Chương 9. Lợi ích của Bản Văn

11/12/20163:08 CH(Xem: 2547)
Chương 9. Lợi ích của Bản Văn
Di Lặc và Vô Trước
LUẬN PHẬT TÍNH
(UTTARA TANTRA)
Thrangu Rinpoche luận giải
Đỗ Đình Đồng dịch


Chương 9

Lợi Ích của Bản Văn

         

1.    Phật tính, sự giác ngộ của Phật,

       những phẩm tính phật và hoạt động phật –

       với chúng sinh, đây là những điều không thể nghĩ bàn,

       là lãnh vực kinh nghiệm của “người dẫn đường”.

 

     Luận Phật Tính (Uttara Tatra) cho thấy rằng tất cả chúng sinh đều sở hữu Phật tính. Những phẩm tính này thị hiện như thế nào, những phẩm tính gì phát triển một khi đạt được giác ngộ, những phẩm tính gì phát triển từ sự giác ngộ, và những phẩm tính này tiếp tục giúp tất cả chúng sinh như thế nào là bốn điểm quan trọng của Luận Phật Tính. Đây gọi là bốn điều không thể nghĩ bàn bởi vì đa số chúng sinh, kể cả các Bồ-tát, không thể hiểu được những điểm này một cách trực tiếp.

 

2.    Những người trí tuệ tin lãnh vực này của chư phật

       trở thành khí cụ cho vô số những phẩm tính phật.

       Thực sự vui trong những nhóm phẩm tính không thể nghĩ bàn,

       họ vượt ngoài đức hạnh của mọi chúng sinh.

 

      Những điểm trọng yếu này không thể nghĩ bàn nhưng những người trí tuệ, nghĩa là những người thông minh, tinh tấn, và tin tưởng, sẽ trở thành khí cụ chứa vô số phẩm tính Phật. Có niềm tin lớn và nguyện vọng chân thành và một ý niệm gián tiếp về những phẩm tính này là gì là cơ duyên tốt bởi vì một người trở thành một khí cụ để đạt tất cả những phẩm tính tự tạithuần thục của Phật. Vì thế Luận Phật Tínhbước đầu tiên hướng về sự chứng ngộ những phẩm tính của một vị Phật bởi vì nó cho người ta sự tin tưởng rằng mình có thể thực sự đạt được giác ngộ. Những ai có sự thích thú về những phẩm tính này là đang trồng khu vườn hoan hỉ trong tâm và tất cả đức hạnh sẽ phát sinh từ những phẩm tính này. Cũng vậy, nếu một người đã trồng cái gốc thì cây sinh ra và lớn lên. Tuy nhiên, không trồng gốc, thì không hy vọng có cây. Một khi một người đã trồng cái gốc đức hạnh rất mạnh, nó sẽ lớn lên cho đến khi chứng ngộ. Một người với loại đức hạnh này vượt qua đức hạnh của bất cứ chúng sinh nào khác, bởi vì nó là đức hạnh sẽ đưa người ta đến những phẩm tính ấy. Nghiên cứuthiền định Luận Phật Tính khiến cho có nhiều lợi ích hơn tu tập bố thí, trì giới, hay nhẫn nhục.

     Đề tài của bản văn này rất quí bởi vì nếu một người nghiên cứu bản văn này nhất định sẽ giúp y đạt giác ngộ. Mặc dù bản văn này không thể nghĩ bàn đối với những chúng sinh tầm thường, nếu một người nghiên cứu giáo lý này với niềm tintu tập theo, y sẽ đạt giác ngộ. Một cách chi tiết hơn:

 

3.    Ai nghe [giáo lý] này dù chỉ một lời,

       và khi đã nghe, có niềm tin nơi nó,

       sẽ có công đức nhiều hơn người khác, gắng sức vì bồ-đề,

       hằng ngày cúng dường bậc Pháp vương

       đất vàng trang nghiêm bằng ngọc,

       bằng tất cả số vi trần của các cõi Phật.

 

     Giả sử một Bồ-tát tu tập hạnh đại bố thí để đạt giác ngộ. Hằng ngày Bồ-tát ấy cúng dường những đất vàng trang điểm bằng ngọc nhiều như vi trần trong các cõi Phật. Nếu một vị Bồ-tát khác chỉ nghe những lời của bản văn này và hiểu rằng giáo lý này thực sự là nguyên nhân trực tiếp để đạt giác ngộ, với niềm tin và nguyện vọng đã được đưa đến chỗ đạt giác ngộ, vị Bồ-tát này sẽ có nhiều công đức hơn vị Bồ-tát cúng dường kia. 

 

4.   Ai nghe [giáo lý] này dù chỉ một lời,

      và khi đã nghe, có niềm tin nơi nó,

      sẽ được công đức lớn hơn công đức giữ giới

      của người trí, ước mong đạt giác ngộ tối thượng,

      giữ giới bằng thân, ngữ, ý trong vô số kiếp.[1]

     

     Thí dụ thứ nhì cho thấy làm thế nào ngay cả công đức giữ giới luật rất thanh tịnh bị cảm giác tin tưởng giáo lý này làm lu mờ. Nếu một người ham muốn giác ngộ bằng cách giữ giới luật không tì vết của thân, ngữ, và ý trong vô số kiếp và vô số kiếp như thế tất cả những hành động xấu được buông bỏ một cách không gắng sức ví với một người được bản văn này phấn khích và có nhiệt tâm to lớn, niềm vui, niềm tin, và sùng mộ to lớn, công đức của người sau sẽ to lớn hơn nhiều.   

 

5.    Ai nghe [giáo lý] này dù chỉ một lời,

       khi đã nghe, có niềm tin nơi nó

       sẽ được công đức to lớn hơn công đức thiền định

       của những người mà thiền định loại trừ lửa ô nhiễm của ba cõi 

       và sẽ đạt được cảnh giới thần diệu của trời Phạm thiên,

       dù tu tập nó làm phương tiện đạt giác ngộ vô thượng bất biến.

 

     Giả sử có người đã tu tập thiền định để dập tắt lửa ô nhiễm đưa đến sự tồn sinh trong ba cõi luân hồi và qua thiền định này đã dập tắt lửa ô nhiễm này. Nếu so sánh người này với người nghiên cứutu tập bản văn này, lợi ích của sự nghiên cứutu tập bản văn sẽ to lớn hơn sự tu tập thiền định kia.

 

6.    Bố thí đem lại giàu sang, trì giới dẫn đến

       cảnh giới cao hơn, thiền định loại trừ ô nhiễm,

       nhưng trí tuệ loại bỏ tất cả ô nhiễmsở tri.

       Vì thế trí tuệ là cái tuyệt vời nhất;

       nguyên nhântham học như thế này[2].

7.    Hiện diện, chuyển biến, những phẩm tính,

       và sự thành tựu điều thiện –

       bốn điểm này là lãnh vực tri kiến toàn hảo

       của Phật, như đã giải thích ở trên.

 

8.    Do tin những điều này, sự kiện hiện diện này,

       là năng lực và những phẩm tính được ban cho,

       người trí thuần thục chóng đạt cảnh giới Như lai.

 

9.    Người ta tin có cảnh giới không thể nghĩ bàn,

       “người như tôi”có thể đạt được, và một khi đạt được,

        có những phẩm tính như thế và sở hữu.     

 

10.   Vì thế tâm bồ-đề luôn hiện diện nơi họ như bình chứa

        những phẩm tính nguyện vọng nhiệt thành, hoan hỉ tinh tấn,

        chú tâm, thiền định, trí tuệ và những cái khác.

 

11.   Vì [tâm bồ-đề] này luôn luôn hiện diện,

        con của bậc chiến thắng không lạc đường

        và các ba-la-mật do công đức tích lũy

        được hoàn thiện trở thành không tì vết.

 

     Làm sao có thể công đức chỉ đơn giản nghe giáo lý này và cảm thấy thích thú và tin nó lớn hơn công đức đến từ đại bố thí, khéo trì giới, hay thiền định? Câu trả lờibố thí mang lại sự giàu sang, tu tập khéo trì giới được tái sinh ở các cõi cao hơn, và tu tập thiền định làm giảm đi các ô nhiễm. Tuy nhiên, Luận Phật Tính dạy những điểm trọng yếu không thể nghĩ bàn có thể đưa đến trí tuệ. Sự phát triển trí tuệ làm giảm đi những ám chướng của một người và do đó người ta phát triển sự hiểu biết và những phẩm tính chứng ngộ mà nó là những bước đầu hướng về Phật quả. Nghe giáo lý này và phát triển thích thú nó sẽ làm cho người ta đạt Phật quả, vì thế phát triển trí tuệ tốt hơn phát triển các công đức khác.

     Giáo lý này còn có lợi ích hơn nữa. Luận Phật Tính dạy rằng có Phật tính trong tất cả chúng sinh, nhưng nó bị những ám chướng nhất thời che mờ. Tuy nhiên, những ám chướng này có thể loại trừ như thế giác ngộ sẽ thị hiện. Khi điều này xảy ra không có sự trống rỗng, nhưng người ta phát triển sự sở hữu đầy đủ những phẩm tính tự tạithuần thục. Sở hữu những phẩm tính này, rồi một cách tự phát, không gắng sức, và không ngừng nghỉ, người ta sẽ làm việc lợi ích cho tất cả chúng sinh.

     Những gì dạy trong Luận Phật Tính tạo thành lãnh vực tri kiến tuyệt đối của chư Phật về tất cả. Nhưng nếu một người nghe giáo lý này và nghiên cứu nó, y sẽ bắt đầu hiểu rằng người ta đã có sẵn hạt giống Giác ngộ nơi mình và khi biết điều này, họ sẽ tin tưởng vào sự thành Phật. Nếu một người hiểu được bốn điều không thể nghĩ bàn ấy, thì cái hiểu này một cách không gắng sức sẽ khởi lên những phẩm tính nguyện vọng mãnh liệt, tinh tấn, chú tâm, thiền định, trí tuệ, và v.v… Những phẩm tính này sẽ tự động phát sinh và tâm bồ-đề ước muốn đạt giác ngộ để giải thoát tất cả chúng sinh sẽ tăng trưởng.

 

12.  Công đức, năm ba-la-mật đầu, đưa đến hoàn thiện

       do vắng bặt ý nghĩ ba phương, [3]

       được hoàn toàn thanh tịnh do không còn đối đãi.

 

13.  Công đức sinh từ bố thítừ thiện;

 từ chính nghiệp, chính mạng.

       Nhẫn nhục và định cả hai sinh từ thiền định

       và hoan hỉ tinh tấn là bạn đồng hành của tất cả.

 

     Một khi hiểu được các giáo lý này, chúng ta sẽ không rơi trở lại

công đức chúng ta đã tích lũy sẽ sự tu tập năm ba-la-mật kia được đưa đến hoàn thiện. Đây là vì khi chúng ta nghiên cứu giáo lý này với nguyện vọng, chúng ta sẽ phát triển một phẩm tính đối nghịch với sự suy nghĩ bằng những hạn từ “tôi” và “người khác.” Rồi giáo lý này có thể thắng phục ý nghĩ ba phương và do thắng được những ý nghĩ này chúng ta sẽ được viên mãnthanh tịnh.

     Qua năm ba-la-mật bố thí, trì giới, nhẫn nhục, thiền định, và tinh tấn, công đức được tích lũy. Công đức đến từ lòng từ thiện được tích lũy qua bố thí; công đức đến từ hành xử thiện xảo được tích lũy bằng cách giữ gới luật thanh tịnh; công đức của nhẫn nhục do thiền địnhan định do thiền định đến từ tu tập; và công đức đến từ tinh tấn đến từ nhẫn nhục trong tu tập tất cả những phẩm tính khác.

 

  1. 1.      “Ý nghĩ ba phương”

 là sở tri ám chướng;

       những ý nghĩ tham lam quá độ,

       và những ý nghĩ tương tự,

       là ô nhiễm ám chướng.

      

15.  Ngoài trí tuệ, không phương tiện nào khác

       loại bỏ được những ám chướng này;

       vì thế, trong lục độ, trí tuệ là đệ nhất.

       Căn bảntham học như thế;

       như thế tham học này là tối thượng.

 

     Lợi ích kế tiếp của sự biết giáo lý này và tu tập nó đúng là cách giúp loại bỏ ám chướng. Những ám chướng do sở tri là những ám chướng do ý nghĩ ba phương, nghĩa là người ta chia tất cả những hành động thành chủ thể, đối tượng, và hành động giữa chủ thể và đối tượng. Thí dụ, với bố thí, đối tượng bên ngoài có thể là người nghèo, chủ thể có thể là một Bồ-tát, và hành động là những gì đem cho. Tin những mắt nối này là có thật sẽ làm cho bố thí bất tịnh và tạo ra sở tri chướng. Những ám chướng phiền não là những ý nghĩ tiêu cực như các ý nghĩ tham lam sẽ ngăn ngừa bố thí. Những ám chướng này khiến chúng ta không giác ngộ và có chúng, không có cách nào để đạt giải thoát. Ngay cả tu tập tinh tấn các ba-la-mật cũng không loại bỏ những ám chướng này. Cách duy nhất để loại bỏ các ám chướng là qua trí tuệ. Đây là lý do tại sao tu tập trí tuệ là rất quan trọng. Chúng ta có thể phát triển trí tuệ bằng cách nghiên cứu kinh hay luận về những giáo lý thâm sâu thuộc chân lý tối hậu. Đây là lý do tại sao nguyên nhân để phát triển trí tuệnghiên cứu những đề mục thâm sâu và tại sao nghiên cứu Luận Phật Tính là rất quan trọng.

 

Luận Phật Tính Được Viết Như Thế Nào?

 

16.   Như thế, trên căn bản những lời đáng tin cậy

        của Phật Thế tôn, tôi cống hiến giáo lý này

        để tự thanh tịnh mình và hơn nữa để hộ trì

        những người trí – những người có niềm tin

        công đức toàn hảo.

 

17.   Như khi được ánh đèn, tia chớp, viên ngọc,

        mặt trời hay mặt trăng trợ giúp,

        ai có mắt có thể thấy, cũng thế,

        bằng cách nương vào bậc đại thánh,

        soi sáng ý nghĩa, ngôn từ, pháp,

        thần chú quang minh,

        tôi bây giờ đặc biệt xiển dương [luận] này.

 

18.   Bất cứ điều gì có ý nghĩa, liên hệ tốt với pháp,

        cũng là giáo lý loại trừ tất cả ô nhiễm của ba cõi

        và chứng tỏ lợi ích của an tĩnh:

        như thế là lời dạy chân lý của thánh nhân.

        Những gì trái với [giáo lý] này thì khác.

 

19.   Bất cứ điều gì người có tâm hoàn toàn không phân tán

        xiển dương,

        phù hợp với những lời dạy của bậc chiến thắng,

        và dẫn đến con đường giải thoát,

        cũng nên đội lên đầu – như chính lời của Phật.

 

     Thứ nhất, Luận Phật Tính  (Uttara Tantra) do Đại sư Vô Trước (Asaṇga) viết theo lời dạy của Phật Di Lặc (Maitreya). Nó đặt căn bản trên những lời của đức Phật và được viết theo các kinh, đặc biệt la hai kinh về chân lý tối hậu.

     Thứ nhì, ngoài dựa vào lời của Phật, Đại sư Vô Trước còn dựa vào lý luận hợp lý để làm sáng tỏ những điểm nghi ngờ. Sư cũng dùng tri kiến trực tiếp của các hành giả yoga. Mục đích của sư là làm thanh tịnh tự tính Phật là bản tính của Pháp thân và giúp những ai có nguyện vọng đạt giác ngộ qua con đường Đại thừa. Một người có thể nghĩ rằng nếu dùng các nguồn kinh thư, người ta không cần dùng luận. Nhưng cần thiết phải có sự kết hợp của cả kinh và luận. Thí dụ, nếu một người nhìn các đối tượng, người ấy cần điều kiện ánh sáng bên ngoài của một thứ gì đó như mặt trời hay cái đèn và y cần điều kiện bên trong là nhãn quan tốt. Chỉ có một điều kiện thì không đủ. Cũng vậy, sự phối hợp của điều kiện bên ngoài là biết nghĩa các chữ và cần điều kiện bên trong là lý luận hợp lý để hiểu những gì Phật đã nói.  

     Thứ ba, người ta cần quyết định nếu có thể tin cậy các giáo lý này của Phật hay không. Giáo lý của các bậc đại thánh loại trừ tất cả những ô nhiễm liên hệ với ba giới và chứng tỏ lợi ích của an tĩnh. Như thế, những giáo lý chính thống phải chứng tỏ khả năng đạt Niết-bàn và liên hệ mật thiết với pháp. Các giáo lý nên loại trừ những ô nhiễm của tất cả ba cõi luân hồi và nên đem lại sự an tâm một khi đạt được giải thoát. Một giáo lý không có những đặc tính này thì không phải là giáo lý của Phật.

     Các luận, trong khi không phải là lời dạy của Phật, đều đáng kính trọng và có những đặc tính theo sau. Chúng được viết không phải vì danh vọng mà viết để giúp truyền các giáo lý và giúp những người khác trên đường đạo. Các tác giả của các luận không theo sự hoang tưởng của họ, nhưng viết với tâm hoàn toàn vô ngại hợp với những lời Phật dạy, một cách nghiêm túc. Các tác phẩm của họ có phẩm tính đưa dẫn đến con đường giải thoát như vậy qua tu tập các luận có khả năng đạt giải thoát bởi vì các giáo lý này hợp với những điều kiện đưa đến giải thoát. Bởi vì những người sáng tác các luận đều có động cơ thanh tịnh và bởi vì các giáo lý ấy rất gần gũi với những gì chính đức Phật đã dạy, chúng đáng được kính trọng như lời của chính đức Phật.[4]

 

20.   Trên thế gian này không ai có pháp thiện xảo hơn Phật,

        bậc nhất thiết trí biết đúng tất cả, không gì ngoại lệ,

        là chân như tối thượng không ai khác biết,

        rồi bất cứ kinh gì do chính bậc đại thánh xiển dương

        không phải giả mạo; nếu như thế sẽ làm hại chánh pháp

        vì phá hoại đạo của bậc chiến thắng phi thường.

 

     Phật có trí biết tất cả về bản tính của các pháp bởi vì ngài hoàn toàn thanh tịnh. Các bậc Bồ-tát có nhiều những đặc tính này nhưng không phải có tất cả. Bất cứ điều gì Phật dạy trong kinh thì không nên làm giảm giá trị của nó, nghĩa là không nên nói rằng phần này của lời dạy thì đúng, nhưng phần kia thì không. Điều này sẽ khiến cho mọi sự trở nên lộn xộnchánh pháp bị phá hoại.

 

21.   Những người, do ô nhiễm, do tính ngu xuẩn,

        chửi mắng những bậc thâm ngộ và

        khinh thường lời dạy của họ,

        tất cả  xảy ra do kiến chấp.

        Nên đừng bao giờ để tâm bị nhốt tù trong định kiến.

        Tấm vải sạch có thể bị nhuộm màu,

        chớ bao giờ nhuộm vải bị chất dầu làm bẩn.

     Vì pháp rất có giá trị, bỏ nó rất có hại. Một người có thể bỏ pháp vì hiểu sự vật như thực và do đó khinh thường những lời dạy. Điều này xảy ra bởi vì những người này bị ý kiến của họ ràng buộcvướng mắc, họ không bao giờ có thể thay đổi tâm họ. Thí dụ, người ta có thể nhuộm một tấm vải sạch với bất cứ màu gì, nhưng nếu có một vết mỡ trên đó, người ta không bao giờ có thể nhuộm nó đúng màu mình muốn. Cũng vậy, nếu tâm bị những định kiến che mờ dù cho có phô bày pháp ra trước, nó cũng sẽ không thay đổi ý kiến. Đây là lý do gián tiếp bỏ rời pháp.

 

22.   Do kém hiểu biết, không phát tâmcông đức,

        đắm mình trong kiêu hãnh sai lầm,

        bản tính bị che mờ vì xao lãng pháp,

        nhận nhầm nghĩa phương tiệncứu cánhchân như,

        khao khát tham lam, chấp giữ ý hệ,

        bị ảnh hưởng của những kẻ khinh chê chân lý,

        tránh xa những người hộ trì giáo lý,

        và tâm nguyện thấp kém

        như thế là bỏ rơi giáo pháp

        của “các bậc đã đánh bại kẻ thù.”

     

     Nguyên nhân trực tiếp hơn khiến cho khôngtinh thần tiến bộ là không có trí thông minh tốt vì thế người ta không hiểu bản tính của các pháp. Một lý do khác nữa là không có nguyện vọng vì điều thiện. Không có nguyện vọng này thì không có ước muốn giúp chúng sinh hay làm bất cứ điều gì tốt. Khi nguyện vọng này vắng mặt, mọi thứ trở thành bị ô nhiễm và sinh ra những cái thấy sai lầm như thế là bỏ pháp. Một người có thể rất kiêu hãnh, khoa trương về những phẩm tính mà y không có. Hay một người không thể phơi bày mình trước pháp trong đời trước và hiển nhiên không tu tập nhiều và do đó y hoàn toàn bị vô minh che mờ một cách nặng nề. Lý do kế tiếp là bị che mờ nặng đến nỗi y nhần lẫn nghĩa phương tiện của những lời Phật dạy với nghĩa tối hậu hay ngược lại.

     Ngoài ra, có sáu nguyên nhân của những kết giao sai lầm. Nếu một người kết giao chặt chẽ với những người khước từ pháp; nếu một người tránh những người giữ gìn các giáo lý; nếu một người có mức nguyện vọng thấp và thích thú những điều trái với pháp, thì giáo lý của Phật hầu như bị bỏ rơi. Đây là lý do tại sao người ta nên biết những nguyên nhân này và nên cố gắng loại bỏ chúng.

 

23.   Người trí nên sợ mất những giáo lý thâm sâu này

        hơn lửa, rắn độc, kẻ sát nhân, và sấm chớp.

        Lửa, rắn, kẻ thùsấm sét chỉ đem sự sống đến chỗ chấm dứt,

        mà không đem người ta đến ngục vô gián hãi hùng.

 

     Những ai hiểu pháp không cần sợ lửa, rắn độc, kẻ sát nhân, hay sấm chớp. Thay vì sợ lửa, rắn, kẻ sát nhân… người ta nên sợ mất pháp, vì lửa, rắn, kẻ sát nhân, v.v… chỉ có thể khiến người ta mất mạng sống, còn mất pháp gây nên những đau khổ khủng khiếp của những cõi thấp hơn và sự đau khổ của sinh tử luân hồi. Do đó, mất những giáo lý ấy còn nguy hiểm hơn mất bất cứ thứ gì khác.

 

24.   Ngay cả một người kết giao nhiều với những bạn bè tội lỗi,

        có ý định làm hại Phật hay người phạm phải

        những hành vi tàn nhẫn nhất giết cha, mẹ hay a-la-hán

        hay tạo ra sự chia rẽ trong tăng-già cao quí

        sẽ nhanh chóng loại bỏ được những điều như thế

        khi chân thành tư duy về chân tính này –

        làm sao có thể có giải thoát cho người có tâm ghét Pháp!

 

     Nếu một người kết giao gần gũi với những bạn bè khuyến  khích người ta làm những điều sai trái, thì những cái tiêu cực sẽ phát triển. Do ảnh hưởng xấu này một người có thể mong giết Phật hay giết cha, mẹ của y, hay A-la-hán. Một người cũng có thể cố gắng tạo ra sự chia rẽ trong tăng-già. Đây là những hành động tệ hại nhất khả hữu gọi là năm hành động có quả tức thời, nghĩa là khi chết, y tức khắc rơi vào cõi tệ hại nhất khả hữu. Cũng còn có những hành động tệ hơn, nhưng nếu người ta làm những hành vi này rồi nhận ra

sự nghiêm trọng của những hành động này, người ta có thể dùng bốn năng lực cứu chữa để tự thanh tịnh mình và ngay cả đạt giải thoát. Như thế ngay cả năm hành động cực xấu này cũng không có những quả xấu như thế nếu có khả năng tịnh hóa chúng. Tuy nhiên, nếu một người có những cái thấy sai về pháp và không thích pháp một cách mãnh liệt trong thời gian ngắn, dường như không quá xấu, nhưng trong thời gian dài có thể rất nguy hiểm bởi vì người ta vẫn còn dính mắc sự vật bên ngoài, không thấy những phẩm tính tốt của mình, và người ta có thể bước vào con đường sai lầm. Cho đến khi từ bỏ thái độ sai lầm đối với pháp, người ta sẽ không bao giờ có thể đạt giải thoát. Nếu một người không bao giờ nghĩ đến đạt giải thoát, thì y sẽ không bao giờ đến được chỗ đó. Rồi còn tệ hơn điều này nữa là phạm năm trọng tội có kết quả tức thời bởi vì với thái độ này thì không có viễn cảnh của sự đạt giải thoát mãi mãi. Đây là lý do tại sao người ta phải cẩn thận đối với những người không thích pháp và những người có những cái thấy sai.

 

Đề Tặng

 

25.   Công đức gì tôi có được nhờ giải thích đúng

        bảy điểm trọng yếu này –

        tam bảo, tự tính hoàn toàn thanh tịnh,

        sự giác ngộ không tì vết, những phẩm và hạnh Phật;

        nguyện chúng sinh thấy được bậc thánh vô lượng thọ,

        người phú cho ánh sáng vô biên; khi thấy người,

        một khi con mắt pháp không tì vết của họ mở ra,

        nguyện họ lúc ấy đạt giác ngộ vô thượng.

 

     Lời đề tặng là một lời khẩn nguyện trí tuệ với Phật Vô Lượng Thọ và cũng là tóm tắt của toàn thể bản văn. Nó bắt đầu với lời nguyện rằng bất cứ công đức nào Bồ-tát Di Lặc có được qua sự giải thích đúng bảy điểm kim cương này cũng nguyện cho tất cả chúng sinh có thể gặp được Phật Vô Lương Thọ là bậc thánh của sự sống vô lượng và được phú cho đời sống vô biên. Thấy ngài trong sắc tướng báo thânlợi ích ngắn hạn của đời sống lâu dàilợi ích dài hạn có khả năng đạt giác ngộ viên mãn một khi con mắt pháp mở ra.

 

26.   Trên căn bản gì, vì lý do gì, bằng cách nào,

        điều đã được giải thích và những yếu tố thuận lợi ấy,

        những điều này đã được dạy qua bốn tụng ngôn [đầu].

 

     Tiếp theo là tóm lược chương kết luận về những lợi ích của bản văn. Câu “trên căn bản gì” ám chỉ hai dòng đầu của tụng 16 (của chương này) tuyên bố bản văn là đã được sáng tác theo những lời dạy của Phật và đặt căn bản trên lý luận hợp lý. Hai dòng của tụng này trả lời câu hỏi “vì lý do gì” là để tự thanh tịnh mình và giúp những chúng sinh khác đạt giác ngộ. Câu hỏi “bằng cách nào” được trả lời trong tụng 17 nói rằng nó được dựa vào những lời Phật dạydựa vào sự hiểu biết của Bồ-tát Di Lặc dùng thí dụ sự cần thiết của ánh sáng và con mắt để thấy đúng sự vật. “Điều đã được giải thích” ám chỉ tụng 18 về làm thế nào nhận biết giáo lý chân chính của Phật giáo và các luận được xác định trong tụng 19.

 

27.   Hai [tụng] chỉ ra phương tiện tự thanh tịnh mình,

        nguyên nhân mất [pháp], và tụng hai giải thích quả.

 

     Kế tiếpphương tiện để tự thanh tịnh mình. Không nên thay đổi bất cứ lời dạy nào của Phật và nên tận hết sức mình tu tập cho đúng (ám chỉ các tụng 20 và 21). Rồi nó ám chỉ những nguyên nhân làm mất pháp (tụng 22) và kết quả của sự mất này là gì (các tụng 23 và 24). Kết quả tức thời là bị tái sinh ở cõi thấp hơn, kết quả tối hậu là bị tước đoạt sự lựa chọn giải thoát trong thời gian dài.

 

28.   Vắn tắt, đã giải thích hai quả

        qua những gì đã nói trong tụng cuối;

        mạn-đa-la vây quanh, kiên trì và đạt giác ngộ.

     Tụng cuối cùng của bản văn ám chỉ lời đề tặng (tụng 25) và cho thấy thành quả ngắn hạn và dài hạn. Qua tu tập và hiến dâng công đức một người có thể sinh ra trong mạn-đa-la của Phật, thấy hình thái báo thân của Phật, và do đó có thể thấy chân tính của mọi vật và đạt giác ngộ vô thượng. Điều này chứng tỏ rằng nếu một người đạt giác ngộ ở mức độ tương đối của một Bồ-tát, một người ở trong hội của Phật báo thân và một khi con mắt pháp được mở ra, người ấy đạt giác ngộ ở mức tối hậu.

 

Tóm Lại

 

     Chúng ta những người Phật tử phải theo con đường đức Phật đã vạch ra. Chúng ta phải tu tập phù hợp với những gì đức Phật đẫ dạy trong các kinh và mật điển (tantra). Tuy nhiên, kinh đôi khi là những câu trả lời cho một tình trạng đã có hay câu hỏi đặc biệt của một đệ tử và đôi khi đức Phật trả lời những câu hỏi căn cứ vào sự hiểu biết thích hợp với người nghe ngài vào lúc đó. Vì thế đôi khi kinh hoàn toàn khó hiểu bởi vì một vài đoạn thì cực kỳ trong sáng và những đoạn khác thì lại ít rõ ràng. Cũng vậy, một bộ kinh sẽ đặc biệt cho một đề tài đặc biệt vì thế nếu một người muốn biết những khái niệm tổng quát của Phật giáo, người ấy phải đọc các kinh rải rác qua suốt những tập sách khác nhau. Đây là lý do tại sao đa số những người theo Phật ở Tây tạng trông cậy vào nghiên cứu các luận (śāstras). Những luận này làm cho ý nghĩa thâm sâu của những lời Phật dạy có thể dễ tiếp cận hơn mà chúng không thay đổi nghĩa của Pháp. Đây là lý do tại sao các luận cực kỳ quan trọng.

 

     Luận Phật Tính (Uttara Tantra) là do Bồ-tát Di Lặc sáng tác. Bồ-tát Di Lặc không phải là một chúng sinh bình thường bởi vì ngài là đại diện của chư Phật và sẽ là vị Phật kế tiếp của thế giới chúng ta. Vì thế ngài là tác giả thuộc hàng cao nhất của luận thư mà người ta có thể tìm thấy. Luận Phật Tính được dịch từ Phạn ngữ sang Tạng ngữ do đại học giả Sadzana là cháu của Brahmin Ratnavajra, đến từ “Thành Phố Vinh Quang” mà chúng tôi tin đó là thành phố Śrinagarī, nhưng chúng tôi không dám chắc hoàn toàn. Nó cũng được Loden Sherab, một tăng nhân Tây tạng, cũng dịch ở Thành Phố Vinh Quang.



[1] Tụng 4 này, trong bản tiếng Anh chúng tôi dùng, đã in trùng lặp với Tụng 5. Ở đây chúng tôi dịch Tụng 4 theo bản tiếng Anh ở chương “Lợi Ích của Bản Văn” trong The Changeless Nature của cùng dịch giả. ND.

[2] Tức giáo lý này. ND.

[3]  Tiếng Anh: triplistic thought: tam luân tưởng. “Tam luân tưởng,” tức ý nghĩ về người bố thí, về người nhận của bố thí, và về vật bố thí. Nghĩa là khi bố thí mà mình không có ý nghĩ nào về mình là người bố thí, về ai đó là người nhận của bố thí, và về vật gì đó là của bố thí. Đây là chân nghĩa của bố thí, gọi là “tam luân không”. ND.

[4] Thrangu Rinpoche có nói rằng trong các thời trước kia, nghiệp tốt hơn ngày nay nhiều, ngọc như ý là một vật thực sự đã đem lại những gì người ta mong muốn.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/09/2019(Xem: 10530)
17/11/2018(Xem: 6160)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.