Làm Gì Khi Chồng Đi Sớm Về Muộn?

07/06/20159:13 CH(Xem: 9924)
Làm Gì Khi Chồng Đi Sớm Về Muộn?

THÍCH NHẬT TỪ

CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

Nhà xuất bản Hồng Đức 2015

LÀM GÌ KHI CHỒNG ĐI SỚM VỀ MUỘN?

Bạch Thầy! Chồng con từ ngày chuyển sang công ty mới đã thay đổi rất nhiều. Anh ấy gần như không còn dành thời gian cho vợ con, gia đình nữa. Anh ấy đi từ sáng sớm đến tối mịt mới về (thường xuyên về nhà sau 1h sáng). Khi về thì mệt nhoài lăn ra ngủ như chết nên cả ngày vợ chồng con gần như không có lúc nào nói chuyện với nhau, cả nhà không lúc nào ăn cơm cùng nhau, ba tháng trở lại đây do con “đấu tranh ” rất nhiều: Khóc lóc, giận dữ, làm ầm, thủ thỉ... thì chồng con cố gắng về nhà ăn cơm với hai mẹ con con lúc 8h tối để rồi sau đó, lúc 9h30 lại tiếp tục... đi làm. Con không thể hiểu được công ty anh ấy làm việc kiểu gì mà sếp gọi lúc nào là nhân viên phải có mặt lúc ấy, bất kể giờ giấc. Có những đêm chồng con bật dậy để trả lời điện thoại hoặc tin nhắn của sếp lúc 2-3h sáng. Bạn bè con nghĩ chắc chồng con phải mang về cho con nhiều tiền lắm nhưng thực ra lương anh ấy chẳng được bao nhiêu, cũng chỉ bằng lương cán bộ văn phòng như con. Con đã quá mệt mỏi, nhiều lúc con muốn buông xuôi, con không thể chịu được cảnh có chồng mà như không, con trai con gần như không có bố. Lâu lắm rồi gia đình con không có một ngày nghỉ đích thực của cả gia đình, chuyện riêng tư của hai vợ chồng lại càng không. Con có nên ly hôn không ạ? Thầy hãy giúp con!

Chu Thị Bạch Yến, Cần Thơ

lý do chồng phải làm việc tất bật ngày đêm, “từ sáng sớm đến tối mịt mới về” mà chị “muốn buông xuôi” và “ly hôn với chồng”, theo tôi, là không chính đáng và có phần vội vã. Là người trong cuộc, thấy rõ rằng do “thay đổi công ty” mà chồng chị buộc phải “sếp gọi lúc nào là phải có mặt lúc ấy, bất kể giờ giấc”, chị nên cảm thôngnâng đỡ tinh thần của chồng, để giúp chồng tìm ra giải pháp thoát khỏi các khó khăn và bế tắc hiện tại.

Để xác định rõ đâu là nguyên nhân chính của hiện tượng trên và đâu là giải pháp khả thi cho vấn nạn “đi sớm về khuya” của chồng chị, chị nên khảo sát các tình huống sau đây:

Về khuya vì ham vui và nhậu nhẹt

Đi chơi khuya và về khuya đối với một số đàn ông là thói ham vui, mà theo Đức Phật là “ham vui khổ vô cùng”. Quán nhậu, quán bia ôm, quán karaoke, quán cà phê, bàn bi-a, tiệm hớt tóc thanh nữ,. thường là những bến đỗ của phần lớn các đấng mày râu ham vui sau giờ làm việc. Còn có một số lý do khác khiến đàn ông về khuya vào các dịp như gặp lại bạn cũ, bà con từ xa, thăng chức, lên lương, trúng mánh trong làm ăn, mừng con thi cử đỗ đạt,. Theo mô tả của chị, xem ra, chồng chị không thuộc mô típ của hai hạng người này. Đối với tình huống sau, về khuya chỉ là hy hữu, đáp ứng nhu cầu giao tế và thể hiện tính lịch lãm thì không có gì là đáng nói. Riêng với tình huống đầu, thói ham vui của các ông là tiêu cực, một mặt thể hiện thái độ “ỷ vào vợ” lo chu tất trong ngoài, mặt khác thể hiện sự thiếu trách nhiệm, thiếu nghiêm túc với vợ con, tạo ra cảnh cãi vã, chiến tranh lạnh, cười ra nước mắt. Nếu người vợ không khéo léo khuyên chồng dành nhiều thời gian cho gia đình về lâu và về dài, chồng chị có thể vướng vào các tật xấu và bị bệnh tật từ nghề nghiệp và lối sống này, là điều khó tránh khỏi.

Về khuya vì công việc bất khả kháng

Do tính chất công việc, một số nghề đòi hỏi chồng (vợ) không thể về sớm được, và do đó, khó có thể dành nhiều thời gian cho người thân thương, dù trong thâm tâm rất mong muốn. Làm tài xế của tuyến đường xa, tài xế taxi, tài xế riêng của sếp, giới văn nghệ sĩ biểu diễn về đêm, nhân viên nhà hàng và quán xá buổi tối,... là những người có thời gian “lệch pha” với người thân thương ở nhà.

Khi công việc và nhiệm vụ của chồng có tính chất “bất khả kháng”, trong lúc chưa có nghề nghiệp tốt hơn, sự cảm thông và chia sẻ gánh nặng của vợ dành cho chồng sẽ làm cho chồng bớt đi các gánh nặng tâm lý, sống tốt hơn, có trách nhiệm hơn mỗi khi có mặt ở nhà và nỗ lực sắp xếp thời gian để có mặt thường xuyên ở nhà. Sự hỗ trợ của người vợ sẽ làm cho người chồng “đi sớm về khuya” cảm thấy nhẹ nhõm và do vậy không lợi dụng lòng tốt của vợ để làm các việc bất chính trong hôn nhân.

Trong trường hợp của gia đình chị, dù là nguyên nhân bất khả kháng, tôi e rằng có điều gì đó bất thường trong các tình tiết như chồng chị thường xuyên về nhà sau một giờ sáng trong trạng thái mệt đừ và lăn ra ngủ, không có ngày nghỉ trong tuần, vợ chồng không có dịp nói chuyện với nhau, không ăn cơm chung, con không được chồng chăm sóc, không còn “chuyện vợ chồng”, có chồng mà như không và khi chị “khóc lóc, giận dữ, làm ầm, thủ thỉ” thì chồng mới dành một hai giờ cho gia đình rồi tiếp tục đi tối về khuya. Chị cần tâm sự với chồng và tìm hiểu rõ căn cội của việc thường xuyên đi sớm về khuya này để tránh tình trạng ngụy biện hay biện hộ cho thói quen ham chơi như một số trường hợp của các đấng mày râu khác.

Đừng tạo thành thói quen xấu

xuất phát từ nguyên nhân nghề nghiệp hay lý do cá nhân thì việc “đi sớm về khuya” thường xuyên của các đức lang quân sẽ tạo thành một thói quen xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến hạnh phúc gia đình và chất lượng cuộc sống. Các cảm giác không an tâm, sợ mất, hoài nghi, ghen tuông, cô đơn,

trống vắng, có bạn đời cũng như không. sẽ làm cho người vợ ở nhà sống trong tủi phận và nước mắt. Tương tự, việc thường xuyên “về khuya” của người vợ cũng tạo ra cảm giác tiêu cực ở người chồng.

Khi việc “về khuya” được quan niệm như “một phần tất yếu trong cuộc sống” người về khuya thường hay biện hộ cho thói quen xấu này, mà lẽ ra họ phải cố gắng khắc phục để vượt qua. Thấy rõ sự giới hạn của lý dobiện hộ, các ông chồng nên biết dừng lại đúng giới hạn cho phép để tránh tình trạng hờn dỗi, bất hòa, tranh cãi và mất hạnh phúc. Với tư cách làm vợ và làm mẹ trong gia đình, người phụ nữ nên sử dụng tình cảm, sự khôn ngoan để can gián chồng, không tiếp sức cho chồng đi sớm về khuya như một thói quen thiếu trách nhiệmỷ lại.

Tìm kiếm và thay đổi công việc thích hợp

Nếu tình trạng công việc của chồng là một điệp khúc “vũ như cẩn” thì việc hy vọng chồng chị thay đổi thói quen không còn “đi sớm về khuya” là điều bất khả thi, vì anh ấy chỉ là nhân viên làm công ăn lương của một công ty, không có quyền lựa chọn mà chỉ có trách nhiệm phải tuân thủ theo mệnh lệnh, kế hoạch của sếp.

Thực ra nếu làm công việc “dị hợm” và bất đắc dĩ này mà “lương chẳng được bao nhiêu” bất quá cũng “chỉ bằng lương cán bộ văn phòng” thì việc hy sinh hạnh phúc gia đình cho công việc ấy, trong mọi tình huống, theo tôi là điều nên suy nghĩ lại, nếu không nói là không đáng và không nên.

Mâm cơm gia đình, sự quan tâm đến người thân, dành thời gian chăm sóc nhau, cùng chia sẻ trách nhiệm với con cái, giảm căng thẳng cho nhau và vun bồi hạnh phúc vợ chồng. được xem là các yếu tố tạo nên văn hóa gia đình Việt, mang đậm chất nhân văn. Thay vì thể hiện sự bất mãn bằng cách “đấu tranh, khóc lóc, giận dữ, làm ầm”, tôi khuyên chị nên ngồi lại với chồng, “thủ thỉ” và phân tích lợi và hại, được và mất của nghề nghiệp hiện tại của chồng, để giúp anh ấy nhận ra được sự thiệt hơn của công việc, để cùng định hướng và tìm ra một nghề nghiệp khác ổn định hơn và đôi lúc lại có thu nhập cao hơn, góp phần cải thiện hạnh phúc gia đình đang trong tình trạng bị đánh đố và thử thách. Có thể phải mất một thời gian mới tìm được công việc có thu nhập tốt, mang tính ổn định và bền vững, hoặc trong thời gian chờ đợi có việc mới, gia đình chị gặp ít nhiều khó khăn về tài chính, anh chị cũng nên mạnh dạn tìm kiếm giải pháp thích hợp, làm giảm thiểu bất hạnh hơn trong hiện tại. Bằng mọi cách và trong mọi tình huống, lời chia sẻ, kêu cứu và góp ý chân thành của chị đối với chồng phải làm cho anh ấy có cảm giác thèm mái ấm gia đình để quay về, thèm sự đồng cảm và chia sẻ, thèm bàn tay chăm sóc dịu dàng của vợ, thèm cái khăn ướt lau mặt và một tách trà ngon, thèm cái cảm giác ôm ấp và dìu dắt con trong nhà,... Sự khéo léo của chị sẽ có thể giúp vợ chồng chị không còn cãi vã, không còn chiến tranh lạnh. Có như thế, gia đình chị sẽ được “chuyển nghiệp” thoát khỏi mệt mỏi, khổ đau, bế tắc.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/07/2014(Xem: 8753)
11/01/2014(Xem: 15467)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.