CHÍNH NIỆM - THỰC TẬP THIỀN QUÁN
Nguyễn Duy Nhiên dịch,
Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Nhà xuất bản: Thanh Hóa 2009
Lời
giới thiệu
Mục đích của quyển sách này là trình bày phương phápthực hànhthiền quán
vipassana. Tôi lặp lại, phương phápthực hành. Đây là một kim chỉ nam thiền
tập, là những lời hướng dẫn chi tiết, từng bước từng bước một cho phương phápthiền quán (insight meditation).
Tôi thấy chúng ta đã có khá nhiều những quyển sách bàn về các khía cạnh triết
lý và lý thuyết của thiền tậpPhật giáo. Có nhiều quyển rất hay. Nhưng đây là
một quyển sách viết về thực hành. Tôi viết quyển sách này cho những người muốn
thực tậpthiền quán, và nhất là cho những ai muốn bắt đầu ngay bây giờ. Ý định
của tôi là muốn trao cho bạn những dữ kiệncăn bảncần thiết, để giúp bạn có
thể khởi đầu cho suôn sẻ. Tôi nghĩ, chỉ những ai thật sự thực hành theo những
lời chỉ dẫn ở đây mới có thể nói là tôi đã thành công hay thất bại. Và chỉ có
những ai thực hànhđều đặn và tinh tiến mới có thể phê bình những nỗ lực của
chúng tôi.
Tôi nghĩ, không có bất cứ một quyển sách nào có thể trình bày được hết tất cả
những vấn đề mà một thiền sinh có thể gặp phải. Cuối cùng rồi chúng ta cũng cần
phải tìm đến một vị thầy có khả năng. Nhưng trong lúc này, đây là những quy
luật nền tảng và căn bản mà tôi muốn chia sẻ với bạn. Hiểu rõ được những gì tôi
trình bày trong những trang kế, sẽ giúp bạn tiến được những bước thật xa trên
con đườngthiền tập.
Có nhiều phương phápthiền tập (meditation) khác nhau. Trong bất cứ truyền
thốngtôn giáo lớn nào, cũng có những phương cách mà ta thường gọi là tĩnh tâm,
hoặc thiền. Danh từ này thường được dùng với tính cách chung chung. Cũng xin
bạn hiểu rằng, trong quyển sách này chúng tôi chỉ đặc biệt nói về thiền
vipassana trong truyền thốngPhật giáoNam tông mà thôi. Vipassana thường được
dịch từ tiếng Pali sang là Minh sát tuệ, hay còn gọi là thiền quán. Mục đích
của loại thiền này là mang lại cho hành giả một tuệ giác, hiểu được tự tính của
mọi vật và nhìn thấy sâu sắc được sự vận hành của tất cả mọi hiện tượng trong
cuộc sống.
Một đạo Phậttoàn vẹn thật ra khác rất xa các tôn giáothần học mà đa sốchúng
ta thường biết. Nó là một cánh cửa dẫn ta bước thẳng vào cảnh giớitâm linh
hoặc siêu hình mà không cần phải nhờ vào sự giúp đỡ của bất cứ một vị thần linh
hoặc một trung gian nào khác. Mùi vị của đạo Phật có tính chất gần với môn tâm
lý học thực nghiệm hơn là cái mà ta gọi là tôn giáo. Trong đạo Phật, con đường
tu tập là một sự quán chiếu thực tại không ngừng nghỉ, luôn luôn xem xét tỉ mỉ
mọi tiến trình của tri giác. Mục đích là để lọc bỏ đi những gì sai lầm và giả
dối, vén lên tấm màn che phủ thực tại, để ta có thể trực tiếp tiếp xúc được với
tự tính của mọi sự vật chung quanh mình. Và pháp mônthiền quán vipassana này
là một phương cáchcổ truyền và mầu nhiệm, giúp ta có thể thực hiện được việc
ấy.
Phật giáoNam tông, Theravada, đã cung hiến cho chúng ta một phương pháp khai
phá nội tâm rất hiệu quả, thật ra nó còn giúp ta tiếp xúc được với ngay chính
gốc rễ tâm thức của mình nữa. Và truyền thống này là kết quả tự nhiên của hơn
2.500 năm phát triển trong những nền văn hóatruyền thốngtốt đẹp nhất của vùng
Nam Á và Đông Nam Á.
Trong quyển sách này, tôi sẽ cố gắng tách biệt ra những gì là trang sức với
những gì là nền tảng thật sự, để trao cho bạn một sự thậtcốt lõi nhất. Đối với
những bạn nào thích về nghi lễ, có thể tìm đọc thêm về truyền thốngPhật giáoNam tông trong những quyển sách khác, chắc chắn bạn sẽ tìm được một gia tàiphong phú đầy những nghi thức, cúng lễ, rất đẹp và đầy ý nghĩa. Và những bạn
nào có khuynh hướng thực tiễn có thể chỉ cần chọn phương phápthực hànhthiền
tập, và có thể đem áp dụng nó vào bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống. Vấn đề
chính ở đây là sự thực hành.
Điểm khác biệt giữa thiền quán, vipassana, và những loại thiền khác rất là quan
trọng. Chúng tacần phải hiểu cho thật rõ điều này. Trong đạo Phật có hai loại
thiền (meditation) khác nhau. Chúng khác nhau về phương phápthực hành, về cách
hoạt động, và về những trạng tháitâm thức. Hai loại thiền ấy là thiền quán
(vipassana) và thiền định (samatha).
Thiền quán, vipassana, còn được dịch là thiền Minh sát, có nghĩa là một ý thức,
một cái thấy rõ ràng và chính xác về những gì đang xảy ra. Thiền định, samatha,
còn được dịch là thiền tĩnh lặng hay thiền chỉ, có nghĩa là dừng lại. Đây là
một trạng thái khi tâm ta tập trung vào một đối tượng duy nhất nào đó, dừng
lại, và không đi ra ngoài đối tượng ấy. Khi làm được như vậy, một trạng thái an
vui sẽ lan tỏa khắp thân tâmhành giả. Một trạng thái tĩnh lặng rất sâu sắc mà
ta phải tự mình trải nghiệm mới có thể hiểu được. Và đa số thì những phương
pháp thiền của chúng ta đều được dựa trênyếu tố định này. Theo phương pháp này
thì hành giả tập trung tâm ý mình vào một đối tượng duy nhất nào đó, như là một
lời cầu nguyện, một bài kinh, một ngọn nến, hoặc là một linh ảnh... và loại bỏ
tất cả những tư tưởng, nhận thức khác ra khỏi tâm thức của mình. Kết quả là
hành giả sẽ cảm thấy một sự hỷ lạc rất lớn, nhưng nó chỉ có mặt cho đến khi ta
xả thiền. Cảm giác ấy rất là nhiệm mầu, tốt đẹp, nhiều ý nghĩa, và lôi cuốn,
nhưng nó cũng chỉ là tạm bợ mà thôi.
Thiền quán, vipassana, thì chú tâm vào yếu tốtuệ giác. Hành giảthực tậpthiền
quán chỉ dùng yếu tố định như là một phương tiện giúp cho chính niệm của họ có
thể lần hồi đục vỡ đi bức tường vô minh đã từ lâu ngăn che ánh sáng của thực
tại. Đây là một tiến trình từ tốn và đều đặn. Nó mất nhiều năm tháng, nhưng rồi
sẽ có một ngày, một nhát búa của hành giả sẽ làm cho bức tường vô minh ấy sụp
đổ, và không gian chung quanh sẽ ngập tràn ánh sáng. Con đườngchuyển hóa được
hoàn tất. Ta gọi đó là giải thoát, và nó sẽ rất vững bền. Giải thoát là mục
tiêu của mọi trường phái trong đạo Phật. Nhưng con đường đi đến đó có rất nhiều
lối rẽ khác nhau.
Trong đạo Phật có rất nhiều trường phái khác biệt nhau. Chúng được phân chia ra
làm hai dòng tư tưởng lớn là Bắc tông (Mahayana) và Nam tông (Theravada). Phật
giáoBắc tông được truyền qua khắp vùng Đông Nam Á, ảnh hưởngsâu rộng đến nền
văn hóa của những quốc gia như là Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản, Tây Tạng và
Việt Nam. Một tông phái lớn của Đại thừa là Zen, được truyền básâu rộng ở Nhật
Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Và Phật giáoNam tông thì được du truyền qua những
quốc gia miền Nam Á và Đông Nam Á như là Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Lào và
Kampuchia. Sách này đặc biệt nói về phương pháp hành thiền của Phật giáoNam
tông.
Những kinh điển thuộc truyền thốngNam tông đều có nói đến cả hai phương pháp
hành thiền: định (samatha) và quán (vipassana). Kinh điển Pali có nói đến bốn
mươi đề mục thiền khác nhau. Đây là những đề mục dành cho cả thiền định và
thiền quán giúp dẫn đến tuệ giác. Nhưng quyển sách này là một kim chỉ nam căn
bản, vì vậychúng ta sẽ giới hạnđề mục của thiền quán vào một đối tượng chủ
yếu và cơ bản nhất: hơi thở. Quyển sách này sẽ giới thiệu đến các bạn một
phương phápthực tậpchính niệm qua sự chú ý đơn thuần, và một ý thứcrõ ràng
về tiến trình của hơi thở. Chỉ cần dùnghơi thở làm đối tượng thiền quán, hành
giả cũng có thể quán chiếu được hết toàn thể tiến trình nhận thức trong vũ trụ riêng
của chính mình. Hành giả sẽ nhìn thấy được những thay đổi đang xảy ra trong mọi
kinh nghiệmvật lý, cảm thụ và tri giác, cũng như những biến chuyển trong chính
tâm thức của mình. Tất cả những đổi thay này lúc nào cũng đều đang có mặt trong
mỗi kinh nghiệm của chúng ta, trong mỗi giây và mỗi phút!
Thiền (meditation) là sự sống. Nó là một sinh hoạt mà không thể nào đem ra
giảng dạy như một môn học chỉ có tính cáchhàn lâm. Trái tim của thiền học phải
được xuất phát từ kinh nghiệmbản thân của chính vị thầy. Tuy vậy, chúng tamay
mắn đã có được một số lượng lớn tài liệu về thiền học, được trao truyền bởi
những vị có tuệ giác lớn đã từng bước đi trên mặt đất này. Số văn liệu này là
một kho tàng quý giá giúp cho sự tu học của chúng ta. Đa số những điểm được nêu
ra trong sách này đã được lấy ra từ Tam tạng (Tipitaka), đó là ba bộ kinh điển
chứa đựng toàn bộgiáo lý của đức Phật. Tam tạnggồm cóGiới luật (Vinaya),
những giới luật dành cho các hàng tăng, ni và cư sĩ, Kinh (suttas), những bài
giáo pháp của Phật, và Luận (Abhidhamma), những học thuyết, lý luận thường được
xem như môn tâm lý học của đạo Phật.
Vào thế kỷ thứ nhất, có một nhà học Phật nổi tiếng là Upatissa đã viết quyển
Giải thoát đạo (Vimuttimagga), trong đó ông tóm tắt những giáo lý của đức Phật
đã dạy về thiền tập. Vào thế kỷ 5, một học giảnổi danh khác là ngài
Buddhaghosa cũng viết thêm một bộ luận rất quan trọng khác về thiền tập, đó là
quyển Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga), mà cho đến ngày nay vẫn được xem là một
quyển sách gối đầu giường của các thiền giả.
Trong sách này, chúng tôi có ý muốn trình bày với các bạn những lời chỉ dẫnrõ
ràng và chính xác nhất về phương phápthiền quán vipassana. Quyển sách này sẽ
giúp bạn đặt một bước chân thậtvững vàng trên ngưỡng cửa của thiền tập. Còn
những bước chân kế tiếp trên con đường khai phá ra ta là ai và ý nghĩa của sự
sống, là hoàn toàntùy thuộc ở chính bạn. Và đây là một hành trình rất quan
trọng. Tôi chúc bạn sẽ thành công!
Thể cách nhà sư buộc phật tử chắp tay nghinh đón thế quyền như nghinh đón chư Tăng rất khó coi. Quan chức vui gì khi có những nhà sư xu nịnh trắng trợn
Chùa Bảo Quang, Santa Ana, vừa tổ chức Lễ Đại Tường, nhân ngày giỗ mãn tang cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh, hôm Thứ Năm, 9 Tháng Sáu, với sự hiện diện của hàng trăm chư tôn đức tăng ni và Phật tử.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.