Thư Viện Hoa Sen

Đại Cương Duy Thức Nhị Thập Luận | Tác Giả: Trưởng Lão Thích Duy Hiền - Thích Trung Nghĩa Dịch

11/03/20253:13 SA(Xem: 271)
Đại Cương Duy Thức Nhị Thập Luận | Tác Giả: Trưởng Lão Thích Duy Hiền - Thích Trung Nghĩa Dịch

 

ĐẠI CƯƠNG “DUY THỨC NHỊ THẬP LUẬN”

Tác giả: Trưởng lão Thích Duy Hiền

Thích Trung Nghĩa dịch
NHI THAP LUAN

 

 

BÀI TỰA NGẮN

Tiểu luận này, là lúc tôi đọc sách tại Viện giáo lý Hán Tạng, nghe sự giảng truyền Duy thức nhị thập luận (唯識二十論) của pháp sư Tuyết Tùng, rồi sau đó soạn khái yếu, tâm đắc trong việc nghiên cứu Pháp tướng duy thức. Niên kỷ lúc đó, tôi chưa đến 20 tuổi (khoảng vào năm 1939). Nay cách xa hơn 40 năm, chẳng biết bản viết tay này lạc mất nơi nào? Tôi hoàn toàn quên ghi. Đầu tuần tháng 10 năm nay, lần đầu tôi đến tàng kinh các trong chùa La-hán, kiểm xem Ngũ uẩn luận để làm tư liệu tham khảo, vốn gặp hai bạn già đồng học là: Thánh Phương (nay gọi Diệp Tuấn Chương), Đồng Kiệt (nay gọi Trần Văn Kiệt) tại Hán viện, cũng là kiểm kê kinh điển. Bất chợt Đồng Kiệt từ trong tàng kinh các kêu lên, rồi trao cho bản gốc này của tôi và nói: “Xem, đó là đại trước tác của bạn lúc thanh niên”. Sau tôi liền đọc, thấy được tài liệu của tôi viết 40 năm trước, kinh ngạc mừng lạ thường! Nhìn được dấu tay của chính mình soạn ra lúc đọc sách, liền kiềm chế những hồi ức khởi lên, nhưng không ngăn bùi ngùi muôn phần, như trùng tân được hạt minh châu hư hỏng mà lâu đã bỏ mất.

Bản văn này là sáng tác thô thiển của tôi lúc nghiên cứu tham cầu học vấn, nhưng là Phật pháp. Tuy khó đạt được chân lý quý báu, nhưng không thể diễn tả tâm tình của tôi đối với trước đây.

Từ khi thanh niên đến nay, tôi chịu mọi gian nan khốn khổ. Trong gian khổ thất bại, đại khái cảm thấy chánh kiến Phật giáo của chính mình vẫn chưa mất. Đạo lý “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”, có thực chứng trong kinh điển, và kiểm tra xem thư tịch, văn chương thơ ca soạn viết trước đây, có thể cảm giác nồng nàn tha thiết tăng gấp nhiều lần, lòng tindũng khí cầu Phật đạo cần phải sâu thêm.

Duy thức nhị thập luận, chú trọng phá ngoại cảnh, nhưng trong phá có lập. Tuy không tỉ mỉ, nhưng có thể chiếu theo lý này để nghiên cứu sâu về duy thức pháp tướng, tri hànhtu hành, bổ trợ, chiếu cố lẫn nhau, có thể đạt đến cấp độ tinh thâm.

Giáo lý Phật giáo chẳng không hư, bí mật, có thể làm cho người khó bề đo biết. Có thể nhìn thấu hiện thực thì có thể khai ngộ được. Xin người trí tuệ nỗ lực học tập, nghiên cứu Luận này.

PHẦN I. PHIẾM LUẬN DUY THỨC

Mọi người thông thường nói đến duy thức trong Phật học, chỉ là đàm luận tâm chủ quan, mà phủ nhận sự tồn tại của cảnh giới khách quan. Ước định sự thực đề bàn luận, duy thức pháp tướng chẳng bài xích hữu ngoại cảnh, hơn nữa chỉ bác xích ly tâm thức mà sở chấp thực cảnh nhưng vẫn thừa nhận sự tồn tại của cảnh bất ly nội tâm. Sắc pháp trong ngũ vị duy thức, tức là vật chất, luận về phạm vi thì tương đối phổ biến so với vật chất rộng lớn. Vì sao có thể biết sắc bất ly thức? Vật vô định tánh, theo tâm ý của chính mình mà chuyển biến. Tâm có phân biệt, ngoại cảnh bèn sinh ra. Con người có truy cầu dục vọng cho nên cần đời sống vật chất. Tùy dục có khác, từ đó sai khác. Tâm ly dục nhiễm, thì đạm bạc siêu nhiên. Lúc mong được lợi ích nhưng chẳng hài lòng, tâm theo vật chuyển. Người thông thường chấp ngoài tâm có sự vật chân thậtcụ thể, thế nên tự cùng người, nhân ngã, các chủng loại là phi nhân mà sinh phân biệt. Các bậc đại thánh, vốn chân hiện lượng, tiêu diệt tâm và vật phân biệt, nên viễn ly điên đảo, chứng đại bồ-đề, làm đại Phật sự. Nên biết tâm thức con người, là nhân quả nhiễm ôthanh tịnh, then chốt là chuyển phàm phu thành thánh nhân. Người học Phật không thể không chú ý.

PHẦN II. DUYÊN KHỞIGIẢI THÍCH BẢN LUẬN

Bồ-tát Thế ThânẤn Độ, được sự cảm hóa của anh là bồ-tát Vô Trước, sau chuyển Tiểu thừa tiến vào Đại thừa, chế tác luận tụng này. Luận này còn gọi Thôi phá tà sơn luận (摧破邪山论). Vì kiến chánh pháp tràng (建正法幢), mà chế tác Duy thức tam thập tụng. Bản luận chuyên về phá tà, cũng là dùng sở phá làm sở lập, không đơn thuần thành lập lý. Căn cứ Giảng nghĩa Duy thức của cư sĩ Âu Dương Tiệm, khen ngợi nội dung bản luận: “...... Diệu nghĩa vô cùng, biểu thị khái quát một bộ phận trong toàn diện tích” 

PHẦN III. CHÁNH LUẬN

(1) Dựa vào Đại thừa giáo để thành lập duy thức

Tam giới duy thức trong Đại thừa, đó là lập tôn. Trong duy Đại thừa, đặc biệt hiện bày lý tam giới duy thức. Tuy nhị thập duyên khởi, thông giáo tam thừa: thanh văn thừa, duyên giác thừa, bồ-tát thừa nhưng cũng là lý duy tâm. Từ trong mật thuyên, ấy cũng là xiển thuật, tuyên thị, trong phi cảnh giới, khó thấu triệt rõ. Kinh Lăng Nghiêm nói: “A-đà-na thức rất thâm áo lại rất vi tế, mọi chủng tử như thác đổ, phàm phuthánh nhân nhị thừa không thể biết, nếu trình độ của chúng ta không đủ, sợ nghe xong không những không được ích lợi mà ngược lại có thể tăng thêm ngã chấp” (阿陀那識甚深細,一切種子如瀑流,我于凡愚不開演,恐彼分別執爲我); lý của duy thức, cũng lại như vậy. Chỉ có bồ-tát Đại thừa có thể hiểu thấu ý nghĩa này, cho nên đặc biệt an lập. Trong kinh Hoa Nghiêm nói “Tam giới duy tâm” liên quan, ấy là dùng thành ngôn lượng để thành lập duy thức. Mệnh danh: tâm, ý, thức, liễu  tuy có bốn loại, nhưng thể đều giống nhau, nên nói duy tâm, ý nghĩa cũng là duy thức. Tích khởi thì gọi là tâm. Tư lương thì gọi là ý. Nhận thức thì gọi là thức. Liễu giải thì gọi là liễu. Bốn loại này đều tâm dụng. Còn căn cứ thắng ngôn, đệ bát thức thì gọi là tâm. Đệ thất thức thì gọi là ý. Tiền lục thức thì gọi là thức. Nói về tâm tức là nhiếp tâm sở, hằng tương ưng, có thể che lấp ngoại cảnh, làm gốc sanh tử trầm luân. Lúc nội thức sinh ra, tợ như có ngoại cảnh hiển hiện nhưng cảnh này vô thực thể, như có người mù, nhìn con ve lột xác v.v... Kinh Giải Thâm Mật nói: “Ta nói thức sở duyên, duy thức sở hiện. Trong đó đều vô thiểu pháp có thể thủ thiểu pháp, tâm này đã như vậy, lúc sanh ra như vậy, sẽ có hiển hiện ảnh tượng như vậy”. Nên biết ngoài cảnh bất ly tâm sanh ra, nhưng tình cảm dục vọng của người phàm phu chấp là nội là ngoại.”   

(2) Lần theo giải thích bảy vặn hỏi của ngoại nhân

1. Giải thích bốn vặn hỏi của Tiểu thừa, ngoại đạo, chứng tri duy thức

a. Bốn vặn hỏigiải đáp

Ngoại đạo hỏi: Nếu nội thức hữu, ngoại cảnh vô, thì có bốn vấn đề phát sinh: (1) Địa điểm hữu định chẳng cần thành lập. (2) Thời gian hữu định chẳng cần thành lập. (3) Lúc các loại chúng sanh duyên cảnh, bất định nhất kiếncộng đồng duyên kiến chẳng cần thành lập. (4) Mọi tác dụng chẳng cần thành lập.

Bồ-tát Thế Thân đầu tiên biệt đáp: (1) Lấy giấc mộng dụ cho việc giải thíchlưỡng nan, như trong giấc mộng, tuy vô thực cảnh nhưng địa điểm, thời gian liền có quyết định. (2) Như nghiệp của ngạ quỷ giống nhau, cùng thấy sông đầy máu, chẳng cần tùy theo thấy từng một. (3) Như trong giấc mộng làm tổn thất máu huyết v.v... tuy tùy theo tâm biến hóa nhưng có tác dụng.  

Kế đó lấy địa ngục 一 dụ cho tổng đáp: Như chúng sanh đọa vào địa ngục. Cảnh địa ngục tuy do nghiệp thức huyễn hiện, nhưng vẫn có địa điểm và thời gian ước định, cùng thấy tội án đã định của ngục tốt, bị tác dụng của sự bức hại cho nên bốn ý nghĩa đều thành. Trong đó Thế Thân chủ trương hữu tình như ngục tốt v.v... phi chân thật, nhưng Đại chúng bộ, Chánh lượng bộ, Hữu bộ, Kinh lượng bộ v.v... lại có thể cho rằng tâm ngoại thực hữu, như biện tích kĩ trong bản luận.

Theo duy thức lý: Cảnh có ba: tánh cảnh, đới chất cảnh, độc ảnh cảnh. Lúc hiện lượng duyên tánh cảnh, chắc chắn nội và ngoại bất phân. Đới chất cảnh hệ ý thức sở duyên, tuy dựa vào bản chất cảnh sinh ra, biến tướng vẫn thuộc về hư vọng. Độc ảnh cảnh thì do ý thức tùy khởi, chẳng dựa vào cảnh sanh ra. Bản chất cảnh giới như núi và sông, đất rộng, căn thân v.v... tùy theo thức của con người mà có nhất định, dùng nghiệp lực quyết định. Thể huyễn hóa vô thường, nhưng đi theo tâm mà chuyển, lại phi ứng dụng thực tế.  

b. Dạy thập nhị xứ như phân biệt sắc v.v... 

luận sư của Kinh lượng bộ chấp trước huân tập nội tại, cảm quả ý nghĩa tại ngoại (như ngục tốt). Luận sư duy thức phá điều này, cho rằng huân tậpcảm quả đều ở nội thức (識內). Thế là ngoại nhân lại hỏi cặn kẽ, cho rằng nếu nhất thiết pháp duy thức, thì đức Phật không cần nói thập nhị xứ như sắc v.v... Do đó chứng minh ngoại cảnh Phật cũng có thể thực hữu?

Luận sư duy thức đáp: Đức Phật thuyết pháp, với sách lược cơ cảm khác nhau, nói có khác, nhưng có chứa đựng tôn chỉ thâm áo khó biết. Như với đoạn kiến của ngoại đạo, thì nói trung hữu thân, nhưng dựa vào nghiệp thức tương tụcgiả lập. Nói như thế cũng là đối trị đoạn kiến của ngoại đạo như sai lầm “Ngã thể đã vô, ai đến đời sau?”. Do đó lục thức dựa từ công năng của nội chủng mà sinh ra, trong khi thức sinh ra, liền có hiển hiện lục cảnh tự tồn bên ngoài như sắc v.v... Thế nên đức Phật dựa theo chủng tử thuyết là nội lục xứ, cảnh thuyết là ngoại lục xứ, như y sắc v.v... Kinh lượng bộ chưa xây dựng đệ bát thức, không thừa nhận ý nghĩa chủng tử. Thế Thânphương tiện giải thuyết, dùng chủng tử làm lục căn, nói căn cũng đại biểu chủng tử.

Trên thực tế, dựa duy thức chánh nghĩa, sự sanh ra do ngũ thức, nội dựa tự chủng, là nhân duyên. Dựa bát thức sở biến tịnh sắc căn, là câu hữu y tăng thượng duyên. Lấy bát thức sở biến khí giới chư sắc, là sơ sở duyên duyên. Từ thức sở biến tướng phần, là thân sở duyên duyên. Lấy từ kiến phần làm năng duyên, tự chứng phần làm tự thể. 

Nói đến thập nhị xứ, cũng là phá ngã. Biết lục thức từ lục căn, lục cảnh sanh ra, sẽ vô ngã kiến, ngã văn, ngã khứu, ngã thường, ngã xúc, ngã tri cho nên gọi là nhân ngã không.  Nếu đạt duy thức giáo biến kế chấp vô, có ý nghĩa y tha khởi tánhviên thành thật tánh, lại có thể ngộ nhập pháp vô ngã. Nhưng nói đến duy thức, không thể chấp có thức chủ quan, chấp như thế v.v... đồng chấp có ngoại cảnh, cũng tương đối phá xích.

c. Đơn vị Cực vi phá ngoại cảnh 

Chấp trước thực thể hữu pháp như sắc v.v... của ngoại đạo nhân,, luận sư duy thức liền từ tụ sắc phân tích thành cực vi mà phá chúng. Chấp thực hữu của ngoại đạo nhân có bốn: (1) Như Thắng luận sư chấp sắc cảnh là một thực thể hữu. (2) Như luận sư Hữu bộ chấp đa thể của thực hữu cực vi các biệtngũ uẩn sở duyên (五識所緣). (3) Như luận sư Kinh lượng bộ chấp hợp thành và hợp tướng của thực thể cực vi, là ngũ thức duyên. (4) Như luận sư Chánh lý bộ chấp các cụ và tập tướng của thực thể cực vi, Cộng thành tụ sắc (聚色) và tập tướng (集相), là ngũ thức duyên   

Lần theo phá chúng của luận sư duy thức:

(1) Sắc thể phi nhất thực hữu, hữu phần sắc (như toàn thể kết cấu của một cá nhân) từ phân sắc (như tế bào) hợp thành. Phân sắc là đa thể. Có phân sắc cũng cần đa thể (多體.)

(2) Y cứ hiện lượng, các cực vi phi ngũ thức sở duyên bất tương đồng, nên đa thể bất thành

(3) Kinh lượng bộ đồng kết hợp hỗ tương.

(4) Luận sư Chánh lý luận cùng tập tướng, đều bất thành lập, cho rằng căn bản cực vi của thực thể không thể tồn tại.

Vì sao thực hữu cực vi chẳng tồn tại?

 (1) Nếu cực vi thể đơn nhất và sáu phương cực vi khác hữu hợp, vô hợp.

 (2) Nếu bản thể cực vi hữu, mới phân vô, mới phân phá đều có quá thất (như chánh văn giải thích)

Căn cứ sự giải thích ý nghĩa cực vi của luận sư duy thức, như Thành duy thức luận nói: “Lúc thức biến hiện tùy theo lượng đại, tiểu đốn hiện nhất tướng, phi biệt biến thành rất đa cực vi, hợp thành nhất vật. Nhưng do phá thực thể, từ đại chẻ tiểu, phi tiểu tích lũy đại, đại và tiểu đều thuộc về giả tướng.”

Cuối cùng, ngoại đạo nhân lại từ sắc tướng chấp sắc thể là thựuc hữu. Luận sư duy thức cũng dựa một thực thể ba ý nghĩa, dùng ngũ nghĩa phân biệt phá chúng, kết thành duy thức, như chánh văn giải thích.

2. Giải thích sự vặn hỏi: Lấy hiện lượng chứng cảnh thực hữu.

Ngoại đạo hỏi: Phật pháp chánh quyết định ba tiêu chuẩn của sự lý, gọi là hiện lượng, tỉ lượng, thánh ngôn lượng. Trong ba lượng này, lấy hiện lượng làm thượng đẳng. Hiện lượng, là chứng tri hiện tiền đối với ngoại cảnh, chẳng có sai lầm. Nếu vô ngoại cảnh, hiện lượng làm sao có thể thành?

Thế Thân giải thích việc hỏi vặn này. Trước nêu giấc mộng làm thí dụ, nói giấc mộng do tâm biến, mà con người trong giấc mộng, vẫn có ngoại cảnh có thể duyên nhưng cảnh này bất ly tâm. Ngoài ra, lúc không phải giấc mộng cũng như vậy. Còn căn cứ lý, thứ nhất, trong lúc hiện lượng sát-na thứ nhất duyên sinh cảnh, vốn nội và ngoại chẳng phân biệt. Mà lúc cảnh tượng này từ sát-na thứ hai lưu nhập vào đệ lục ý thức, mới có các loại phân biệt như danh tướng, chủng loại, nội và ngoại v.v... Nên dùng cảnh này làm ngoại, hệ ý thức so đo, đã phi hiện lượng. Thứ hai, ngoại cảnh như sắc v.v... sát-na biến diệt, lúc mọi người từ sát-na thứ hai phân biệt này là ngoại cảnh, hiện cảnh sát-na thứ nhất đã tiêu diệt, làm sao có thể có hiện lượng thực cảnh (現量實境)? 

Ngoại đạo lại chuyển hỏi vặn: Nói cần ngũ thức tiên duyên thực hữu ngoại cảnh, ý thức mới có thể hồi tưởng lại, cũng có thể chứng minh thực hữu ngoại cảnh? Bồ-tát Thế Thân lại phá, cho rằng như nói trên, lúc nội thức sinh ra thì có hai phần khởi lên. Một là kiến phần. Hai là tướng phần. Tướng phần tợ như ở ngoài hữu, mà bất ly thức. Nhưng thức duyên thân tướng phần, sơ tướng phần (núi và sông, đất rộng v.v...) hệ sắc chủng biến hiện từ bên trong đệ bát thức, nên cảnh bất ly thức biến, như phi thực hữu.

3.  Giải thích sự vặn hỏi: Lúc lấy giấc mộng liệt vào tỉnh giấc do đó biết cảnh hữu

Ngoại đạo hỏi: Người đời biết mộng cảnh vô, lúc tỉnh giấc cảnh hữu, sở tri đã khác, cảnh phải khác nhau, ngoại cảnh phải là thực hữu?

Thế Thân đáp: Người thông thưởng biết mộng cảnh vô, tỉnh giấc cảnh hữu, chấp hiện cảnh là thực, nhưng thực này thấy sai lầm. Đại khái các chúng sanh từ vô thỉ đến nay, do chấp năng thủ (ngã), sở thủ (pháp), khởi lên các điên đảo phân biệt, huân tập thành chủng, vọng chấp nội và ngoại, là vô minh sở ngu, phiền não sở não, sanh tử trầm nịch dài như trong giấc mộng mà chẳng tự biết là giấc mộng. Nếu có thể tu hành, lúc ở kiến đạo vị, lìa ngã pháp hư vọng phân biệt, được vô lậu chánh trí (無漏正智), chứng pháp thực tánh. Sau đắc tịnh trí thế gian, quán sát thế tướng, sẽ biết mọi hiện tượng, như mộng như huyễn, chẳng sanh tham chấp.

4.  Giải thích sự vặn hỏi: nhị thức: thiện và ác thành quyết định, ngoại cảnh phi vô       

Ngoại đạo hỏi vặn: Nhị thức: thiện và ác của chúng sanh, tùy theo tha giáo mà được quyết định nhưng chẳng do từ thức chuyển biến, tự làm chủ tể mà được sanh khởi, có hữu giáo, từ đó chứng tri ngoại cảnh thực hữu.

Thế Thân đáp: Nói về duy thức, thứ nhất, phi duy từtâm thức, rồi phủ nhận thức của chúng sanh khác nhau. Căn  cứ phàm phuthánh nhân, phú quý và bần tiện trong mười phương mà có các tâm thức. Thứ hai, thức sở biến sắc cảnh khác nhau, với tự thân vẫn là ngoại cảnh nhưng chỉ là tăng thượng duyên mà phi thân nhân duyên. Do đó các bạn tốt, bạn xấu, âm thanh lời dạy chỉ ở dư thức làm tăng thượng duyên. Dư thức dựa vào đó, làm sơ sở duyên duyên. Ngoài ra biến tướng phần, là thân sơ duyên duyên, nên các chúng sanh hữu tình tuy bản thân tiếp thụ qua sự dạy bảo của bạn bè nhưng phi trực tiếp thọ, thân sở thọ kia, vẫn là tự thức biến hiện. Các đức Phật thuyết pháp, tùy loại chúng sanh mà có được các giải trừ trói buộc, đạt được tự do. Tiếng thơm, ghét, hủy, khen ngợi với người trí tuệ đều bất động, nhưng người nhân cách thấp kém ắt phát sanh lay động. Căn cứ ý nghĩa này, gọi đạo lý duy thức. Như kinh Phật nói thiện tri thức lấy sự dạy bảo của bạn bè, làm tăng thượng duyên để tu hành tinh tấn. Ý nghĩa này không thể không chú ý.    

5. Giải thích sự vặn hỏi: tâm vị giấc mộng và vị tỉnh giấc mà tạo hành chiêu cảm quả báo có khác.

Ngoại đạo hỏi vặn: Vị giấc mộng và vị tỉnh giấc đều thuộc về tâm, duyên giấc mộngtỉnh giấc tạo nghiệp ư? Do tạo nghiệp mà chiêu cảm quả báo khác nhau ư?

Thế Thân đáp: Tạo nghiệp do tâm. Vì tâm lực có mạnh và yếu, nên từ tạo nghiệp mà chiêu cảm quả báo khác nhau. Nghiệp lực suy yếu thì không thể tạo nghiệp mà chiêu cảm quả báo, sau vô khả năng nhiếp chăm chủng tử nghiệp. Vì vậy giấc mộng vị do giấc ngủ tâm sở hư hoại, làm cho tâm ngu muội, không thể tạo nghiệp mà chiêu cảm quả báo (lúc tỉnh giấc vị cuồng say v.v... quyền lực, oai thế kém, yếu, cũng có thể loại suy.)  

Phật giáo nói, như thực hànhbố thí, nếu người thi thành bố thíhy vọngyêu cầu quả báo, thì được quả báocõi trờicõi người. Nếu người thi thành bố thíquán chiếu tam luân thể không (叁輪體空),[1]cũng là bồ-tát đại hạnh, công đức vô lượng, vô biên. Điều này do tâm lực mạnh hay yếu mà có khác nhau. 

6. Giải thích sự vặn hỏi: người giết dê v.v...

Ngoại đạo hỏi vặn: Người giết gia súc như dê v.v... là dùng tay, chân dao, gậy v.v... để giết, chứng minh ngoại cảnh là có. Nếu không dùng tay, chân, dao, gậy giết, người giết gia súc bị tội sát sanh không?

Luận sư duy thức đáp: Tay, chân, dao, gậy của ngươi, cũng là ban đầu do ý nghiệp phát tác. Ý nghiệp gặp tăng thượng duyên của người giết cho đến chết, nhưng thuộc về duy thức, và nêu vài thí dụ để làm sáng tỏ. Phần này không luận thuật nhiều hơn.  

Theo duy thức lý, lúc nội thức của chúng sanh sinh ra, nhân duyên lực, nội biến căn thân, ngoại biến khí giới, mà phù trần căn của người khác, cũng là một bộ phận của tự thức sở biến. Nên trong chúng sanh, hỗ biến hỗ duyên như nhiều ngọn đèn sáng, cốt lõi sáng chói lẫn nhau, chẳng chướng ngại lẫn nhau. Nhị thập Duy thức luận sớ (二十唯識論疏) của cư sĩ Vương Ân Dương ghi: “...... Cho nên nghiệp giết lúc này, khả năng người giết ấy, cũng là từ thức sở biến thân thể và tay, nắm từ sở biến dao, hướng đến từ sở biến tha căn y xứthực hiện giết hại, nên nó bị giết. Hai mặt này đều không vượt khỏi do thức biến tướng phần sắc v.v... tự thực hiện giết hại, do đó nói gọi là tự thức chuyển biến tăng thượng lực (自識轉變增上力), khiến cho họ giết chúng sanh khác”, là từ thức lực, nghiệp lực, bất khả tư nghị, Ý nghĩa đoạn sớ này rất tinh mật, cần nên suy nghĩ chọn rõ.

7. Giải thích sự vặn hỏi: tha tâm trí

Ngoại đạo hỏi vặn: Tha tâm trí (他心智) dùng tha tâm làm cảnh. Nếu bất duyên, chẳng gọi là tha tâm trí. Nếu duyên, duy thức lý bất thành.

Luận sư duy thức đáp: Tha tâm trí tuy biết tha tâm nhưng bất như thực, như tự tâm trí. Nói về bất như thực: 1, Duyên tự tâm, tha tâm đều cần biến tướng mà duyên, quyết định không thể thân thủ. 2, Từ phàm phu vị đến bồ-tát vị, do vô minh chướng phức mà khởi lên năng thủ, sở thủ chấp, ở tự tha tâm đều không thể biết như thật, chẳng biết cảnh giới như Phật tịnh trí sở hành. Vì vật có thể biết, tha tâm trí sở duyên cũng bất ly thức.   

PHẦN IV. KẾT LUẬN

Nghĩa lý tình thú duy thức, học thuật rộng lớn cao sâu, pháp tướng rộng mà nhiều chủng loại, uyên thâm không dễ phỏng đoán. Phàm phu chỉ có thể căn cứ sự lý để rõ vài. Tức là trong bồ-tát địa, nhị chướng: phiền não chướng, sở tri chương chưa hoàn toàn dứt trừ, cũng không thể hoàn toàn chứng nhưng đức Phật bao la có thể toàn tri. Lúc người luận thuật kết thúc bản sách, khen sâu, suy trọng sùng kính đức Phật. Bản sách chỉ làm sáng tỏ 7 sự hỏi vặn của ngoại nhân nhằm phá chấp, chú trọng ở phá tà kế tà chấp; thậm chí xây dựng chánh lý, nên xem sách như Nhiếp Đại thừa luậnThành duy thức luận v.v... những người có trí tuệ, cần tính nghiên cứu học tập thâm sâu

Trích tác phẩm Duy thức trát ký

 

 



 

Tạo bài viết
07/11/2010(Xem: 143117)
16/11/2010(Xem: 45004)
30/10/2010(Xem: 52653)
20/11/2010(Xem: 137227)
Kính chia sẻ cùng chư Tôn đức, Pháp hữu và qúy Phật Tử lịch trình Hoằng Pháp, sinh hoạt tu học & Phật sự... với sự chia sẻ của Thích Tánh Tụê cùng với sự hiện diện của chư Tôn đức tham dự trong tháng 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, - 2025
Kính mời tham dự Nhạc Hội Mừng Phật Thành Đạo Saigon Grand Center vào Chủ Nhật 16 tháng 2 năm 2025 vào lúc 4 giờ chiều tại địa chỉ 16149 Brookhurst Street, Fountain Valley, CA 92708 Chương trình lại được nhạc sĩ Võ Tá Hân tham dự và cũng là nhạc trưởng của ban đạo ca Diệu Pháp. Kính mời quý đồng hương tích cực ủng hộ, đến dự thật đông.