 10 chương. Khi Lục Tổ Huệ Năng đến chùa Bảo Lâm tại Thiều Châu vì chúng khai duyên thuyết pháp. Lục Tổ bảo chúng rằng: “Nầy thiện tri thức, Bồ Đề tự tánh xưa nay là thanh tịnh, chỉ dùng tâm nầy thẳng đó trọn được thành Phật. Tưởng cũng nên nhắc lại, khi Ngũ Tổ truyền y bát cho Huệ Năng đi về phương Nam, có vài trăm người mới đuổi theo, muốn cướp y bát. Một vị Tăng họ Trần, tên Huệ Minh, trước là tướng quân bậc Tứ phẩm, tánh hạnh thô tháo, hết lòng theo tìm, chạy trước mọi người, đuổi kịp Huệ Năng. Huệ Năng ném y bát trên bàn thạch nói: “Y nầy là biểu tín, có thể dùng sức mà tranh sao!” Huệ Năng liền ẩn trong đám cỏ, Huệ Minh cố cầm y lên, nhưng không thể nào nhất lên được, mới kêu rằng: “Cư sĩ, Cư sĩ! Tôi vì pháp mà đến chớ không phải vì y.” Huệ Năng bèn bước ra ngồi trên bàn thạch. Huệ Minh liền làm lễ thưa: “Mong Cư sĩ vì tôi nói pháp.” Huệ Năng bảo: “Ông đã vì pháp mà đến thì nên dứt sạch các duyên, chớ sanh một niệm, tôi sẽ vì ông mà nói.” Huệ Minh im lặng giây lâu. Huệ Năng bảo: “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, chính khi ấy cái gì là bản lai diện mục của Thượng Tọa Minh?”
Thiền định phải là hành nơi tâm, không phải tụng ở miệng. Miệng tụng mà tâm chẳng hành như huyễn như hóa, như sương, như điển. Theo Pháp Bảo Đàn Kinh, Lục Tổ nói: “Nếu niệm trước không khởi, đó là tâm. Niệm sau không dứt đó là Phật. Vì thế ngài khuyên không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác ngộ chậm mà thôi.” Tổ đăng tòa bảo đại chúng rằng: “Tất cả nên tịnh tâm niệm Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa.” Lại bảo: “Nầy thiện tri thức, trí Bát Nhã Bồ Đề, người đời vốn tự có, chỉ nhân vì tâm mê không thể tự ngộ, phải nhờ đến đại thiện tri thức chỉ đường mới thấy được tánh. Phải biết người ngu người trí, Phật tánh vốn không khác, chỉ duyên mê ngộ không đồng, do đó nên có ngu trí. Cũng trong kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ Huệ Năng dạy: Nầy thiện tri thức, chẳng ngộ tức Phật là chúng sanh, khi một niệm ngộ chúng sanh là Phật. Thế nên biết muôn pháp trọn ở nơi tự tâm, sao chẳng từ trong tâm liền thấy được chân như bản tánh? Kinh Bồ Tát Giới nói rằng: “Bản tánh của ta nguyên tự thanh tịnh, nếu biết được tự tâm thấy tánh đều thành Phật đạo. Kinh Tịnh Danh nói: “Liền khi đó bỗng hoát nhiên được bản tâm.” Nầy thiện tri thức, mỗi người tự quán nơi tâm, tự thấy bản tánh, nếu tự chẳng ngộ phải tìm những bậc đại thiện tri thức, người hiểu được giáo pháp tối thượng thừa, chỉ thẳng con đường, ấy là thiện tri thức, có nhơn duyên lớn, chỗ gọi là hóa đạo khiến được thấy tánh. Tất cả pháp lành nhơn nơi thiện tri thức mà hay phát khởi. Ba đời chư Phật, 12 bộ kinh, ở trong tánh của người vốn tự có đủ, không có thể tự ngộ thì phải nhờ thiện tri thức chỉ dạy mới thấy. Nếu tự mình ngộ thì không nhờ bên ngoài, nếu một bề chấp bảo rằng phải nhờ thiện tri thức khác mong được giải thoát thì không có lẽ ấy. Vì cớ sao? Trong tự tâm có tri thức tự ngộ, nếu khởi tà mê vọng niệm điên đảo thì thiện tri thức bên ngoài, tuy có giáo hóa chỉ dạy, cũng không thể cứu được. Nếu khởi chánh chơn Bát Nhã quán chiếu thì trong khoảng một sát na vọng niệm đều diệt, nếu biết tự tánh một phen ngộ tức đến quả vị Phật.
Chân lý phải được thấy tức thì qua một cái nhìn chứ không từ từ, cũng không liên tục. Pháp Bảo Đàn Kinh chứa đựng tất cả giáo lý đốn ngộ. Lục Tổ dạy: "Này thiện tri thức! Đừng trụ bất cứ đâu, ở trong ở ngoài, thì lui tới được tự do. Đừng để tâm chấp trước thí thông suốt hết, không còn gì vướng mắc. Kẻ ngu nếu bỗng chốc trí sáng, tâm mở thì với người trí chẳng sai khác gì. Nếu ngộ được phép đốn giáo ắt ngươi khỏi chấp theo ngoại cảnh để sửa mình, chỉ cần nơi tự tâm khởi lên cái thấy chân thực là không phiền não trần lao nào nhiễm được vào ngươi. Đó là thấy tánh. Cách thấy ấy là thấy tức thì, con mắt huệ nắm lấy toàn thể sự thực qua một cái nhìn, cái thực siêu việt tất cả những kiến giải nhị nguyên dưới tất cả mọi hình thức. Đốn là như vậy, không diễn ra tuần tự, cũng không diễn ra lần hồi và liên tục." Nói tóm lại, kinh Pháp Bảo Đàn nhấn mạnh rằng Vô Thượng Bồ Đề là ngay nơi lời nói đó mà biết bản tâm bản tánh của mình. Kinh nhấn mạnh chỗ bản chất thật của chư pháp vượt ra ngoài khái niệm được ghi lại bằng lời. Kinh cũng nhấn mạnh đến mục đích chính của Thiền là làm nở rộ những đóa hoa Thiền có công năng dập tắt dòng suy tưởng và làm sáng tỏ tâm tính cũng như triệt tiêu khổ đau phiền não, và cuối cùng kết trái Giác Ngộ và Giải Thoát với một đời sống an lạc, tỉnh thức và hạnh phúc ngay trong kiếp nầy. Nói cách khác, trong Tinh Hoa Yếu Lược Pháp Bảo Đàn, những đóa hoa Thiền luôn nở quả Giác Ngộ và Giải Thoát trong bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Tập sách nhỏ có tựa đề là “Yếu Lược Tinh Hoa Kinh Pháp Bảo Đàn” chỉ nhằm trình bày yếu lược về những tinh túy cốt lõi trong Kinh Pháp Bảo Đàn mà tác giả tập sách nầy xem như là những đóa hoa Thiền chắc chắn sẽ sinh ra quả Giác Ngộ và Giải Thoát, chứ không phải là một quyển sách nghiên cứu thâm sâu về huyền nghĩa của kinh nầy. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng đạo Phật là con đường tìm trở về với chính mình (hướng nội) nên giáo dục trong nhà Phật cũng là nên giáo dục hướng nội chứ không phải là hướng ngoại cầu hình cầu tướng. Điều quan trọng nhất ở đây là hành giả phải bước vào thực tập những cốt lõi của tinh túy trong giáo thuyết nhà Phật, để có thể thiết lập những mẫu mực đạo đức nầy trong những sinh hoạt sống tu hằng ngày của mình, làm cho đời sống của chúng ta trở nên yên bình, tỉnh thức và hạnh phúc hơn. Trong các kinh điển Phật giáo, trong trường hợp nầy là Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ Huệ Năng đã nói rõ về con đường tiến tới đạo quả Bồ Đề, cũng như những vườn hoa giác ngộ & giải thoát mà Ngài đã tìm ra và tiến tu. Bây giờ là trách nhiệm của chính chúng ta là có tu tập hay không mà thôi. Đường tu tập còn đòi hỏi nhiều cố gắng liên tục và hiểu biết đúng đắn. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Yếu Lược Tinh Hoa Kinh Pháp Bảo Đàn” song ngữ Việt Anh nhằm giới thiệu những cốt lõi tinh túy trong giáo pháp nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thức, và hạnh phúc.
Cẩn đề,
Thiện Phúc- Từ khóa :
- Yếu Lược
- ,
- Tinh hoa
- ,
- Kinh Pháp Bảo Đàn