Lời Người Dịch

11/12/20163:05 CH(Xem: 3254)
Lời Người Dịch
Di Lặc và Vô Trước
LUẬN PHẬT TÍNH
(UTTARA TANTRA)
Thrangu Rinpoche luận giải
Đỗ Đình Đồng dịch


Lời Người Dịch

 

     Luận Phật Tính (Uttara Tantra) là một trong năm tác phẩm của Bồ-tát Di Lặc (Maitreya). Bồ-tát Di Lặc là một trong những đại đệ tử của Phật Thích-ca Mâu-ni, hiện ở cõi trời Đâu-suất, và là vị Phật kế tiếp trong Hiền kiếp này. Luận Phật Tính do Bồ-tát Di Lặc khởi hứng cho Đại sư Vô Trước (Asanga) ghi lại để truyền bá trong nhân giớiĐại sư Vô Trước có thêm vào lời bình giải của mình. Luận Phật Tính được truyền từ Ấn Độ sang Tây Tạng qua lời dịch cũng như do thiền địnhchứng ngộ những điều nói trong Luận ấy của các sư Tây Tạng và truyền xuống đến ngày nay.

     Luận Phật Tính đề xướngmiêu tả Phật Tínhđức Phật với nhiều chi tiết về Phật phẩm và Phật hạnh qua bảy điểm kim cương: Phật, Pháp, Tăng-già, Phật tính, Giác ngộ, Phật phẩm, và Phật hạnh. Trong dòng truyền Kayu của Tây Tạng, Luận Phật Tính là một trong các sách khóa bản dùng  để giảng dạy tại các Phật học viện cao đẳng ở Tây Tạng. Học viên được yêu cầu trước hết phải học thuộc 406 tụng ngôn gốc và sau đó cùng đi qua từng chữ từng câu dưới sự hướng dẫn của vị lạt-ma giảng sư phụ trách khóa học. Đồng thời học viên cũng được yêu cầu phải thiền định về những chủ đề nói trong các tụng ngôn ấy để thấy Phật tính của mình. Như vậy là thiết lập một nền móng vững chắc cho sự tu học cho học viên tiếp tục đi con đường đạo của mình mà không sợ lạc đường. Luận Phật Tính, với truyền thống thiền định của nó, cũng được coi là cái cầu nối gữa kinh điển (sutra) và mật điển (tantra).

     Bản dịch tiếng Việt của Luận Phật Tính được chúng tôi thực hiện theo nguyên văn tiếng Anh The Uttara Tantra: A Treatise on Buddha Nature, A translation of the Root Text and a Commentray on The Uttara Tantra Sastra of Maitreya and Asanga, do Ken và Katie Holmes dịch từ bản văn Tạng ngữ, và nhà xuất bản Sri Satguru Publications ấn hành ở Delhi, Ấn Độ, năm 2001. Trong khi dịch, chúng tôitham khảo các bản dịch tiếng Anh khác dịch từ nguyên tác Phạn ngữ: của Jikido Takasaki, A Study on the Ratnagotra-vibhāga (Uttaratantra), và của Karl Brunnhölzl, When the Glouds Part, The Uttatantra and Its Meditative Tradition as a Bridge Between Sūtra and Tantra; và dịch từ bản văn Tạng ngữ của Rosemarie Fuch, Buddha Nature, The Mahayana Uttaratantra Shastra, và của Obermiller, The Uttaratantra of Maitreya.

 

     Mặc dù đã cố gắng nhiều nhưng chắc còn nhiều sai sót, mong các bậc cao minh rộng lượng chỉ bảo cho. Xin đa tạ.

 

                                                            Frederick, cuối Thu 2016

                                                                     Đỗ Đình Đồng

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/09/2019(Xem: 10489)
17/11/2018(Xem: 6091)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.