6- Chương Thanh Tịnh Huệ

05/06/201012:00 SA(Xem: 11654)
6- Chương Thanh Tịnh Huệ

ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG VIÊN GIÁC KINH LƯỢC GỈAI
Dịch giả: HT. Thích Giải Năng
Nhà xuất bản: Tôn Giáo PL. 2550 – DL. 2006



II. QUYẾT TRẠCH SÂU XA

BÀI THỨ BẢY 

 blank

blank

blank

blank

blank

 6- CHƯƠNG THANH TỊNH HUỆ

a1- Hạnh vị (Địa vị lúc tu hành)

b1- Lời thưa thỉnh

Khi ấy, ở trong đại chúng, ngài Thanh Tịnh Huệ Bồ-tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật, đi quanh bên hữu ba vòng, quỳ dài chắp taybạch Phật rằng: “Đại bi Thế Tôn ! Vì bọn chúng con, Phật đã rộng nói việc bất tư nghì như thế, hồi giờ chưa hề thấy, cũng chưa hề nghe; hiện nay chúng con nhờ Phật khéo dạy thân tâm thư thái, được nhiều lợi ích. Cúi mong Đức Thế Tôn vì tất cả pháp chúng những người đến nghe, dạy lại tánh Viên mãn giác của đấng Pháp vươngGiác tánh sở chứng, sở đắc của tất cả chúng sanh, các bậc Bồ-tát và Như Lai Thế Tôn khác nhau thế nào, để cho chúng sanh đời mạt nghe Thánh giáo này, tùy thuận khai ngộ thứ lớp có thể chứng nhập”.

Hỏi lời ấy rồi năm vóc gieo xuống đất lập đi lập lại như vậy ba lần.

b2- Lời hứa

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo ngài Thanh Tịnh Huệ Bồ-tát rằng: “Quý thay ! Quý thay ! Này Thiện nam tử ! Như các ông mới có thể vì chúng sanh đời mạt, thưa hỏi Như Lai về thứ lớp khác nhau, ông nay lóng nghe Ta sẽ vì ông mà nói”.

Khi ấy, ngài Thanh Tịnh Huệ Bồ-tát vui mừng vâng lời dạy bảo cùng các đại chúng yên lặng mà nghe.

b3- Lời đáp

c1- Nêu chung

Này Thiện nam tử ! Viên giác tự tánh chẳng phải các tánh, các tánh vẫn có, theo các tánh khởi, không thủ không chứng, ở trong thật tướng, thật không Bồ-tát và chúng sanh.

Vì cớ sao? Vì Bồ-tát, chúng sanh đều là huyễn hóa; vì huyễn hóa diệt, nên không người thủ chứng.

Thí như con mắt không tự thấy mắt, tánh tự bình đẳng, không người bình đẳng. Chúng sanh mê đảo chưa thể tự diệt tất cả huyễn hóa, ở trong công dụng hư vọng, diệt và chưa diệt mà phân bày sai biệt. Nếu ai được tánh tùy thuận lặng dứt của Như Lai thì thật không còn thấy có pháp lặng dứt và người lặng dứt.

c2- Nói riêng

d1- Đáp về sự sai biệt tiệm thứ từ chúng sanh đến Phật vị

Này Thiện nam tử ! Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, do vọng tưởng ngã và ngã ái, từng không tự biết niệm niệm sanh diệt, nên khởi ra yêu ghét, đam mê ngũ dục; nếu như gặp được bạn lành dạy cho khai ngộ tánh Viên giác thanh tịnh hiểu ra được sự sanh diệt, liền biết được cái bản hữu sanh ra này, tánh tự lao lự. Nếu lại có người dứt hẳn lao lự, được pháp giới tịnh, thì tịnh giải kia tự làm chướng ngại, nên ở trong Viên giác mà không tự tại. Ấy là phàm phu tùy thuận Giác tánh.

Này Thiện nam tử ! Tất cả Bồ-tát đối với “Kiến giải làm ngại” dầu đoạn được Giải ngại nhưng vẫn trụ trong Kiến giác, nên bị Giác ngại làm ngại mà chẳng tự tại. Đây là những bậc Bồ-tát chưa nhập địa tùy thuận Giác tánh.

Này Thiện nam tử ! Có chiếu có giác đều là chướng ngại, thế nên Bồ-tát thường giác chẳng trụ, chiếu và người chiếu đồng thời lặng dứt. Thí như có người tự chặt đầu mình, vì đầu đã chặt, nên không còn thấy có người chặt đầu. Thế thì khi dùng ngại tâm tự diệt các ngại, ngại đã đoạn diệt thì không còn thấy có người diệt ngại.

Kinh giáo như mục tiêu chỉ trăng, nếu đã thấy trăng, rõ biết mục tiêu được chỉ, hoàn toàn chẳng phải mặt trăng. Bao nhiêu ngôn thuyết của tất cả Như Lai chỉ bày Bồ-tát cũng y như vậy. Đây là Bồ-tát đã nhập địa tùy thuận Giác tánh.

Này Thiện nam tử ! Tất cả chướng ngại tức cứu cánh giác; được niệm mất niệm, đâu không phải giải thoát; thành pháp phá pháp đều là Niết-bàn, trí huệ ngu si thông làm Bát-nhã; pháp được Bồ-tát, ngoại đạo thành tựu đồng là Bồ-đề; vô minh Chơn như cảnh giới không khác, những Giới, Định, Huệ và Dâm, Nộ, Si đều là phạm hạnh; chúng sanh quốc độ đồng một pháp tánh; Địa ngục, Thiên cung đều là Tịnh độ; Hữu tánh, Vô tánh cùng thành Phật đạo; tất cả phiền não thảy đều giải thoát. Vì pháp giới hải huệ chiếu rõ các tướng cũng như hư không. Đây là Như Lai tùy thuận Giác tánh.

d2- Thuyết minh Đốn căn tùy thuận không có thứ lớp

Này Thiện nam tử ! Chỉ những Bồ-tát và chúng sanh đời mạt ở trong tất cả thời không khởi vọng niệm, với các vọng tâm cũng chẳng ngăn dứt, trụ cảnh vọng tưởng không thêm hiểu biết, với tâm không hiểu biết, chẳng cần biện minh chơn thật. Các chúng sanh kia, nghe pháp môn này tín giải, thọ trì chẳng sanh kinh sợ. Đây thì gọi là “Tùy thuận Giác tánh”.

Này Thiện nam tử ! Các ông nên biết: Chúng sanh như thế, đã từng cúng dường trăm ngàn vạn ức hằng hà sa chư Phật cùng đại Bồ-tát, gieo trồng cội đức nhiều đời. Phật gọi người ấy là người thành tựu Nhứt thiết chủng trí.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn muốn lập lại nghĩa này nên nói kệ rằng:

Thanh Tịnh Huệ nên biết !

Tánh Bồ-đề viên mãn,

Không thủ cũng không chứng,

Không Bồ-tát, chúng sanh,

Khi giác cùng chưa giác,

Thứ lớp có khác nhau.

Chúng sanh vì Giải ngại,

Bồ-tát chưa “Ly giác”

Nhập địa hằng lặng dứt,

Chẳng trụ tất cả tướng.

Đại giác đều viên mãn,

Gọi là khắp tùy thuận

Các chúng sanh đời mạt,

Tâm chẳng sanh hư vọng,

Phật nói người như thế,

Hiện đời tức Bồ-tát,

Cúng dường hằng sa Phật,

Công đức đà viên mãn.

Tuy có nhiều phương tiện,

Đều gọi “Tùy thuận trí”.

CHÚ THÍCH

Pháp vương: Vì Đức Phật đối với các pháp được tự tại nên gọi Phật là Pháp vương. Trong Thích Ca Phương Chí về quyển Thượng nói rằng: “Người thường đến địa vị cùng cực thì gọi là Luân vương, còn Thánh nhơn đến địa vị cùng cực thì gọi là PHÁP VƯƠNG”.

Thánh giáo: Thánh có nghĩa là CHÁNH, tức là hợp với chánh lý gọi là THÁNH. Lời nói của những bậc Thánh nhơn gọi là THÁNH GIÁO.

Tịnh giải: Lấy tịnh làm tịnh gọi là Tịnh giải, tức là tánh hiểu biết dứt hẳn tư lự.

Kiến giải: Cũng chính là TỊNH GIẢI nhưng đứng về mặt quán chiếu.

Kiến giác: Còn thấy có địa vị Giác ngộ.

Giác ngại: Vì còn Sở giác làm ngại, nên Năng giác cũng bị ngại, vì vậyGiác tâm bị chướng ngại, nên gọi là Giác ngại. 

Nhập địa: Tức nhập Phật chi địa, là địa vị Bồ-tát vào địa vị Phật gọi là Bồ-tát nhập địa.

Hữu tánh, vô tánh: Hữu tánh tức là chỉ cho hàng Tam thừachủng tử Phật tánh; Vô tánh tức là chỉ cho hàng Xiển đề không có chủng tánh Phật tánh.

Pháp giới hải huệ: Là trí huệ rộng như Pháp giới, sâu như bể cả, tức là trí của Phật.

ĐẠI Ý

Chương này là quyết trạch về hạnh vị tức là công hạnhđịa vị của một quá trình từ phàm phu thẳng đến Phật quả thứ lớp khác nhau thế nào để cho chúng sanh đời mạt có thể theo đó mà lần lượt ngộ nhập Viên giác.

LƯỢC GIẢI

Hai chương trước tức là chương Kim Cang Tạng và chương Di Lăïc quyết trạch về cảnh đã nói rõ về cảnh Tự ngộ: Thượng cầu Phật đạocảnh Ngộ tha: Hạ độ chúng sanh, còn từ chương này về sau sáu chương là quyết trạch về Hạnh. Quyết trạch về Hạnh thì có: Hạnh vị, Hạnh pháp, Hạnh bệnh hoạn và Hạnh phương tiện. Riêng chương này thì quyết trạch về Hạnh vị.

Từ chúng sanh đến Phật vị, y nơi CẢNH mà tu HẠNH tất phải nhờ Bát-nhã lãnh đạo, nên ngài Thanh Tịnh Huệ Bồ-tát đứng lên thưa hỏi để phát khởi cho bổn chương.

Từ câu: “Đại bi Thế Tôn… đến …được nhiều lợi ích” là đoạn văn phát khởi cho ý hỏi ở sau.

Câu: “Phật đã rộng nói việc Bất tư nghì như thế” là chỉ cho lời giải thích về chủng tánh luân hồi, cấp bậc tu Phật Bồ-đề và phương tiện giáo hóa ở chương Di Lặïc là những việc Bất tư nghì mà từ trước tới nay chưa từng nghe thấy lần nào.

Bởi vì “Đạo bổn vô danh, Pháp bổn vô tướng”, tức là Đạo vốn không tên, Pháp vốn không tướng. Đã không có tên thì ngôn ngữ đạo đoạn; đã không có tướng thì tâm hành xứ diệt. Pháp không có tướng để suy luận, hễ suy luận thì loạn sanh, đã loạn sanh thì lời Phật trở thành tầm thường không còn giá trị. Các tướng pháp môn có nhiễm có tịnh, phá tướng pháp môn thì nhiễm tịnh đều dứt. Ở đây đã được thân thấy thân nghe, đó là Đốn giáo Đại thừa, là pháp môn nhiễm tịnh dung thông. Tiểu thừa phá Ngã không thì được tiểu lợi, Đại thừa phá Nhị không thì được đại lợi, nên gọi là: “Được nhiều lợi ích”.

Từ câu: “Cúi mong Đức Thế Tôn… đến …chứng nhập”, là nêu lên lời hỏi. Phật vị từ nơi nhơn địa y nơi Viên giác để tu hạnh Viên giác, đến khi thành Phật mới viên mãn được Giác tánh. Đó là bắt đầu từ chúng sanh vị phát tâm đến Phật vị viên mãn Giác tánh mới thôi. Trong khoảng giữa hai cực điểm bắt đầu và cuối cùng đó tất nhiên phải trải qua thềm bậc Bồ-tát, như vậy không biết phải chứng ngộ đạo lý nào? Và để được cấp bậc nào? Vì không biết sự khác biệt ra sao nên hỏi để mong Phật lập lại cho kịp thời nhận thức.

Ý hỏi của ngài Thanh Tịnh Huệ không những vì Pháp chúng trong hội mà còn rất chú trọng đến vị lai chúng sanh, mong sao họ cũng có thể nghe mà được khai ngộ, nên nói rằng: “Để cho chúng sanh đời mạt nghe Thánh giáo này tùy thuận khai ngộ thứ lớp chứng nhập”.

Đoạn b2 là Đức Phật hứa đáp lời hỏi của ngài Thanh Tịnh Huệ Bồ-tát. Lời hỏi của ngài Thanh Tịnh Huệ bổn ý chú trọng đến chúng sanh đời mạt, muốn khiến cho họ nghe giáo khai ngộ thứ lớp chứng nhập. Bởi vì Pháp chúng trong hội thân nghe pháp âm như lời dạy bảo tu hành không lấy gì làm khó, còn như chúng sanh đời mạt cách Phật lâu xa, nếu chẳng rõ được Thánh giáo lưu lại kia, tất phải mất chỗ nương nhờ. Phật biết được thâm ý này, nên Ngài nói thẳng rằng: “Như các ông mới có thể vì chúng sanh đời mạt”.

Đoạn b3 là Đức Phật đáp lời hỏi của ngài Thanh Tịnh Huệ. Bởi vì theo ý hỏi của Thanh Tịnh Huệ là: “Khác nhau thế nào” nên trong đoạn b3 này, Đức Phật đứng trên hai phương diện để trả lời.

1- Nếu căn cứ trên cái tướng chơn thật của Viên giác tự tánh mà nói, thì hoàn toàn không có gì sai biệt.

2- Nếu căn cứ trên chỗ công dụng tu hành mê đảo của chúng sanh mà nói, thì có sai biệt.

Do đó, trong đoạn b3 này có chia làm hai đoạn nhỏ: Đoạn c1 là đáp tổng quát; đoạn c2 là đáp từng vấn đề.

Trong đoạn c1 là nêu lên vấn đề: “Hữu vô, sai biệt” để nghiên cứu.

Câu: “Viên giác tự tánh, chẳng phải các tánh, các tánh vẫn có” là Viên giác tự tánh chẳng phải là các tánh sai biệt: Chúng sanh, Bồ-tát (tức là năm tánh ở trước), nên gọi là “Chẳng phải các tánh” (Phi tánh); nhưng trong các tánh ấy (chúng sanh Bồ-tát) vẫn có Viên giác tự tánh, nên gọi là: “Các tánh vẫn có” (Tánh hữu).

Câu: “Theo các tánh khởi”, các tánh tức là chỉ cho các tánh sai biệt: Chúng sanh, Bồ-tát. Nghĩa là Viên giác tự tánh theo năm tánh mà khởi ra sự sai biệt. Đã theo các tánh mà khởi, tức nhiên tánh Viên giác lúc bấy giờ cũng như các tánh không phải thật có; vì thế mà “Không thủ không chứng”. Ý nói rằng: “Không thể đem Viên giác ra làm cái pháp sở thủ, sở chứng và đem chúng sanh, Bồ-tát ra làm người Năng thủ Năng chứng được”. Vì vậy nên tiếp theo, Đức Phật nói rằng: “Ở trong Thật tướng không có Bồ-tát và chúng sanh”. Tức là ở trong Chơn như Thật tướng (Viên giác tự tánh) thật không có tướng gì gọi là Bồ-tát và chúng sanh.

Chúng ta nên hiểu rằng: Huyễn hóa không có tự thể, đương thể của nó tức là Chơn như. Bồ-tát, chúng sanh đều do Viên giác theo các tánh sai biệt mà khởi, nên danh từ Bồ-tát, chúng sanh đều như huyễn hóa vô thể; thể của huyễn hóa tức là Viên giác, chẳng phải từ trên cái thể huyễn hóa mà riêng thủ riêng chứng ở nơi Viên giác, nên nói rằng: “Bồ-tát, chúng sanh đều là huyễn hóa, vì huyễn hóa diệt, nên không người thủ chứng”. Đây là từ trên Đệ nhứt nghĩaquán sát Chơn như thật tướng lý trí nhứt như, không hai không khác.

Tiếp theo Đức Phật đưa ra thí dụ nhãn căn để cho dễ nhận. Nhãn căn cùng với tánh thấy bình đẳng không hai. Nhãn căn không tự thấy mắt là dụ cho Viên giác không tự thủ và chứng được Viên giác. Do đây ở trong thật tướng, tánh Viên giác này tự nó bình đẳng, từ chúng sanh đến Phật vị thật không có sự khác biệt, cũng không có sự gượng ép để cho nó được bình đẳng, nên nói rằng: “Tánh tự bình đẳng, không người bình đẳng”.

Ở đây xin đưa ra một thí dụ khác: Như đem vàng làm thành đồ dùng: Nào chén, nào mâm v.v… các tướng rõ ràng, nhưng đứng trên nguyên thể của vàng để quan sát, thì tánh nó bình đẳng đồng một thể vàng mà không có các tướng. Như vậy chúng ta nhận thấy hết sức rõ ràng: Tự tánh Viên giác ở nơi chúng sanh cũng như ở nơi Phật đều đồng nhứt vị, không cần thủ chứng. Đây là ý nghĩa thứ nhứt.

Từ câu: “Chúng sanh mê đảo… đến …người lặng dứt”, là chỉ bày nguyên do tại sao có sự sai biệt. Những người chưa thể phát tâm, chưa ngộ Viên giác, gọi là mê đảo, tức là đối với tất cả huyễn hóa chưa thể trừ diệt; còn những người nếu đã phát tâm, đối với tất cả huyễn hóa hoặc đã đoạn mà chưa trừ diệt, hoặc là dù đã phục mà chưa diệt, công năng phục và đoạn chẳng đồng đều, thì hành vi của họ phải có tiệm thứ, nên nói rằng: “Ở trong công dụng hư vọng diệt và chưa diệt mà phân bày sai biệt”.

Nói: “Công dụng hư vọng” là nếu khi hai chướng chưa dứt hẳn thì đều gọi là vọng, đến khi hai chướng đã dứt hẳn, ấy là tịch diệt. Bấy giờ tùy thuận Giác tánh tuyệt các đối đãi, Trí năng chứng cùng với Lý sở chứng bình đẳng không hai, nên nói rằng: “Nếu ai được tánh tùy thuận lặng dứt của Như Lai thì thật không còn thấy có sự lặng dứt và người lặng dứt”. Do đây, từ chúng sanh đến Phật vị thứ lớp tu tiến có thể nói là “Sai biệt”. Đây là ý nghĩa thứ hai.

Đoạn văn tiếp sau cũng y cứ theo ý nghĩa này mà trình bày bốn bậc tùy thuận Giác tánh khác nhau.

Trong đoạn c2, Đức Phật trả lời từng vấn đề, đại lược có chia làm hai đoạn: 

Đoạn d1 là đáp về sự sai biệt tiệm thứ khi tu Viên giác từ chúng sanh đến Phật vị. Trong đây đại lược có chia làm bốn bậc khác nhau:

- Phàm phu tùy thuận Giác tánh.

- Bồ-tát chưa nhập địa tùy thuận Giác tánh.

- Bồ-tát đã nhập địa tùy thuận Giác tánh.

- Như Lai tùy thuận Giác tánh.

Từ câu: “Thiện nam tử ! Tất cả chúng sanh… đến …phàm phu tùy thuận Giác tánh” là nói về thứ lớp sai biệt của phàm phu tùy thuận Giác tánh. Vì muốn nói sâu rộng trong từng lớp phàm phu, nên gọi là: “Tất cả chúng sanh”. Chúng sanh từ vô thỉ đến nay chẳng rõ thân tâm như huyễn thì làm sao không chấp ngã, vì không biết ngã là vô thểchấp có ngã, đó đều là vọng tưởng, nên nói rằng: “Do vọng tưởng ngã”. Đã chấp có ngã, tất nhiên có ngã sở, nên nói rằng: “Ngã và Ngã ái”.

Triết học Tây phương nói rằng: “Tất cả sự vật ở thế gian đều có thể nghĩ bàn, duy có ngã là thần bí”. Sự thật tư tưởng chính là tác dụng của tâm lý trước sau không đồng mà ngã thể không phải một chuỗi liên tục; nhưng vì chúng sanh không biết đó là niệm niệm sanh diệt trước sau chẳng đồng, do đó mà khởi ra yêu ghét, đam mê ngũ dục, nên nói rằng: “Từng không tự biết niệm niệm sanh diệt, nên khởi ra yêu ghét, đam mê ngũ dục”.

Từ câu: “Nếu như gặp được bạn lành… đến …tánh tự lao lự” là nói người nghe pháp khai ngộ. Chúng sanh cứ một bề chấp ngã, chẳng biết vọng tưởng niệm niệm sanh diệt, nếu được sự dạy bảo của Thiện tri thức hiểu rõ Tánh tịnh Viên giác thì vọng tưởng khởi diệt này (khởi diệt tức là sanh diệt) cũng có thể phát minh. Đã ngộ được Viên giác, lại biết được sanh diệt thì cũng có thể liền đó nhận biết được cái TÁNH BẢN HỮU SANH RA NÀY (cái tánh ngộ được Viên giác và biết được sanh diệt) chính là trần lao tư lự của lo, buồn, đau, khổ nên nói rằng: “Liền biết được cái bản hữu sanh ra này, tánh tự lao lự” (Lao lự là trần lao tư lự).

Nói: “TÁNH TỰ” là ý muốn nói: “Chẳng phải cái tánh Viên giác đi theo cái tánh BẢN HỮU SANH RA NÀY có lao lự, mà chính cái TÁNH BẢN HỮU SANH RA NÀY tự nó lao lự” mà thôi.

Đến đây, chỉ mới rõ biết chứ chưa có gia công tu đoạn, nên hạng người này chưa đủ điều kiện dự vào trong số sai biệt.

Từ câu: “Nếu lại có người… đến …phàm phu tùy thuận Giác tánh” mới chính là nói đến hạng người có đủ điều kiện dự vào trong số sai biệt.

Câu: “Nếu lại có người dứt hẳn lao lự” là nói những hạng người trước, sau khi khai ngộ Viên giác, biết chắc tánh Viên giác không bị dao động, tin tưởng sức mình nhứt định chứng được, và nhận rõ “Cái lao lự tánh tự lao lự” kia cùng với tánh Viên giác không ăn nhập gì nhau, kỳ quyết dứt hẳn, bấy giờ liền được “lý giải thanh tịnh” nên nói rằng: “Lao lự dứt hẳn, được pháp giới tịnh”. 

Pháp giới là gồm nói tất cả pháp, tức là đối với tất cả pháp được Lý giải thanh tịnh. Pháp giới tịnh cũng chính là Pháp nhãn tịnh, tức là rõ biết được thân tâm vốn không, tất cả đều là huyễn hóa. Mặc dù được Lý giải thanh tịnh, nhưng đối với Sự tu chưa thể tương ưng, chẳng khác nào công phu của ý thức chưa thể thành trí. Những hạng người này mặc dù tùy thuận Viên giác không chống trái, nhưng không thể tùy thuận một cách tự tại, nên nói rằng: “Tịnh giải kia tự làm chướng ngại, nên ở trong Viên giác mà không tự tại”.

Đây là nói người mới bắt đầu tu tập, bước vào địa vị Thập tín, chưa tiếp cận vào dòng Thánh, vẫn còn ngoại phàm, nên nói rằng: “Đây là phàm phu tùy thuận Giác tánh”.

Từ câu: “Thiện nam tử ! Tất cả Bồ-tát… đến …chưa nhập địa tuy thuận Giác tánh” là nói về Bồ-tát còn ở địa vị Tam hiền tùy thuận Giác tánh.

Tịnh giải ở trước chỉ do Tỷ lượng mà được, nên Sự Lý chưa thể tương ứng; nay tu thiền quán để cầu thực nghiệm, khiến cho Lý giải tỷ lượng trước kia trở thành thực nghiệm đến chỗ Kiến giác hiện lượng. Nhưng những Bồ-tát này, dù ở trong Định có thể dùng thực nghiệm mà đoạn Giải ngại, song ở trong thời kỳ tán tâm nên chưa có kết quả, vẫn còn phải dụng công mới được thành Kiến giác hiện lượng, nên nói rằng: “Tuy đoạn Giải ngại, nhưng vẫn trụ trong Kiến giác” (chữ TRỤ trong đây có nghĩa là vẫn còn phải dụng công). Nhưng rồi liền bị công dụng của Kiến giác này làm ngại, đối với Giác tánh chưa thể tự tại tùy thuận, nên nói rằng: “Giác ngại làm ngại mà chẳng tự tại”. 

Đây là chỉ cho những bậc Tam hiền có Định có Huệ thành tựu được Hiện lượng trí, so với những người ở trước cách nhau rất xa, nên nói rằng: “Đây là Bồ-tát chưa nhập địa tùy thuận Giác tánh”.

Từ câu: “Này Thiện nam tử ! Có chiếu có giác… đến …Bồ-tát đã nhập địa tùy thuận Giác tánh” là nói những Bồ-tát Địa thượngĐịa tiền tùy thuận Giác tánh.

Kiến giải làm ngại, vẫn CÓ CHIẾU, vẫn còn trụ ở Kiến giác thì vẫn CÓ GIÁC, do đó vẫn phải có cái công dụng CHIẾU và GIÁC, nên đều bị chướng ngại. Bồ-tát ở đây là chỉ cho Bồ-tát Đăng địa trở lên. Chẳng trụ là không cần phải dụng công. Vì Bồ-tát ở vào trình độ này chẳng cần đến cái dụng công của mình mà vẫn không có khi nào không chiếu, nên nói là: “Thường giác chẳng trụ”.

CHIẾU là chỉ cho CẢNH NGẠI BỊ CHIẾU còn NGƯỜI CHIẾU là chỉ cho TÁNH GIÁC NĂNG CHIẾU, LẶNG DỨT là mặc dù thường có chiếu giác mà không có cái tướng chiếu giác, nên nói rằng: “Chiếu và người chiếu đồng thời lặng dứt”.

Chúng ta cũng cần nên tìm hiểu cái tướng LẶNG DỨT như thế nào qua cái dụ chặt đầu: Trước khi chưa chặt đầu, thì đầu là vật bị chặt, người là chủ động chặt (tức Đầu là Sở đoạn mà Người là Năng đoạn), khi đầu đã chặt rồi thì Năng đoạn cùng với Sở đoạn đều mất. Bồ-tát diệt Ngại cũng y như việc chặt đầu.

Ngại tâm là cái tâm có chiếu có giác, trước dùng Chiếu Giác diệt ngại, nên nói rằng: “Dùng ngại tâm tự diệt các ngại”. Trước khi chưa diệt thì “CÁC NGẠI là Sở diệt, NGẠI TÂM là Năng diệt; đem pháp hiệp dụ thì: Các ngại Sở diệt là Đầu; ngại tâm Năng diệt là Người. Đến khi ngại đã diệt rồi, thì ngại tâm có chiếu có giác cũng không còn. Thế là Năng Sở song vong, cái tướng CHIẾU và NGƯỜI CHIẾU đồng thời lặng dứt”.

Từ câu: “Kinh giáo như… đến …Giác tánh” là chỉ rõ các bậc Bồ-tát Địa thượng từ Căn bản trí thân chứng Chơn như pháp tánh, các bậc này không cần y theo Kinh giáovẫn có thể tùy thuận Giác tánh.

Kinh giáo như là ngón tay chỉ trăng, khi đã thấy trăng thì ngón tay trở thành vô dụng. Bồ-tát Địa thượng đã từ nơi trí huệ tự tâm chứng Chơn như tánh, tức đã như người có thể tự thấy được mặt trăng, thì tất cả bao nhiêu ngôn thuyết của Như Lai đồng là ngón tay chỉ trăng mà thôi, nên nói rằng “Cũng y như vậy”. Ở đây muốn chỉ rõ Bồ-tát Địa thượng cùng với Bồ-tát Địa tiền vị thứ sâu cạn khác nhau, nên nói rằng: “Đây là Bồ-tát đã nhập địa tùy thuận Giác tánh”.

Từ câu: “Này Thiện nam tử ! Tất cả chướng ngại… đến …Như Lai tùy thuận Giác tánh” là nói rõ cảnh giới của trí Nhứt thiết trí thuộc về Phật địa: Tánh Tướng, Sự Lý không hai không khác, bình đẳng chiếu liễu tất cả các pháp. Ở trong Trí huệ bình đẳng này tất cả các tướng hữu vi đều là Giác tánh viên mãn tự tại vô ngại. Ở trước, từ hàng Thập tín bị Tịnh giải tự chướng, bậc Tam hiền bị Giác ngại làm ngại, đến Thập địa thì thường giác chẳng trụ, mặc dù họ đã xa rời các ngại, nhưng đã xa ngại mà thường giác thì vẫn chưa khỏi được lấy ngại làm ngại chưa được viên dung; nay hiển bày Phật địa: TỨC NGẠI TỨC GIÁC chính là viên dung tự tại, nên nói rằng: “Tất cả chướng ngại tức cứu cánh giác”. Có thể nói rằng: “Từ trước chơn kia là vọng, nay thì vọng nọ đều chơn”.

Từ: “Được niệm mất niệm… đến …hết đoạn này” là đem các pháp đối đãi mỗi mỗi dung quy trở về Viên giác để chỉ rõ Phật trí vô ngại.

Chánh niệm tương tục thì gọi là ĐƯỢC NIỆM, Vọng niệm nếu khởi thì gọi là MẤT NIỆM, hễ mất niệm thì trói buộc, được niệm thì giải thoát. Nay vì Giác tánh bình đẳng tuyệt các đối đãi, vì thế ĐƯỢC, MẤT đều phi, nên nói rằng: “Đâu không phải giải thoát”. Tu pháp nếu tinh tấn thì gọi đó là THÀNH, thối thất thì gọi đó là PHÁ, đối nhau vọng lập tức không phải thật nghĩa, mà Viên giác tịnh tánh thì không tánh cũng không phá, nên nói rằng: “Đều là Niết-bàn”. Không phải Ngu thì không do đâu gọi là Trí; không phải Trí thì không do đâu để biện là Ngu, đó là Trí Ngu giả lập chẳng rời Giác tánh, nên nói rằng: “Thông làm Bát nhã”. Pháp của Bồ-tát thành tựu gọi đó là Chánh, pháp của ngoại đạo thành tựu gọi đó là Tà, nó chỉ có hư danh đồng là Giác tánh, nên nói rằng: “Đồng là Bồ-đề”. Vô minh là Vọng, Chơn như là Chơn, nhưng mà Vọng chẳng rời Chơn, Chơn không ngoài Vọng, nên nói rằng: “Cảnh giới không khác”. Bồ-tát độ sanh thị hiện bao nhiêu cảnh giới thuận nghịch, thuận là Giới, Định, Huệ; nghịch là Dâm, Nộ, Si. Dù thuận dù nghịch, đâu chẳng phải là phương tiện, nên nói rằng: “Đều là phạm hạnh”. Chúng sanh được cứu độ, quốc giới được trang nghiêm, chánh báo, y báo đồng là Chơn như thật tánh, nên nói rằng: “Đồng một pháp tánh”. Bồ-tát nhập trần độ sanh, địa ngục chẳng cho là khổ, thiên đường chẳng cho là vui, nên nói rằng: “Đều là Tịnh độ”. Người có Phật tánh chắc chắn có thể nương đó tu đức thì sớm muộn cũng sẽ thành Phật; hàng Xiển đề vô tánh, nhưng họ cũng vẫn đủ tánh đức chưa từng bị mất, nên nói rằng: “Cùng thành Phật đạo”.

Những sự viên dung tự tại vô ngại như trên từ Bồ-tát trở lại không theo kịp cũng không nhận biết, nay nói Như Lai tùy thuận, nên có thể dung hội đồng quy Viên giác, do đó mới tổng kết rằng: “Tất cả phiền não thảy đều giải thoát” ! Đây là nói rõ cảnh giới Sở chứng của Phật địa.

Pháp giới hải huệ là chỉ cho cái trí Năng chứng của hàng Phật địa rộng sâu như biển không thể lường được. Pháp giới tức là Nhứt chơn pháp giới, bao quát tất cả pháp lấy đó làm giới hạn. Trí này chiếu rõ tất cả tướng sai biệt của phàm phu, Bồ-tát cũng như hư không mà không chống trái sự nẩy nở của tất cả sắc tướng, nên nói rằng: “Chiếu rõ các tướng cũng như hư không”. Ấy là Như Lai tùy thuận Giác tánh.

Đoạn d2 là nói hàng Độn căn không theo thứ lớp và tỏ lời khen ngợi những chúng sanh viên đốn này.

Từ câu: “Này Thiện nam tử !... đến …tùy thuận Giác tánh” là nói về sự tùy thuận của hàng căn cơ tối thượng. Hàng căn cơ tối thượng, căn tánh của họ rất là bén nhạy mạnh mẽ, ngay trong tiệm thứ mà không cần tiệm thứ để tùy thuận Giác tánh. Bồ-tát và chúng sanh ở trong đoạn này nói là chỉ cho những hàng căn cơ Viên đốn.

Câu: “Ở trong tất cả thời chẳng khởi vọng niệm” là nói khi ngộ cảnh ngộ duyên chẳng khởi ra hai chấp Ngã-Pháp, nghĩa là tùy chỗ nhận đúng không sanh thêm ra vọng niệm, không phải như hàng phàm phu và Bồ-tát ở trước tuần tự theo thứ lớp tu đoạn nhọc nhằn.

Câu: “Với các vọng tâm cũng chẳng ngăn dứt” vì rằng không khởi vọng niệm chẳng phải hoàn toàn không có vọng tâm, nhưng hễ có tâm dứt vọng thì đó cũng là vọng tâm, nên nói rằng: “Cũng chẳng ngăn dứt”.

Câu: “Trụ cảnh vọng tưởng không thêm hiểu biết”, vì cảnh hư vọng chỉ là duyên sanh vô tánh, cứ để mặc cho nhậm vận mà biết chứ không nên thêm ý thức so đo phân biệt vào, nghĩa là phải nhận biết bằng trực giác, nên nói rằng: “Không thêm hiểu biết”. Hiểu biết chính là so đo phân biệt.

Câu: “Với cảnh không hiểu biết chẳng cần biện minh chơn thật” là nói dầu rằng cảnh ấy không có tâm so đo phân biệt (cảnh không hiểu biết tức là cảnh không so đo phân biệt), nhưng chẳng phải biện biệt đây là chơn thật mà kia là hư vọng, nên nói rằng: “Chẳng cần biện minh chơn thật”.

“Pháp môn này” là chỉ cho pháp môn không tiệm thứ, nghĩa là pháp môn chỉ riêng có chúng sanh cănviên đốn mới có thể nghe mà khởi Tin sanh Giải, Thọ để tự tu, Trì để dạy người không sanh kinh sợ; chẳng phải những căn cơ khác mà có thể theo kịp. Ấy là ngay nơi tiệm thứ mà không cần tiệm thứ, nên không có SAI BIỆT, vì vậy mới kết thúc rằng: “Đây thì gọi là tùy thuận Giác tánh”.

Từ câu: “Này Thiện nam tử ! Các ông… đến …Nhứt thiết chủng trí” là lời Phật khen ngợi những chúng sanh Viên đốn. Ý đoạn văn này rất rõ ràng dễ nhận, không cần giải thích dài dòng. Nhứt thiết chủng trí tức là Phật trí.

Chúng ta nhận thấy trong chương này, lời đáp ban đầu nói: Ở trong thật tướng thật khôngsai biệt; rồi đến sau quy kết ở hàng căn cơ Viên đốn tùy thuận không có tiệm thứ, và tiếp theo đó mà ca ngợi cho thấy bổn Kinh “Độ cơ tại đốn” mà phát xuất cũng từ nơi điểm này vậy.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58887)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.