ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG
VIÊN GIÁC KINH LƯỢC GỈAI
Dịch giả: HT. Thích Giải Năng
Nhà xuất bản:
LỜI NÓI ĐẦU
1- NGUỒN GỐC BỔN KINH
Muốn suy cứu nguồn gốc của bổn Kinh, tức là phải căn cứ trên lịch sử và chiều hướng lưu truyền của bổn Kinh ấy mà khảo chứng, ở đây chúng ta có thể chia ra làm ba đoạn như sau:
a- Vấn đề phiên dịch
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sanh ở Ấn Độ, nên thuyết pháp đều dùng Phạn ngữ, Kinh điển do người sau kiết tập cũng bằng Phạn văn. Những bổn Kinh Phật bằng Trung văn đều từ Phạn văn mà dịch lại. Kinh này đề là: “Đường Kế Tân Sa-môn Phật-đà-đa-la dịch”
Kế Tân là tên của nước Bắc Ấn Độ, nếu nói đủ là Yết-thấp-di-la. Sa-môn là danh xưng của người xuất gia. Phật-đà-đa-la, Trung Hoa dịch là Giác Cứu, chính là tên của dịch giả.
Cứ theo đề của bổn Kinh thì liên hệ vào thời đại Đường triều do ngài Sa-môn ở nước Kế Tân tên là Phật-đà-đa-la dịch; nhưng y cứ vào lịch sử để khảo chứng, thì có hai thuyết khác nhau:
1- Theo truyện Khuê Phong Đại sư nói: “Niên hiệu Trinh Quán năm thứ 21, ngày 15 tháng Bảy Đinh Mùi, tại Đạo tràng Bảo Vân ở Đàm Châu, ngài La-hầu Mặc-kiên dịch”.
2- Trong Khai Nguyên Thánh Giáo Mục Lục lại chép rằng: “Trường Thọ năm thứ hai (tức là triều Đại Châu niên hiệu Võ Tắc Thiên), ngài Phật-đà-đa-la dịch ở Đông Đô chùa Bạch Mã”.
Hai thuyết thấy cách nhau khoảng 50 năm, nhưng điều đáng nghi là trong Đại Châu San Định Kinh Mục lại không thấy nói đến; còn Tống Cao Tăng Truyện chỉ nói ngài Giác Cứu dịch Kinh này, chưa biết nguyên do làm sao lại có sự bất nhứt như thế.
Còn xét trong Đại Lịch (Trinh Quán trước Trường Thọ chừng 50 năm, Trường Thọ trước Khai Nguyên chừng 40 năm, Khai Nguyên lại trước Đại Lịch cũng khoảng 40 năm) ngài Duy Thác đã ký chú thì Kinh này được dịch sớm lắm là vào thời Trinh Quán, trễ lắm là trong khoảng 8, 9 mươi năm vào thời Khai Nguyên, mà dịch giả trong hai người nhứt định là ngài Giác Cứu mà thôi.
Về dịch sử đã khó xác định mà việc khảo cứu xưa nay đối với bổn Kinh có phải do từ Ấn Độ truyền sang hay không cũng còn có mối hoài nghi ! Thật sự thì Kinh điển của Phật giáo không thể đem phương pháp khảo cứu thông thường để minh chứng. Ngay nơi bổn Trung văn thì sự khảo chứng được minh xác, còn Phạn bổn thì rất khó mà tường tận. Như bộ Kinh Hoa Nghiêm là loại phát xuất từ nơi Long cung, đã không thể dùng con mắt thông thường để quan sát, cũng đâu có thể vì lịch sử không rõ ràng mà nghi ngờ hay sao ?
Thế nên, chúng ta muốn biết Kinh Phật là chơn hay ngụy, chỉ nên nhìn vào đại bộ hệ thống của giáo lý có mâu thuẫn cùng không để quyết đoán mà thôi.
b- Vấn đề phân quyển
Bộ Kinh này xưa nay bản khắc hoặc là một quyển, hoặc chia làm hai quyển, tuy sự phân, hiệp chẳng đồng nhưng đối với ý chỉ hoằng truyền không có gì sai biệt. Hiện bổn Kinh được phiên giảng đây chính là bổn Kinh hai quyển.
Y cứ trên bổn Kinh để suy xét, thì Phật và 12 vị Bồ-tát vấn đáp, 11 chương trước, sau văn trường hàng đều có trùng tụng, hình như đoạn thứ mười hai cũng có trùng tụng, riêng bổn Kinh này thì lại không thấy. Còn bổn sau đời Nam Tống và những bổn Hiệp tụng, Tập giải, Giảng nghĩa v.v… thì bài tụng năm chữ có khác nhau đôi chút. Văn bài tụng ấy như sau:
Dịch âm:
“Thị Kinh Phật sở thuyết,
Như Lai thủ hộ trì,
Thập nhị bộ nhãn mục,
Danh viết Đại Phương Quảng,
Viên Giác Đà-la-ni,
Hiển Như Lai cảnh giới,
Quy y tăng tiến giả,
Tất chi ư Phật địa.
Như bách xuyên nạp hải,
Ẩm giả giai sung mãn.
Giả sử tích thất bảo,
Mãn đại thiên bố thí,
Bất như văn thử Kinh;
Nhược hóa hà sa chúng,
Giai đắc A-la-hán,
Bất như văn bán kệ.
Nhờ đẳng mạt thế chúng,
Hộ trì tận tuyên thuyết,
Nhứt viên nhứt thiết viên,
Nhứt giác nhứt thiết giác”.
Dịch nghĩa:
Kinh này Phật nói ra,
Như Lai gìn giữ lấy,
Con mắt mười hai bộ,
Gọi là Đại Phương Quảng,
Viên Giác Đà-la-ni,
Rõ bày cảnh Như Lai,
Người quy y tăng tiến,
Ắt đến nơi quả Phật.
Như trăm sông về biển,
Người uống đều no đủ,
Giả như chứa bảy báu,
Đầy đại thiên bố thí
Chẳng hơn nghe Kinh này;
Dẫu độ chúng hằng sa,
Đều thành A-la-hán
Chẳng bằng nghe nửa kệ.
Các ông, chúng đời mạt,
Giữ gìn, diễn nói hết,
Một trọn thảy đều trọn,
Một biết thảy đều biết.
Những bổn sau nhà Nam Tống đều có bài tụng trên và cũng có hai câu mở, kết. Nhưng cổ bổn từ đời Tống về trước, như bổn do ngài Khuê Phong chú, đều không có bài tụng như đã dẫn. Tựu trung bộ Kinh này sau đời Nam Tống đã lưu thông rộng rãi, vì điểm tốt đó, người sau nhân thấy đoạn thứ mười hai thiếu phần trùng tụng, mới phỏng theo mà soạn thêm vào. Thật ra thì đoạn mười hai là đoạn văn lưu thông, không cần có trùng tụng.
Vì bổn Kinh này về sự phân quyển có chỗ không đồng, e cho người ta nghi ngờ bộ Kinh hiện đang giảng dịch này chưa trọn nên phải đề cập đến.
c- Vấn đề chú giảng
Đối với bổn Kinh này, xưa nay ở Trung Quốc và Nhật Bản, người ta chú thích, giảng giải rất nhiều, còn ở Cao Ly mặc dầu có lưu thông mà sự giải thích đối với lịch sử không thể khảo chứng.
Về sự chú thích bổn Kinh, chỉ có ba nhà: Thiền tông, Hiền Thủ và Thiên Thai giảng giải, chú thích rất nhiều, còn bên Pháp Tướng và Chơn Ngôn thì chưa tìm thấy. Theo sự phê bình của ngài Khuê Phong thì ngài Duy Thác và Đạo Thuyên hai vị này chỉ lược khoa và thích văn cú, không có phát huy sâu rộng. Tiếp theo là ngài Ngộ Thật và Kiên Chí thầy trò nối nhau truyền thừa cũng không ngoài ý chỉ của Nam Tông. Ta nên biết Kinh này trước do Thiền tông hoằng truyền đến Nam Tống vua Hiếu Tông ngự chú v.v… đều thuộc về lưu phái Thiền tông hết thảy; nhưng kể từ ngài Khuê Phong làm Đại sớ, Lược sớ và Tu chứng liễu nghĩa v.v… rộng truyền về sau, nó lại trở thành yếu điển của phái Hiền Thủ, thì sự giảng giải, chú thích rất thạnh. Đến cuối đời Nam Tống, ngài Nguyên Túy, Thỉ Tập và Thiên Thai đều cùng chú Kinh này làm thành Tập chú; nhưng sự giải nghĩa của ngài Thiên Thai lại đối kháng với ngài Hiền Thủ. Ở Nhật Bản lại dựa theo các lối giải thích này; hoặc ngã qua ngài Thiên Thai, hoặc dựa theo ngài Hiền Thủ, hoặc là Chiết trung. Còn bên Thiền tông thì không phán giáo cũng không phân tông, chỉ đi thẳng vào tông chỉ hiện thực của bổn Kinh mà giảng giải. Ngài Hiền Thủ thì nương nơi Ngũ giáo; ngài Thiên Thai thì dùng Ngũ thời Bát giáo để giải thích Kinh này.
Trên đây là đại lược về sự giảng giải, chú thích Kinh Viên Giác đối với ba nhà, còn hiện nay, chúng ta không theo sự lập thuyết của ba nhà ấy, mà chỉ y theo Kinh văn trực tiếp thuyết minh làm tôn chỉ.
2- CHỈ BÀY KINH NGHĨA
a- Y cứ điểm của Kinh
Kinh này lấy cảnh giới Phật quả làm chỗ y cứ cho Kinh nghĩa. Mặc dầu chỗ bàn diễn bao trùm cả muôn pháp, nhưng trước sau chỉ lấy Phật quả làm cứ điểm mà thôi. Nói thế làm sao biết được ? Dưới đây chúng tôi xin trích dẫn để chứng minh cho điểm đó:
1- Chương Văn Thù nói rằng: “Vô thượng Pháp vương có Đại Đà-la-ni gọi là Viên Giác”. Viên Giác ở đây là đấng Vô thượng Pháp vương mới có, nên biết cứ điểm của toàn Kinh là Phật quả.
2- Chương Phổ Hiền nói rằng: “Bao nhiêu sự huyễn hóa của tất cả chúng sanh đều sanh trong Diệu tâm Viên giác của Như Lai”.
3- Chương Phổ Nhãn nói rằng: “Muốn cầu tâm Viên giác thanh tịnh của Như Lai”.
4- Chương Kim Cang Tạng nói rằng: “Đo lường cảnh giới Viên giác của Như Lai”.
5- Chương Di Lặc nói rằng: “Nguyện con ngày nay an trụ nơi Viên giác của Phật”.
6- Chương Viên Giác nói rằng: “Tín tâm Đại Viên giác sâu nhiệm của Phật”.
7- Chương Hiền Thiện Thủ nói rằng: “Kinh này duy hiển bày cảnh giới của Như Lai v.v…”
Theo chỗ lập thuyết của các Kinh khác thì: Hoặc y nơi tâm, hoặc y nơi chúng sanh, Ngũ ấm, Lục trần, cho đến hoặc y nơi Bát-nhã; còn Kinh này thì chỉ y nơi “Tâm cảnh Phật quả”. Như thế, chúng ta đã có thể biết được cái nghĩa y cứ của Kinh này rồi vậy.
b- Độ cơ tại đốn
Phật nói pháp đều có sự đối cơ, vậy Kinh này đối với những cơ nào để hóa độ ? Chính là đối với những hàng căn cơ Viên đốn. Đốn cơ đại lược có hai nghĩa:
1- Đối với TIỆM mà gọi là ĐỐN. Nghĩa là Tiệm cơ thì: Trước tu theo Tiểu thừa, rồi sau mới quay về Đại thừa; còn Đốn cơ thì thẳng tuốt vào Đại thừa.
2- Tức thời thành Phật gọi là ĐỐN. Nghĩa là người lợi căn, chẳng những không từ Tiểu thừa mà ngay nơi nhơn địa của Bồ-tát cũng không cần trải qua, chỉ một phen nghe đến Phật thừa liền có thể vượt bậc phàm phu mà vào Như Lai địa. Những hạng thẳng vượt Phật quả này, chính là ĐỐN CƠ trong Đại thừa. Sự Độ cơ của bổn Kinh là thiên trọng ở bậc sau cùng vậy.
- Do đâu biết được Kinh này độ cơ tại Đốn ?
- Xin dẫn mấy đoạn để chứng minh:
1- Chương Văn Thù nói: “Biết là không hoa, tức không (còn) lưu chuyển”.
2- Chương Phổ Hiền nói: “Biết huyễn tức ly huyễn, không cần đến phương tiện; ly huyễn tức giác cũng không có thứ lớp trước sau”.
3- Chương Thanh Tịnh Huệ nói: “Ở trong tất cả thời không khởi vọng niệm, đối với các vọng tâm cũng không cần ngăn dứt, trụ trong cảnh vọng tưởng chẳng cần thêm hiểu biết, đối với cảnh không hiểu biết chẳng cần biện minh chơn thật”.
4- Chương Hiền Thiện Thủ nói: “Kinh này gọi là Đốn giáo Đại thừa, chúng sanh Đốn cơ theo đây mà ngộ nhập”.
Lại như Kinh văn còn nói rằng: “Cũng nhiếp tất cả mọi hạng tiệm tu, thí như biển lớn chẳng nhường dòng nhỏ”. Do đó, mà biết được bổn Kinh: Chính là ĐỘ CƠ TẠI ĐỐN mà cũng phụ nhiếp cả TIỆM CƠ. Nếu ai nghe Kinh này trước được phần lý giải, rồi lần lần theo sự mà thực hành tu tập, quyết không còn điều gì nghi ngại; nhưng bất chợt được đốn ngộ đốn siêu, thì đó là căn cơ của Kinh này chính độ vậy.
c- Chú trọng ở hạnh
Toàn bộ giáo lý của Phật giáo đều kiến lập trên ba phần: CẢNH, HẠNH và QUẢ. CẢNH là đối tượng của sự nhận thức; HẠNH là tu tập đến chỗ thật sự; QUẢ là xác chứng cho công hiệu. Ba phần này tuy có thiên trọng, nhưng chẳng thể thiên phế một phần nào, không giống như việc giảng học của thế gian chỉ cầu trí giải mà chẳng cầu hiệu quả. Nên Kinh Phật, loại nào chú trọng về CẢNH, thì thuyết minh nhiều về CẢNH; loại nào chú trọng về HẠNH, QUẢ thì thuyết minh nhiều về HẠNH và QUẢ; cũng có loại chú trọng cả ba phần. Riêng về Kinh này thì đặc biệt chú trọng về HẠNH. Mặc dầu có nói đến CẢNH, mà CẢNH đó chỉ ở nơi HẠNH, có thuyết minh đến QUẢ, nhưng QUẢ kia cũng chỉ là QUẢ của HẠNH. Như ngài Văn Thù thưa hỏi về điểm cơ bản phát khởi pháp hạnh ở nơi nhơn địa của Như Lai là Đối cảnh của Kinh này, chính là nhơn địa của sự khởi hành, điều này có thể thấy được.
Còn hai chương Phổ Hiền và Phổ Nhãn hoàn toàn đều thuyết minh về việc tu HẠNH. Ngoài ra, trong văn Kinh còn nói: Hạnh vị, Hạnh pháp, Hạnh quá hoạn, Hạnh phương tiện v.v… đều là chú trọng về HẠNH.
Trên đây là đứng trên phương diện chính mà bàn, còn như đứng về phương diện nghịch thường thì ta lại tìm thấy Kinh này không chú trọng đến Tri giải. Như trong chương Kim Cang Tạng nói rằng: “Cũng như không hoa, lại kết thành không quả, lần lượt khởi lên vọng tưởng, thì không có lý”. Chương Tịnh Chư Nghiệp Chướng nói rằng: “Không cần cầu liễu ngộ, chỉ thêm đa văn, tăng trưởng ngã kiến; nhưng vẫn phải tinh cần hàng phục phiền não” v.v…
Nếu chúng ta tiến sâu một bước nữa để nhận xét thì: “Kinh này tên là Viên Giác mà trong mười hai vị Bồ-tát lại có ngài Viên Giác Bồ-tát, chỗ hỏi của vị Bồ-tát này chính là: “NHẬP THỦ PHƯƠNG TIỆN” (phương tiện để bắt tay vào). Do đó, chúng ta có thể nhận thấy ngay Kinh này không đặc biệt chú trọng ở HẠNH mà lại rất đặc biệt chú trọng về HẠNH NHẬP THỦ PHƯƠNG TIỆN.
Như trên lược nêu ba điểm, ấy là nghĩa của toàn bộ Kinh này, chẳng khác nào mành lưới trong mành lưới, lớp lớp không hề rối loạn.
3- LƯỢC GIẢI ĐỀ KINH
Kinh này quan trọng chỉ có hai chữ VIÊN GIÁC, ngoài ra chỉ là danh từ giản biệt. Dưới đây xin phân cắt ra để giải thích đề mục: ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG VIÊN GIÁC TU ĐA LA LIỄU NGHĨA.
a- ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG: Phương Quảng cũng gọi là PHƯƠNG ĐẲNG. Tiếng Phạn gọi là Tỳ-phất-na (Vaipulya, Pali: Vipula) là Phương Quảng bộ trong mười hai bộ Kinh, duy có Kinh điển Đại thừa mới có, Kinh điển Tiểu thừa thì không. Do đó, Kinh điển Đại thừa đều gọi là Phương Quảng, để giản biệt với Tiểu thừa chứ không phải Phương Đẳng trong Ngũ thừa giáo của ngài Thiên Thai. Trên chữ Phương Quảng có thêm chữ ĐẠI là biểu thị cho y cứ điểm của Kinh này ở nơi Phật quả mà chẳng phải chỉ cho Đại thừa theo lối phổ thông. Toàn bộ Đại thừa Kinh đề là ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG đều theo ý nghĩa này. Như Kinh Hoa Nghiêm v.v…
Nếu đem phân tích giải thích thì: PHƯƠNG, có ý nghĩa là phương sở, phương thể. Nói phương sở là biểu thị cho: Trên, Dưới, Đông, Tây, Nam, Bắc của không gian, có ba độ, có thể tính được là: Dài, rộng và dày. Còn nói phương thể thì lại gồm cả thời gian dùng để đo độ Lâu, tức thành bốn độ là: Dài, rộng, dày và lâu. Đây là gồm hết ý nghĩa về không gian và thời gian vậy.
Không gian là VŨ, thời gian là TRỤ, không gian là THẾ, thời gian là GIỚI, nên hễ nói một chữ PHƯƠNG tức là gồm hết cái nghĩa: Vũ trụ và Thế giới. Cái nghĩa vũ trụ và thế giới nó bao trùm tất cả sự vật, nên khi nói đến một chữ Phương thì muôn pháp cho đến tất cả mọi sự vật trong vũ trụ đều hàm nhiếp không sót.
Chữ QUẢNG ở đây là nói đến cái rộng của PHƯƠNG, cái rộng không có ranh giới, nhưng vì có PHƯƠNG nên có lượng, có lượng nên có rộng và có không rộng. Nói QUẢNG thì bao gồm cả dài, rộng, dày, lâu, chỗ gọi là THỤ CÙNG HOÀNH BIẾN. Bởi vì Kinh điển Đại thừa, nào Văn, nào Nghĩa, nào Sự, nào Lý hết thảy đều rộng, nên gọi là PHƯƠNG QUẢNG.
Chữ ĐẠI có nghĩa là thù thắng, tuyệt đối. Thật sự vì căn cứ nơi PHƯƠNG mà nói RỘNG thì rộng kia vẫn còn cái lượng tồn tại, cái tướng không gian và thời gian vẫn y nhiên. Như thế, chỉ đối với Tiểu thừa mà nói Đại, chứ chưa phải là cái Đại tuyệt đối. Nếu như bàn về Phật quả thì, Sự, Lý chẳng hai, Tánh, Tướng chẳng hai, tất cả các tướng đối đãi nhau: một, nhiều, lớn, nhỏ, dài, ngắn, xa, gần v.v… đều viên dung vô ngại, vì ý nghĩa thù thắng đó, nên riêng gọi là ĐẠI. Cổ đức cho rằng: “Chỉ dùng ba chữ ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG đã rộng nói ba pháp: THÂN, ĐỨC và ĐẾ”([1]). Ở đây không thể giảng cho đầy đủ được.
b- VIÊN GIÁC: Viên tức là Viên mãn; GIÁC tức là Bồ-đề. Viên mãn Bồ-đề chính là Phật quả. Bởi vì xa hết quá hoạn, công đức đầy đủ, không có điều gì là không hiểu biết một cách rạch ròi trọn vẹn, nên gọi là VIÊN GIÁC.
Nhưng tánh Viên giác này tức là tánh Chơn như bình đẳng của tất cả pháp, cũng tức là tánh Chơn như bình đẳng của tất cả chúng sanh. Do đó, hễ nói đến danh từ Viên giác, thì tất cả Pháp tánh, tất cả chúng sanh tánh đều đã bao gồm không sót, do vì chúng đồng là tánh Chơn như bình đẳng. Tánh Viên giác tuy viên nhiếp tánh Chơn như của tất cả pháp, mà nó chính là chỗ thuyết minh của Kinh này, thì đối với Phật quả viên mãn Bồ-đề, phải y nơi Phật quả để làm căn cứ chủ yếu cho sự lập thuyết, tức nhiên nó là đặc điểm của bổn Kinh, nên hai chữ Viên Giác chính là biểu hiện đặc biệt của Kinh này.
3- TU ĐA LA LIỄU NGHĨA: Tu-đa-la (Sutra) là tiếng Phạn, cũng có chỗ gọi là Tu-đố-lộ hoặc Tu-đơn-la. Nó có ý nghĩa tương đương với chữ KINH của Trung Quốc. Do đó, người ta dùng chữ KINH hay KHẾ KINH để dịch chữ Tu-đa-la của Phạn ngữ. Khế Kinh có hai nghĩa: Một là Khế lý; hai là Khế cơ. Theo Phạn văn, chữ Tu-đa-la có nghĩa là sợi chỉ. Bởi vì người ta ghi chép lời nói của Phật trên lá bối, rồi dùng chỉ xỏ lại thành xâu để lưu truyền cho đời sau, nên gọi đó là KINH.
Giáo lý của Đạo Phật có chia làm ba Tạng là: Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng. Ở đây đề là Tu-đa-la chính là giản biệt với Luật và Luận.
Liễu nghĩa: Tức là ý nghĩa viên mãn, thấu triệt, đối với Bất liễu nghĩa mà nói. Đại lược có hai ý:
1- Trọn vẹn gọi là Liễu. Như lời nói đã viên mãn đầy đủ, thì gọi đó là liễu nghĩa, còn nói sơ qua, khái luận, gọi đó là bất liễu nghĩa.
2- Rõ ràng gọi là Liễu. Như sự thuyết minh rõ ràng thấu triệt, gọi đó là liễu nghĩa, còn mập mờ không tỏ rõ, thiên lệch gọi là bất liễu nghĩa. Vì thế, Kinh Phật chia làm hai loại là Liễu nghĩa Kinh và Bất liễu nghĩa Kinh. Kinh này thuộc về loại Liễu nghĩa Kinh.
Mười chữ: ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG VIÊN GIÁC TU ĐA LA LIỄU NGHĨA là tên riêng của bổn Kinh vậy.
ĐẠI Ý TOÀN KINH
Vì muốn cho người đọc có một khái niệm tổng quát và quán xuyến trước sau, dịch giả y theo lời chú của các bậc Cổ đức để tóm tắt Đại ý của mười hai chương như sau :
1- CHƯƠNG VĂN THÙ : Đốn ngộ Diệu tâm Viên giác sẵn có của mình vốn không vô minh sanh tử. Ấy gọi là “Tín giải hoàn thành nhơn phát khởi”.
2- CHƯƠNG PHỔ HIỀN : Vì cái lý “Ngộ, Tu” khó biết, nên nêu lên giải thích để hiểu rõ mà dụng tâm.
3- CHƯƠNG PHỔ NHÃN : Khai thị thân tâm vô tánh, lý nhị không được sáng tỏ, các pháp căn trần phổ tịnh (sạch) phổ biến, cảnh thấy đồng Phật.
4- CHƯƠNG KIM CANG TẠNG : Khiến cho thâm ngộ luân hồi, phân biệt tà chánh, nên mới nêu lên để giải thích.
5- CHƯƠNG DI LẶC : Mở rộng căn nguyên, suy cùng chủng tánh phân biệt, khiến dứt tham ái.
6- CHƯƠNG THANH TỊNH HUỆ : Đã biết Viên giác cùng pháp nhiễm, tịnh không khác, nên biện minh tùy thuận tu chứng.
7- CHƯƠNG OAI ĐỨC : Vì căn tánh chúng sanh không đồng, phiền não sâu cạn khác nhau, nên lập ra ba quán để tùy nghi thú nhập.
8- CHƯƠNG BIỆN ÂM : Căn cứ trên ba quán môn ở trước mà chỉ rõ “Quán võng” lẫn lộn giãi bày để mỗi căn tùy nghi khế nhập.
9- CHƯƠNG TỊNH NGHIỆP : So sánh sâu cạn phân ra bốn tướng nhơn, ngã…, nếu trừ được ngã chấp chính là Viên giác.
10- CHƯƠNG PHỔ GIÁC : Do trước nói trừ chướng, ý dùng để thuyết minh tu tập, y Thiện tri thức, thì khỏi mắc vào bốn bệnh và các tế hoặc.
11- CHƯƠNG VIÊN GIÁC : Nói về đạo tràng và khắc kỳ gia công dụng hạnh để cầu chứng nhập của ba căn : Thượng, trung và hạ.
12- CHƯƠNG HIỀN THIỆN THỦ : Vì pháp nghĩa của các pháp trong phần chánh tông đã được trình bày đầy đủ, muốn cho phương khác xa xôi đều được thấm nhuần và lưu truyền rộng rãi thông suốt đến đời sau không cùng tận.
Sau khi đọc hết toàn Kinh, người đọc có thể xem qua phần Đại ý này mà biết được trước sau của toàn bộ Viên Giác này.
BÀI THỨ NHỨT
ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG VIÊN GIÁC TU ĐA LA LIỄU NGHĨA
DỊCH NGHĨA
A- PHẦN CHỨNG TÍN
Pháp này tôi nghe : Một thuở nọ, Đức Bà Già Bà nhập trong Thần thông đại quang minh tạng, Tam muội chánh thọ là chỗ Quang nghiêm trụ trì của tất cả Như Lai, cũng là Giác địa thanh tịnh của các chúng sanh, thân tâm lặng dứt, bổn tế bình đẳng, khắp giáp mười phương, tùy thuận bất nhị, ở trong cảnh bất nhị hiện ra các Tịnh độ, với những bậc đại Bồ-tát Ma-ha-tát cả thảy mười muôn người cùng nhau câu hội. Ấy là ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát, Phổ Hiền Bồ-tát, Phổ Nhãn Bồ-tát, Kim Cang Tạng Bồ-tát, Di-lặc Bồ-tát, Thanh Tịnh Huệ Bồ-tát, Oai Đức Tự Tại Bồ-tát, Biện Âm Bồ-tát, Tịnh Chư Nghiệp Chướng Bồ-tát, Phổ Giác Bồ-tát, Viên Giác Bồ-tát, Hiền Thiện Thủ Bồ-tát v.v… đều là những bậc Thượng thủ, cùng các quyến thuộc đều vào Tam muội, đồng trụ trong pháp hội bình đẳng của Như Lai.
CHÚ THÍCH
Bà-già-bà (Bhagava(n). Bà-già-bà có chỗ còn viết là : Ba-già-bạn, Bà-già-phạm, Bạc-già-phạm, Bạc-a-phạm. Đây chỉ là do sự phiên âm hơi trại đôi chút mà thôi. Theo trong Phật Địa Luận thì Bà-già-bà có sáu nghĩa : 1- Tự tại; 2- Xí thạnh; 3- Đoan nghiêm; 4- Danh xưng; 5- Kiết tường; 6- Tôn quý. Còn trong Trí Độ Luận thì có bốn nghĩa : 1- Hữu đức; 2- Xảo phân biệt; 3- Hữu thinh danh; 4- Năng phá. Trung Hoa dịch là Thế Tôn, tức là một hiệu trong mười hiệu. Mười hiệu là :
1- NHƯ LAI : Tiếng Phạn gọi là Đa-đà-a-già-đà (Tatha(gata).
2- ỨNG CÚNG, tiếng Phạn gọi là A-la-ha (Arhat)
3- CHÁNH BIẾN TRI, tiếng Phạn gọi là Tam-miệu-tam-phật-đà (Samyaksambuddha).
4- MINH HẠNH TÚC, tiếng Phạn gọi là Bệ-đa-giá-la-na-tam-bác-na (Vidya(caranasampanna).
5- THIỆN THEÄ, tiếng Phạn gọi là Tu-già-đà (Sugata)
6- THẾ GIAN GIẢI, tiếng Phạn gọi là Lộ-già-bị (Lokavid).
7- VÔ THƯỢNG SĨ, tiếng Phạn gọi là A-nậu-đa-la (Anuttara).
8- ĐIỀU NGỰ TRƯỢNG PHU, tiếng Phạn gọi là Phú-lâu-sa-đàm-miệu-bà-la-đề (Purusadamya sa(rathi).
9- THIÊN NHƠN SƯ, tiếng Phạn gọi là Xá-đa-đề-bà-ma-nâu-sa-nẩm (Sa(sta(deavamanusya(na(m).
10- PHẬT THẾ TÔN, tiếng Phạn gọi là Phật-đà-lô-ca-na-tha (Buddha-Lokana(tha)
Theo trong Trí Độ Luận giải thích như sau :
Bà-già-bà là tiếng Thiên Trúc. Bà-già, Trung Hoa đời Tần dịch là Đức, Bà dịch là Hữu, tức là Hữu Đức. Lại, Bà-già dịch là Phân biệt, Bà dịch là Xảo, tức là Xảo phân biệt, có nghĩa là khéo phân biệt Tổng tướng và Biệt tướng của tất cả pháp. Lại, Bà-già dịch là Danh thinh, Bà dịch là Hữu, tức là Hữu danh thinh, nghĩa là không có ai có danh tiếng bằng Phật. Lại, Bà-già dịch là Phá, Bà dịch là Năng, tức là Năng phá, là chỉ cho những bậc có đủ năng lực phá được Dâm, Nộ và Si.
Thần thông đại quang minh tạng : Thần là không thể lường; Thông thì không chướng ngại, Đại quang minh tức là Trí huệ. Tạng chính là Thể pháp tánh chơn như bình đẳng của tất cả pháp đồng nương.
Tam muội (Sama(dhi) : Còn gọi là Tam-ma-đề, Tam-ma-đế, Tam-ma-địa. Trung Hoa dịch là Định, Chánh thọ, Điều trực định, Chánh tâm hành xứ, Tức lự ngưng tâm.
Định là chú tâm vào một cảnh không cho tán động. Chánh thọ là thọ một pháp sở quán. Điều trực định là điều phục sự thô bạo của tâm, làm ngay sự cong vẹo của tâm và an định sự tán động của tâm. Chánh tâm hành xứ là làm cho chỗ đi của tâm được trung chánh, hợp với Pháp tánh chơn như. Nghĩa là từ vô thỉ đến nay tâm đi theo con đường cong vẹo, nếu làm cho tâm đi vào mực trung chánh thì nó sẽ được ngay thẳng, chẳng khác nào con rắn khi bò thường là cong, mà khi chun vào ống tre thì phải ngay. Tức lự ngưng tâm là dứt các duyên lự, ngưng hết tâm niệm. Tam muội có chỗ còn dịch là Đẳng trì hay Chánh trì cũng tức là chỉ cho Đại định.
Chánh thọ : Ở trong Tam muội thọ dụng một cách bình đẳng trung chánh, không thọ các thọ.
Quang nghiêm trụ trì : Quang nghiêm là Trí huệ của Phật lấy quang minh để trang nghiêm; Trụ là thường trụ trong cảnh bất trụ; Trì là bảo trì không cho mất. Tức là An trụ nhậm trì trong cảnh tự tại bất động.
Giác địa : Tâm địa tịnh giác. Tâm địa tịnh giác này chư Phật và chúng sanh vẫn đồng. Chư Phật ở trong cảnh Quang nghiêm trụ trì, đó chính là Tâm địa tịnh giác của chúng sanh.
Bổn tế : Bổn lai Chơn tế. Tức là tánh Chơn như thật tế của tất cả chúng sanh xưa nay sẵn có.
Bất nhị : Không hai, tức là chỉ cho lý Nhứt như, Như như bình đẳng, không có bỉ, thử khác nhau, gọi là Bất nhị. Bồ-tát ngộ nhập lý Nhứt như bình đẳng này gọi là Bất nhị pháp môn.
ĐẠI Ý VÀ PHÂN ĐOẠN
Đoạn này nói về sáu việc Chứng tín, ấy là thông lệ của các Kinh, đây cũng chính là phần mở đầu của một bộ Kinh mà thông thường gọi là phần tự. Có thể chia làm hai đoạn :
1- Từ “Pháp này… đến …Bà-già-bà”, lược nói bốn việc thành tựu là : Pháp, Văn, Thời và Chủ.
2- Từ “Nhập trong Thần thông đại quang minh tạng… đến …đồng trụ trong pháp hội bình đẳng của Như Lai” là rộng nói hai việc thành tựu Xứ và Chúng.
LƯỢC GIẢI
Phần chứng tín này là lời người kiết tập tự thuật. Đem sáu việc : Pháp, Văn, Thời, Chủ, Xứ và Chúng để làm bằng chứng gọi đó là Lục chủng chứng tín, cũng gọi là Lục chủng thành tựu. Dưới đây có thể chia làm hai phần để giải thích.
1. Lược nói bốn việc chứng tín trước
PHÁP NÀY là nói khái quát toàn Kinh. Nghĩa là một bộ Kinh như thế được kiết tập lưu truyền ở đời là pháp đáng tin cậy. Đây là PHÁP CHỨNG TÍN.
TÔI NGHE là pháp này chính tôi thân nghe chứ không phải gián tiếp chuyền nhau nghe. Đây là VĂN CHỨNG TÍN.
MỘT THUỞ là chỉ cho thời gian chủ bạn tu tập, thời cơ hội họp : có Cơ có Giáo, có Nói có Nghe, tức là một pháp hội thù thắng, từ trước đến sau, gọi là một thuở. Đây là THỜI CHỨNG TÍN.
Ở đây, chúng ta không thấy ghi rõ năm, tháng, ngày, giờ mà chỉ nói là một thuở, bởi hai lẽ :
1- Vì Đức Phật nói pháp có lúc ở Long cung, có lúc ở cõi Trời, có lúc trong Thiền định, nên không thể dùng ngày giờ ở thế gian mà ghi được.
2- Vì quốc độ khác, ngày, giờ, năm, tháng của mỗi quốc độ cũng khác, nên không thể ghi rõ ngày giờ được.([1])
BÀ GIÀ BÀ, Trung Hoa dịch là Thế Tôn. Theo trong Phật Địa Luận thì có sáu nghĩa như trước đã giải thích. Thế Tôn là một trong sáu nghĩa ấy. Thế Tôn là tiếng thông xưng của các Đức Phật. Vì Phật là bậc Tối tôn, Tối thượng ở trong thế gian và xuất thế gian.
Danh xưng Bà-già ở đây chính là chỉ cho Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ấy là CHỦ CHỨNG TÍN.
2- Rộng nói hai việc chứng tín sau
Ở đây nói về chỗ thuyết pháp cùng các Kinh khác không đồng. Các Kinh khác phần nhiều nói về xứ sở người thường có thể thấy được, còn xứ sở nói Kinh này, chính là chỗ biểu hiện bao nhiêu Tịnh độ, hình tích siêu xuất thế gian, mà Tịnh độ đó lại ở trên cảnh Bất nhị, nên cũng đồng với Kinh Giải Thâm Mật. Chính là Đức Phật ở trong Tịnh độ xuất thế gian mà nói Kinh này, chứ chẳng phải quốc độ xứ sở của cảnh giới thế gian vậy.
Chữ NHẬP ở đây chính là nhập của chữ NHẬP ĐỊNH, THẦN THÔNG ĐẠI QUANG MINH là cái DỤNG sở khởi, TẠNG là cái thể sở y. Nên nếu căn cứ theo Y sĩ thích để giảng giải thì : TẠNG của THẦN THÔNG ĐẠI QUANG MINH, tức là nói về Pháp tánh thân, độ; còn như căn cứ vào Trì nghiệp thích để giảng giải thì : THẦN THÔNG ĐẠI QUANG MINH tức là TẠNG, đó là chỉ cho Tự thọ dụng thân, độ. Tự thọ dụng này, đầy đủ vô lượng công đức thắng diệu, chẳng phải bậc Bồ-tát có thể thọ dụng được. Tự thọ dụng thân, độ là pháp bất cộng của Như Lai, tức là cảnh giới Bất tư nghì, Phật Phật đều đồng; tự, tha, bỉ, thử đều không thể nghĩ bàn. Nên một Đức Phật, châu biến tất cả Phật; tất cả Phật mỗi mỗi cũng châu biến tất cả Phật, chẳng một chẳng khác, chẳng tức chẳng ly, nên nói là QUANG MINH TRỤ TRÌ CỦA TẤT CẢ NHƯ LAI.
Câu “Cũng là Giác địa thanh tịnh của các chúng sanh” là hiển bày thể tánh của THẦN THÔNG ĐẠI QUANG MINH TẠNG, chính là cái tánh tất cả bất nhị, nên nó tức là Giác địa thanh tịnh sẵn có của chúng sanh. Bởi vì trong Tạng thức của mỗi mỗi chúng sanh, đầy đủ chủng tử vô lậu thanh tịnh, tức là giác tánh, cũng là bổn giác, nó cùng với Viên giác của Phật không hai không khác, nhưng chỉ phải đến quả vị Phật nó mới trở thành Tự thọ dụng thân độ mà thôi. Khi ấy, không còn cái giả danh Phật và chúng sanh, tất cả các tướng : Tự tha, hình tướng, động tác, sai biệt đều không thể thành lập, nên nói là THÂN TÂM LẶNG DỨT.
Trong đây nói BẤT NHỊ, chính là nói Chơn như pháp chỉ là Nhứt thể; TÙY THUẬN là gặp duyên thì hiển hiện. Ý nói : Chơn như pháp chỉ là một thể, nhưng vì tùy thuận các duyên mà hiện ra nào thân nào độ mỗi mỗi không đồng. Do đây có thể biết : Một hoa, một cây, một sắc, một hương đâu chẳng phải là Pháp giới, nên Thiền tông nói rằng : “Đưa một cành hoa, hiện ra kim thân trượng lục”.
Y nơi cảnh Pháp tánh Chơn như bất nhị này, thì vũ trụ, hư không đương hạ tức là toàn thể Chơn như, tức đều là Tịnh độ, nên nói rằng ở trong CẢNH BẤT NHỊ HIỆN RA CÁC TỊNH ĐOÄ. Tức là y nơi Nhứt chơn pháp giới, hiện khởi ra Tha thọ dụng thân độ vậy. Lại từ Sơ địa trở lên Thập địa, thọ dụng chẳng đồng, lớn nhỏ chẳng phải một, nên nói là CÁC (các Tịnh độ).
Vậy thì, chỗ thuyết pháp của Đức Thế Tôn rốt lại hiện ra độ nào ?
- Chính là hiện ra Tha thọ dụng Tịnh độ.
Ở trước tuy có nói : Pháp tánh thân độ, Tự thọ dụng thân độ, cốt để nói đến căn bản hiện khởi mà thôi.
ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT là loại cơ nghe pháp. ĐẠI BỒ TÁT là chỉ cho hàng Đăng địa Bồ-tát. Vì Bồ-tát có hai hạng : Một là Địa tiền, hai là Địa thượng. Đây nói ĐẠI là để lựa khác với Địa tiền Bồ-tát. Bồ-tát là nói tắt của tiếng Phạn, nếu nói đủ là BỒ ĐỀ TÁT ĐỎA (Bodhisattva). BỒ ĐỀ dịch là GIÁC. TÁT ĐỎA dịch là HỮU TÌNH, có nghĩa là HỮU TÌNH GIÁC, GIÁC HỮU TÌNH, hay GIÁC NHI HỮU TÌNH. MA HA TÁT, tức là MA HA TÁT ĐỎA. MA HA dịch là ĐẠI, tức là ĐẠI HỮU TÌNH. Vì bậc hữu tình này là người tin đại pháp, giải đại nghĩa, phát đại tâm, thú đại quả, tu đại hạnh, chứng đại đạo, nên gọi là MA HA TÁT.
Theo trong Hoa Nghiêm Đại Sớ thì đại Bồ-tát có bốn nghĩa :
1- Nguyện đại : Vì cầu đại Bồ-đề.
2- Hạnh đại : Vì hai hạnh thành tựu (tự lợi, lợi tha).
3- Thời đại : Vì phải trải qua ba vô số kiếp.
4- Đức đại : Vì đầy đủ các công đức của bậc Nhứt thừa.
Hai nghĩa trước, thông chỉ cho bậc Địa tiền, còn hai nghĩa sau, thông chỉ cho bậc Địa thượng.
MƯỜI MUÔN NGƯỜI, đó chỉ đưa ra con số ước lược. Từ ngài Văn Thù đến ngài Hiền Thiện Thủ, mười hai vị Bồ-tát này đều là bậc Thượng thủ. QUYẾN THUỘC là tiếng gọi đồ chúng. Vì mười hai vị Thượng thủ, mỗi vị đều có đồ chúng bao quanh và cùng nhập Tam muội, đồng trụ trong pháp hội bình đẳng của Như Lai. Ở đây ý muốn biểu thị các chúng Bồ-tát đều là Pháp thân Đại sĩ đã phần chứng được Pháp tánh, nên có thể cùng nhập Tam muội, trụ trong pháp hội này. Pháp hội này hàng Tiểu cơ không thể tham dự, huống gì trời và người. Do đây mà không nói đến các chúng đó.
Ở đây, từ câu “Nhập trong Thần thông đại quang minh tạng… đến …ở trong cảnh bất nhị hiện ra các Tịnh độ” là nói về XỨ CHỨNG TÍN. Từ câu “Với những bậc đại Bồ-tát… đến …trong pháp hội bình đẳng của Như Lai” là nói về CHÚNG CHỨNG TÍN.
Xét kỹ, Thánh nhơn lập danh phần nhiều y theo Hạnh đức, nên mỗi tên đều có sự tiêu biểu.
Ngài Văn Thù tiêu biểu cho Căn bản trí, trong sáu pháp Ba-la-mật, Trí là đầu các công đức. Trong Kinh này, chương thứ nhứt là chỉ bày Pháp hạnh nhơn địa, phải dùng Căn bản trí mới có thể đốn dứt vô minh, hiển bày Giác địa thanh tịnh như như bất động, nên ngài Văn Thù đứng lên thưa hỏi trước tiên. Ngài Phổ Hiền tiêu biểu cho Đại hạnh, do Hạnh, Đức mới thành, nên kế đó đến ngài Phổ Hiền. Trí hạnh cùng tiến, phương tiện mở bày thì Pháp nhãn được chiếu tỏ, nên kế đó đến ngài Pháp Nhãn. Pháp nhãn đã tỏ, hoặc căn đã đoạn thì thể Kim cang bất hoại sừng sững riêng phơi, nên kế đó đến ngài Kim Cang Tạng. Căn cơ viên đốn đã hiểu được lý Duy tâm, nếu hàng Quyền giáo Bồ-tát chẳng biết được Hoặc để trừ, thì lại lờ mờ Phật tánh, tất cần phải tỏ rõ Duy Thức, rộng nói thềm bậc sai thù, nên kế đó đến ngài Di-lặc. Hoặc tướng tuy rõ, thềm bậc sai thù đã hiện, nếu chẳng biết chỗ chứng mỗi bậc khác nhau, thì mờ mịt Chơn như, nên kế đó đến ngài Thanh Tịnh Huệ. Hoặc tướng đã rõ, Chơn như đã hiểu, nếu chẳng biết Quán pháp thì vẫn chưa thể đoạn hoặc chứng chơn, không làm sao tùy thuận để được khế nhập, thì oai đức kia chưa được tự tại, nên kế đó đến ngài Oai Đức. Tuy Tam quán tỏ rõ, oai đức đầy đủ, nếu không biện minh Pháp luân tam quán và Pháp luân vô tận cũng chưa được viên dung vô ngại, nên kế đó đến ngài Biện Âm. Quán pháp tuy rành, nếu bốn tướng chẳng trừ, nghiệp căn chẳng tịnh, thì không thể nào nhập được Thanh tịnh giác nên kế đó đến ngài Tịnh Chư Nghiệp Chướng. Bốn tướng đã biết, nghiệp căn đã tịnh, nếu năm hạnh chẳng minh, giác tâm chẳng khắp, vẫn còn cách ngại nhứt trần, nên kế đó đến ngài Phổ Giác. Năm hạnh đã được rõ ràng thì bậc trung căn có thể ngộ nhập, nếu chẳng rành rẽ nghi thức kiến lập Đạo tràng để ba kỳ khắc tâm tu hành Tam quán, kẻ hạ căn vẫn còn ngoài cửa, thì Giác tánh chẳng được châu viên, nên kế đó đến ngài Viên Giác. Giác tánh đã viên mãn, tất phải lập danh để bày chơn thật, nên kế đó đến ngài Hiền Thiện Thủ.
Như trên, chúng ta đã biết được nghĩa Kinh toàn bộ, tuy có chia chẻ ra nhiều đoạn mà quán xuyến từ trước đến sau.
DỊCH NGHĨA
A- PHẦN CHỨNG TÍN
Pháp này tôi nghe: Một thuở nọ, Đức Bà Già Bà nhập trong Thần thông đại quang minh tạng, Tam muội chánh thọ là chỗ Quang nghiêm trụ trì của tất cả Như Lai, cũng là Giác địa thanh tịnh của các chúng sanh, thân tâm lặng dứt, bổn tế bình đẳng, khắp giáp mười phương, tùy thuận bất nhị, ở trong cảnh bất nhị hiện ra các Tịnh độ, với những bậc đại Bồ-tát Ma-ha-tát cả thảy mười muôn người cùng nhau câu hội. Ấy là ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát, Phổ Hiền Bồ-tát, Phổ Nhãn Bồ-tát, Kim Cang Tạng Bồ-tát, Di-lặc Bồ-tát, Thanh Tịnh Huệ Bồ-tát, Oai Đức Tự Tại Bồ-tát, Biện Âm Bồ-tát, Tịnh Chư Nghiệp Chướng Bồ-tát, Phổ Giác Bồ-tát, Viên Giác Bồ-tát, Hiền Thiện Thủ Bồ-tát v.v… đều là những bậc Thượng thủ, cùng các quyến thuộc đều vào Tam muội, đồng trụ trong pháp hội bình đẳng của Như Lai.
CHÚ THÍCH
Bà-già-bà (Bhagava(n). Bà-già-bà có chỗ còn viết là: Ba-già-bạn, Bà-già-phạm, Bạc-già-phạm, Bạc-a-phạm. Đây chỉ là do sự phiên âm hơi trại đôi chút mà thôi. Theo trong Phật Địa Luận thì Bà-già-bà có sáu nghĩa: 1- Tự tại; 2- Xí thạnh; 3- Đoan nghiêm; 4- Danh xưng; 5- Kiết tường; 6- Tôn quý. Còn trong Trí Độ Luận thì có bốn nghĩa: 1- Hữu đức; 2- Xảo phân biệt; 3- Hữu thinh danh; 4- Năng phá. Trung Hoa dịch là Thế Tôn, tức là một hiệu trong mười hiệu. Mười hiệu là:
1- NHƯ LAI: Tiếng Phạn gọi là Đa-đà-a-già-đà (Tatha(gata).
2- ỨNG CÚNG, tiếng Phạn gọi là A-la-ha (Arhat)
3- CHÁNH BIẾN TRI, tiếng Phạn gọi là Tam-miệu-tam-phật-đà (Samyaksambuddha).
4- MINH HẠNH TÚC, tiếng Phạn gọi là Bệ-đa-giá-la-na-tam-bác-na (Vidya(caranasampanna).
5- THIỆN THEÄ, tiếng Phạn gọi là Tu-già-đà (Sugata)
6- THẾ GIAN GIẢI, tiếng Phạn gọi là Lộ-già-bị (Lokavid).
7- VÔ THƯỢNG SĨ, tiếng Phạn gọi là A-nậu-đa-la (Anuttara).
8- ĐIỀU NGỰ TRƯỢNG PHU, tiếng Phạn gọi là Phú-lâu-sa-đàm-miệu-bà-la-đề (Purusadamya sa(rathi).
9- THIÊN NHƠN SƯ, tiếng Phạn gọi là Xá-đa-đề-bà-ma-nâu-sa-nẩm (Sa(sta(deavamanusya(na(m).
10- PHẬT THẾ TÔN, tiếng Phạn gọi là Phật-đà-lô-ca-na-tha (Buddha-Lokana(tha)
Theo trong Trí Độ Luận giải thích như sau:
Bà-già-bà là tiếng Thiên Trúc. Bà-già, Trung Hoa đời Tần dịch là Đức, Bà dịch là Hữu, tức là Hữu Đức. Lại, Bà-già dịch là Phân biệt, Bà dịch là Xảo, tức là Xảo phân biệt, có nghĩa là khéo phân biệt Tổng tướng và Biệt tướng của tất cả pháp. Lại, Bà-già dịch là Danh thinh, Bà dịch là Hữu, tức là Hữu danh thinh, nghĩa là không có ai có danh tiếng bằng Phật. Lại, Bà-già dịch là Phá, Bà dịch là Năng, tức là Năng phá, là chỉ cho những bậc có đủ năng lực phá được Dâm, Nộ và Si.
Thần thông đại quang minh tạng: Thần là không thể lường; Thông thì không chướng ngại, Đại quang minh tức là Trí huệ. Tạng chính là Thể pháp tánh chơn như bình đẳng của tất cả pháp đồng nương.
Tam muội (Sama(dhi): Còn gọi là Tam-ma-đề, Tam-ma-đế, Tam-ma-địa. Trung Hoa dịch là Định, Chánh thọ, Điều trực định, Chánh tâm hành xứ, Tức lự ngưng tâm.
Định là chú tâm vào một cảnh không cho tán động. Chánh thọ là thọ một pháp sở quán. Điều trực định là điều phục sự thô bạo của tâm, làm ngay sự cong vẹo của tâm và an định sự tán động của tâm. Chánh tâm hành xứ là làm cho chỗ đi của tâm được trung chánh, hợp với Pháp tánh chơn như. Nghĩa là từ vô thỉ đến nay tâm đi theo con đường cong vẹo, nếu làm cho tâm đi vào mực trung chánh thì nó sẽ được ngay thẳng, chẳng khác nào con rắn khi bò thường là cong, mà khi chun vào ống tre thì phải ngay. Tức lự ngưng tâm là dứt các duyên lự, ngưng hết tâm niệm. Tam muội có chỗ còn dịch là Đẳng trì hay Chánh trì cũng tức là chỉ cho Đại định.
Chánh thọ: Ở trong Tam muội thọ dụng một cách bình đẳng trung chánh, không thọ các thọ.
Quang nghiêm trụ trì: Quang nghiêm là Trí huệ của Phật lấy quang minh để trang nghiêm; Trụ là thường trụ trong cảnh bất trụ; Trì là bảo trì không cho mất. Tức là An trụ nhậm trì trong cảnh tự tại bất động.
Giác địa: Tâm địa tịnh giác. Tâm địa tịnh giác này chư Phật và chúng sanh vẫn đồng. Chư Phật ở trong cảnh Quang nghiêm trụ trì, đó chính là Tâm địa tịnh giác của chúng sanh.
Bổn tế: Bổn lai Chơn tế. Tức là tánh Chơn như thật tế của tất cả chúng sanh xưa nay sẵn có.
Bất nhị: Không hai, tức là chỉ cho lý Nhứt như, Như như bình đẳng, không có bỉ, thử khác nhau, gọi là Bất nhị. Bồ-tát ngộ nhập lý Nhứt như bình đẳng này gọi là Bất nhị pháp môn.
ĐẠI Ý VÀ PHÂN ĐOẠN
Đoạn này nói về sáu việc Chứng tín, ấy là thông lệ của các Kinh, đây cũng chính là phần mở đầu của một bộ Kinh mà thông thường gọi là phần tự. Có thể chia làm hai đoạn:
1- Từ “Pháp này… đến …Bà-già-bà”, lược nói bốn việc thành tựu là: Pháp, Văn, Thời và Chủ.
2- Từ “Nhập trong Thần thông đại quang minh tạng… đến …đồng trụ trong pháp hội bình đẳng của Như Lai” là rộng nói hai việc thành tựu Xứ và Chúng.
LƯỢC GIẢI
Phần chứng tín này là lời người kiết tập tự thuật. Đem sáu việc: Pháp, Văn, Thời, Chủ, Xứ và Chúng để làm bằng chứng gọi đó là Lục chủng chứng tín, cũng gọi là Lục chủng thành tựu. Dưới đây có thể chia làm hai phần để giải thích.
1. Lược nói bốn việc chứng tín trước
PHÁP NÀY là nói khái quát toàn Kinh. Nghĩa là một bộ Kinh như thế được kiết tập lưu truyền ở đời là pháp đáng tin cậy. Đây là PHÁP CHỨNG TÍN.
TÔI NGHE là pháp này chính tôi thân nghe chứ không phải gián tiếp chuyền nhau nghe. Đây là VĂN CHỨNG TÍN.
MỘT THUỞ là chỉ cho thời gian chủ bạn tu tập, thời cơ hội họp: có Cơ có Giáo, có Nói có Nghe, tức là một pháp hội thù thắng, từ trước đến sau, gọi là một thuở. Đây là THỜI CHỨNG TÍN.
Ở đây, chúng ta không thấy ghi rõ năm, tháng, ngày, giờ mà chỉ nói là một thuở, bởi hai lẽ:
1- Vì Đức Phật nói pháp có lúc ở Long cung, có lúc ở cõi Trời, có lúc trong Thiền định, nên không thể dùng ngày giờ ở thế gian mà ghi được.
2- Vì quốc độ khác, ngày, giờ, năm, tháng của mỗi quốc độ cũng khác, nên không thể ghi rõ ngày giờ được.([1])
BÀ GIÀ BÀ, Trung Hoa dịch là Thế Tôn. Theo trong Phật Địa Luận thì có sáu nghĩa như trước đã giải thích. Thế Tôn là một trong sáu nghĩa ấy. Thế Tôn là tiếng thông xưng của các Đức Phật. Vì Phật là bậc Tối tôn, Tối thượng ở trong thế gian và xuất thế gian.
Danh xưng Bà-già ở đây chính là chỉ cho Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ấy là CHỦ CHỨNG TÍN.
2- Rộng nói hai việc chứng tín sau
Ở đây nói về chỗ thuyết pháp cùng các Kinh khác không đồng. Các Kinh khác phần nhiều nói về xứ sở người thường có thể thấy được, còn xứ sở nói Kinh này, chính là chỗ biểu hiện bao nhiêu Tịnh độ, hình tích siêu xuất thế gian, mà Tịnh độ đó lại ở trên cảnh Bất nhị, nên cũng đồng với Kinh Giải Thâm Mật. Chính là Đức Phật ở trong Tịnh độ xuất thế gian mà nói Kinh này, chứ chẳng phải quốc độ xứ sở của cảnh giới thế gian vậy.
Chữ NHẬP ở đây chính là nhập của chữ NHẬP ĐỊNH, THẦN THÔNG ĐẠI QUANG MINH là cái DỤNG sở khởi, TẠNG là cái thể sở y. Nên nếu căn cứ theo Y sĩ thích để giảng giải thì: TẠNG của THẦN THÔNG ĐẠI QUANG MINH, tức là nói về Pháp tánh thân, độ; còn như căn cứ vào Trì nghiệp thích để giảng giải thì: THẦN THÔNG ĐẠI QUANG MINH tức là TẠNG, đó là chỉ cho Tự thọ dụng thân, độ. Tự thọ dụng này, đầy đủ vô lượng công đức thắng diệu, chẳng phải bậc Bồ-tát có thể thọ dụng được. Tự thọ dụng thân, độ là pháp bất cộng của Như Lai, tức là cảnh giới Bất tư nghì, Phật Phật đều đồng; tự, tha, bỉ, thử đều không thể nghĩ bàn. Nên một Đức Phật, châu biến tất cả Phật; tất cả Phật mỗi mỗi cũng châu biến tất cả Phật, chẳng một chẳng khác, chẳng tức chẳng ly, nên nói là QUANG MINH TRỤ TRÌ CỦA TẤT CẢ NHƯ LAI.
Câu “Cũng là Giác địa thanh tịnh của các chúng sanh” là hiển bày thể tánh của THẦN THÔNG ĐẠI QUANG MINH TẠNG, chính là cái tánh tất cả bất nhị, nên nó tức là Giác địa thanh tịnh sẵn có của chúng sanh. Bởi vì trong Tạng thức của mỗi mỗi chúng sanh, đầy đủ chủng tử vô lậu thanh tịnh, tức là giác tánh, cũng là bổn giác, nó cùng với Viên giác của Phật không hai không khác, nhưng chỉ phải đến quả vị Phật nó mới trở thành Tự thọ dụng thân độ mà thôi. Khi ấy, không còn cái giả danh Phật và chúng sanh, tất cả các tướng: Tự tha, hình tướng, động tác, sai biệt đều không thể thành lập, nên nói là THÂN TÂM LẶNG DỨT.
Trong đây nói BẤT NHỊ, chính là nói Chơn như pháp chỉ là Nhứt thể; TÙY THUẬN là gặp duyên thì hiển hiện. Ý nói: Chơn như pháp chỉ là một thể, nhưng vì tùy thuận các duyên mà hiện ra nào thân nào độ mỗi mỗi không đồng. Do đây có thể biết: Một hoa, một cây, một sắc, một hương đâu chẳng phải là Pháp giới, nên Thiền tông nói rằng: “Đưa một cành hoa, hiện ra kim thân trượng lục”.
Y nơi cảnh Pháp tánh Chơn như bất nhị này, thì vũ trụ, hư không đương hạ tức là toàn thể Chơn như, tức đều là Tịnh độ, nên nói rằng ở trong CẢNH BẤT NHỊ HIỆN RA CÁC TỊNH ĐOÄ. Tức là y nơi Nhứt chơn pháp giới, hiện khởi ra Tha thọ dụng thân độ vậy. Lại từ Sơ địa trở lên Thập địa, thọ dụng chẳng đồng, lớn nhỏ chẳng phải một, nên nói là CÁC (các Tịnh độ).
Vậy thì, chỗ thuyết pháp của Đức Thế Tôn rốt lại hiện ra độ nào ?
- Chính là hiện ra Tha thọ dụng Tịnh độ.
Ở trước tuy có nói: Pháp tánh thân độ, Tự thọ dụng thân độ, cốt để nói đến căn bản hiện khởi mà thôi.
ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT là loại cơ nghe pháp. ĐẠI BỒ TÁT là chỉ cho hàng Đăng địa Bồ-tát. Vì Bồ-tát có hai hạng: Một là Địa tiền, hai là Địa thượng. Đây nói ĐẠI là để lựa khác với Địa tiền Bồ-tát. Bồ-tát là nói tắt của tiếng Phạn, nếu nói đủ là BỒ ĐỀ TÁT ĐỎA (Bodhisattva). BỒ ĐỀ dịch là GIÁC. TÁT ĐỎA dịch là HỮU TÌNH, có nghĩa là HỮU TÌNH GIÁC, GIÁC HỮU TÌNH, hay GIÁC NHI HỮU TÌNH. MA HA TÁT, tức là MA HA TÁT ĐỎA. MA HA dịch là ĐẠI, tức là ĐẠI HỮU TÌNH. Vì bậc hữu tình này là người tin đại pháp, giải đại nghĩa, phát đại tâm, thú đại quả, tu đại hạnh, chứng đại đạo, nên gọi là MA HA TÁT.
Theo trong Hoa Nghiêm Đại Sớ thì đại Bồ-tát có bốn nghĩa:
1- Nguyện đại: Vì cầu đại Bồ-đề.
2- Hạnh đại: Vì hai hạnh thành tựu (tự lợi, lợi tha).
3- Thời đại: Vì phải trải qua ba vô số kiếp.
4- Đức đại: Vì đầy đủ các công đức của bậc Nhứt thừa.
Hai nghĩa trước, thông chỉ cho bậc Địa tiền, còn hai nghĩa sau, thông chỉ cho bậc Địa thượng.
MƯỜI MUÔN NGƯỜI, đó chỉ đưa ra con số ước lược. Từ ngài Văn Thù đến ngài Hiền Thiện Thủ, mười hai vị Bồ-tát này đều là bậc Thượng thủ. QUYẾN THUỘC là tiếng gọi đồ chúng. Vì mười hai vị Thượng thủ, mỗi vị đều có đồ chúng bao quanh và cùng nhập Tam muội, đồng trụ trong pháp hội bình đẳng của Như Lai. Ở đây ý muốn biểu thị các chúng Bồ-tát đều là Pháp thân Đại sĩ đã phần chứng được Pháp tánh, nên có thể cùng nhập Tam muội, trụ trong pháp hội này. Pháp hội này hàng Tiểu cơ không thể tham dự, huống gì trời và người. Do đây mà không nói đến các chúng đó.
Ở đây, từ câu “Nhập trong Thần thông đại quang minh tạng… đến …ở trong cảnh bất nhị hiện ra các Tịnh độ” là nói về XỨ CHỨNG TÍN. Từ câu “Với những bậc đại Bồ-tát… đến …trong pháp hội bình đẳng của Như Lai” là nói về CHÚNG CHỨNG TÍN.
Xét kỹ, Thánh nhơn lập danh phần nhiều y theo Hạnh đức, nên mỗi tên đều có sự tiêu biểu.
Ngài Văn Thù tiêu biểu cho Căn bản trí, trong sáu pháp Ba-la-mật, Trí là đầu các công đức. Trong Kinh này, chương thứ nhứt là chỉ bày Pháp hạnh nhơn địa, phải dùng Căn bản trí mới có thể đốn dứt vô minh, hiển bày Giác địa thanh tịnh như như bất động, nên ngài Văn Thù đứng lên thưa hỏi trước tiên. Ngài Phổ Hiền tiêu biểu cho Đại hạnh, do Hạnh, Đức mới thành, nên kế đó đến ngài Phổ Hiền. Trí hạnh cùng tiến, phương tiện mở bày thì Pháp nhãn được chiếu tỏ, nên kế đó đến ngài Pháp Nhãn. Pháp nhãn đã tỏ, hoặc căn đã đoạn thì thể Kim cang bất hoại sừng sững riêng phơi, nên kế đó đến ngài Kim Cang Tạng. Căn cơ viên đốn đã hiểu được lý Duy tâm, nếu hàng Quyền giáo Bồ-tát chẳng biết được Hoặc để trừ, thì lại lờ mờ Phật tánh, tất cần phải tỏ rõ Duy Thức, rộng nói thềm bậc sai thù, nên kế đó đến ngài Di-lặc. Hoặc tướng tuy rõ, thềm bậc sai thù đã hiện, nếu chẳng biết chỗ chứng mỗi bậc khác nhau, thì mờ mịt Chơn như, nên kế đó đến ngài Thanh Tịnh Huệ. Hoặc tướng đã rõ, Chơn như đã hiểu, nếu chẳng biết Quán pháp thì vẫn chưa thể đoạn hoặc chứng chơn, không làm sao tùy thuận để được khế nhập, thì oai đức kia chưa được tự tại, nên kế đó đến ngài Oai Đức. Tuy Tam quán tỏ rõ, oai đức đầy đủ, nếu không biện minh Pháp luân tam quán và Pháp luân vô tận cũng chưa được viên dung vô ngại, nên kế đó đến ngài Biện Âm. Quán pháp tuy rành, nếu bốn tướng chẳng trừ, nghiệp căn chẳng tịnh, thì không thể nào nhập được Thanh tịnh giác nên kế đó đến ngài Tịnh Chư Nghiệp Chướng. Bốn tướng đã biết, nghiệp căn đã tịnh, nếu năm hạnh chẳng minh, giác tâm chẳng khắp, vẫn còn cách ngại nhứt trần, nên kế đó đến ngài Phổ Giác. Năm hạnh đã được rõ ràng thì bậc trung căn có thể ngộ nhập, nếu chẳng rành rẽ nghi thức kiến lập Đạo tràng để ba kỳ khắc tâm tu hành Tam quán, kẻ hạ căn vẫn còn ngoài cửa, thì Giác tánh chẳng được châu viên, nên kế đó đến ngài Viên Giác. Giác tánh đã viên mãn, tất phải lập danh để bày chơn thật, nên kế đó đến ngài Hiền Thiện Thủ.
Như trên, chúng ta đã biết được nghĩa Kinh toàn bộ, tuy có chia chẻ ra nhiều đoạn mà quán xuyến từ trước đến sau.
BÀI THỨ HAI
DỊCH NGHĨA
A- PHẦN CHỨNG TÍN
Pháp này tôi nghe: Một thuở nọ, Đức Bà Già Bà nhập trong Thần thông đại quang minh tạng, Tam muội chánh thọ là chỗ Quang nghiêm trụ trì của tất cả Như Lai, cũng là Giác địa thanh tịnh của các chúng sanh, thân tâm lặng dứt, bổn tế bình đẳng, khắp giáp mười phương, tùy thuận bất nhị, ở trong cảnh bất nhị hiện ra các Tịnh độ, với những bậc đại Bồ-tát Ma-ha-tát cả thảy mười muôn người cùng nhau câu hội. Ấy là ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát, Phổ Hiền Bồ-tát, Phổ Nhãn Bồ-tát, Kim Cang Tạng Bồ-tát, Di-lặc Bồ-tát, Thanh Tịnh Huệ Bồ-tát, Oai Đức Tự Tại Bồ-tát, Biện Âm Bồ-tát, Tịnh Chư Nghiệp Chướng Bồ-tát, Phổ Giác Bồ-tát, Viên Giác Bồ-tát, Hiền Thiện Thủ Bồ-tát v.v… đều là những bậc Thượng thủ, cùng các quyến thuộc đều vào Tam muội, đồng trụ trong pháp hội bình đẳng của Như Lai.
CHÚ THÍCH
Bà-già-bà (Bhagava(n). Bà-già-bà có chỗ còn viết là: Ba-già-bạn, Bà-già-phạm, Bạc-già-phạm, Bạc-a-phạm. Đây chỉ là do sự phiên âm hơi trại đôi chút mà thôi. Theo trong Phật Địa Luận thì Bà-già-bà có sáu nghĩa: 1- Tự tại; 2- Xí thạnh; 3- Đoan nghiêm; 4- Danh xưng; 5- Kiết tường; 6- Tôn quý. Còn trong Trí Độ Luận thì có bốn nghĩa: 1- Hữu đức; 2- Xảo phân biệt; 3- Hữu thinh danh; 4- Năng phá. Trung Hoa dịch là Thế Tôn, tức là một hiệu trong mười hiệu. Mười hiệu là:
1- NHƯ LAI: Tiếng Phạn gọi là Đa-đà-a-già-đà (Tatha(gata).
2- ỨNG CÚNG, tiếng Phạn gọi là A-la-ha (Arhat)
3- CHÁNH BIẾN TRI, tiếng Phạn gọi là Tam-miệu-tam-phật-đà (Samyaksambuddha).
4- MINH HẠNH TÚC, tiếng Phạn gọi là Bệ-đa-giá-la-na-tam-bác-na (Vidya(caranasampanna).
5- THIỆN THEÄ, tiếng Phạn gọi là Tu-già-đà (Sugata)
6- THẾ GIAN GIẢI, tiếng Phạn gọi là Lộ-già-bị (Lokavid).
7- VÔ THƯỢNG SĨ, tiếng Phạn gọi là A-nậu-đa-la (Anuttara).
8- ĐIỀU NGỰ TRƯỢNG PHU, tiếng Phạn gọi là Phú-lâu-sa-đàm-miệu-bà-la-đề (Purusadamya sa(rathi).
9- THIÊN NHƠN SƯ, tiếng Phạn gọi là Xá-đa-đề-bà-ma-nâu-sa-nẩm (Sa(sta(deavamanusya(na(m).
10- PHẬT THẾ TÔN, tiếng Phạn gọi là Phật-đà-lô-ca-na-tha (Buddha-Lokana(tha)
Theo trong Trí Độ Luận giải thích như sau:
Bà-già-bà là tiếng Thiên Trúc. Bà-già, Trung Hoa đời Tần dịch là Đức, Bà dịch là Hữu, tức là Hữu Đức. Lại, Bà-già dịch là Phân biệt, Bà dịch là Xảo, tức là Xảo phân biệt, có nghĩa là khéo phân biệt Tổng tướng và Biệt tướng của tất cả pháp. Lại, Bà-già dịch là Danh thinh, Bà dịch là Hữu, tức là Hữu danh thinh, nghĩa là không có ai có danh tiếng bằng Phật. Lại, Bà-già dịch là Phá, Bà dịch là Năng, tức là Năng phá, là chỉ cho những bậc có đủ năng lực phá được Dâm, Nộ và Si.
Thần thông đại quang minh tạng: Thần là không thể lường; Thông thì không chướng ngại, Đại quang minh tức là Trí huệ. Tạng chính là Thể pháp tánh chơn như bình đẳng của tất cả pháp đồng nương.
Tam muội (Sama(dhi): Còn gọi là Tam-ma-đề, Tam-ma-đế, Tam-ma-địa. Trung Hoa dịch là Định, Chánh thọ, Điều trực định, Chánh tâm hành xứ, Tức lự ngưng tâm.
Định là chú tâm vào một cảnh không cho tán động. Chánh thọ là thọ một pháp sở quán. Điều trực định là điều phục sự thô bạo của tâm, làm ngay sự cong vẹo của tâm và an định sự tán động của tâm. Chánh tâm hành xứ là làm cho chỗ đi của tâm được trung chánh, hợp với Pháp tánh chơn như. Nghĩa là từ vô thỉ đến nay tâm đi theo con đường cong vẹo, nếu làm cho tâm đi vào mực trung chánh thì nó sẽ được ngay thẳng, chẳng khác nào con rắn khi bò thường là cong, mà khi chun vào ống tre thì phải ngay. Tức lự ngưng tâm là dứt các duyên lự, ngưng hết tâm niệm. Tam muội có chỗ còn dịch là Đẳng trì hay Chánh trì cũng tức là chỉ cho Đại định.
Chánh thọ: Ở trong Tam muội thọ dụng một cách bình đẳng trung chánh, không thọ các thọ.
Quang nghiêm trụ trì: Quang nghiêm là Trí huệ của Phật lấy quang minh để trang nghiêm; Trụ là thường trụ trong cảnh bất trụ; Trì là bảo trì không cho mất. Tức là An trụ nhậm trì trong cảnh tự tại bất động.
Giác địa: Tâm địa tịnh giác. Tâm địa tịnh giác này chư Phật và chúng sanh vẫn đồng. Chư Phật ở trong cảnh Quang nghiêm trụ trì, đó chính là Tâm địa tịnh giác của chúng sanh.
Bổn tế: Bổn lai Chơn tế. Tức là tánh Chơn như thật tế của tất cả chúng sanh xưa nay sẵn có.
Bất nhị: Không hai, tức là chỉ cho lý Nhứt như, Như như bình đẳng, không có bỉ, thử khác nhau, gọi là Bất nhị. Bồ-tát ngộ nhập lý Nhứt như bình đẳng này gọi là Bất nhị pháp môn.
ĐẠI Ý VÀ PHÂN ĐOẠN
Đoạn này nói về sáu việc Chứng tín, ấy là thông lệ của các Kinh, đây cũng chính là phần mở đầu của một bộ Kinh mà thông thường gọi là phần tự. Có thể chia làm hai đoạn:
1- Từ “Pháp này… đến …Bà-già-bà”, lược nói bốn việc thành tựu là: Pháp, Văn, Thời và Chủ.
2- Từ “Nhập trong Thần thông đại quang minh tạng… đến …đồng trụ trong pháp hội bình đẳng của Như Lai” là rộng nói hai việc thành tựu Xứ và Chúng.
LƯỢC GIẢI
Phần chứng tín này là lời người kiết tập tự thuật. Đem sáu việc: Pháp, Văn, Thời, Chủ, Xứ và Chúng để làm bằng chứng gọi đó là Lục chủng chứng tín, cũng gọi là Lục chủng thành tựu. Dưới đây có thể chia làm hai phần để giải thích.
1. Lược nói bốn việc chứng tín trước
PHÁP NÀY là nói khái quát toàn Kinh. Nghĩa là một bộ Kinh như thế được kiết tập lưu truyền ở đời là pháp đáng tin cậy. Đây là PHÁP CHỨNG TÍN.
TÔI NGHE là pháp này chính tôi thân nghe chứ không phải gián tiếp chuyền nhau nghe. Đây là VĂN CHỨNG TÍN.
MỘT THUỞ là chỉ cho thời gian chủ bạn tu tập, thời cơ hội họp: có Cơ có Giáo, có Nói có Nghe, tức là một pháp hội thù thắng, từ trước đến sau, gọi là một thuở. Đây là THỜI CHỨNG TÍN.
Ở đây, chúng ta không thấy ghi rõ năm, tháng, ngày, giờ mà chỉ nói là một thuở, bởi hai lẽ:
1- Vì Đức Phật nói pháp có lúc ở Long cung, có lúc ở cõi Trời, có lúc trong Thiền định, nên không thể dùng ngày giờ ở thế gian mà ghi được.
2- Vì quốc độ khác, ngày, giờ, năm, tháng của mỗi quốc độ cũng khác, nên không thể ghi rõ ngày giờ được.([1])
BÀ GIÀ BÀ, Trung Hoa dịch là Thế Tôn. Theo trong Phật Địa Luận thì có sáu nghĩa như trước đã giải thích. Thế Tôn là một trong sáu nghĩa ấy. Thế Tôn là tiếng thông xưng của các Đức Phật. Vì Phật là bậc Tối tôn, Tối thượng ở trong thế gian và xuất thế gian.
Danh xưng Bà-già ở đây chính là chỉ cho Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ấy là CHỦ CHỨNG TÍN.
2- Rộng nói hai việc chứng tín sau
Ở đây nói về chỗ thuyết pháp cùng các Kinh khác không đồng. Các Kinh khác phần nhiều nói về xứ sở người thường có thể thấy được, còn xứ sở nói Kinh này, chính là chỗ biểu hiện bao nhiêu Tịnh độ, hình tích siêu xuất thế gian, mà Tịnh độ đó lại ở trên cảnh Bất nhị, nên cũng đồng với Kinh Giải Thâm Mật. Chính là Đức Phật ở trong Tịnh độ xuất thế gian mà nói Kinh này, chứ chẳng phải quốc độ xứ sở của cảnh giới thế gian vậy.
Chữ NHẬP ở đây chính là nhập của chữ NHẬP ĐỊNH, THẦN THÔNG ĐẠI QUANG MINH là cái DỤNG sở khởi, TẠNG là cái thể sở y. Nên nếu căn cứ theo Y sĩ thích để giảng giải thì: TẠNG của THẦN THÔNG ĐẠI QUANG MINH, tức là nói về Pháp tánh thân, độ; còn như căn cứ vào Trì nghiệp thích để giảng giải thì: THẦN THÔNG ĐẠI QUANG MINH tức là TẠNG, đó là chỉ cho Tự thọ dụng thân, độ. Tự thọ dụng này, đầy đủ vô lượng công đức thắng diệu, chẳng phải bậc Bồ-tát có thể thọ dụng được. Tự thọ dụng thân, độ là pháp bất cộng của Như Lai, tức là cảnh giới Bất tư nghì, Phật Phật đều đồng; tự, tha, bỉ, thử đều không thể nghĩ bàn. Nên một Đức Phật, châu biến tất cả Phật; tất cả Phật mỗi mỗi cũng châu biến tất cả Phật, chẳng một chẳng khác, chẳng tức chẳng ly, nên nói là QUANG MINH TRỤ TRÌ CỦA TẤT CẢ NHƯ LAI.
Câu “Cũng là Giác địa thanh tịnh của các chúng sanh” là hiển bày thể tánh của THẦN THÔNG ĐẠI QUANG MINH TẠNG, chính là cái tánh tất cả bất nhị, nên nó tức là Giác địa thanh tịnh sẵn có của chúng sanh. Bởi vì trong Tạng thức của mỗi mỗi chúng sanh, đầy đủ chủng tử vô lậu thanh tịnh, tức là giác tánh, cũng là bổn giác, nó cùng với Viên giác của Phật không hai không khác, nhưng chỉ phải đến quả vị Phật nó mới trở thành Tự thọ dụng thân độ mà thôi. Khi ấy, không còn cái giả danh Phật và chúng sanh, tất cả các tướng: Tự tha, hình tướng, động tác, sai biệt đều không thể thành lập, nên nói là THÂN TÂM LẶNG DỨT.
Trong đây nói BẤT NHỊ, chính là nói Chơn như pháp chỉ là Nhứt thể; TÙY THUẬN là gặp duyên thì hiển hiện. Ý nói: Chơn như pháp chỉ là một thể, nhưng vì tùy thuận các duyên mà hiện ra nào thân nào độ mỗi mỗi không đồng. Do đây có thể biết: Một hoa, một cây, một sắc, một hương đâu chẳng phải là Pháp giới, nên Thiền tông nói rằng: “Đưa một cành hoa, hiện ra kim thân trượng lục”.
Y nơi cảnh Pháp tánh Chơn như bất nhị này, thì vũ trụ, hư không đương hạ tức là toàn thể Chơn như, tức đều là Tịnh độ, nên nói rằng ở trong CẢNH BẤT NHỊ HIỆN RA CÁC TỊNH ĐOÄ. Tức là y nơi Nhứt chơn pháp giới, hiện khởi ra Tha thọ dụng thân độ vậy. Lại từ Sơ địa trở lên Thập địa, thọ dụng chẳng đồng, lớn nhỏ chẳng phải một, nên nói là CÁC (các Tịnh độ).
Vậy thì, chỗ thuyết pháp của Đức Thế Tôn rốt lại hiện ra độ nào ?
- Chính là hiện ra Tha thọ dụng Tịnh độ.
Ở trước tuy có nói: Pháp tánh thân độ, Tự thọ dụng thân độ, cốt để nói đến căn bản hiện khởi mà thôi.
ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT là loại cơ nghe pháp. ĐẠI BỒ TÁT là chỉ cho hàng Đăng địa Bồ-tát. Vì Bồ-tát có hai hạng: Một là Địa tiền, hai là Địa thượng. Đây nói ĐẠI là để lựa khác với Địa tiền Bồ-tát. Bồ-tát là nói tắt của tiếng Phạn, nếu nói đủ là BỒ ĐỀ TÁT ĐỎA (Bodhisattva). BỒ ĐỀ dịch là GIÁC. TÁT ĐỎA dịch là HỮU TÌNH, có nghĩa là HỮU TÌNH GIÁC, GIÁC HỮU TÌNH, hay GIÁC NHI HỮU TÌNH. MA HA TÁT, tức là MA HA TÁT ĐỎA. MA HA dịch là ĐẠI, tức là ĐẠI HỮU TÌNH. Vì bậc hữu tình này là người tin đại pháp, giải đại nghĩa, phát đại tâm, thú đại quả, tu đại hạnh, chứng đại đạo, nên gọi là MA HA TÁT.
Theo trong Hoa Nghiêm Đại Sớ thì đại Bồ-tát có bốn nghĩa:
1- Nguyện đại: Vì cầu đại Bồ-đề.
2- Hạnh đại: Vì hai hạnh thành tựu (tự lợi, lợi tha).
3- Thời đại: Vì phải trải qua ba vô số kiếp.
4- Đức đại: Vì đầy đủ các công đức của bậc Nhứt thừa.
Hai nghĩa trước, thông chỉ cho bậc Địa tiền, còn hai nghĩa sau, thông chỉ cho bậc Địa thượng.
MƯỜI MUÔN NGƯỜI, đó chỉ đưa ra con số ước lược. Từ ngài Văn Thù đến ngài Hiền Thiện Thủ, mười hai vị Bồ-tát này đều là bậc Thượng thủ. QUYẾN THUỘC là tiếng gọi đồ chúng. Vì mười hai vị Thượng thủ, mỗi vị đều có đồ chúng bao quanh và cùng nhập Tam muội, đồng trụ trong pháp hội bình đẳng của Như Lai. Ở đây ý muốn biểu thị các chúng Bồ-tát đều là Pháp thân Đại sĩ đã phần chứng được Pháp tánh, nên có thể cùng nhập Tam muội, trụ trong pháp hội này. Pháp hội này hàng Tiểu cơ không thể tham dự, huống gì trời và người. Do đây mà không nói đến các chúng đó.
Ở đây, từ câu “Nhập trong Thần thông đại quang minh tạng… đến …ở trong cảnh bất nhị hiện ra các Tịnh độ” là nói về XỨ CHỨNG TÍN. Từ câu “Với những bậc đại Bồ-tát… đến …trong pháp hội bình đẳng của Như Lai” là nói về CHÚNG CHỨNG TÍN.
Xét kỹ, Thánh nhơn lập danh phần nhiều y theo Hạnh đức, nên mỗi tên đều có sự tiêu biểu.
Ngài Văn Thù tiêu biểu cho Căn bản trí, trong sáu pháp Ba-la-mật, Trí là đầu các công đức. Trong Kinh này, chương thứ nhứt là chỉ bày Pháp hạnh nhơn địa, phải dùng Căn bản trí mới có thể đốn dứt vô minh, hiển bày Giác địa thanh tịnh như như bất động, nên ngài Văn Thù đứng lên thưa hỏi trước tiên. Ngài Phổ Hiền tiêu biểu cho Đại hạnh, do Hạnh, Đức mới thành, nên kế đó đến ngài Phổ Hiền. Trí hạnh cùng tiến, phương tiện mở bày thì Pháp nhãn được chiếu tỏ, nên kế đó đến ngài Pháp Nhãn. Pháp nhãn đã tỏ, hoặc căn đã đoạn thì thể Kim cang bất hoại sừng sững riêng phơi, nên kế đó đến ngài Kim Cang Tạng. Căn cơ viên đốn đã hiểu được lý Duy tâm, nếu hàng Quyền giáo Bồ-tát chẳng biết được Hoặc để trừ, thì lại lờ mờ Phật tánh, tất cần phải tỏ rõ Duy Thức, rộng nói thềm bậc sai thù, nên kế đó đến ngài Di-lặc. Hoặc tướng tuy rõ, thềm bậc sai thù đã hiện, nếu chẳng biết chỗ chứng mỗi bậc khác nhau, thì mờ mịt Chơn như, nên kế đó đến ngài Thanh Tịnh Huệ. Hoặc tướng đã rõ, Chơn như đã hiểu, nếu chẳng biết Quán pháp thì vẫn chưa thể đoạn hoặc chứng chơn, không làm sao tùy thuận để được khế nhập, thì oai đức kia chưa được tự tại, nên kế đó đến ngài Oai Đức. Tuy Tam quán tỏ rõ, oai đức đầy đủ, nếu không biện minh Pháp luân tam quán và Pháp luân vô tận cũng chưa được viên dung vô ngại, nên kế đó đến ngài Biện Âm. Quán pháp tuy rành, nếu bốn tướng chẳng trừ, nghiệp căn chẳng tịnh, thì không thể nào nhập được Thanh tịnh giác nên kế đó đến ngài Tịnh Chư Nghiệp Chướng. Bốn tướng đã biết, nghiệp căn đã tịnh, nếu năm hạnh chẳng minh, giác tâm chẳng khắp, vẫn còn cách ngại nhứt trần, nên kế đó đến ngài Phổ Giác. Năm hạnh đã được rõ ràng thì bậc trung căn có thể ngộ nhập, nếu chẳng rành rẽ nghi thức kiến lập Đạo tràng để ba kỳ khắc tâm tu hành Tam quán, kẻ hạ căn vẫn còn ngoài cửa, thì Giác tánh chẳng được châu viên, nên kế đó đến ngài Viên Giác. Giác tánh đã viên mãn, tất phải lập danh để bày chơn thật, nên kế đó đến ngài Hiền Thiện Thủ.
Như trên, chúng
ta đã biết được nghĩa Kinh toàn bộ, tuy có chia chẻ ra nhiều đoạn mà quán xuyến
từ trước đến sau.
[1] Thí
dụ : 1 giờ quốc tế (Greenwich Meridian Time, viết tắt (G.M.T) thì 9 giờ Saigon,
21 giờ quốc tế (9 giờ tối) thì 5 giờ sáng Saigon. Như vậy ta nhận thấy : 21 giờ
quốc tế ngày Chủ nhật là