Chương 4. Tăng-già

11/12/20163:06 CH(Xem: 2682)
Chương 4. Tăng-già
Di Lặc và Vô Trước
LUẬN PHẬT TÍNH
(UTTARA TANTRA)
Thrangu Rinpoche luận giải
Đỗ Đình Đồng dịch


Chương 4

Tăng-già

(10 Tụng)

 

     Trong Luận Phật Tính, tăng là tăng-già (saṅgha) giác ngộ, tăng-già đại thừa. Chữ Tây tạng cho chữ “tăng-già” là gendun. Âm tiết thứ nhất gen có nghĩa là “đạo đức” và âm tiết thứ hai dun có nghĩa là “nguyện vọng” như thế gendun là những nguyện vọng về đạo đức. Có hai loại tăng-già – tăng-già của hạng người thường và tăng-già của những người giác ngộ. Tăng già của hạng người thường là những chúng sinh bình thường chưa đạt được cảnh giới chứng ngộ và không có cái hiểu trực tiếp chân lý bởi vì họ vẫn còn bị ô nhiễm. Tuy nhiên, họ có nguyện vọng mãnh liệt làm điều tốt. Tăng-già của những người thường tạo thành gồm những cư sĩ và những người đã thọ giới. Có thể đi theo con đường của Phật mà không thọ giới đầy đủ nhưng qui y và nhận giới ở bất cứ mức nào. Trong lễ qui y, một người qui y tam bảo biểu hiện sự qui y bình thường mà những tăng-già giác ngộ cũng qui y. Trong lễ qui y này không có sự phân biệt giữa những người qui y và tăng-già tạo thành gồm có bạn hữu và người đồng hành giúp chúng ta trên đường đạo và bảo đảm chúng ta không đi lạc đường. Nhưng Luận Phật Tính miêu tả qui y quả tức là qui ychúng ta đang cố gắng đạt tối hậu. Trong qui y quả này, chúng ta cố gắng đi qua bên kia cảnh giới phàm phu mà trên con đường Đại thừa có nghĩa là đạt Giác ngộtăng già được gọi là tăng-già giác ngộ.

 

Định Nghĩa Tăng-già Trong Lời Lễ Chào

 

13. Con cúi đầu đảnh lễ

      các bậc tâm không còn

      ám chướng, và sở hữu

       nhận thức của tuệ giác

       trực thức tính thanh tịnh

       hiện diện nơi vô số

       chúng sinh không ngằn mé.

       Tâm – bản tính trong sáng,

       thấy ô nhiễm không có

       tự tính, và do đấy

       chứng vô ngã tối hậu,

       tịch tĩnh nơi tất cả

       chúng sinh. Và như thế

       họ biết tính Giác ngộ

       toàn hảo và phổ hiện

       nơi tất cả chúng sinh.

 

     Đại cương của chương này tương tự chương nói về Phật bởi vì nó cũng có ba phần: định nghĩa bản tính của tăng-già trong lời lễ chào, nhận diện những phẩm tính của tăng-già, và miêu tả sáu phẩm tính được nhắc đến trong lời lễ chào. Lời lễ chào bắt đầu, “Con cúi đầu…” trước tăng-già giác ngộ sở hữu những phẩm tính này do đang cố gắng theo tấm gương đạt giác ngộ của họ. Những phẩm tính này có hai: phẩm tính tri kiến và phẩm tính thanh tịnh. Các phẩm tính tri kiến khiến cho tăng-già giác ngộ có thể thấy bản tính của tất cả các pháp. Các phẩm tính thanh tịnh khiến cho người ta thoát khỏi tất cả những bất tịnhám chướng. Tri kiến này có ba khía cạnh: tri kiến như thực, tri kiến sai biệt, và tri kiến nội tại của tuệ giác (jñāna) nhận thức sự hiện diện của chủng tử phật nơi tất cả chúng sinh. Ba loại tri kiến này đem lại sự giải thoát những ô nhiễm do phiền não, sự giải thoát những chướng ngại của suy nghĩ nhị nguyên ngăn chận cái thấy chân tính của các pháp, và sự giải thoát động cơ thấp kém đưa đến gắng sứchạnh phúc chỉ cho chính mình.

 

14. Tăng-già – hàng trí tuệ,

      không bao giờ thối chuyển,

      có phẩm tính vô thượng

      vì nhận thức thanh tịnh

      của như thực, sai biệt

      và tuệ giác bên trong.

 

     Khía cạnh thứ nhất của tri kiếntuệ giác như thực (how-it-is). Ngay từ lúc đầu bản tính của tâm là trống không và trong sáng. Tính không đã được nhấn mạnh trong các giáo lý Trung đạo (Madhya-maka). Nhưng trong các giáo lý thiền định, đặc biệtĐại Thủ ấn (Mahāmudrā), tính không chỉ được xem là một khía cạnh của bản tính của tâm với khía cạnh kia là tính trong sáng. Vậy thì bản tính của tâm là sự kết hợp của tính không và tính trong sáng. Những ô nhiễm ràng buộc, gây hiềm khích, và vô minhthể hiện diện hay không, nhưng chúng không phải là phần vốn có của tâm. Ô nhiễm thì giống lỗi lầm hay mê hoặc nhiều hơn. Tuệ giác như thực nhận thức chân tính của tâm, tâm với tính không và tính trong sáng sẽ trình bày trong tụng ngôn kế tiếp.

     Khía cạnh thứ hai của tri kiến, tuệ giác sai biệt, hiện ra một khi có tri kiến về bản tính tối hậu của các pháp và có tính trong sáng vĩ đại như thế người ta có thể thấy chân tính của chúng sinh – tất cả mọi chúng sinh dù là nam hay nữ. Qua tuệ giác về sự sai biệt của các pháp người ta có thể thấy được chân tính của chúng sinh là “vô ngã” tối hậu. Người ta khám phá rằng trong thực tại ngã không hiện hữu và đây là bản tính thực của tất cả chúng sinh.      

     Khía cạnh thứ ba của tăng-già giác ngộ là cái thấy thanh tịnh có được qua tuệ giác nội tại và như thế “họ biết sự phổ hiện của tính Giác ngộ toàn hảo nơi tất cả chúng sinh.” Qua khía cạnh tri kiến này, cá nhân thấy tự tính Phật nơi chính mình và nơi tất cả những người khác. Tự tính này giống như viên ngọc tuệ giác của Phật và hạt giống đó ở trong tâm của tất cả chúng sinh. Ở cảnh giới của hàm phu, tự tính Giác ngộ này không thị hiện. Ở cảnh giới của bồ-tát, tự tính này thi hiện ở một mức nào đó. Chỉ khi một người giác ngộ tự tính này có thể thị hiện trọn vẹn Phật tính. Sự khác nhau giữa ba loại thị hiện này không phải là sự khác nhau của bản tính bởi vì tự tính Giác ngộ giống nhau nơi tất cả chúng sinh. Như vậy

đây là “những gì thấy bằng tuệ giác bên trong”.

     Trong lời lễ chào nói rằng tăng-già giác ngộ trí thông minh không bị ám chướng và chữ “không bị ám chướng” ám chỉ ba phẩm tính tự tại. Thứ nhất là tự tại với những ám chướng do cảm xúc –  ràng buộc, gây hiềm khích, hay vô minh. Thứ hai là tự tại với những ám chướng của suy nghĩ nhị nguyên. Suy nghĩ nhị nguyênsuy nghĩ theo những hạn từ chủ khách và tin mọi sự vật có bản thể. Thứ ba là tự tại với sự kết hợp của hai ám chướng trước tạo ra sai lầm muốn tìm hạnh phúc chỉ cho chính mình như các thanh văn (śrāvaka) hay độc giác (pratyeka-buddha). Tóm lại, qua tuệ giác, tăng-già giác ngộ sở hữu ba loại tri kiến như thế họ có thể thấy tính thanh tịnh tối hậu của bản tính của tất cả chúng sinh. Sáu phẩm tính này được tóm lược ở Bản 1 (trang 46).   

     Ở chương ba nói về Phật, pháp thân (dharmakāya) tối hậu đã được bàn đến nhưng không bàn về báo thân (sambhoga-kāya) và hóa thân (nirmāṇakāya). Trong chương nói về pháp, pháp kinh văn và pháp chứng ngộ đã được bàn đến và pháp chứng ngộ đã được nhấn mạnh. Trong khi nói về tăng-già và đã nhấn mạnh tăng-già giác ngộ. Như vậy ở ba chương này sự tiếp cận đã nhấn mạnh hình thức tối hậu, cao nhất của Phật, pháp, và tăng-già.

 

Sáu Phẩm Tính của Tăng-già 

 

15. Qua tri kiến như thực,

      bậc thâm ngộ hiểu rõ

      chúng sinh tính tịch tĩnh

      và hoàn toàn thanh tịnh,

      tất cả ô những nhiễm

      xưa nay vốn không tịch.

 

     Tri kiến như thực ở mức viên mãn chỉ đạt được bằng Giác ngộ. Khi một người ở trên con đường bồ-tát, tri kiến này hiện diện ở mức độ biến đổi. Không có tri kiến như thực, người ta không nhận thức khía cạnh tương đối, hiện tướng hư huyễn của các pháp,

nhưng thấy nó chỉ là nó, không có sự lệch lạc nào. Thí dụ, một người thấy sợi dây thừng trong bóng tối, y có thể nhầm cho là con rắn. Tri kiến như thực không thấy sợi dây thừng ấy là con rắn bởi vì bản tính của như thực không thấy các hiện tướng hư huyễn của luân hồi. Tri kiến này kinh nghiệm thực tính của các pháp là bản tính của pháp giới (dharmadhātu), tính bản nhiên. Đây là thể (bản tính) và dụng (nhiệm vụ) của tri kiến như thực này.

 

16. Sai biệt do trí năng

      hiểu đối tượng tối hậu                 

      của tri kiến, nhận thức

      rằng tất cả chúng sinh

      có tính biết tất cả.

       

     Tuệ giác về sự sai biệt của các pháp là thấy cái gì ở đó trong nhiều khía cạnh, không chỉ mười vật, một trăm vật, mà thấy mọi vật trong sai biệt to lớn của chúng. Tri kiến như thực thuộc về chân lý tuyệt đối (chân đế), tri kiến sai biệt thuộc về chân lý tương đối (tục đế). Như thế với tri kiến sai biệt người ta thấy mọi vật: có người thấy một số vật, có người thấy cơ duyên của chúng sinh, và có người thấy tất cả những hiện tướng sai biệt của hiện hữu. Người ta cũng thấy các tướng của sự vật như màu sắc, hình dáng, v.v… của chúng, nhưng không có sự nhầm lẫn trong khi thấy chúng, mỗi sự vật được thấy một cách phân minh. Những người giác ngộ nhận thức thực tại tương đối của tất cả những hiện tướngnhận thức của họ không rời tri kiến như thực. Khi một người thấy các hiện tượng có tính tương đối, người ấy không bị vướng mắc trong lầm lẫn và hư huyễn. Như thế dù cho những người giác ngộ có thể thấy bình diện tương đối, đồng thời họ biết bình diện tối hậu, đây có nghĩa là họ không thể trở lại thấy hư huyễn.

 

17. Hiểu như thế là thấy

      bằng tuệ giác tự tri.

      Đây hoàn toàn thanh tịnh

      hư không không tì vết

      không chướng ngại, tham dục.

 

    Phẩm tính thứ ba của nhận thức tuệ giác bên trong quan hệ rất thân thiết với tri kiến như thực và tri kiến sai biệt. Nó liên  hệ với tri kiến như thực bởi vì tuệ giác nhận thức bản tính chân thực, tuyệt đối của các pháp; “tính ấy của chân như.” Nó không thấy các pháp là hoàn toàn trống rỗng mà là không thể phân chia với tất cả những phẩm tính Phật. Nhận thức này cũng liên hệ với tri kiến sai biệt do nhận thức tất cả chúng sinhsở hữu tự tính Phật. Chữ “bên trong” trong từ “tuệ giác bên trong” (Tạng: nang gi yeshe) ám chỉ sự kiện nó thuộc về chân tính của tâm. “Tuệ giác” (Phạn: Jñāna, Tạng: yeshe) ám chỉ sự kiện hai khía cạnh của pháp, tính không và tính trong sáng, với tuệ giác là khía cạnh tính trong sáng. Tuệ giác này có khả năng phát triển đầy đủ thành tất cả những phẩm tính tự tạithuần thục của một vị Phật và biết rằng tuệ giác bên trong hiện diện tất cả chúng sinh.

 

18. “Thâm ngộ không thối chuyển”

      là nơi qui y của

      tất cả mọi chúng sinh

      vì Phật trí vô thượng

      vì nhận thức toàn tịnh

      của họ qua tuệ giác.

   

     Nhận thức với ba khía cạnh tri kiến thì tuyệt đối thanh tịnh và điều này liên quan với ba phẩm tính thanh tịnh. Những bậc giác ngộ thì tự tại đối với ba loại ám chướng ràng buộc, xâm hại, hay vô minh. Nếu họ có ba ám chướng này họ sẽ hành động một cách tiêu cực khiến họ bị vướng kẹt trong luân hồi và ba khía cạnh tri kiến thanh tịnh sẽ không phát sinh. Thí dụ, trong trường hợp của thanh văn không còn ám chướng thứ nhất là những phiền não, thì tăng-già giác ngộ là quan trọng nhất.

 

19. Qua các phương diện thầy,

giáo lý, và đệ tử,

qui y được trình bày

      thành ba: liên hệ với

      ba thừa và những người

      có nguyện vọng đối với

      ba phong cách hành động.

 

     Có ba lý do để trình bày theo cách phân chia ba nơi qui y. Thứ nhất là có ba thừa (yāna) là Tiểu thừa (hīnayā), Đại thừa (mahāyāna) và Kim Cương thừa (vajrayāna). Lý do thứ hai để phân chia ba nơi qui y là vì có ba loại hành vi. Có những hành vi lễ lạy, cúng dường, và khẩn nguyện với Phật. Có những cá nhân làm những hành vi này cảm thấy Phật thực sự là tốt nhất trong tất cả mọi hiện thể và là mẫu hình để kính trọng. Có những người khác cảm thấy rằng Pháp thực sự quan trọng nhất bởi vì nó là con đường giải thoát và họ cảm thấy niềm tin sự kính trọng to lớn đối với những lời dạy. Phạm trù thứ ba là những người cảm thấy điểm quan trọng nhất đối với họ là tăng-già vì thế họ sẽ hướng đa số những hành vi của họ về việc xây dựng tăng-già.

     Lý do thứ ba để phân chia ba nơi qui y chỉ là do sự ưu ái cá nhân: một số ưu ái Phật, một số ưu ái pháp, và một số ưu ái tăng-già làm nơi qui y.

 

Pháp và Tăng-già Không Phải Là Nơi Qui Y Tối Hậu

 

20. Hai pháp và thánh chúng

chẳng phải nơi qui y

tối thượngvĩnh viễn.

Hai pháp sẽ phải bỏ,

      một vì hay thay đổi,

      một nữa không là gì,

và vì họ còn sợ.

 

     Cái nguồn qui y tối hậu duy nhất là Phật. Pháp và tăng-già là nơi qui y trên con đường đến Phật quả, nhưng một khi một người trở thành Phật thì không còn cần những cây nạn chống là pháp và tăng-già nữa. Pháp của kinh văn không thể là nơi qui y tối hậu bởi vì khi thành Phật, người ta bỏ các giáo lý lại phía sau và không cần tu tập chúng nữa. Pháp chứng ngộ cũng không phải là nơi qui y tối hậu. Trên đường đạo một người đi qua những giai đoạn chứng ngộ khác nhau và ngay khi người ấy đạt được một mức, thì mức trước trở thành lỗi thời. Bởi vì đường đạo luôn luôn thay đổi làm sao nó có thể là cái nguồn qui y tối hậu được? Chân lý diệt khổ không thể là cái nguồn qui y tối hậu được bởi vì một khi một người phát triển sự chứng ngộ, người ấy không có bất cứ cái gì để chứng tỏ điều đó – một cái gì có thể sờ mó được; đúng hơn người ấy trở thành tự tại với những gì mình không muốn. Chân lý diệt khổ loại bỏ những gì không muốn và không thu nhận một cái gì tích cực, như thế nó không thể là cái nguồn qui y tối hậu.

 

21. Rốt ráo chỉ có Phật

      là nơi qui y cho

      tất cả mọi chúng sinh.

      Bậc chiến thắng vĩ đại

      là hiện thân của pháp

      là thành tựu tối hậu

      của tất cả tăng-già.

 

     Tăng-già không phải là nguồn qui y tối hậu bởi vì vẫn còn sợ hãi. Tăng-già không đi qua toàn bộ con đường đạo và vẫn còn cần qui y nơi Phật và do đó không ở bên kia sợ hãi.     

     Theo nghĩa tối hậu, chỉ Phật là nơi qui y chân thật. Tất cả đau khổ và khó khăn biến mất chỉ khi nào đạt được an lạc không thay đổi và điều này chỉ xảy ra khi một người trở thành Phật. Do đó, Phật là nơi qui y đích thực duy nhất. Có phải điều này có nghĩa là qui y nơi pháp và tăng-già là không tốt lắm? Không phải, bởi vì pháp và tăng-già là những phẩm tính kể cả Phật. Phật là pháp thânnghĩa đen là “hiện thân của pháp.” Tăng-già là những người đang tu tập trên con đường đến Phật quả và đi từ địa này đến địa khác cho đến khi họ đạt đến chứng ngộ viên mãn cuối cùng. Những phẩm tính của Phật cũng là sự chứng đắc tối hậu của tăng-già, như thế có thể nói rằng tất cả những phẩm tính của pháp và tăng-già đều hiện diện nơi Phật. Đây là lý do tại sao Phật là nơi qui y tối hậu.

 

Vì Sao Gọi Là Tam Bảo?

 

22. “Hy hữu và vô thượng”

       vì rất khó xảy ra,

       không có tì vết gì,

       và có đầy năng lực,

       trang nghiêm của thế gian,

 cái khả hữu tốt nhất,

 và không có thay đổi.

 

     “Bảo” (quí) trong tam bảo, nguyên gốc chữ Phạn là ratna và dịch nghĩa đen sang tiếng Tây tạngrinpoche có nghĩa là “rất quí” hay có giá trị lớn. Nhưng các dịch giả Tây tạng không chọn dịch theo nghĩa đen mà thích một chữ khác hơn bởi vì khi một người nói một cái gì đó có giá trị to lớn, là người ấy nhấn mạnh phẩm tính bề ngoài của nó. Tam bảo thì có giá trị to lớn hơn rất nhiều vì thế nó đã được dịch là kern cho. Kern có nghĩa là “hy hữu” và cho có nghĩa là “tối thượng” hay “tuyệt vời nhất.” Họ đã chọn chữ kern bởi vì tam bảo là hiếm có nhất và cho bởi vì không gì vượt qua được.

     Có sáu lý do tại sao Phật, pháp, và tăng-già được cho là hiếm có và cao nhất trong Tạng ngữ. Thứ nhất, ngọc thì rất hiếm có và không mấy người gặp được. Cũng vậy, Phật, pháp, và tăng-già thì thật là hiếm có và nhiều người không gặp được. Thứ nhì, ngọc thì không tì vết. Khi một người tìm được một viên ngọc quí, nó rất sáng chói và không dơ bẩn hay ghê tởm. Tương tự, tam bảo (ba viên ngọc quí) rất tinh khiết bởi vì tam bảo hoàn toàn không có những tì vết của phiền não. Thứ ba, sở hữu ngọc quí là có năng lực. Khi một người sở hữu một viên ngọc quí là người ấy có một vật có giá trị lớn và khi bán nó y có được năng lực tài chánh cho phép y hoàn thành nhiều việc. Tương tự, tam bảonăng lực bởi vì tam bảothể diệt tất cả đau khổ của chúng sinh. Thứ tư, một viên ngọc là một món trang sức làm cho các vật đẹp hơn khi có mặt nó. Cũng vậy, tam bảo là sự trang nghiêm của thế gian bởi vì tam bảo đem nhiều tốt lành cho thế gian bởi vì động cơ căn bản của tam bảolợi ích chúng sinh chỉ bằng sự hiện diện của họ. Tam bảo còn có ý nghĩa rất lớn về mặt tự trọng và sẽ không hành xử sai trái bởi vì tam bảo rất thận trọng trong cách hành xử. Tam bảo có đủ sự kính trọng đối với người khác như thế họ sẽ không hành xử không đúng đối với họ. Như vậy những hiện thể này có phẩm tính rất cao và thuần khiết bởi vì cách hành xử của họ. Những người tu tập đạo pháp toàn diện sẽ đạt được sự chứng đạo cuối cùng. Như thế, theo thời gian sẽ có nhiều và nhiều hơn nữa những người đạt đến cảnh giới cao nhất và sẽ có nhiều và nhiều hơn nữa sự trang nghiêm của thế gian. Lý do thứ năm là tam bảo có phẩm tính tuyệt hảo. Trong thế giới chúng ta có nhiều người khác nhau được cho là kỳ diệu bởi vì họ đạt được danh vọng hay thành công hay giàu sang. Nhưng những thành đạt thế gian này không thường hằngrốt ráo không thể có được lợi ích. Nhưng tam bảo đem đến sự bình an vĩnh viễnhạnh phúc bất biến. Lý do thứ sáu là tam bảo có thể mang lại thành quả bất biến. Đây tương tự như một viên ngọc quí bởi vì nó không tan rã. Một khi một người đạt Giác ngộ, không thể rơi trở lại trong nhầm lẫn và đau khổ.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/09/2019(Xem: 10534)
17/11/2018(Xem: 6162)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.