Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạt Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực. Khi người chết, thân, thọ, tâm, pháp đều hoại diệt, cái ta không còn, chỉ còn Mạt Na Thức và A Lại Da Thức đi đầu thai?
Theo kinh Nguyên Thủy, nghiệp lực không có thức, tức là không có cái biết. Do sự vô minh tương ứng nghiệp tái sanh luân hồi, chứ không có cái thức đi tái sanh. Các nhà Duy Thức Học, chỉ tưởng ra mà thôi, nên tưởng ra người giữ kho và cái kho đi tái sanh (Mạc na thức và A lại da thức đi tái sanh.) Sự thật trong kinh Nguyên Thủy dạy không có thức nào đi tái sanh luân hồi, chỉ có nghiệp thiện, ác đi tái sanh (transform) mà thôi. Nghiệp thiện ác, tức là do hành động nhân quả thiện ác tạo thành nghiệp. Đây là sự khác biệt giữa Bà La Môn và Phật Giáo trong quan niệm tái sinh và luân hồi (reincarnation.)
Kinh sách Phật Giáo đã bị thế tục hóa, được giảng giải lầm lạc để thỏa mãn cái ngu muội của chúng sinh. Biến thành linh hồn đi đầu thai, tạo ra mê tín dị đoan trong dân gian. Vì lý luận, Thần Thức đi tái sanh, luân hồi có thật để cố tình tạo nên cái thế giới linh hồn của người chết, cho nên mới sanh ra cái nghề tụng niệm cho linh hồn được siêu thoát. Vì nếu không có tin vào cái hiện hữu của tánh ngã, cái có của linh hồn thì các thầy tụng đều thất nghiệp, các nghi lễ cầu siêu điều không buôn được thần, bán được thánh nữa.
Dù chúng ta có thỉnh cả ngàn cao tăng, ni sư tới tụng niệm cho linh hồn của người chết thì chúng tăng ni, linh mục, mục sư cũng không có năng lực để đưa linh hồn chúng ta lên thiên đường hay tới niết bàn được.
Tiếp Dẫn Đạo Sư cũng không thể đưa ta từ bờ ngu muội, vượt qua bể khổ, đến bến giác ngộ, thẳng tới Tây Phương Cực Lạc được. Tuy nhiên, nếu những điều suy nghĩ, và nghi lễ ở trên có thể làm cho người sống an tâm là người chết cần đến những thủ tục xuất hành (Visa) như trên. Theo tôi cũng không có hại gì cho họ, và cũng không ích lợi gì cho cái ngu muội của họ.
Tôi không chống đối hay ủng hộ. Ngày nay, chúng ta không thấy những hủ tục, đốt vàng bạc, nhà cửa, áo quần, người hầu, xe, ngựa cho cõi âm trong đám tang hay kỵ giỗ chắc vì chúng sinh cũng bắt đầu hiểu được phần nào của chân lý của Phật Pháp.
Ngũ Uẩn
Phật Giáo Nguyên Thủy đã dạy, “Trong thân người gồm có 5 uẩn: sắc uẩn, thọ uẩn, tuởng uẩn, hành uẩn, và thức uẩn.”
Sắc Uẩn còn gọi là hoạt động của sắc ấm gồm có sáu thức: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Gọi chung là Sắc Thức. Khi một người sống bình thường, nói bất cứ một điều, hay suy nghĩ bất cứ một điều gì, thì sắc thức hoạt động tức là nhóm sáu thức trong đó có ý thức hoạt động. Ý thức còn được gọi là Tri Thức hay Tri Kiến.
Tưởng Uẩn hoạt động khi nào lục thức ngưng hoạt động. Lục thức ngưng hoạt động là lúc chúng ta đang nằm ngủ chiêm bao. Trong giấc chiêm bao chúng ta cũng nghe, thấy, biết, và cảm giác rõ ràng. Có thể chúng ta không ngữi được trong lúc mơ nhưng ăn được được trong mộng? Cái biết trong chiêm bao gọi là Tưởng Thức. Như vậy, tuởng thức và ý thức là hai thức chỉ giống nhau là cái biết nhưng cái biết này có thì cái biết kia dừng lại, trái ngược lẫn nhau như giữa thực và mộng.
Thức Uẩn hoạt động chỉ khi nào sắc uẩn và tưởng uẩn ngưng họat động. Muốn sắc uẩn và tuởng uẩn ngưng hoạt động thì phải nhập định, tịnh chỉ vào hơi thở. Khi tịnh chỉ hơi thở thì thức uẩn hoạt động. Thức uẩn hoạt động tức là Tam Minh. Tam Minh gồm có. “Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận Minh.” Tam Minh còn gọi là “TUỆ.” Tuệ Tam Minh là cấp học cao nhất của Phật Giáo. Phật Giáo có ba cấp học gồm có, “GIỚI, ĐỊNH, TUỆ.”
Thọ Uẩn là sự cảm thọ của ba thức, khi các thức hoạt động thì thọ uẩn có mặt .
Hành Uẩn là sự hoạt động của ba thức, khi ba thức hoạt động (dấy lên) thì hành uẩn có mặt (hiện hữu.)
Cho nên, Mạc Na Thức và A Lại Da Thức là tưởng tri của kinh sách, vốn để chia chẻ tâm thức con người ra nhiều mảnh. Khác với cái ý đồ ngu muội, vô tình hay cố ý làm lệch hướng của Phật Giáo chân chánh, biến Phật giáo thành một tôn giáo mê tín (superstitious) với đầy lý luận dị đoan, đầy ảo giác tưởng tri và những huyền thoại tưởng tượng.
A Lại Da Thức
A Lại Da Thức (zh. 阿賴耶識, sa. ālayavijñāna, bo. kun gzhi rnam par shes pa ཀུན་གཞི་རྣམ་པར་ཤེས་པ་) là thuật ngữ phiên âm, dịch ý là Tạng Thức (zh. 藏識). Là một khái niệm quan trọng của Duy Thức Tông (sa. Vijñānavāda,) một trong hai nhánh chính của Phật Giáo Đại Thừa (sa. Mahāyāna.) Trong trường phái này, thuyết về A Lại Da Thức nói về 8 thức là Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức, Ý thức, Mạt Na Thức, A Lại Da Thức. A Lại Da Thức được xem là thức căn bản của mọi hiện tượng, nên còn gọi là Hàm Tàng Thức. Thức này chứa đựng mọi sự trải nghiệm của đời sống mỗi chúng sinh và nguồn gốc tất cả các hiện tượng tinh thần.
Khái niệm A Lại Da Thức là cơ sở của Duy Thức Tông, qua đó người ta giải thích sự hiện hữu của "con người, chúng sinh" của "cá nhân, cái tôi, ngã, self." Theo đó, các chủng tử (sa. Bīja, lượng tử, quantum) tức là các hạt mầm của Nghiệp (sa. karma, pi. kamma) được chứa đựng trong A Lại Da Thức (Universal Library, Artificial intelligence (AI), Google‟s database) và đợi nhân duyên đầy đủ, chín mùi sẽ hiện thành tư tưởng. Các tư tưởng có tính riêng tư đó, tác động trong mối liên hệ với Vô Minh (sa. avidyā) và Ngã Chấp (sa. ātmagrāha) làm cho mỗi người tưởng rằng có một cái “Ta” đứng sau mọi hành động của một mình. Tư tưởng đó lại gây tiếp các chủng tử của nghiệp và nghiệp lại tiếp tục tạo tác. Vòng luẩn quẩn này chỉ được đối trị bằng quan điểm cho rằng, không hề có một thế giới độc lập ngoài Tâm.
Theo đó, vũ trụ chỉ là phản ảnh của A Lại Da Thức, con người chỉ thấy bóng dáng của chính tâm thức nó qua ảo giác (holography.) Theo một quan điểm Phật Giáo khác thì A Lại Da Thức chỉ là nơi tập hợp của mọi nghiệp xưa cũ trong vũ trụ (Pháp Tướng Tông.) Tóm lại, A Lại Da Thức thường được xem như là "sự thật cuối cùng," có khi được gọi là Chân Như (sa. Tathatā.)
BÀI ĐỌC THÊM:
KINH NA TIÊN TỲ KHEO, Cao Hữu Đính
KINH NA TIÊN TỲ KHEO, Thiện Nhựt
MI TIÊN VẤN ĐÁP (MILINDA PANHA), Giới Nghiêm
Sự Tái Sinh Không Phải Là Đầu Thai (Hoang Phong dịch)
Nghiệp và tái sinh (Diệu Liên Lý Thu Linh dịch)
Bàn về chuyện tái sinh, đầu thai và cúng cơm (Tâm Diệu)
Sự tái sinh – Chu trình nghiệp không thể tránh khỏi
- Từ khóa :
- A lại da thức
- ,
- Mạc Na Thức
- ,
- nghiệp lực
- ,
- đầu thai